THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 March 2013

tiểu sử tóm tắt của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc


Bắt đầu có dấu hiệu cho thấy báo chí đưa tin theo hướng có lợi cho công an.

Bắt đầu có dấu hiệu cho thấy báo chí đưa tin theo hướng có lợi cho công an.

Hai cái tên Phùng Mạnh Tuấn, Phùng Đức Tú có liên quan gì với Phùng Quang Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc không nhỉ?

Tại sao lúc đầu kết luận của cơ quan chức năng là nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh tử vong vì bị ngã, chết đuối dưới cống nước.
Sau khi gia đình mang quan tài đi đòi công lý thì lại có chuyện "công an Vĩnh Phúc cho biết, nạn nhân bị 5 người đánh tử vong", tuy nhiên chưa có căn cứ cho rằng vụ án liên quan đến con của Chủ tịch tỉnh.

Đặc biệt trả lời báo chí hôm nay, Đại tá Đỗ Văn Hoành – Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc lại nói:
"Tại các buổi đối thoại, gia đình nạn nhân đã xin lỗi chính quyền, công an vì đã gây ra sự rắc rối. Gia đình yêu cầu khám nghiệm lại tử thi và việc này đã được thực hiện"

Xin lỗi chính quyền, công an là thế nào khi biên bản khám nghiệm tử thi đầu tiên là sai sự thật???

Mẹ Nấm - 18/03/2013

Hết hồn so sánh


Linh VNCH 1963



Côn đồ dùng cào sắt bổ vào đầu công an



(ĐVO) - Đang làm nhiệm vụ, ba cán bộ huyện là công an bị nhóm côn đồ tấn công bằng cào sắt, dao và mã tấu rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Ngày 11/3, Công an huyện Kon Rẫy, Kon Tum cho biết đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương truy bắt các đối tượng chém trọng thương 3 cán bộ, chiến sĩ công an của huyện khi đang làm nhiệm vụ tại xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (Kon Tum).
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 21h30 ngày 10/3, ba cán bộ của huyện là cảnh sát Vũ Xuân Tiền (23 tuổi) cùng Lưu Ngọc Văn (24 tuổi) và Hoàng Vũ Dũng (23 tuổi) đang làm nhiệm vụ trên địa bàn xã Tân Lập, bất ngờ bị một nhóm côn đồ tấn công bằng cào sắt, dao và mã tấu rồi nhanh chóng tẩu thoát.
Côn đồ dùng cào sắt bổ vào đầu cảnh sát
Côn đồ dùng cào sắt bổ vào đầu cảnh sát
Bị nhóm côn đồ tấn công bất ngờ, anh Ngọc và anh Dũng bị chém nhìều nhát vào tay, riêng anh Tiền bị cào bằng sắt bổ thẳng vào đầu gây thương tích nặng.
Ngay sau đó, anh Tiền nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum để tiến hành phẫu thuật, cấp cứu.
Một trong hai chiến sĩ công an bị chém trọng thương ở tay
Một trong hai công an bị chém trọng thương ở tay
Công an tỉnh Kon Tum đang tiến hành truy bắt các đối tượng.
Trước đó, lúc 22h30 đêm 22/2, trong khi Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Công an Kon Tum đang làm nhiệm vụ trên đường Hồ Chí Minh, TP Kon Tum thì có 6 đối tượng đi 2 xe môtô đến gần rồi dùng mũ bảo hiểm ném vào xe ôtô của CSGT.
Sau đó, những người này chạy xe lạng lách qua nhiều tuyến phố, đến đoạn đường Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Văn Cừ thì dừng xe và dùng hung khí tấn công CSGT.
Hậu quả, Đại úy Phạm Ý Nguyện bị đánh gãy tay, chấn thương sọ não kín và đa chấn thương, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện 211 tỉnh Gia Lai trong tình trạng hết sức nguy kịch.
Một chiến sĩ khác là Thượng úy Nguyễn Ngọc Trí bị đa chấn thương, được cấp cứu tại BVĐK tỉnh Kon Tum. Xe ôtô của CSGT bị hư hỏng nặng, vỡ kính.
Bích Bích (tổng hợp theo TTO)

AUDIO - Tổ trưởng đi lừa dân ký vào góp ý Hiến pháp ở Bình Dương

Tiến sĩ... giấy!



Nguyên Anh (Danlambao) - Nhiều nơi trên thế giới muốn có học hàm học vị thì phải chuyên cần học tập nhiều năm liền, qua cát kỳ thi và chứng minh mình đủ trình độ thì mới được xã hội công nhận là bác sỹ, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ... Tuy nhiên, cũng có xứ không cần phải học làm gì cho rách việc, cứ có tiền mua cái bằng tiến sỹ là nghiễm nhiên in cardvisit hù thiên hạ!
Nhiều vị Dr khác la oai oái, tôi có đi học đàng hoàng nhé, đừng có nói bậy oan cho tôi lắm! Dạ đúng là có đi học đó chứ, mà học chuyên tu không hà, đi học cho có mặt với người ta, sau đó dẫn ông thầy đi nhậu mấy tăng kèm cái phong bì là xong thôi mà! Thế là ta thành cử nhân, tiến sỹ cứ việc vác cái bằng về lộng kiếng treo lên cho nó oai. 

Bởi vậy mới có câu dốt như chuyên tu - ngu như tại chức! 

Mà trong đó nổi nhất là những vị tiến sỹ lý luận chính trị 

Các vị này khi sơ thời thường học cho có cái bằng tốt nghiệp hệ bổ túc hoặc do cơ quan đơn vị cử đi, sau đó cấp trên xem xét tố chất trung thành và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. 

Việc học không khó lắm, sáng các vị ấy chỉ việc ra ngồi uống nước chè, phê vài hơi thuốc lá xong xuôi đâu đấy là... luyện lưỡi 

Luyện lưỡi không dễ dàng gì, cần phải vận công, uốn qua uốn lại, chọt tới chọt lui, khi nào lưỡi có thể… chém gió được là tốt nghiệp. 

Khi đã có hàm tiến sỹ lưỡi gổ các Dr này không ai mướn cả vì họ có biết sáng chế cái gì đâu mà mướn, chỉ có mấy nơi tuyên truyền nhận về để ngồi uống nước chè chém gió cho nên đặc điểm của các vị này có thể nói huyên thuyên từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối và nếu cần thiết nói trắng đêm, nói văng nước bọt và nhiều khi cũng không biết... mình nói gì!

Thật là xứ thông minh tiến sỹ đầy trời, ra ngõ là gặp!

Mà xứ trí thức vậy sao... nghèo gần cuối bảng xếp hạng thế giới nhỉ? Không ai nghĩ ra tại sao với đội ngũ trí thức hàng đầu như vậy mà xứ này vẫn nghèo, những cuộc hội thảo nở rộ như nấm mùa thu để tìm hiểu căn nguyên rốt cuộc chả ai biết tại sao, nghe nói họ vẫn còn đang bàn... 

Chỉ đến khi kênh truyền hình Discovery chiếu về cuộc đời của một vị Tiến sỹ Nhật, trong suốt chiều dài của ông là tìm hiểu, khám phá và phát minh trên 3000 sản phẩm phục vụ con người từ cái bơm hút dầu năm xưa cho đến những thiết bị khoa học kỹ thuật hôm nay thì mọi người mới vỡ lẽ. Họ là Tiến sỹ thật

Còn bên xứ này chỉ toàn tiến sỹ... giấy! 

Mấy vị Tiến sỹ giấy này chỉ báo hại xã hội chứ chả làm được cái tích sự gì ngoài mấy câu vô thưởng vô phạt kiểu ăn theo nói leo, nói dân dã dễ hiểu hơn thì dùng câu: nói như rồng leo – làm như mèo mửa! 

Còn khi gặp những người được hỏi về học hàm học vị mà họ chỉ lắc đầu và gào lên nói: tôi tự học! 

Cái này phải suy nghĩ cho thật kỹ nhé. Hàng thật đấy! 

Nếu ai còn không tin, xin mời đọc vài câu đỉnh cao trí tuệ của các tiến sỹ giấy ngu tại chức này: 

"Hiến định quân đội trung thành với Đảng không phải là điều đặc biệt đối với Việt Nam. Ở nhiều quốc gia, ngay cả láng giềng của Việt Nam, quân đội không chỉ phải thề trung thành với đảng mà còn phải thề trung thành với lãnh đạo của đảng, với tên cá nhân cụ thể" -Tiến sĩ Cao Đức Thái

"Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. 

Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!..." Nguyễn Phú Trọng - Giáo sư Tiến sỹ chuyên ngành xây dựng đảng.


Bộ công an toan tính thêm quyền lực để lạm quyền hà hiếp dân



Nguyễn Dư (Danlambao) - Hổm rày đọc trên Dân Làm Báo và các báo quốc doanh, thấy một cái nghị định bên bộ công an đang tu chính đưa ra rất ư là kỳ cục: Đề xuất cho phép người thi hành công vụ được “nổ súng” nếu có căn cứ thực tế để cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ.

Như thế nào mới cho là chống người thi hành công vụ nghiêm trọng? Thực tế mà nói, khó ai mà định nghĩa được cho trọn vẹn, khách quan trong câu hỏi này. Vụ án của ông Trịnh Xuân Tùng, có phải qui vào tội danh là chống người thi hành công vụ nghiêm trọng chưa mà đến nỗi ông phải trả bằng cái giá cho chính mạng sống của mình? Còn biết bao nhiêu vụ án khác nữa, không thể kể ra hết. 

Bị cáo là công an, bào chữa, cho rằng đó là một tai nạn nghề nghiệp. Trời đất! Giết người theo cái kiểu côn đồ đó mà là một "tai nạn nghề nghiệp à?!"; thì thật là mỉa mai, khốn nạn cho người dân sống ở trong cái xã hội Việt Nam. Họ không còn coi con người là một con người nữa. 

Khi bạn xâm phạm vào thân thể hay hay tinh thần của người khác tùy theo mức độ, là bạn đã vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật rồi. Bạn không thể bảo rằng tôi giết nó vì nó phạm tội, có lỗi; có hành vi khủng bố, đe dọa rất là nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của tôi; hay tôi đánh nó vì nó đã chửi bới. Bạn chỉ có quyền đánh nó vì nó đánh bạn, đó là tự vệ, sự phản ứng tự nhiên của mọi động vật. Người đánh trước dĩ nhiên sẽ phạm trọng tội hơn. 

Nhưng với con người - nói riêng - có luật pháp thì khác. Bạn không thể, cũng không muốn đánh người, giết người; nếu lỡ chuyện đã xảy ra, thì bị cáo phạm tội đánh người gây thương tích hay giết người ngộ sát, hình phạt cũng không thể giảm vì có công cán, gọi là trong lúc thi hành công vụ được. 

Nếu bảo: "căn cứ thực tế để cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản..." thì rất cần sự chứng minh, đem bằng chứng ra trước pháp luật chứ không thể nói khơi khơi. Khi đọc câu này, nếu chuyện chưa xảy ra hay không có bằng chứng thực tế thì phải hiểu rằng "hành vi" chưa phải là vật chứng cụ thể để xác định người ta đã làm thiệt hại đến mình. 

Trừ những tội phạm nghiêm trọng, có chủ mưu; thường thì người dân trước khi vi phạm luật pháp đều là những người vô tình, tay không. Nếu họ có cố ý chống lại (không phải chỉ một người đang lúc thi hành công vụ, trong tay đang có vật dụng, vũ khí để tự vệ) thì cầm bằng thua là cái chắc. Chỉ có những kẻ cuồng điên mới dám làm càn.
Câu hỏi đặt ra là ông Trịnh Xuân Tùng có đánh công an chưa? Rất cần sự xác minh, thương tật, bằng chứng trước pháp luật. Nêú trường hợp ông Tùng đã đánh công an, thì hình phạt đối với ông cũng không phải là một tội chết. Nhưng công an đã giết ông ở trong đồn, trong lúc tay ông còn đang bị còng, là bằng chứng thực tế nhất. Thế thì đó gọi là cố sát hay ngộ sát? Mà tội giết người từ phía công an phạm tội rất dã man đó, bị cáo chỉ bị có bốn năm tù! Ngược lại, nếu ông Tùng có "lỡ tay (ngộ sát)" theo cái kiểu giết người đó của công an, thì cái giá ông phải trả là bao nhiêu năm? Đó là một vụ án bất công, bao che của chính quyền, đảng phái, phe nhóm trong một xã hội, con người đối xử với con người còn đầy man rợ. 

Hay nói trắng ra cái nghị định quái gở bên bộ công an đang đề xuất, xây dựng là một việc làm chỉ biết nghĩ đến họ và chỉ để bảo vệ cho sự sống còn của họ mà thôi. Nên nhớ, người lính khi ra trận, hay người công an khi đang thi hành công vụ, với phản ứng tự nhiên sống còn của một động vật bình thường, thì dĩ nhiên họ không thể dễ dàng để đối phương hãm hại trong khi tay họ đang cầm vũ khí. Nhiều những vụ án, công an đánh người dã man còn chưa đủ sao, bây giờ còn bày ra thêm cái nghị định bất nhân, khuyến khích công an được phép bắn, đánh, giết dân với tội danh mơ hồ: "chống người thi hành công vụ". 

Từ thực tế bất công vừa kể trên, thì chuyện gì sẽ xảy ra trong xã hội? Người dân sẽ không còn tin tưởng vào luật pháp; chỉ giải quyết với nhau bằng sức mạnh, vũ lực. Họ sẽ tìm đủ mọi cách lèo lách để đối đầu với công an. Rồi mọi người sẽ vi phạm nhân quyền. Xã hội loạn! Sẽ không còn ai tin tưởng ai và chả ai còn coi luật pháp ra gì nữa. 

Thực tế thì xã hội đã loạn chưa?! Xin thưa là đã loạn rồi! Bằng chứng: để bảo vệ khu phố chỉ công an không thôi thì chưa đủ, phải tăng cường thêm dân phòng; đường xá thì sinh ra thêm dũng sĩ bắt cướp. Càng trấn áp thì tội phạm càng tăng. Ý tôi muốn nói: trấn áp không phải là một biện pháp hữu hiệu để điều hành quốc gia tốt hơn. 

Vụ án của anh em Đoàn Văn Vươn là một vụ án điển hình trong một xã hội đầy rẫy bất công, mọi người - kể cả chính quyền - đều coi thường pháp luật của nhà nước, đảng cộng sản Việt Nam. 

Lớp học Phùm Gi



“Tôi chỉ là một người khách qua đường, dừng chân nơi đây một thời gian, dạy dăm ba chữ cho các em như một làn gió. Trước khi lên đây, tôi vạch ra không biết bao nhiêu điều muốn dạy cho các em. Nhưng bây giờ tôi chỉ còn một ước muốn nhỏ nhoi là các em sẽ biết cộng trừ nhân chia, biết viết tên của mình khi người ta hỏi. Tôi không dám mong các em sẽ tiếp thu được tất cả những gì tôi nói. Tôi chỉ xin bỏ một viên sỏi vào trong túi của các em, để một ngày nào đó, sau nhiều cố gắng, các em có một túi sỏi khôn để sử dụng trong đời. Các em sẽ biết đọc, biết viết, biết số bảy lớn hơn số sáu và nhỏ hơn số tám để khi bán hột đào, các em không bị người ta lừa lọc nữa. Tôi chỉ mong có thế thôi.
 
Nước Mắt Của Rừng chính là nước mắt người Thượng, những giọt nước mắt chảy ngược vào tim” - Amai B'lan Trần Thị Trung Thu.

*

Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - “Tôi không đổ lỗi cho các em, vì các em chỉ là những tờ giấy trắng. Người ta có viết gì lên đó đâu mà hy vọng các em có chữ nghĩa. Nếu nền giáo dục Việt Nam không thể dạy cho một học sinh lớp sáu người Jrai biết 15 - 8 bằng bao nhiêu thì đây chỉ là một nền giáo dục tồi. Ôi, một đất nước chỉ mới đây thôi tự hào là quốc gia đoạt giải Nobel toán học mà dân chúng thì chẳng biết 4 + 7 bằng bao nhiêu.” - Amai B’Lan

*

Hơn mười năm trước, báo Nhân Dân (số ra ngày 9 tháng 12 năm 2000) ái ngại đi tin: “Các dân tộc Ba Na, Cà Dong, Chu Ru, Cà Tu, Hà Nhì, Xê Đăng, Thổ Chỉ có từ hai đến ba học sinh đạt tiêu chuẩn. Đáng chú ý, mỗi dân tộc: Cơ Lao, Xtiêng, Giáy, Cơ-ho, Lào, La Chí chỉ có một học sinh đủ tiêu chuẩn cử tuyển vào học các trường đại học, cao đẳng.” 

Mẩu tin ảm đạm (và hiếm hoi) thượng dẫn, ngó bộ, không tạo ra sự tin tưởng và an vui gì mấy cho những người dân đang sống trong một quốc gia Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc. Và chắc vì thế, từ đó đến nay, không thấy những cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam đề cập đến tin tức liên quan tới người dân bản địa (“được cử tuyển vào học các trường đại học”) như trước nữa. 

Tuy thế, độc giả vẫn có thể đoán được cuộc sống, cũng như tình trạng học vấn của học sinh miền núi, qua nhiều nguồn thông tin khác:

Ngày 15 tháng 1 năm 2013, VnExpress đi tin: “Trẻ em vùng cao phong phanh trong giá rét.Có em còn đi chân đất, mặc mỗi một chiếc áo mỏng tang.”

Trước đó một hôm, hôm 14 tháng 1 năm 2013, báo Đất Việt cũng đã buồn bã cho hay:“Không có thức ăn, hết măng ớt, các em học sinh vùng cao phải dùng bẫy bắt chuột làm thức ăn chống rét.” 

Cơm và chuột. Ảnh:baodatviet

Đời sống có những nhu cầu theo theo thứ tự ưu tiên sắp sẵn: ăn - mặc, ăn - học... Ăn/mặc đều thiếu thốn như thế thì học/hành ra sao? 

Câu trả lời có thể tìm được trong một lớp học ở thôn Phùm Gi, thuộc Tây Nguyên, qua cuốn bút ký Nước Mắt Của Rừng (*) của Amai B’Lan - một cô giáo trẻ, đến từ miền xuôi:

Phùm Gi cách buôn Nu khoảng sáu cây số thôi nhưng có tới hai kiểu đường. Hai cây số đầu là đường nhựa láng o, khoảng bốn cây số sau thì lởm chởm đá, ổ gà và mịt mù bụi bặm. Buôn nằm cạnh quốc lộ 25, bên cạnh con đường rách nát y như bản thân mình vậy. Đi ngang qua nhìn vào buôn, sẽ thấy những ngôi nhà sàn nhỏ bé đứng cạnh nhau, rúm ró, buồn bã và nín nhịn. Cả buôn có khoảng 70 nóc nhà. Chín mươi chín phần trăm là người Jrai và một gia đình người Kinh đến bán tạp hóa giữa làng...

Cũng như những buôn khác, Phùm Gi sống bằng nghề nông. Trước kia họ trồng lúa, còn bây giờ chuyển qua trồng mì vì mì có giá hơn. Họ cũng trồng thêm lúa, mè, bắp, hột dưa và nuôi bò dê tăng thu nhập. 

Nương rẫy Phùm Gi nằm bên kia sông Pa, dưới dãy núi cao ngất, vì đất bên này bán cho người Kinh hết rồi. Muốn lên rẫy, họ phải vượt sông bằng chiếc ghe nhỏ, hai tay hai mái chèo bơi đi như vịt, trông rất nguy hiểm. Rẫy xa, bố mẹ đi làm từ sáng đến chiều mới về, mấy đứa nhỏ ở nhà tự tìm cái ăn. Nấu cơm được thì ăn, không thì chạy qua nhà hàng xóm ăn ké. 

Có bữa tôi thấy tụi nhỏ ăn xoài trừ cơm. Bí quá không kiếm được cái gì bỏ vào miệng thì nhịn. Ăn uống thất thường, thiếu chất, nên đứa nào đứa nấy cũng bụng ỏng đít beo, không lớn lên được mà cứ quắt lại.

Người Jrai thương con vô cùng nhưng lại không biết cách chăm sóc con cái. Họ để quần áo chúng rách rưới, đầu tóc dơ bẩn, mặt mày lem luốc. Mỗi chiều tắm xong, đám trẻ đứng trên những tảng đá cao ngóng bố mẹ từ bờ bên kia chèo về như những con chiên lạc không người chăn dắt...


Tối đến, tôi còn đang ăn dở chén cơm thì các em tới. Tất cả là 25 em cả trai lẫn gái, một con số khá ấn tượng trong buổi gặp đầu tiên. Đứa lớn nhất 19 tuổi và nhỏ nhất năm tuổi. Học cao nhất lớp tám và có tới một nửa chưa biết chữ là gì. 

Các em tới, rất vô tư và tự nhiên ngồi xuống xung quanh tôi, líu lo như một đàn chim. Các em tới vì biết hôm nay có người đến buôn của các em và dạy một cái gì đó, chỉ vậy thôi.

Các em tới với đôi mắt to tròn, đen láy và hàng lông mi cong vút lúc nào cũng mở ra nhìn tôi. 

Các em tới, đi chân đất, mặc nguyên bộ quần áo còn ẩm ướt lúc chiều tắm bên sông Pa. 

Các em tới với hai bàn tay trắng, thừa sự háo hức nhưng đầy vẻ ngại ngùng. 

Viết nằm: Ảnh: Trần Thị Trung Thu

Chúng tôi ngồi bên nhau, làm quen và phác họa rất nhanh chương trình học. Một tuần sẽ học năm buổi. Từ thứ hai tới thứ sáu. Lúc bảy giờ đến chín giờ tối vì ban ngày các em đều bận đi chăn bò. Sau giờ học sẽ sinh hoạt vòng tròn, tập hát, kể chuyện hay chiếu phim tùy nhu cầu. 

Tôi biết trong buôn các em yếu nhất hai môn toán và tiếng Việt nên chỉ tập trung dạy hai môn đó. Ban ngày tôi rảnh, ai cần học cứ tới, tôi dạy hết. Bọn trẻ khoái chí, vỗ tay rần rần và hẹn tối mai rủ thêm bạn tới. 

Khi bọn trẻ về hết và chỉ còn lại một mình trong ngôi nhà trống trải, thì tôi tự hỏi chính mình: “Thế là lớp học của tôi bắt đầu thật rồi sao?” Bắt đầu mà chẳng có gì cả. Không bàn không ghế. Không phấn không bảng. Không sách vở bút viết. Đến cả ánh sáng cũng nhờ nhợ như một vì sao xa. Chúa ơi, Chúa đã dẫn con tới đây thì xin Chúa cũng hãy chỉ bảo cho con biết con phải làm gì nhé. Và Chúa đã nhận lời. 

Ngài chỉ cho tôi biết việc đầu tiên là tôi hãy quá giang xe về Ia R’siơm vào sáng hôm sau để mua sách vở, bút viết cho bọn trẻ, sau đó về nhà ama tìm một tấm ván làm bảng. Tôi không quên mang theo ít thuốc Panadol phòng ốm đau. Anh Wiêng xung phong làm xe ôm chở tôi về lại Phùm Gi với bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh trên người. 

Qua tới nơi mới biết còn thiếu một thứ rất quan trọng, đó là bàn học. Thế là cô trò hì hục vác những tấm ván ở chuồng bò nhà ami H’hot ra sông Pa cọ rửa, lau khô. Tôi mượn ba cái ghế nhựa nhà ami H’hot làm trụ mà vẫn không đủ, liền mượn luôn cả cái cối giã gạo của nhà bên cạnh. Vậy là có những cái bàn ngon lành. 

Tưởng thế là ổn, ai dè học trò đông quá, lên tới 35 em, không có đủ bàn, thành thử, khoảng một phần ba lớp học phải nằm, quỳ hoặc bò ra mà viết. Học trò của tôi viết trên những cái bàn thô kệch ấy. Những dòng chữ ngoằn ngoèo, đôi khi dơ bẩn, tẩy xóa tùm lum, duy chỉ có đôi mắt là sáng như sao và sự chăm chỉ đến tê người. Nhìn học trò lăn lóc viết, tôi như chết lặng.

Ôi! Có nơi đâu đi kiếm con chữ mà khổ sở đến vậy không hả trời? 

Sinh hoạt vòng tròn. Ảnh: Trần Thị Trung Thu. 

Tôi phát cho mỗi em một cây viết và một cuốn vở, bắt các em viết tên của mình vào vở, khi học xong tôi thu bút vở lại, kẻo bọn trẻ mang về xé vở làm diều hết. Bữa sau tới học, tôi lại phát ra. Thế là bảo toàn được lực lượng. Cứ nhìn gương mặt háo hức nhận vở của bọn nhóc mà thấy vui lây. 

Có nhiều em chưa biết viết, phải nhờ mấy bạn lớn viết hộ tên. Người Jrai có nhiều cái tên đọc muốn méo miệng mà vẫn không trúng, tiếng Việt cũng không biết phải viết thế nào. Những em chưa biết viết không theo kịp anh chị lớp lớn, tôi cho ngồi riêng ra một góc rồi cầm tay tập viết cho từng đứa. 

Có cầm tay bọn nhóc, có đặt mũi vào mái tóc cháy nắng và bộ quần áo khét lẹt, lấm lem bùn đất và sực nức mùi phân bò của bọn nhóc, mới thấy xót xa cho các em. Còn bọn trẻ thì cứ nắm chặt bút, mím chặt môi viết như sợ từng chữ bay đi mất. 

Học xong, tôi cho sinh hoạt vòng tròn. Từ trước đến giờ, chưa có ai đến với các em, dạy dỗ các em và cho các em chơi các trò chơi mà đáng lí tuổi của các em phải được chơi... Qua một ngày vất vả ngược xuôi, sau dãi dầu mưa nắng, thì giờ đây, các em được tha hồ sống thật với bản tính hồn nhiên vô tư của tuổi thơ. Các em không còn vẻ lam lũ của những đứa trẻ chăn bò nữa, mà thay vào đó là những gương mặt linh hoạt, nụ cười rạng rỡ và ánh mắt lung linh. 

Tôi thích đứng một mình nhìn các em ra về sau khi giải tán, vì lúc đó, men chơi còn chất ngất, khiến đứa này chọc ghẹo đứa kia, để rồi cả đám đuổi bắt nhau, tiếng cười giòn tan như bắp nổ rộn rã trên đường làng. Bóng bọn trẻ khuất lấp trong màn đêm rồi đậu xuống dưới một mái nhà, mang theo vào giấc ngủ nụ cười trên môi. Hôm nay trăng sáng, tha hồ chơi, gần mười giờ rưỡi các em mới chịu về. 

Mấy chục cái miệng thi nhau chúc tôi “pit hiam” (ngủ ngon) rồi ùa chạy đi trên con đường làng đầy ánh trăng, tiếng cười trong veo như nước suối cứ trầm bổng rồi tan theo núi rừng vào thinh không. Tối nào cũng có vài chục người chúc ngủ ngon. Không muốn cũng sẽ ngủ rất ngon, hỡi những thiên thần Jrai. (Amai B’lan. Nước Mắt Của Rừng. San Jose: Nhân Ảnh, 2013.)

Trong giấc ngủ, tất nhiên, những thiên thần Jrai có thể mơ đến một ngày được bước chân vào ngưỡng cửa đại học – một thứ đại học có tầm vóc quốc tế, theo như lời của người đại diện của hội đồng sáng lập Dự Án Đại Học Tư Thục Trí Việt (Tri Viet International University Project) bà Tôn Nữ Thị Ninh:

“Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Anh kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Anh như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ...”

Tất nhiên, đây là một giấc mơ xa. Cũng xa vời (và mịt mờ) như cái chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác (kính yêu) đã chọn. Tạm thời, ngày mai, khi vào lớp những các em hãy cứ nhẩn nha học phép toán xem 15 trừ 8 còn bao nhiêu (trước đã) để đỡ bị cái nạn hay bị người Kinh thối lộn tiền - khi đi mua muối!



___________________________________________

(*) Nước Mắt Của Rừng. Bút Ký của Amai B’Lan.
Tựa: Phan Ni Tấn. Nhân Ảnh Xuất Bản. 
Bìa và tranh: Khánh Trường.
Trình Bày: Lê Hân & Tạ Quốc Quang.
Copyright @ 2013 by Trung Thu. ISBN: 978-0-9811982-9-3.