THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 March 2013

Chuyện cô gái Việt bị lừa sang Nga làm gái mại dâm

Ngọc Lan/Người Việt (thực hiện)

LTS - Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) và Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới tại Châu Á (CAMSA) vừa quyên góp được hơn $10,000 trong dạ tiệc Góp Một Bàn Tay, tổ chức tại nhà hàng Seafood Palace 2, Westminster, hôm Thứ Bảy, để giúp người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan, Malaysia và nạn nhân tệ nạn buôn người ở Châu Á. Có mặt ở buổi tiệc này, phóng viên Ngọc Lan của nhật báo Người Việt được Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết chuyện một cô gái, tên là Huỳnh Thị Bé Hương, bị lừa sang Nga làm việc trong một ổ mại dâm, do một người phụ nữ tên Thúy An, biệt hiệu là An Ộp, cầm đầu. Phóng viên Ngọc Lan đã liên lạc với nạn nhân, hiện ở Việt Nam, để biết thêm chi tiết sự việc.

Ngọc Lan (NV): Vì sao em lại đi qua bên Nga?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Khoảng Tháng Mười, 2011, em có quen một đôi vợ chồng ở Kiên Giang. Cô đó nói có người em ở bên Nga làm karaoke và quán bar có thu nhập cao. Lúc đó gia đình em cũng có một số khó khăn, em cũng cố gắng đi làm giúp cho gia đình. Cô ấy đã hướng dẫn em làm thủ tục giấy tờ để sang Nga làm, mà làm karaoke, quán bar chứ không phải làm gái mại dâm. Em nghe vậy nên em đi.
Cô Huỳnh Thị Bé Hương, nạn nhân bị lừa sang Nga làm gái mãi dâm. (Hình: Machsong.org)
NV: Em có phải tốn tiền nhiều không?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Dạ, $4,000. Lúc em đi người ta không lấy tiền của em. Người ta nói giúp qua đó làm mỗi tháng lương sẽ trừ lại sau.
NV: Khi em qua Nga rồi thì như thế nào?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Ngày 29 Tháng Mười Hai, 2011, em đi. Ngày em xuống sân bay ở Nga thì bà An đón em về nhà. Ngay ngày hôm đó em đã bị bà ép buộc làm gái mại dâm.
NV: Cảm xúc của em ngay lúc đó là gì?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Em sợ lắm. Trước giờ ở Việt Nam thì em chỉ xem qua phim, nghe báo đài nói thôi chứ chưa bao giờ em nghĩ em sẽ rơi vô hoàn cảnh đó. Em hoảng loạn tinh thần luôn.
Có mười mấy cô gái Việt Nam ở chung nhà đã qua trước và làm việc trước em, nói với em, “Thôi ngoan đi, lỡ như vậy rồi, lúc đầu đi tui cũng giống như bà thôi, tui cũng đâu có biết qua bên đây làm vậy đâu. Giờ nếu bà không làm việc nó đánh bà.” Em đã chứng kiến và em đã bị đánh nếu em không ngoan làm việc.
NV: Chuyện tiếp theo sau nữa là như thế nào?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Mỗi ngày em đều làm việc. Lúc đầu em kén lắm, vì em không chịu tiếp khách. Nào giờ ở Việt Nam em đâu có bao giờ đi tiếp khách nên em đâu có biết cách chiều chuộng để làm vừa ý đâu. Có người mắng vốn đến tai bà thì bà đánh em, bà chửi em. Em thấy cuộc đời em mông lung, không bao giờ biết được ngày về với gia đình hay là một cái gì đó gọi là tương lai. Em chỉ biết ở với bà làm sao để mỗi tháng có thu nhập đủ tiền ăn tiền nhà, để bà không đánh em, không chửi em, để tinh thần em đỡ hơn chứ bà áp lực dữ lắm.
Ngày nào bả cũng áp đảo cả tinh thần lẫn thể xác. Em rất là mệt mỏi. Em sợ hãi lắm.
NV: Em không liên lạc được với gia đình sao?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Dạ không. Em ở trong nhà đó 24/24 đều có những người làm việc cho bà, để cai quản trong nhà. Tụi em không được xài điện thoại hay làm bất cứ điều gì có liên quan đến gia đình.
NV: Ðến khi nào em có ý định trốn thoát khỏi đó?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Trong một năm mấy qua có nhiều lần em dự định bỏ trốn vì những trận đòn bà đánh em nhiều quá, rồi làm cả một năm mà em không có tiền gửi về cho con. Em có suy nghĩ một ngày nào đó em có cơ hội em phải bỏ trốn thôi mà không biết có ai giúp được mình hay không. Cũng có những người khách em tiếp, họ thấy mặt mày em bầm, tay sưng, họ cũng chia sẻ, hứa giúp nhưng mà em không dám tin vì em biết thế lực của bà rất là mạnh cho nên em không dám.
NV: Những người khách đó là người Nga hay người Việt?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Những người đó toàn là khách Việt Nam không à.
NV: Bằng cách nào em được sự giúp đỡ để trở về nhà?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Hôm đó ở nhà còn lại 4 đứa, là Lê Thị Thu Linh, Lê Thị Ngân Giang, Nguyễn Phạm Thái Hà và em. Con bé Hà là con bé chưa đủ tuổi vị thành niên. Em nói với tụi nó, “Ý chị thì chị sẽ không bao giờ ở đây, giờ chị không bỏ trốn thì sau này chị cũng sẽ bỏ trốn.” Tụi nó đồng lòng với em là cùng nhau bỏ đi hết. Trong lúc bỏ đi, em có gọi điện thoại cho người khách quen nhờ ông kêu cho taxi chở đến đại sứ quán. Khi tụi em lên đến đại sứ quán thì tụi em không dám vô vì tối hôm đó là Thứ Bảy. Tụi em nghĩ là đại sứ quán không làm việc. Mà trong thời gian sống với bà ấy tụi em biết bà là người có thế lực lắm vì đại sứ quán cũng là người của bà.
NV: Làm sao em biết những người ở đại sứ quán là người của bà An?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Tại vì thời gian qua cũng đã có nhiều người bỏ trốn rồi, và bà cũng có liên lạc với đại sứ quán để bắt về đủ các cách các kiểu hết đó. Tụi em ra ngoài đại sứ quán, đại sứ quán không giúp, tụi em trốn tám ngày bị bà moi về, rồi bà đến bà bắt về đúng một cái một luôn.
NV: Tám ngày đó tụi em ở đâu?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Tụi em diễn tả cho đến khi ông chạy taxi Tây hiểu tụi em cần có chỗ nghỉ ngơi. Taxi đưa đến nhà đó ở một ngày $100. Trong thời gian ở tạm đó, em liên lạc về với mẹ em ở Việt Nam và chị em bên Mỹ nhờ giúp đỡ.
Có người cho em số của ông Nguyễn Ðông Triều ở đại sứ quán. Hai ngày trước khi bị bắt lại, em có gọi cho ông, nói rằng tụi em là bốn đứa trong số gái mại dâm mới trốn thoát, đang cần đại sứ quán giúp đỡ để chúng em được an toàn và giúp đỡ để chúng em về Việt Nam.
Nghe vậy ông mới hỏi là “Ðộng nào? Ở đâu? Biết người chủ đó tên gì không? Có biết hỏi quê quán người ta ở đâu không? Bây giờ nhờ ai viết một cái thư để tường trình hết mọi việc là cô gái này quen biết như thế nào và tại sao lại sang Nga rồi gửi lên cho đại sứ quán nhận được thì mới giúp đỡ.” Ông Triều còn nói “ai đưa sang thì kêu người đó đưa về.” Ông nói thờ ơ như vậy đó.
Tụi em đi trốn mà, luôn cả tiếng còn không biết nói, đường cũng không dám đi ra nữa thì làm sao mà viết được cái thư đó gửi lên? Ðâu có nhờ được ai đâu! Chỉ biết nằm đó chờ bên phía Việt Nam và chị em ở Mỹ giúp đỡ thôi.
Sau khi em gọi điện thoại cho ông Nguyễn Ðông Triều xong thì hai ngày sau em bị bà An bắt lại.
NV: Ðiều gì xảy ra khi em bị bắt lại?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Trên xe bà chửi ầm lên, bà nói để đó từ từ bà xử sống không yên, mà chết cũng không xong, chứ không có dễ dàng gì tha cho. Lúc bắt về bà không đánh em liền vì có lời hứa với anh em gì đó của bà.
Khi về, bà bắt bốn đứa em chia nhau lau nhà, nấu cơm, không ăn lương. Bà nói đó là bà phạt hành chánh. Xong rồi đụng chuyện gì là bà đánh.
Khoảng thời gian đó thì người đàn ông đã âm thầm giúp đỡ lúc em đi trốn có gọi điện thoại về nhà mẹ em báo cho mẹ em biết em đã bị bắt lại rồi.
Bà An điều tra ra được ở nhà mẹ em có làm đơn thưa kiện bà để đòi người về nên bà bắt em gọi điện thoại về khống chế mẹ em là phải đi lên tỉnh rút đơn về không được thưa nữa.
Rồi bà bắt em lên đại sứ quán gặp ông Nguyễn Ðông Triều tường trình lại mọi việc, đính chính lại cho bà là sự thật không phải là như vậy. Rồi bà có hứa với mẹ là cho em về nhưng bắt chị Danh Hui ở Mỹ phải viết thư lên báo đài xin lỗi bà thì bà mới cho em về.
Trong thời gian em bị bắt lại khoảng 20 ngày sau trước khi bà trả em về Việt Nam thì bà có áp đảo tinh thần em, đánh đập em dữ lắm. Rồi cho đàn em đánh em nữa. Bốn đứa em đều bị đánh hết.
NV: Bà An làm gì khi biết mẹ em làm đơn thưa ở Việt Nam và chị em ở Mỹ nhờ sự can thiệp của tổ chức BPSOS của ông Nguyễn Ðình Thắng?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Khi bả nghe là nhà em ở bên Mỹ đã thưa kiện bà lên báo đài nên bà cũng sợ. Bà bắt em gọi điện thoại nhắn tin cho chị em và kêu chị em đã làm như thế nào thì giờ làm trái ngược lại như vậy. Bà bắt em đính chính, bắt em viết đơn, bắt cả nhà viết một giấy cam kết là em sang Nga làm việc cho bà là tự nguyện chứ không có sự ép buộc nào hết. Mỗi tháng được hưởng lương sòng phẳng rõ ràng, cả nhà cũng viết và ký tên. Bà giữ và mang những giấy đó lên đại sứ quán Việt Nam gửi lên đó. Chị em không chịu làm, bà đe dọa sẽ bắt cóc con em ở Việt Nam, hại mẹ em, và sẽ cho người bên Mỹ xử lý chị em nữa. Bà nói với em là không làm gì được bà đâu vì bà có rất là nhiều tiền. Bà còn đòi bỏ tù em ở Nga.
NV: Tại sao bà An lại chịu cho em về?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Vì gia đình em đã làm ầm lên hết rồi thì bà sợ nên bà mới trả em về. Bà bắt em kiếm tiền ở Việt Nam cho đủ $850 mua vé về. Chị em đã gửi bài báo thứ ba cho bà, bà nhận được bài báo bà mới sợ quá, bà hoảng quá, nên hôm nay nhận được thì ngày mai bà trả em về.
Bà đưa em lên đại sứ quán ở đó một ngày. Bà nói đủ điều, dỗ ngọt em đủ điều hết, rồi bắt em làm tờ tường trình theo lời ông Phương ở trên đó. Kêu em viết vô là có lời cám ơn bà An và đại sứ quán Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tiền vé cho em về Việt Nam. Rồi xin nhà báo RFA có lời đính chính là sự thật bà không có như vậy, mà có người đã vu khống...
NV: Em có viết không?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Em có viết. Em viết và em đã ký tên. Nhưng khi em về Việt Nam rồi thì em có nói với chú Thắng là những đơn ở bên đó em ký như thế nào thì khi em về Việt Nam em sẽ đính chính lại hết. Vì khi đó em còn ở trong tay bà, bà đã khống chế em làm những chuyện như vậy, bắt buộc em làm thì em phải làm. Giờ em về Việt Nam, em an toàn rồi thì em sẽ đính chính lại mọi việc hết, em sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để cứu những người còn lại ở bên đó.
NV: Em có muốn nói điều gì đó với những cô gái trẻ có thể phải bước vô con đường như em không?
Cô Huỳnh Thị Bé Hương: Sau sự việc như vậy em cũng xin gửi lời đến những chị em gần xa cũng độ tuổi như em đừng có nhẹ dạ cả tin như em mà bị người ta lừa bán sang nước ngoài, mà thành nạn nhân trong động mại dâm như vậy. Nếu không được giải cứu, hay có sự che chở của báo chí ở Mỹ, như chị em đã làm, thì cũng sẽ không được về đâu, không được may mắn như thế đâu.
Em cũng nghĩ em là trường hợp may mắn. Em cũng xin gửi lời đến các chị em gần xa nghe được câu chuyện của em rút ra một kinh nghiệm cho mình, để đừng mắc phải sai lầm giống em nữa.
NV: Cám ơn em kể lại câu chuyện này.
***
Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng nói, “Ðể tiếp tục thực hiện việc giải cứu 13 cô gái còn lại, hiện tại chúng tôi phải dùng những phương tiện rất công khai. Vì họ đã bắt những nạn nhân làm con tin rồi thì bây giờ mình phải công khai hóa để họ không thủ tiêu và để đẩy lùi sự bao che của một số nhân viên tòa đại sứ Việt Nam.”
“Ðây là trường hợp rất hy hữu vì bình thường các cuộc giải cứu đều phải hết sức âm thầm, bất ngờ nhưng riêng cuộc giải cứu này lại rất là công khai, nói trước,” ông nhấn mạnh.
Nói về những việc mới nhất mà BPSOS và CAMSA làm được trong thời gian gần đây, Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng cho biết, “Công việc mới nhất mà chúng tôi đang thực hiện là nỗ lực giải cứu 15 phụ nữ trẻ, trong đó lớn nhất là 25 tuổi và nhỏ nhất là 16 tuổi, bị lường gạt và đưa sang Nga bán vào một ổ mại dâm, mà mọi người đang theo dõi.”
BOSOS và CAMSA vẫn tiếp tục đón nhận những đóng góp, yểm trợ của đồng bào. Mọi sự quyên góp xin gửi về: BPSOS/CAMSA, PO Box 8065, Falls Church, VA 22041.

––-
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com

một thanh niên Cần Thơ đã bị khởi tố tạm giam vì đốt cờ đỏ sao vàng

Tin Nóng từ Cần Thơ ngày 11/03/2013 một thanh niên Cần Thơ đã bị khởi tố tạm giam vì đốt cờ đỏ sao vàng

Khoảng 7 giờ 30 tối ngày 16, anh Đặng Ngọc Minh ( sn 1987, ngụ P. Bình Thới, Q. Ninh Kiều _ Cần Thơ) đã mang lá cờ đỏ sao vàng treo ở ban công đem xuống trước cửa nhà, xé và đốt. Sau đó anh Minh còn qua hàng xóm lấy cờ đêm về nhà đốt tiếp.

Ngày 11/3/2013 Phòng An ninh điều tra Công an TP Cần Thơ đã bắt tạm giam anh Đặng Ngọc Minh để điều tra và quy tội xúc phạm quốc kỳ theo Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Báo Cần Thơ lề phải đưa tin anh Minh trong tình trạng nhậu say khiến anh đốt cờ và gán chụp cho anh có nhiều tiền sự gây rối. Chúng tôi nghi ngờ tính chân thật nguồn tin của các báo lề phải được cung cấp từ phía Công An. Theo truyền thống của Chính Quyền Công An thường bưng bít thông tin để dẫn lạc hướng quan tâm dư luận và che đậy những bức xúc oan ức đã đưa đến hành động phản kháng của người dân. Chúng tôi đang tiếp tục tìm hiểu qua các nguồn tin độc lập động cơ và thái độ thật sự nào khiến anh Minh đốt cờ đỏ sao vàng ngay trước nhà minh này.

 
(Theo Báo Cần Thơ )

Tưởng niệm Gạc Ma 14/3/1988 - 14/3/2013 ta.i Ha Noi



 

 

 

Tưởng niệm Gạc Ma 14/3/1988

Diễn văn kỷ niệm 25 năm trận hải chiến Gạc Ma

Kính thưa đồng bào!

Đúng ngày này cách đây 25 năm - vào lúc 6h sáng ngày 14/03/1988 - Trung Quốc đã nổ súng tấn công đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, chiếm đảo, phá tàu, giết hại 64 chiến sĩ và làm bị thương nhiều người khác.

Sau sự kiện đau buồn này, Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng và xâm lấn nước ta, ngang ngược đưa ra đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích Biển Đông và âm mưu đưa nước ta vào cảnh nô lệ, phụ thuộc.

Ngày hôm nay, khi những liệt sĩ chưa được tôn vinh xứng đáng, khi gia đình họ còn chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi thì Trung Quốc vẫn tiếp tục đưa tàu chiến ra Biển Đông, phá hoại khai thác dầu khí, bắt giữ và giết hại ngư dân của chúng ta.

Đó là lý do chúng ta có mặt ở đây hôm nay!

Chúng ta có mặt ở đây để tưởng niệm những liệt sĩ đã hi sinh trong trận chiến Gạc Ma, để chia sẻ nỗi đau thương mất mát với gia đình họ và để nói lên rằng nhân dân sẽ không bao giờ quên sự hi sinh của họ!

Chúng ta có mặt ở đây để kêu gọi và đánh thức những người Việt Nam còn thờ ơ và vô cảm trước vận mệnh dân tộc, trước hiểm hoạ ngoại xâm và trước cả tương lai con cháu của chính họ!

Chúng ta có mặt ở đây hôm nay để thực hiện quyền tự do, dân chủ, quyền được bày tỏ ý kiến, tình cảm và nguyện vọng. Chúng ta cũng ở đây để nhắc nhở chính quyền hãy lắng biết nghe nguyện vọng của nhân dân, hãy tôn trọng và giải phóng những giá trị của tự do, dân chủ, để nước ta phát triển và thoát khỏi cảnh nô lệ, phụ thuộc vào Trung Quốc!

Cuối cùng, chúng ta ở đây hôm nay để tuyên bố với nhà cầm quyền Trung Quốc rằng dân tộc Việt Nam không sợ, nhân dân Việt Nam không sợ và sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc mà cha ông chúng ta để lại!

Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam!
Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam!
Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam!

Thất nghiệp, nam thanh niên tự thiêu giữa phố


thatnghiep-tuthieu
Vụ tự thiêu xảy ra trước một trung tâm môi giới việc làm



Thanh niên xách một can xăng đến trước trung tâm môi giới việc làm rồi bất ngờ đổ lên người, châm lửa đốt.
Khoảng 7 giờ sáng 9-3, trên đường Bùi Văn Hòa (thuộc khu phố 11, phường An Bình, TP Biên Hòa- Đồng Nai), người dân tá hỏa chứng kiến một thanh niên bất ngờ đổ xăng lên người và châm lửa khiến bốc cháy ngùn ngụt.
Mọi người chưa kịp cứu chữa thì nạn nhân không chịu được sức nóng đã chạy quáng quàng vào một nhà dân gần đó tự lấy chăn màn, chiếu tấp lên người để dập lửa. Ngọn lửa chưa tắt, thanh niên tiếp tục chạy vùng ra đường rồi ngã quỵ.
Lúc này, người dân xung quanh mới dùng nước và chăn dập lửa trên người nạn nhân rồi chở thanh niên này đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để cấp cứu.
Cơ quan chức năng ngay sau đó cũng có mặt tại hiện trường để điều tra vụ việc.
Theo thông tin ban đầu, người thanh niên tự thiêu này tên là Thành Xuân Thịnh (24 tuổi, quê Ninh Thuận).
Nệm, mùng dùng để dập lửa bị cháy sém
Theo nguồn tin ban đầu, ngày 8-3, Thịnh tới văn phòng của Công ty giới thiệu việc làm Triệu An Phát, nơi xảy ra vụ việc, để nhờ môi giới việc làm. Nhân viên của trung tâm này cho biết là sẽ gọi điện trả lời khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, Thịnh yêu cầu phải giới thiệu việc làm ngay lập tức. Không được đáp ứng, thanh niên này đã to tiếng với nhân viên, xé tờ quảng cáo rồi ra về.
Công an đã có mặt điều tra vụ việc
Đến sáng 9-3, Thịnh quay trở lại và tự thiêu.
Theo người dân tham gia cứu chữa, trong lúc tiếp cận họ ngửi thấy từ nạn nhân nồng nặc mùi rượu.
Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ.
theo Người Lao Động

Khởi tố, tạm giam đối tượng đốt quốc kỳ


Dot-Co-Do-Sao-Vang

Ngày 11-3-2013, Phòng An ninh điều tra Công an TP Cần Thơ, cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đặng Ngọc Minh (SN 1987, ngụ P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều- Cần Thơ) để điều tra, làm rõ về hành vi xé, đốt cờ Tổ quốc.
Theo Phòng An ninh điều tra, hành vi này có dấu hiệu phạm tội xúc phạm quốc kỳ theo qui định của Bộ Luật hình sự.
Vào khoảng 21 giờ 30 ngày 16-2-2013, Minh nhậu một mình tại nhà, sau đó lên lầu lấy lá quốc kỳ đang treo trước ban công đem xuống trước cửa nhà, xé và đốt, rồi trở vào nhậu tiếp. Nhậu say, Minh đi qua nhà hàng xóm nhổ hai trụ treo cờ trước cửa nhà này, lấy cờ đem về nhà mình đốt tiếp.
Qua nguồn tin báo của quần chúng, công an đã lập biên bản hành vi đốt cờ Tổ quốc của Minh. Tại cơ quan điều tra, đối tượng thừa nhận do bức xúc chuyện gia đình nên có hành động như trên. Bản thân Minh có nhiều tiền sự về gây rối trật tự công cộng, đánh nhau…
Theo Pháp Luật TP

Đại gia phòng thân: Tiền tươi đầy túi



Trong thời buổi khó khăn, nhiều ông lớn không còn ham đầu tư nóng vào tài chính, BĐS mà quay ra tích tiền mặt. Đó là tâm lý thận trọng, phòng thân của các đại gia dù nguồn tiền vào ổn định.
Những ông vua tiền mặt
Năm 2012, Vinamilk (VNM) có doanh thu tăng 23% so với năm trước lên 27.100 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 5.820 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2011. Lợi nhuận/cổ phiếu (EPS) năm đạt gần 7.000 đồng/cp.
Vinamilk cũng thuộc số ít DN không dùng đòn bẩy tài chính, không phải đi vay vốn ngân hàng. Thậm chí, tính tới cuối 2012, DN còn có hơn 4.200 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm, trong đó hơn 2.900 tỷ đang để dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm trong mục “đầu tư ngắn hạn”. Hơn 4.000 tỷ nợ phải trả đa phần là các khoản phải trả người bán, thuế phải nộp và chi phí phải trả khác.
Đến cuối 2013, TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) dù số dư tiền của đại gia này giảm gần 1.600 tỷ so với đầu năm nhưng vẫn còn rất lớn, tới 4.070 tỷ đồng. Đây là con số mơ ước đối với cả các ngân hàng, các doanh nghiệp lớn đang ngập trong khó khăn.
Gần đây, DPM đã bán thành công hơn 2 triệu cổ phiếu quỹ thu về hơn 100 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc lượng tiền của DPM sẽ tăng lên.
Một DN niêm yết trên sàn khác là BMP của Nhựa Bình Minh có quỹ đầu tư phát triển lên tới 618 tỷ đồng, quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 228 tỷ đồng. Đây là những con số rất lớn so với mức vốn 350 tỷ đồng của BMP.
Đặc biệt, Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) có số dư tiền và các khoản tương đương tiền tính tới cuối 2012 lên tới gần 11.400 tỷ đồng – ngang ngửa quy mô vốn của một NH cổ phần tốp đầu tại Việt Nam.
Một số công ty quy mô vốn nhỏ nhưng lượng tiền mặt nắm giữ lại gấp nhiều lần như: Cao su Đồng Phú (DPR) có lượng tiền đút dưới gối gấp tới 3,5 lần vốn điều lệ; Nam Bảy Bảy (NBB) có thặng dư vốn hơn 400 tỷ đồng; Thực phẩm Yên Bái (CAP) có quỹ lợi nhuận chưa phân phối cao hơn vốn điều lệ; Cao su Tây Ninh (TRC) có quỹ đầu tư phát triển 688 tỷ đồng, quỹ lợi nhuận chưa phân phối gần 300 tỷ đồng và quỹ dự phòng tài chính 60 tỷ đồng….
Đây thực sự là các “ông vua tiền mặt”, đều làm ăn rất tốt trên TTCK, có tỷ lệ lợi nhuận/cổ phiếu thuộc tốp cao nhất trong số hơn 700 doanh nghiệp niêm yết. Nhiều doanh nghiệp lãi đến cả nghìn cho tới vài nghìn tỷ đồng trong năm vừa qua như GAS, VNM, DPM, VIC, FPT, MSN…
Cầm tiền chắc ăn

Việc hàng loạt các doanh nghiệp thận trọng giữ tiền mặt trong bối cảnh hiện nay có lẽ không có gì là lạ bởi hầu hết các thị trường đầu tư đều đang gặp khó khăn. Không những thế, những tấm gương của một số DN rơi vào tình trạng mất thanh khoản, không có tiền để hoạt động do mở rộng đầu tư và vay quá nhiều như THV, SHN, STL… càng khiến các DN cẩn trọng hơn.
Rất nhiều DN lớn trên sàn chứng khoán đã vướng vào quá nhiều dự án, qua đó gánh những khoản nợ khổng lồ so với sức lực của mình, thậm chí còn lấy vay ngắn hạn đầu tư cho dài hạn với hàng dài các dự án dàn trải. Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn còn đang xoay sở trong khó khăn cho tới bây giờ như: Tập đoàn Thái Hòa, Đầu tư xây lắp dầu khí Sài Gòn, Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Tập đoàn Mai Linh, Hàng Hải Đông Đô, Constrexim Holdings, Itaco, Công trình Giao thông 584…
Tất cả các DN này đều có số nợ tính bằng ngàn tỷ và nhiều trong số đó thua lỗ nặng, đối mặt với tình trạng mất thanh khoản trầm trọng như PSG với món nợ phải trả gấp hơn 60 lần vốn chủ sở hữu, thiếu hụt vốn lưu động hơn 280 tỷ đồng.
Nếu so sánh giữa hai nhóm với lượng tiền mặt đối lập nhau nói trên có thể thấy các DN “khá giả” thường hoạt động tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình, trong khi đó nhóm “chạy ăn từng ngày” thì ngược lại, hoạt động dàn trải với rất nhiều dự án.
Về mặt lý thuyết, việc giữ quá nhiều tiền mặt sẽ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm sút, lợi nhuận mang về không được tối ưu. Vì thế, các doanh nghiệp thường dùng đòn bẩy tài chính, vay vốn ngân hàng để nâng cao lợi nhuận cho cổ đông của mình.
Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy, các doanh nghiệp có hiệu quả cao lại chủ yếu là các đơn vị ít vay vốn NH. Họ tự chủ bằng nguồn vốn của mình và hoạt động tập trung trong mảng kinh doanh cốt lõi. Việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được tính toán khá cẩn thận và cũng không lấn sân sang các lĩnh vực khác.
Cho dù gửi ngân hàng hơn 4.200 tỷ đồng nhưng Vinamilk không chỉ đút tiền dưới gối. Năm 2012 doanh nghiệp này đã chi hơn 3.300 tỷ xây 2 “siêu nhà máy” sữa để mở rộng kinh doanh. Còn GAS là một DN rất lớn và vay cũng rất khủng (tổng nợ hơn 16.300 tỷ đồng). DN này luôn có chi phí tài chính lớn nhưng GAS vẫn có những nguồn thu ổn định từ hoạt động tài chính qua các năm, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của lãi tiền gửi, cho vay.
Với lãi suất khá cao 8%/năm (trên thực tế có khi còn lên tới 11-12%/năm), gửi tiền NH được xem là một lựa chọn khá tốt, vừa đảm bảo tính thanh khoản cho doanh nghiệp vừa thu về một khoản lãi tương đối. Nó càng trở nên là một lựa chọn tốt trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, đầu tư vào đâu cũng thấy khó khăn thu lời.
Thực tế cho thấy, việc vay vốn quá nhiều và đầu tư dàn trải để lại những hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả mà nhiều doanh nghiệp đã và đang phải giải quyết là rất to lớn và rất nhiều các doanh nghiệp khác rút kinh nghiệm để tránh bước tiếp vào vết xe đổ.
Ngược lại, việc nắm giữ quá nhiều vốn mà không thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sẽ khiến các DN chậm bước phát triển. Nền kinh tế theo đó cũng khó lòng tăng trưởng. Nhìn dưới góc độ đó, đây có phải là một thực tế cũng đáng lo ngại, dấu hiệu của một nền kinh tế đình trệ?
Theo Vef

Nguyễn Thiện Nhân và Gà trọc đầu


Cách đây vài năm nhắc đến giáo dục Người ta nhắc đến Nguyễn Thiện Nhân. Giờ câu chuyện về giáo dục vẫn còn ngổn ngang thì khi nhắc đến ” GÀ TRỌC ĐẦU” người ta lại thêm một lần nữa nhắc đến NGuyễn Thiện Nhân. 


Nguyễn Thiện Nhân và '' Gà Tàu trọc đầu''
Nguyễn Thiện Nhân và ” Gà Tàu trọc đầu”
Độc giả thân mến!
Câu chuyện xưa lắm, nhưng ” Gà trọc đầu” có nguồn gốc từ TRung Quốc vẫn cứ bán đầy ngoài chợ, người bán   – người mua vẫn vui cười, đắt khách đến ” bình thường”. Mấy ngày vừa qua nhiều báo lại đưa tin về những chú gà” trọc đầu” lại xuất hiện công khai đặc biệt ở chợ Vỹ Hà. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân được coi là bằng nhiều, trí thức, có tài để rồi từ lãnh đạo về giáo dục, ông lại bỏ ngỏ sang lĩnh vực gọi nôm là là kiểm dịch ”gà”.  Sau một thời gian dài, ông Nhân làm được gì dân tình rõ và giờ ông ấy đang làm gì với mấy con ”gà” cũng rõ rõ rồi. Ấy vậy mà ông Nhân vẫn thích thú, hứng chí với công việc đó lắm. Hay cho khả năng đó của ông cũng bền gan bền chí như sức sống, sức dai của mấy chú ”gà trọc đầu” từ bạn láng giêng TÀU( gọi Tàu cho nó thân thiện).
Giải thích cho tường tận về cái điểm chung đó , TTXVA xin được đăng lai một bài phóng sự về hotboy ” gà tàu” trên báo Nongnghiep.vn

Gà nhập lậu là rác của Trung Quốc
Gà nhập lậu là rác của Trung Quốc
SỐNG DAI NHƯ GÀ… TRỌC
Phải mất thời gian khá dài thân quen người chuyên làm nghề thịt gà thải tên là B tại phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) chúng tôi mới được dịp nghe anh ta kể những điều bí ẩn liên quan tới con gà trọc từ bên kia biên giới. Anh B chia sẻ, bên TQ gà trọc hay gà đẻ hết trứng là một dạng đồ thải nên bán rẻ như bèo, ngay tại biên giới có 10.000 – 15.000 đồng/kg. Nhưng khi đến tay người tiêu dùng nước ta giá loại gà này lại không hề rẻ tí nào. Bản thân anh B hiện vẫn phải mua với giá 60.000 – 70.000 đồng/kg mà hàng đang hiếm do vừa qua báo chí đưa tin nhiều nên trên biên giới làm chặt hơn.
Anh B cho biết, tại Bắc Ninh có hai đầu mối chuyên nhập gà trọc từ biên giới về bán lại cho những hộ làm nghề thịt gà như anh, nhưng mọi giao dịch đều diễn ra bất chợt ở ngang đường dọc sá vào ban đêm chứ tuyệt nhiên không có nơi cố định nào cả nên cơ quan chức năng rất khó phát hiện và bắt giữ. Tôi thắc mắc tại sao mặt hàng gà thải loại bên phía TQ bán rẻ như cho mà về Việt Nam lại đắt vậy? Nghe xong, B cười và bảo do chi phí làm luật từ biên giới về đến các địa phương rất lớn nên phải bán với giá đó mới bù đắp được. Mặt khác, do phong tục văn hóa, tập quán dân Việt mình thích ăn thịt gà dai dòn nhưng thực chất toàn ăn những thứ các nước khác họ vứt đi hoặc làm thức ăn chăn nuôi.
Cận cảnh gà trọc đầu
Cận cảnh gà trọc đầu
Làm nghề ngót mười năm trời, “hóa kiếp” không biết bao nhiêu vạn gà trọc nên anh B hiểu rõ “nội tình” con gà trọc nằm lòng bàn tay. Anh B nói thẳng, sở dĩ cánh thợ thịt khoái gà trọc TQ vì khi mổ ra tỷ lệ hao hụt bao giờ cũng thấp hơn các giống gà thải loại của ta nên lợi nhuận cao. Nhưng điều khiến anh B không giải thích nổi ở con gà trọc là chúng sống dai một cách lạ thường. Chiếc thùng chuyên dụng anh B vẫn dùng để chở gà nếu là gà thải loại mua của các công ty trong nước chỉ nhốt được tối đa 8 con, nếu không chở nhanh từ chỗ mua về nhà có khi gà chết sạch. Ngược lại, giống gà trọc TQ vẫn cái lồng đó nhồi nhét đến 12 – 14 con, chở đi hàng chục cây số giữa trời nắng song lũ gà vẫn chẳng hề hấn gì? Thậm chí, có ông khách tới nhà anh mua gà trọc còn cho hẳn vào cốp xe máy chở về quê hàng chục cây số mà gà vẫn sống. Từ đó, anh B nghi có khả năng giống gà thải loại của TQ được cho ăn hoặc tiêm chất gì đó mới khỏe kỳ lạ đến vậy?
Một điểm kỳ lạ khác của gà trọc TQ là khi mổ ra buồng trứng gần như teo lại trong khi gà thải loại trong nước nhiều lúc mua về chưa kịp thịt có con đẻ cả trứng ra lồng. Nhiều người đặt dấu hỏi, có phải do gà trọc TQ được tiêm thuốc kích thích để đẻ hết trứng nên trong quá trình vận chuyển mới không bị chết? “Bản thân anh là thằng rất tò mò, nhiều lần sau khi mổ gà song anh thử cắt diều những con gà trọc ra thấy chúng ăn thứ gì đó như hạt vừng đen chứ không ăn cám hay thóc gạo như gà của ta. Chẳng qua là do nhu cầu xã hội và miếng cơm manh áo anh mới thịt giống gà này bán chứ làm nghề ngót 10 năm qua chưa khi nào anh ăn thịt giống gà này và anh cũng quán triệt người trong gia đình, bạn bè không nên ăn” - anh B bộc bạch.
Qua chia sẻ của một số lái buôn, chúng tôi lần về một đầu mối chuyên mua lẻ và bán gà trọc TQ tại xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương để tận mắt chứng kiến xem con gà trọc như thế nào. Chủ cơ sở này tên Công, chuyên cung cấp gà trọc cho hội đám, nhà hàng, quán ăn tại Hải Dương. Chỉ vào đàn gà trọc trụi lông xơ xác, Công bảo tôi đừng khinh thường vì trông vậy thôi nhưng giống gà này khỏe như voi, tha hồ quăng quật mà không bao giờ bị chết như gà thải loại mua trong nước. Công cho biết, trước giá gà thải loại TQ chỉ 60.000 đồng/kg, nay do biên giới làm chặt gà khó về hơn nên giá bán tăng lên 70.000 đồng/kg, muốn mua bao nhiêu cũng có, nhưng phải đặt hàng trước.
Bỏ ra hơn 100.000 đồng mua lại của Công một con gà thải loại chừng 2 kg, tôi thử mổ ra xem có thực như lời anh B ở Bắc Ninh nói không thì quả thực gà ít mỡ, buồng trứng đã teo và chuyển sang màu thâm đen. Lục phủ ngũ tạng trong tình trạng như bị xuất huyết, gan bở nát. Vậy không hiểu tại sao gống gà trọc của TQ lại sống khỏe một cách lạ thường đến vậy?
Nhất định anh B phải bịt khẩu trang khi bắt gà
Nhất định anh B phải bịt khẩu trang khi bắt gà

Nội tạng
Nội tạng
Việc gà thải loại có tồn dư hóa chất độc hại, kim loại nặng hay không đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tiếp tục vào cuộc. Nhưng gà loại thải có tồn dư kháng sinh đến thời điểm này đã có thể khẳng định bởi Chi cục Thú y TP Hà Nội cho biết vừa kiểm tra 5 mẫu gà thải loại nhập lậu tại chợ gia cầm Hà Vỹ về tồn dư chất kháng sinh cho kết quả: 100% số mẫu có tồn dư chất Sulfadiazin, cao hơn 7 – 19 lần mức cho phép. Sulfadiazin là một chất tẩy giun sán, nếu hàm lượng ở mức cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã lấy mẫu xét nghiệm lưu hành virus cúm gia cầm trên đàn gà thải loại tại chợ Hà Vỹ. Kết quả xét nghiệm 480 mẫu Swabs gộp, trong đó có 44 mẫu dương tính với virus cúm A (chiếm 9,2%) và 3 mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1 (chiếm 0,62%). Từ đó cho thấy, gà loại thải chính là một kênh làm lây lan dịch cúm gia cầm trong thời gian qua.
  THeo nongnghiep.vn

Ngân hàng “lặng lẽ” thay tướng



Maritime Bank-duongthimaihoa

Thị trường sắp đón nhận những thay đổi nhân sự quanh vụ hợp nhất giữa PVFC và Western Bank. Còn từ đầu năm 2013 đến nay, nhiều ngân hàng đã có thay đổi lớn trong cơ cấu quản trị, điều hành nhưng lại khá “lặng lẽ” về mặt công bố thông tin trên báo chí.
Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) vừa có thông báo sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông vào ngày 16/3 tới tại TP.Cần Thơ. Nội dung của đại hội là thông qua kế hoạch kinh doanh 2013 và việc hợp nhất với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC).
Đại hội cũng sẽ thông qua việc miễn nhiệm, bầu thay thế, bổ sung thành viên hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhằm hoàn thiện bộ máy quản trị phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng, phù hợp với sự thay đổi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Theo tờ trình của ngân hàng này, danh sách nhân sự dự kiến bầu vào Hội đồng Quản trị Western Bank sẽ là 5 gương mặt mới, nếu được bầu và đại hội đồng cổ đông thông qua, sẽ thay đổi cả cơ cấu trước đó. Cụ thể, hội đồng quản trị của Western Bank dự kiến có 1 thành viên hội đồng quản trị độc lập, số lượng Ban Kiểm soát là 3 người và Tổng giám đốc là 1 người.
Nguồn tin từ Western Bank cho biết, tại cuộc họp này, ngân hàng sẽ bàn xin ý kiến cổ đông về việc hợp nhất với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC). Theo đó, ngân hàng sau hợp nhất sẽ sử dụng tất cả cán bộ công nhân viên hiện tại của PVFC và WesternBank vào ngày hợp nhất và ngân hàng hợp nhất sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã được ký trước đây bởi và giữa PVFC và WesternBank với người lao động.
Với những thông tin vừa công bố, có thể dự đoán rằng, thị trường tài chính tiền tệ sắp đón nhận những thay đổi về nhân sự cao cấp tại Ngân hàng Phương Tây cũng như ngân hàng sau sáp nhập.
Trước đó, vào cuối tháng 2, thị trường đón nhận thông tin Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) có tổng giám đốc mới. Người thay “ghế” tổng giám đốc của bà Dương Thị Mai Hoa là ông Lê Quang Trung, vốn là Phó Tổng giám đốc khối nguồn vốn và ngoại hối của ngân hàng này. Hiện tại, ông Trung đang nắm quyền Tổng giám đốc tại ngân hàng này.
Được biết, bà Dương Thị Mai Hoa từ nhiệm vị trí chủ chốt tại VIB vì lý do cá nhân. Bà Hoa nắm quyền điều hành ngân hàng VIB được hơn 1 năm (từ tháng 9/2011), sau khi đã trải qua vị trí Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ của VIB.
Hiện ban lãnh đạo của VIB ngoài ghế Tổng giám đốc chính thức đang bỏ trống, ngân hàng có 11 Giám đốc phụ trách các bộ phận, trong đó Giám đốc khối quản trị rủi ro, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, khối ngân hàng bán lẻ và quản lý dự án đều là người nước ngoài.
Sau khi rời VIB, bà Dương Thị Mai Hoa hiện giữ chức Tổng giám đốc khối Ngân hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank).
Trước đó, ngày 18/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển TP.HCM (HDBank) cũng đã bổ nhiệm ông Lê Xuân Vũ làm Phó tổng giám đốc của ngân hàng này. Ông Vũ từng là nhân sự cấp cao của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank)…
Đặc biệt, ngày 7/2/2013, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TrustBank) đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường, toàn bộ 7 thành viên Hội đồng quản trị và 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2009 – 2013 đã từ nhiệm. 6 thành viên Hội đồng quản trị chính thức đảm nhiệm vai trò quản trị ngân hàng nhiệm kỳ 2009 – 2013 bao gồm ông Phạm Công Danh, ông Phan Thành Mai, ông Mai Hữu Khương, bà Vũ Bạch Yến, ông Trần Hiệp và ông Phạm Trung Dũng – thành viên độc lập. Trong đó phần lớn thành viên đến từ Tập đoàn Thiên Thanh, đặc biệt là vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thiên Thanh – ông Phạm Công Danh.
Còn nhớ, năm 2012, thị trường tài chính tiền tệ từng chứng kiến 1 loạt ngân hàng thay tướng như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)…
Như vậy, với những chuyển động nhân sự từ một số ngân hàng trên có thể thấy, làn sóng ồ ạt thay tướng tại các ngân hàng năm 2012 đang lan rộng sang năm 2013. Điều đáng nói ở đây là, việc thay đổi nhân sự này không được công bố rầm rộ trên các phương tiện thông tin như trước đây.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc thay đổi nhân sự cao cấp của một số ngân hàng trong thời gian qua có liên quan đến vấn đề tái cơ cấu của ngân hàng cho phù hợp với xu hướng, định hướng phát triển của hội đồng quản trị. Ngoài ra, cũng không ít ngân hàng có nhu cầu thay đổi lãnh đạo do nhu cầu nội bộ và trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thay tướng còn liên quan tới các vấn đề sáp nhập, hợp nhất.
Theo Dân Trí

PVFC muốn ‘xóa’ 2.800 tỷ đồng nợ xấu Vinashin, Vinalines


pvfc-westernbank

Dư nợ gốc của Vinashin là hơn 1.000 tỷ trong khi của Vinalines gần 1.750 tỷ đồng. PVFC xin miễn tính khoản nợ của hai “quả đấm thép” này vào nợ xấu của ngân hàng mới sau khi hợp nhất với Western Bank.
Theo bản tóm tắt đề án hợp nhất sơ bộ giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank), Vinashin và Vinalines là hai nhóm khách hàng có dư nợ lớn và được xếp vào hạng mục “hoạt động tín dụng cần lưu ý” tại PVFC. Theo đó, tính đến ngày 31/5/2012, dư nợ (gốc) của nhóm khách hàng Vinashin là 1.068 tỷ đồng và của nhóm khách hàng Vinalines là 1.745 tỷ đồng. Trong đó, với Vinashin là khoản cho vay từ năm 2009, và Vinalines là khoản cho vay từ năm 2011.
Nguyên nhân khiến những khoản tín dụng của hai tập đoàn, tổng công ty này trở thành nợ xấu được PVFC lý giải: “Do biến động không thuận lợi của thị trường vận tải thế giới, hai khách hàng này rơi vào trạng thái khó khăn trong việc thanh toán”.
Đề án sơ bộ cũng cho biết việc xử lý hai khoản nợ xấu này đã và đang được PVFC thực hiện triệt để bằng cách tích cực thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo và sử dụng nguồn quỹ dự phòng để trích lập dự phòng bổ sung. Ngoài ra, PVFC cũng dự kiến sử dụng một phần lợi nhuận trong năm 2012 để bù đắp các tổn thất nếu có do hai khoản nợ này gây ra.
PVFC và Western Bank đã chính thức đề cập việc hợp nhất và trở thành một ngân hàng có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản ước khoảng hơn 105.641 tỷ đồng. Một trong những nguyên tắc hợp nhất là ngân hàng mới sẽ phải tiếp nhận, thực thi và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính do các bên đã xác lập trước đó. Do vậy, khoản nợ xấu của Vinashinh lẫn Vinalines sẽ trở thành gánh nặng chung của ngân hàng mới sau hợp nhất.
Tuy nhiên, một trong những đề nghị được hai bên đưa ra trong quá trình hợp nhất là xin những “đặc cách” liên quan đến các khoản nợ xấu hơn 2.800 tỷ đồng của hai tập đoàn Nhà nước này. Cụ thể, PVFC và Western Bank đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép không tính dư nợ đối với Vinashin và Vinalines vào tỷ lệ nợ xấu để ngân hàng sau hợp nhất có đủ điều kiện và thời gian tiến hành khắc phục theo lộ trình. Ngoài ra, 2 bên còn xin thêm việc không tính chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân cũng như dư nợ của Vinashin và Vinalines trong quá trình xếp loại tổ chức tín dụng và xét duyệt mở chi nhánh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến 31/12/2012, PVFC có tổng tài sản khoảng 90.000 tỷ đồng, trong đó, nợ xấu chiếm hơn 4,85%, và một nửa số đó là nợ có khả năng mất vốn. Cả năm 2012, công ty lãi sau thuế 61,4 tỷ đồng, bằng 18% năm 2011. So với mục tiêu kinh doanh 2012 đã điều chỉnh (50 tỷ đồng), PVFC vượt 23%, nhưng chỉ bằng 12% so với mục tiêu chưa điều chỉnh (519 tỷ đồng).
Tuy nhiên, một trong những đề nghị được hai bên đưa ra trong quá trình hợp nhất là xin những “đặc cách” liên quan đến các khoản nợ xấu hơn 2.800 tỷ đồng của hai tập đoàn Nhà nước này. Cụ thể, PVFC và Western Bank đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép không tính dư nợ đối với Vinashin và Vinalines vào tỷ lệ nợ xấu để ngân hàng sau hợp nhất có đủ điều kiện và thời gian tiến hành khắc phục theo lộ trình. Ngoài ra, 2 bên còn xin thêm việc không tính chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân cũng như dư nợ của Vinashin và Vinalines trong quá trình xếp loại tổ chức tín dụng và xét duyệt mở chi nhánh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến 31/12/2012, PVFC có tổng tài sản khoảng 90.000 tỷ đồng, trong đó, nợ xấu chiếm hơn 4,85%, và một nửa số đó là nợ có khả năng mất vốn. Cả năm 2012, công ty lãi sau thuế 61,4 tỷ đồng, bằng 18% năm 2011. So với mục tiêu kinh doanh 2012 đã điều chỉnh (50 tỷ đồng), PVFC vượt 23%, nhưng chỉ bằng 12% so với mục tiêu chưa điều chỉnh (519 tỷ đồng).
Theo Vnexpress

Phạm tội xong bỗng… tâm thần, giám đốc dự án Sông Tranh lãnh án quá nhẹ


tranducmau-xaydung

xem tại đây:

Thủy điện sông Tranh: Một Tổng giám đốc NGÃ NGỰA VÌ TIỀN BÔI TRƠN


Bị truy tố trong khung hình phạt 13-20 năm tù nhưng VKS rút xuống 6-8 năm tù và cuối cùng toà tuyên phạt nguyên Tổng GĐ TCT xây dựng thủy lợi 4 kiêm GĐ Ban điều hành thủy điện sông Tranh 2 Trần Đức Mậu có 36 tháng tù do “bị bệnh tâm thần”.
Chiều ngày 11-3, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Đức Mậu (SN 1956), nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng thủy lợi 4 (thuộc Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn), kiêm giám đốc chi nhánh miền Trung và giám đốc Ban điều hành công trình thủy điện sông Tranh 2 về tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản.
Điều đặc biệt, trong quá trình bị truy tố, bị cáo Mậu bỗng dưng mắc bệnh tâm thần và phải vào bệnh viện điều trị. Chính vì thế vụ án bị kéo dài suốt hơn 2 năm vẫn chưa được xét xử. Theo đánh giá của bệnh viện, đến nay bị cáo Mậu mới chỉ tạm thời ổn định.
Theo cáo trạng, khi còn là Phó tổng giám đốc công ty xây dựng thủy lợi 4, Trần Đức Mậu được Tổng công ty ủy quyền ký các hợp đồng kinh tế, quyết định việc cho nhập hàng và ký giấy đề nghị thanh toán với các đơn vị có hợp đồng giao dịch.
Để thi công xây dựng công trình thủy điện sông Tranh 2, vị Phó tổng giám đốc này đã ký các hợp đồng mua tro bay của công ty Sông Đà 12 – Cao Cường (Sông Đà 12). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Trần Đức Mậu đã gây khó khăn cho việc giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng mà Chi nhánh miền Trung còn nợ của Sông Đà 12.
Do bị làm khó, ông Trần Văn Luân người được Sông Đà 12 thuê vận chuyển hàng và ủy quyền thực hiện thanh toán đã gặp và đề nghị đưa cho Mậu 500 triệu đồng nhằm “bôi trơn” giải quyết vướng mắc. Trước đề nghị trên Trần Đức Mậu đã chấp thuận. Sau khi nhận được đề nghị trên, bị cáo Mậu đã cho nhập hàng và ký các giấy đề nghị thanh toán cho Sông Đà 12.
Đến tháng 9-2010, Trần Đức Mậu được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc công ty xây dựng thủy lợi 4. Theo quy định, lúc này Trần Đức Mậu không còn quyền hạn trong việc ký kết các hợp đồng, quyết định giao nhận hàng và đề nghị thanh toán số tiền còn nợ Sông Đà 12 nhưng bị cáo vẫn liên lạc với ông Luân và yêu cầu đưa tiền “bôi trơn” mới cho nhập 2400 tấn tro bay.
Ngày 8- 10- 2010, Trần Đức Mậu đã bị cơ quan điều tra bắt quả tang khi đang có hành vi nhận số tiền 300 triệu đồng của ông Luân tại một khách sạn ở Hà Nội.
Phiên tòa xét xử ngày 11-3 diễn ra nhanh chóng do trong quá trính xét hỏi có nhiều vấn đề bị cáo Mậu cứ nói rằng mình không nhớ.
Bị truy tố với Điểm a, Khoản 3, Điều 280 Bộ Luật Hình sự về tội Lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, có khung hình phạt từ 13 đến 20 năm tù, nhưng vì lý do bị bệnh nên đại diện Viện KSND chỉ đề nghị tòa xử bị cáo Mậu từ 6 đến 8 năm tù. Cuối cùng, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trần Đức Mậu 36 tháng tù.
Theo Người lao động

Tình trạng sức khỏe của bà Hồ Thị Bích Khương trong tù


hothi-bich-khuong-305.jpg
Bà Hồ Thị Bích Khương trong phiên phúc thẩm tại Tòa án tỉnh Nghệ An hôm 30/5/2012
AFP photo
Tin mà đài chúng tôi nhận được hiện tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương hiện đang bị tiêm một loại thuốc mà trại giam nói để chữa trị bệnh đau đầu. Tuy nhiên bản thân bà Hồ Thị Bích Khương không chấp nhận. Hòa Ái có cuộc trao đổi với chị gái của bà Hồ Thị Bích Khương sau lần thăm nuôi mới nhất.
Hòa Ái: Thưa bà Hồ Thị Lan, được biết là bà vừa mới thăm em gái của mình là tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương về. Qua lần thăm mới nhất này, tình trạng sức khỏe của bà Hồ Thị Bích Khương như thế nào?
Bà Hồ Thị Lan: Nói chung thì chị ấy cũng không khỏe lắm đâu. Da thì khô, mắt thâm đen thì tôi tưởng ai đánh đập nhưng khi tôi hỏi thì nói là không phải. Tại vì không ngủ được thì bị như thế. Và có trao đổi lại thì trong thời gian 6,7 tháng ở ngoài đó, người ta tiêm thuốc, nói là thuốc tuần hoàn não nhưng mà Khương đòi xem thuốc tiêm đó là loại thuốc gì thì họ không cho xem. Khương nghĩ đây không phải là thuốc tuần hoàn não vì thuốc tiêm này làm Khương dần mất đi trí nhớ đấy ạ.
Hòa Ái: Theo tình trạng như vậy thì bà Hồ Thị Bích Khương có yêu cầu không tiếp tục tiêm loại thuốc được nói là tuần hoàn não hay không?
Bà Hồ Thị Lan: Cái đó thì tôi cũng không biết vì là chị Khương đau đầu và nói chung vì sức khỏe không tốt cho nên chỉ yêu cầu được khám và chữa bệnh. Khương nói là nhiều khi đau đớn quá thì vẫn cứ để cho họ tiêm thôi. Khương vẫn nghi vấn và vẫn đòi xem thuốc tiêm cho mình đó là thuốc gì nhưng họ không cho. Nói chung thường ngày vẫn cứ đau, đau đầu và trí nhớ không được tốt cho nên yêu cầu tiêm thuốc tuần hoàn não nhưng thực tế không phải.
Hòa Ái: Qua những lần thăm nuôi trước đây, bà có cho biết là bà Hồ Thị Bích Khương bị biệt giam. Hiện nay thì ra sao dạ?
Bà Hồ Thị Lan: Đó là những tháng trước ở trong Tết, còn bây giờ Khương được ra và được phân công vào đội trực sinh. Cũng làm việc rồi nhưng mà Khương nói là họ quản chế, họ giám sát đến mức là không cho giao dịch và nói chuyện với bất kỳ ai. Nói chung là lầm lũi như một bóng ma. Họ khống chế mọi chuyện.
Hòa Ái: Riêng về tình trạng xương vai bị gãy do trước đây bà Hồ Thị Bích Khương bị đánh hội đồng trong tù. Trong lần thăm này, tình trạng xương vai bị gãy có được chữa lành chưa, thưa bà?
Bà Hồ Thị Lan: Cái xương vai của chị Khương trước đây cho đến giờ, từ ngày vào đó bị công an lôi kéo nghiêm khắc cũng ảnh hưởng rồi, bị bọn phạm nhân đánh hội đồng nên xương vai cũng bị rơi ra. Yêu cầu đi chữa thì chưa được giải quyết. Kỳ rồi vào thì tôi thấy có một thư của ông bác sĩ như là Đức Doãn, đã gửi đến cho trại nói là “Tổ chức Nhân quyền Ái hữu Quốc tế yêu cầu đưa chị Khương đi chữa”. Tuy nhiên trại bảo là họ không đủ thẩm quyền.
Hòa Ái: Khi trại nói không có thẩm quyền quyết định thì họ có hướng dẫn thủ tục phải chuyển yêu cầu lên cấp cao hơn như thế nào không?
Bà Hồ Thị Lan: Không, họ không hướng dẫn gì cả. Họ bảo họ không đủ thẩm quyền thì thôi chứ họ không nói gì hết.
Hòa Ái: Vậy gia đình có ý định làm đơn kêu cứu hay khiếu nại gì hay không sau lần thăm này với tình trạng sức khỏe của bà Hồ Thị Bích Khương hiện nay?
Bà Hồ Thị Lan: Nói thật với chị, gia đình nhà tôi là là những người dân quê mộc mạc và trình độ hiểu hiểu biết cũng không được như người khác cho nên chúng tôi cũng chẳng biết làm sao cả. Khương có nói như thế này: Khương nói khi về nếu có ai liên hệ thì hãy nói ý nguyện của chị Khương là có một phái đoàn của tổ chức nhân quyền nào đó đến trực tiếp gặp Khương và trại để đối chất lại tất cả những sự oan trái nghiệt ngã ở trong nhà tù. Khương ở trong trại đó là cũng vì mọi người mà Khương đi đấu tranh đòi lại công bằng. Bây giờ con cái của Khương ở nhà cũng cực khổ và vất vả thì Khương cũng rất đau lòng. Khương mong mọi người quan tâm giúp đỡ. Nếu như không giúp đỡ được thì yêu cầu giúp cho mẹ con Khương đi tị nạn vì Khương không thể chịu nổi được chế độ này nữa. Khương nói như thế.
Hòa Ái: Cảm ơn bà Hồ Thị Lan dành thời gian cho cuộc trò chuyện với đài ACTD.
Xin được nhắc lại, bà Hồ Thị Bích Khương, người từng giúp dân oan cũng như viết nhiều bài báo chống tham nhũng, bị bắt lần đầu vào năm 2007 và bị xử 2 năm tù về tội “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nàh nước” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự. Bà Khương bị bắt lần thứ hai vào tháng 1/2011 và phiên tòa phúc thẩm tại Vinh vào hôm 30/5/2012 y án sơ thẩm với 5 năm tù và 3 năm quản chế dành cho bà Khương.

Theo RFA

Tàu Trung Quốc ngang ngược “xua đuổi” tàu Việt Nam ở Hoàng Sa


Nhiều tàu hải giám (haijian) tối tân của TQ được đưa vào tăng cường kiểm soát Biển Đông trong các tháng gần đây
Nhiều tàu hải giám (haijian) tối tân của TQ được đưa vào tăng cường kiểm soát Biển Đông trong các tháng gần đây
China TV clip








Hai tàu cá của Việt Nam đang đi đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm nay bị đội tàu Hải giám Trung Quốc xua đuổi.
Tân Hoa Xã loan tin 2 chiếc tàu cá mang biển số QNg96417TS và QNg96382TS bị tàu hải giám Trung Quốc phát hiện ở khu vực biển
Đồng gần đảo Tây Sa, tức Hoàng Sa, vào khoảng 7 giờ sáng này. Đội tàu hải giám Trung Quốc đuổi 2 chiếc tàu cá này ra khõi khu vực phát hiện lúc 10 giờ sáng cùng ngày.
Đội tàu Hải giám Trung Quốc hiện làm nhiệm vụ tuần tra thường xuyên khu vực đảo Tây Sa là nơi Trung Quốc vừa thành lập thành lập thành phố Tam Sa hồi tháng 7 năm 2012.
Trong khi đó, cùng ngày hôm nay, đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho phát một phóng sự truyền hình về hoạt động của Hải giám Trung Quốc đổ bộ lên 9 điểm ở khu vực đảo Lưỡi Liềm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Theo RFA

Tàu hải giám TQ đuổi tàu cá VN tại Hoàng Sa


Tàu hải giám Trung Quốc hồi hôm qua, 13 tháng 3 đã xua đuổi hai tàu đánh cá của Việt Nam đang khai thác hải sản tại khu vực biển quần đảo Hoàng Sa.
Cả thông tấn xã Việt Nam và Tân hoa xã đều loan tin này.
Hai tàu bị các tàu hải giám của Trung Quốc xua đuổi là tàu QNg 96417TS và QNg 96382TS mang quốc kỳ Việt Nam. Bản tin của Tân Hoa Xã nói các tàu hải giám Trung Quốc phát hiện hai chiếc tàu từ lúc khoảng 7 giờ sáng, sau đó xua đuổi và đến 10 giờ thì hai chiếc tàu cá của Việt Nam phải rời khu vực biển Hoàng Sa.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, thì thông tin đó từ Tân Hoa xã đã xác nhận các tàu hải giám số 262 và 263 xâm phạm lãnh hải của Việt Nam, và thậm chí có những hành động trái phép đối với các tàu cá của Việt Nam đang đánh bắt trên lãnh hải của mình.
Trung Quốc tiến hành cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi năm 1974. Vào tháng 7 năm ngoái, Bắc Kinh cho thành lập trái phép trên đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa của Việt Nam, thành phố Tam Sa để quản lý hành chính khu vực biển bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông
Theo RFA

Lượng bệnh nhân viêm gan B gia tăng do thiếu hiểu biết


19117_18552-305.jpg
Một ca mổ gan tại bệnh viện, ảnh minh họa.
Photo courtesy of khambenhnghe.com








Số lượng người bị bệnh viêm gan B tại Việt Nam gia tăng do thiếu hiểu biết. Đa số bệnh nhân được đưa vào bệnh viện khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin này hôm qua trích dẫn phát biểu của chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu các chứng bệnh về gan của Việt Nam.
Thống kê cho thấy trong năm ngoái trung bình mỗi ngày có 35 người Việt được chẩn đoán mắc viêm gan B. Con số này gấp đôi số thống kê năm trước đó.
Hiện nay có 20% dân số Việt Nam, theo thống kê 88,7 triệu người tính đến tháng  giêng năm nay, nhiễm virus viêm gan B. 40% trong số đó có nguy cơ bị ung thư gan.
Theo RFA