THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 March 2013

Lỗi chính tả tiếng Anh ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

(TNO) Những tấm biển báo tiếng Anh đầy lỗi chính tả và dịch thuật xuất hiện ngay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

Ngay tại địa điểm được cho là nơi sử dụng thứ ngôn ngữ quốc tế này nhiều nhất, du khách có thể phát hiện khá nhiều... lỗi.
Lỗi chính tả ở sân bay Tân Sơn Nhất
 Tấm biển "Thông tin" tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được viết sai chính tả phần tiếng Anh là "Infomation", thay vì "Information". Sau khi được báo giới và cộng đồng mạng phản ánh, phần hướng dẫn tiếng Anh đã được bôi trắng vào hôm 19.3. Tuy nhiên, đó chưa phải là lỗi duy nhất trong cụm biển hướng dẫn này
Lỗi chính tả ở sân bay Tân Sơn Nhất
 Nhiều cư dân mạng cho rằng gần như tất cả phần hướng dẫn tiếng Anh trên năm biển hướng dẫn trên đều ít nhiều chứa các lỗi sai khác nhau. Cụ thể, hướng dẫn "Lên máy bay" - "To Planes" được nhiều người cho rằng là một cách dịch ngớ ngẩn không tuân theo quy tắc nào. Thông thường, để hướng dẫn hành khách nơi ra máy bay, các sân bay quốc tế khác chỉ đơn giản dùng từ "Departures". "Excess Counter" hẳn cũng đặt ra một vấn đề hóc búa với các hành khách nước ngoài khi họ muốn thanh toán phí hành lý quá cước. Các vị khách nước ngoài đó có thể nhanh chóng tìm được nơi họ cần với cụm từ "Excess Baggage Payment"   
Lỗi chính tả ở sân bay Tân Sơn Nhất
 "Đổi ngoại tệ" - "Foreign Exchange" không hẳn là một cách dịch sai. Song người ta thường dùng "Currency Exchange" hơn là "Foreign Exchange" tại các sân bay quốc tế. Trong khi đó, "Quầy bán vé" - "Ticketing Counter" cũng là một cách dịch đầy "sáng tạo" của đơn vị chịu trách nhiệm lắp đặt các biển hướng dẫn. Quầy bán vé chỉ đơn giản là "Ticket Counter"
Lỗi chính tả ở sân bay Tân Sơn Nhất
 Lỗi này cũng xuất hiện tại các biển hướng dẫn khác tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Lỗi chính tả ở sân bay Tân Sơn Nhất
 Và ở những nơi khác
Độc Lập - Sơn Duân
Ảnh: Độc Lập

Luật sư Hà Huy Sơn đã gặp và nói chuyện với Phương Uyên trong vòng 40 – 45 phút, vào ngày 18.03.2013

Luật sư Hà Huy Sơn đã gặp và nói chuyện với Phương Uyên 

VRNs (20.03.2013) – Long An – Luật sư Hà Huy Sơn đã gặp và nói chuyện với Phương Uyên trong vòng 40 – 45 phút, vào ngày 18.03.2013, tại tạm giam tỉnh Long An. Bà Nhung, mẹ Phương Uyên nói.

 

VRNs (20.03.2013) – Long An – Luật sư Hà Huy Sơn đã gặp và nói chuyện với Phương Uyên trong vòng 40 – 45 phút, vào ngày 18.03.2013, tại tạm giam tỉnh Long An.

Bà Nhung, mẹ Phương Uyên nói: “Cuộc gặp gỡ chỉ trong vòng có 40 – 45 phút không nói lên được điều gì. Nội dung trao đổi chủ yếu là hỏi thăm sức khỏe của gia đình. Sau đó, Uyên nhờ luật sư chuyển cho tôi những lời nhắn sau: thứ nhất, Mẹ đừng nấu thức ăn mang vào trại nữa vì đường xá xa xôi, thứ hai không gửi tiền vào nữa vì Uyên lo lắng cho kinh tế gia đình gặp khó khăn, thứ ba là gửi vào trại hai bộ đồ cho Uyên”.

Về tinh thần của Phương Uyên lần này khá hơn so với lần trước, Bà Nhung cho biết: “Qua cuộc trao đổi với Uyên, luật sư Sơn đánh giá Uyên bớt căng thẳng hơn, có niềm tin vào luật sư mà gia đình đã mời và bình tĩnh hơn so với lần trước, lần trước Phương Uyên đã gặp luật sư Lương chỉ có vỏn vẹn có 10 phút trong tình trạng Uyên không dám nhìn mặt luật sư Lương mà chỉ biết cúi mặt xuống đất”.

Về phía gia đình, khi được biết những thông tin này gia đình Uyên rất vui, bà Nhung chia sẻ : “Tôi cảm thấy vui mừng và nhẹ nhõm vì hơn 5 tháng qua, con tôi bị bắt biệt tích và biệt giam nhưng hôm nay Uyên đã được gặp và nói chuyện với những người bên ngoài, là luật sư Sơn. Tôi mừng cho con, cho gia đình và bình tâm để tiếp tục lo lắng cho những việc sắp đến”.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực Phẩm – Saigòn, bị bắt biệt giam từ hồi tháng 10 năm ngoái. Uyên bị bắt điều tra với cáo buộc vi phạm điều 88 BLHS VN.

Vụ bê quan tài diễu phố: Chân dung 6 nghi can

Đây là những nghi can đã bị bắt trong vụ án mạng gây xôn xao dư luận ở Vĩnh Phúc trong những ngày gần đây. Đáng chú ý trong đó có 1 nghi can mới bị bắt thêm ngày hôm qua, 19/3.

Liên quan đến cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố vụ án và bắt 5 đối tượng là nghi can.


Các nghi can tại cơ quan công an


Theo đó, các nghi can bị bắt giữ gồm: Nguyễn Văn Tình (SN 1988), Nguyễn Văn Định (SN 1983) cùng ở xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng; Phùng Đắc Tú (SN 1994), Phùng Mạnh Tuấn (SN 1992) cùng Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc và Đặng Quốc Tú (đăng ký thường trú tại tỉnh Phú Thọ).

Đáng chú ý, ngày 19/3, Cơ quan CSĐT - C.A tỉnh Vĩnh Phúc(PC45) khởi tố, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối tượng tên là Nguyễn Văn Bình (tức Bính Cong, SN 1997, trú tại P. Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên) về tội giết người.

Trước đó, như đã đưa tin, khoảng 9h ngày 17/3, người dân TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện một thi thể nam giới ở dưới cống nước tại phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên đang trong tình trạng đang phân hủy. Ngay sau đó lực lượng chức năng đã có mặt để xử lý.

Dưới đây là chân dung các nghi can trong vụ án này:





Nghi can Nguyễn Văn Bình mới bị bắt ngày hôm qua, 19/3.


Giáo dục Việt Nam

VIDEO - CSGT Thanh Hóa không thuộc luật giao thông

Kilo 636 của Việt Nam sẽ là đối thủ của tàu ngầm project 677 Lada

RIA Novosti dẫn lời Tổng giám đốc Cục thiết kế trung ương Rubin (Nga) Igor Vilnit nói rằng tàu ngầm St. Petersburg project 677 Lada sẽ tham gia vào chường trình thử nghiệm quốc gia đối với tàu chiến xuất khẩu cho Ấn Độ và tàu ngầm của Việt Nam.

 

Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam 2 tàu ngầm Kilo trong năm 2013.

Tàu ngầm St. Petersburg project 677 Lada sẽ tham gia thử nghiệm cùng một số tàu chiến xuất khẩu, bao gồm tàu hộ vệ project 1135.6 của Hải quân Ấn Độ và tàu ngầm kilo project 636 của nhà đặt hàng nước ngoài (Việt Nam - theo RIA) . Sau đó chính nó sẽ hoàn thành thử nghiệm lặn sâu tại Hạm đội Phương Bắc theo chương trình quy định của Bộ Quốc phòng Nga” - RIA Novosti dẫn lời ông Igor Vilnit.

Hải quân Nga đã tiếp nhận tàu ngầm St. Petersburg và sử dụng thử nghiệm từ năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa thể hoàn thành các bài kiểm tra thử nghiệm bắt buộc. Dự kiến trong tháng 4 - 5 St. Petersburg sẽ lên đường đến Hạm đội Phương Bắc để kết thúc chương trình thử nghiệm quốc gia. Trước đó, theo yêu cầu của Hạm đội Baltic nó sẽ tham gia thử nghiệm kiểm tra thực tế các thông số kỹ chiến thuật và hệ thống điện tử của tàu ngầm kilo 636 đóng cho Hải quân Việt Nam.

Ông Igor Vilnit nhấn mạnh rằng, cả hai tàu ngầm này đều có những thiết bị tối tân, bao gồm hệ thống vô tuyến điện tử, các phương tiện đảm bảo sự sống va các hệ thống mới khác. Chính chúng sẽ là phép thử tốt nhất đối với các tính chất của nhau.

Hôm nay tôi không đeo mặt nạ

Lộ nhân vật đặc biệt trong vụ án rúng động tại Vĩnh Phúc




vinhphuc-xetang1

vinhphuc-xetang3

Phải đến lúc anh Thanh nặng lời và hỏi: “Tuấn Anh còn an toàn hay không”? thì Hiệp trả lời: “Không chắc an toàn đâu anh ạ”.

Người em họ tên Hiệp liên quan chặt chẽ đến vụ án

Trong ngôi nhà mái ngói lụp xụp, phóng viên Giaoduc.net.vn gặp những người thân gia đình nạn nhân trong vụ án mạng chết người xảy ra ngày 14/3 và người nhà nạn nhân mang quan tài qua nhiều con phố ở TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) ngày 17/3. Sau hai lần khám nghiệm tử thi đến chiều tối ngày hôm qua (18/3), người nhà nạn nhân đã mang thi thể nạn nhân về an táng tại nghĩa trang địa phương.
Những tiếng khóc, tiếng nấc vẫn vang đâu đó trong căn nhà. Hôm nay (19/3), gia đình làm ba ngày cho anh Tuấn Anh. Anh Lê Thế Thanh, người anh rể cả trong gia đình và cũng là người đã trực tiếp đứng ra lo lắng mọi công việc từ khi gia đình đón nhận hung tin anh Tuấn Anh đã mất, gạt đi những đau thương mất mát kể lại ngày xảy ra án mạng:
Anh Lê Thế Thanh cho biết: “Đêm ngày 14/3, sau khi liên hoan với một số anh em làm cùng công ty, Tuấn Anh về đến nhà cũng vào quãng nửa đêm. Lúc này, Tuấn Anh nhận được điện thoại của người em họ có tên Hiệp (hiện tại Hiệp đang bị cơ quan công a bắt giữ) gọi đến quán ăn đêm ở khu Quán Tiên.
Xuất hiện thêm 1 nhân vật nmấu chốt (tên là Hiệp) liên quan trong vụ án mạng nghiêm trọng này, nhưng trong buổi họp báo ngày 18/3, công an cũng như các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa thông tin cho các nhà báo biết. Chỉ đến khi các phóng viên phải tự điều tra độc lập, tìm hiểu thì mới phát hiện ra được nhân vật quan trọng này.
Khi lên đến nơi, Tuấn Anh đã thấy Hiệp và một thanh niên đầu trọc đang có xô xát với một nhóm người trong quán ăn. Thấy Hiệp bị hành hung, Tuấn Anh vào can ngăn nhưng mâu thuẫn ngày một căng thẳng hơn.
Khi hai nhóm đang cãi cọ, nhóm thanh niên kia gọi điện thoại và một lát sau, một nhóm thanh niên nữa kéo đến và nhảy vào đánh Hiệp.
Sau đó người chủ quán ăn đêm đứng ra bảo lãnh để Hiệp không bị những người kia hành hung. Người này nói: “Hiệp là em nhà vợ tao, chúng mày đánh nó thì đánh tao đi…” và nhờ câu nói đó mà Hiệp thoát khỏi những trận đòn. Trong thực tế giữa Hiệp và người chủ quán không có mối quan hệ nào”, anh Thanh nhớ lại.
Cũng theo lời kể của anh Thanh, người “đỡ đòn” cho Hiệp lại chính là anh Tuấn Anh. Thấy bị đánh, anh Tuấn Anh đã chạy ra ngoài quán. Khi anh Tuấn Anh chạy đến cống nước thì mấy thanh niên kia đuổi kịp và tiếp tục hành hung anh…
Cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh.
Sáng hôm sau, Hiệp lại tiếp tục nhậu. Đến khi mẹ anh Tuấn Anh đi chơi qua nhà Hiệp thấy chiếc xe máy của anh Tuấn Anh để trong quán Hiệp, bà liền báo cho con dâu (vợ anh Tuấn Anh) đến gặng hỏi. Lúc này Hiệp mới nói ra sự việc tối hôm trước. Sau đó, mẹ nạn nhân về gọi anh em người nhà đi tìm.
Sau đó một người chú của anh Tuấn Anh ra quán tìm Hiệp hỏi. “Không có vấn đề gì đâu, đánh nhau xô xát nhẹ thôi”, những thanh niên ngồi trong quán trả lời chú của nạn nhân.
Sau đó, người chú báo công an và những thanh niên kia lần lượt đứng dậy bỏ đi. Hiệp về trụ sở công an làm việc, chiều cùng ngày Hiệp được cho về.
“Khi về nhà, gia đình tôi cũng đã động viên hỏi han để Hiệp cho biết sự thật. Chúng tôi bảo, nếu như anh Tuấn Anh có nợ nần gì liên quan đến dân xã hội thì gia đình sẽ lo tiền để họ thả người về nhưng Hiệp vẫn nói “không”. Phải đến lúc tôi nặng lời và hỏi là: “Tuấn Anh còn an toàn hay không”? thì Hiệp trả lời: “Không chắc đã an toàn đâu anh ạ”, anh Thanh nhớ lại.

Ba ngày vật vã tìm kiếm người thân

Ngay sau khi nhận được câu trả lời của Hiệp, anh Thanh có linh cảm không lành nên đã huy động anh em đi tìm khắp nhưng không thấy.
Đến chiều ngày 16/3, mọi người đang gần như tuyệt vọng thì anh Thanh phát hiện một vết máu đã khô ở gần nơi anh Tuấn Anh bị hành hung. Lần theo vết máu đó đến một cái cống (sau này phát hiện thi thể anh Tuấn Anh) thì mất dấu vết.
Ngay lúc đó, người nhà anh Tuấn Anh đã xuống cống mò tìm nhưng không thấy. Sau đó đã báo cho công an đến kiểm tra hiện trường. Sáng ngày hôm sau, gia đình làm đơn kêu cứu đến cơ quan pháp luật thì cùng lúc đó, cơ quan công an tìm thấy xác anh Tuấn Anh đang nằm dưới cống. Sau khi khám nghiệm tử thi, bên giám định đưa ra kết luận là anh Tuấn Anh do uống rượu rồi ngã xuống cống và chết vì ngạt thở.
“Đó là nguyên nhân khiến gia đình nạn nhân mang thi hài đi “kêu oan” trên phố chiều ngày 17/3″, anh Thanh kể.
Được biết, gia đình anh nạn nhân đang gặp nhiều khó khăn. Mẹ đã già, bố mất từ lâu, hiện tại vợ nạn nhân đang mang bầu đứa con thứ hai. Còn không đầy hai tháng nữa, cháu bè sẽ chào đời.
Theo  Giáo Dục

Con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc làm việc với CQĐT



vinhphuc-dem1
dân biểu tình suốt đêm tại ngã tư Quán Tiên, ảnh lúc 2h sáng 18/3/2013

Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, con rể của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc được cơ quan chức năng mời tới để hỗ trợ điều tra vụ xác chết dưới mương nước.
Chiều nay (19-3) Cơ quan CSĐT công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngay sau khi phát hiện xác chết của anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), đã triệu tập Nguyễn Văn Hiệp – người đi cùng và chứng kiến sự việc để làm rõ một số vấn đề liên quan. Tuy nhiên, sau khi tiến hành lấy lời khai, xét thấy không có đủ căn cứ để ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Hiệp nên cơ quan công an đã cho Hiệp về nhà.
Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết: Cơ quan công an cũng đã mời con rể của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc lên để làm việc. Được biết, con rể của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc là Giám đốc một doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn.
Phía công an tỉnh Vĩnh Phúc cho hay: Viện pháp y đã có kết quả khám nghiệm tử thi ngày 18/3. Kết quả khám nghiệm tử thi lần này không có sai khác so với lần trước.
Anh Lê Thế Thanh, người anh rể cả trong gia đình nạn nhân cho biết, đêm 14/3, anh Tuấn Anh đi liên hoan với một số anh em trong công ty thì nhận được điện thoại của em họ là Nguyễn Văn Hiệp gọi đến quán ăn đêm ở khu Quán Tiên.
Khi lên đến nơi, Tuấn Anh thấy Hiệp đang có xô xát với một nhóm người trong quán ăn. Thấy Hiệp bị hành hung, Tuấn Anh vào can ngăn thì nhóm thanh niên kia gọi điện cho đồng bọn. Chủ quán ăn đêm đã đứng ra bảo lãnh xin tha cho Hiệp về nhà. Trong khi đó, anh Tuấn Anh bị đuổi đến khu vực cống nước đánh tới tấp.
Đến trưa hôm sau (ngày 15-3), mẹ của anh Tuấn Anh đi tìm, nhìn thấy xe của con trai mình trong tiệm sửa xe của Hiệp nên tra hỏi mới biết con trai mình bị đuổi đánh ở phố Quán Tiên tối 14-3. Hiệp chạy thoát, còn Tuấn Anh bị vây đánh, song cũng không nói cụ thể sau đó sự việc như thế nào.
“Trường hợp của anh Hiệp, cơ quan điều tra cũng đang mời làm việc song trước mắt, chưa thấy có sự liên quan của Hiệp với vai trò là đồng phạm” – Đại tá Đỗ Văn Hoành- Phó Giám đốc công an cho biết.
Theo Tiền Phong

Nhìn lại cái chết vì bạo lực và sự công quyền tại Việt Nam



Tôi viết những dòng chữ này khi nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh đã có được nơi yên nghỉ sâu dưới lòng đất sau những trò bạo lực kinh hoàng, dã man. THực hư nguyên nhân cái chết vẫn cần chờ đợi( theo như lời các vị lãnh đạo) nhưng những hình ảnh, video lan nhanh trên báo chí, mạng xã hội là thứ vừa mới xảy ra trong 2 ngày gần đây nhất.

vinhphuc-phauthuat
Câu chuyện ở đây là gì ?
  1. Một anh thanh niên được tìm thấy xác với nhiều vết thương tích trong ống cống sau một vụ xích mích.
  2. Đại diện cho công bằng, pháp luật( gọi nôm na là chính quyền) kết luận nạn nhân chết đuối.
  3. Chết đuối là chết vì ngạt thở trong nước khi bị thiếu oxi. CHết đuối không thể có cái biểu hiện: bầm dập, lỗi lõm hình hài cơ thể, răng gẫy… Và một cuộc biểu tình lớn đã xảy ra.
  4. Trong cuộc biểu tình đó, cảm xúc là thứ gần như chiếm lĩnh tâm trí con người. Căm giận – phẫn uất – thù ghét… Cái phần ‘’CON’’ trồi dậy. Những phút ghi hình cuộc ẩu đả giữa người dân và những người đang mang trong mình trọng trách, công việc là: Đảm bảo an toàn cho chính họ( người dân).
  5. Con rể ông chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc được coi là có dính líu tới. Thanh danh của ông chủ tịch? Thanh danh của người con rể? Sao lại có sự lẫn lộn giữa 2 cái nhân hoàn toàn khác biệt.

Vấn đề nhìn thấy?
  1. Cái chết đau thương của một con người, nạn nhân của bạo lực không được mấy người quan tâm. Một lời cầu nguyện cho linh hồn đã qua? Có hay không? Người ta bàn về cuộc biểu tình, người ta bàn về cái sôi động đầy bạo lực, vô văn hóa của công an, cảnh sát… để quên đi cái nguyên nhân xót thương sơ khai nhất của đạo làm người đang bị mờ nhạt. Sẽ là mâu thuẫn giữa nhóm người và ngày mai có thể lắm là mâu thuẫn của cả một dân tộc.
  2. Thưa rằng dân nghèo, dân không biết chữ nhưng nói Một có nghĩa là Một. Chết đuối là chết đuối, chết vì bạo lực là chết vì bạo lực. Sơ khai nhất thì một đứa trẻ con cũng có thể phân biệt được chứ không nói tới kết quả giám định pháp y.
  3. Dân đi biểu tình đông, quyết liệt. Có người thân, hàng xóm của nạn nhân và cũng có người không quen biết. Phải chăng người dân bắt đầu hoặc đã ý thức được phần nào những lá đơn, những khiếu nại, những văn bản pháp luật, những người cầm cán cân công lý là hư ảo, là dối trá? Có một Đoàn Văn Vươn, có một vùng Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản, Đắc Nông… giờ có thêm Vĩnh phúc cũng là lẽ thường tình? Đâu đâu cũng là đất mẹ Việt Nam nhưng do đảng Cộng Sản lãnh đạo mà?
4. Công an, cảnh sát, cơ động… Việt Nam đâu đang trong thời chiến mà lượng lực đông ngang với dân. Bảo vệ dân sao lại đánh dân, dọa dân? Bảo vệ của dân, sao dân lại chửi, lại rủa? Phải chăng cái ý nghĩa cuả sắc phục kia không những chẳng được nguyên vẹn mà còn biến thái ghê gớm lắm?
5. Một bản giám định pháp y vô lý quá với dân? Một ông chủ tịch tỉnh? Một ông con rể của ông chủ tịch tỉnh? Thanh danh của một ông chủ tịch tỉnh? Thanh danh của một chính quyền ‘’vì dân’’.

Một câu chuyện về tỉnh Vĩnh Phúc. Một câu chuyện về  Việt Nam.
Một câu chuyện về cái chết. Một câu chuyện về sự sống tại Việt Nam.
Một câu chuyện rồi sẽ lắng, quên đi. Một câu chuyện về văn hóa, bản sắc, nhân văn của người Việt Nam in sâu vào ngày mai?

Hướng tới cuộc sống tươi đẹp và sự hòa hợp con người, dân tộc.
Hướng tới cuộc sống tươi đẹp và sự hòa hợp con người, dân tộc.

Tôi chỉ nêu sơ khai đến vậy? Mỗi người là một linh hồn, một trái tim. Ai biết, ai đọc, ai nghe thấy thì tự tìm cho mình câu trả lời cũng như nguyên nhân để tránh bớt đi  muôn vàn thứ xấu xa trong cuộc sống tốt đẹp này. Hôm nay họ là nạn nhân, ngày mai ta cũng có thể là nạn nhân nếu ta chẳng biết hướng tới cái thiện, cái gốc của đối nhân xử thế.

Theo TTXVA

Việt Nam-Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau?



Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum) mới đây có giới thiệu bài viết của học giả Lê Hồng Hiệp mang tựa đề “The rise of Chinese contractors in Vietnam” (Sự trỗi dậy của các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam). Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị.
Các nhà thầu TQ thích sử dụng lao động Trung Quốc với lý do rào cản ngôn ngữ
Đến cuối năm 2009 các công ty kỹ thuật của Trung Quốc đã tham gia vào các dự án trị giá 15,4 tỷ USD tại Việt Nam, đưa thị trường Việt Nam trở thành thị trường lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á.
Đôi khi các nhà thầu Trung Quốc thậm chí còn chiếm tới 90% các hợp đồng Kỹ thuật, Thuê mua, Xây dựng, gọi tắt là EPC (Engineering / Procurement /Construction) cho các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam.
Hai yếu tố chính dẫn tới mức gia tăng đáng kể các nhà thầu kỹ thuật của Trung Quốc tại Việt Nam, đó là: các điều kiện đi kèm với các khoản vay ưu đãi và các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi của bên mua mà Trung Quốc dành cho Việt Nam, và các chiến lược kinh doanh ‘linh hoạt’ của các nhà thầu Trung Quốc.
Trong khi các khoản trợ cấp của Trung Quốc cho Việt Nam đã bị hạn chế từ năm 1991, thì các khoản cho vay ưu đãi lại lên tới 500 triệu đô la Mỹ tính tới cuối năm 2010.
Các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi từ bên mua của Trung Quốc dành cho Việt Nam cũng tăng lên, đạt 1 tỷ USD vào cuối năm 2008.
Nhưng để Việt Nam được nhận các khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc, cũng như các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi của người mua, thì họ phải sử dụng các nhà thầu, công nghệ và thiết bị cũng như dịch vụ Trung Quốc cho các dự án có liên quan.
Những điều kiện như vậy chắc chắn đã góp phần dẫn tới sự gia tăng các công ty kỹ thuật Trung Quốc tại Việt Nam.

Kẽ hở trong luật

Nhà thầu TQ tham gia nhiều dự án hạ tầng tại Việt Nam
Trong khi đó, đối với các dự án tài trợ theo những cách khác và mở ra cho cả các nhà thầu quốc tế, thì lại có những kẽ hở trong Luật Đấu thầu của Việt Nam mà theo đó giá thành thấp sẽ được lợi hơn so với các khía cạnh kỹ thuật.
Trong khi các nhà thầu Trung Quốc có thể đưa ra mức giá thấp hơn đáng kể so với các nhà thầu khác nên họ được hưởng một lợi thế khi cạnh tranh.
Vấn đề là sau khi được nhận đồng các công ty Trung Quốc thường cố tìm cách tiết kiệm chi phí bằng cách thuyết phục các chủ dự án thay đổi các điều khoản ban đầu của hợp đồng, hoặc thậm chí không đếm xỉa gì tới chúng.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự thống trị của các công ty Trung Quốc đã sản sinh ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng cho Việt Nam.
Trước hết là có nhiều tin tức trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam viết về hoạt động yếu kém của các nhà thầu Trung Quốc.
Vấn đề phổ biến nhất là việc các nhà thầu đã không đảm bảo được chất lượng, không có khả năng làm theo đúng thời hạn hoặc vi phạm các điều khoản và điều kiện của hợp đồng.
Những chi phí phụ trội cho các chủ dự án Việt Nam đã cản trở sự phát triển bền vững cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Thứ hai là chính điều kiện đòi hỏi các dự án được tài trợ bởi các khoản vay ưu đãi và các khoản tín dụng xuất khẩu của người mua từ Trung Quốc thì phải nhập khẩu công nghệ, thiết bị và dịch vụ từ Trung Quốc nên điều này đã góp phần vào thâm hụt thương mại kéo dài của Việt Nam với Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, ví dụ, tăng từ 9 tỷ USD năm 2007 lên thành 16,4 tỷ USD vào năm 2012.
Và cuối cùng là các nhà thầu Trung Quốc muốn sử dụng lao động Trung Quốc, và nó cũng có nghĩa là người lao động Việt Nam bị thiệt.
Các nhà thầu Trung Quốc giải thích việc chọn công nhân Trung Quốc là vì rào cản ngôn ngữ, thiếu tin tưởng vào lao động Việt Nam, và công nhân Trung Quốc có kỹ năng tiên tiến hơn.

Phụ thuộc lẫn nhau

Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã gây nhiều phản ứng tại Việt Nam
Những vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đối với quan hệ kinh tế và chính trị của Việt Nam với Trung Quốc.
Trước hết là việc Việt Nam phụ thuộc vào các nhà thầu Trung Quốc đã gây ra quan ngại về an ninh quốc gia của Việt Nam, đặc biệt là an ninh năng lượng.
Tình trạng chậm trễ và chất lượng kém của các nhà máy điện do các nhà thầu Trung Quốc xây dựng đã tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu điện tại Việt Nam.
Kế đến là sự hiện diện của công nhân Trung Quốc, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đã gây ra tâm lý bất mãn trong dân chúng ở Việt Nam.
Ngoài việc thổi bùng thêm cách nhìn nhận rằng người lao động địa phương bị đặt vào thế bất lợi, thì sự hiện diện của công nhân Trung Quốc còn gây ra các quan ngại về an ninh.
Đã có tin tức về việc công nhân Trung Quốc vi phạm luật, gây rối trật tự xã hội, hoặc thậm chí dính dáng vào các cuộc đối đầu bạo lực với cộng đồng dân cư địa phương.
Sự hiện diện của hàng trăm công nhân Trung Quốc làm việc cho nhà thầu Chalieco tại nhà máy nhôm ở Tây Nguyên đã dẫn tới những phản đối từ các nhân vật cao cấp tại Việt Nam – trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người lập luận rằng một số lượng lớn lao động Trung Quốc ở Tây nguyên sẽ tạo một chỗ đứng cho Trung Quốc trong lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam.
Lập luận của Tướng Giáp là một trong những lý do cơ bản đằng sau những phản đối mạnh mẽ được xã hội dân sự tại Việt Nam lên tiếng nhằm chống lại việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Và thứ ba là chất lượng kém của một loạt các dự án của Trung Quốc họ đã tạo ra nhận thức tiêu cực trong một bộ phận lớn dân chúng ở Việt Nam về các nhà thầu Trung Quốc và khiến nảy sinh phản ứng chính thức từ các tổ chức và các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam.

Giải pháp

“Việc các nhà thầu Trung Quốc áp đảo tại Việt Nam đã tạo ra tâm lý thù địch trong công chúng nước này và tiếp tục làm sâu sắc thêm mối ngờ vực của người Việt đối với Trung Quốc”
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang sửa đổi Luật Đấu thầu để cho phép các chủ dự án loại bỏ các nhà thầu không đủ điều kiện, những người đưa ra mức giá thấp nhưng dường như không có khả năng cung cấp một dịch vụ có chất lượng.
Luật được sửa đổi cũng quy định rằng các nhà thầu đã trúng thầu không được phép sử dụng lao động nước ngoài cho công việc mà công nhân Việt Nam có thể làm được. Luật cũng đặt ra các giới hạn về nhập khẩu hàng hóa và thiết bị nào đã sẵn có tại địa phương.
Những quy định như vậy, một khi được thông qua, sẽ làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam.
Kể từ khi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa, có thể thấy tình trạng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai nước gia tăng [4], và đây là nền tảng quan trọng cho một mối quan hệ hòa bình và ổn định giữa hai quốc gia.
Tuy nhiên, phải trả giá cho sự phụ thuộc lẫn nhau này. Việc các nhà thầu Trung Quốc áp đảo tại Việt Nam đã tạo ra tâm lý thù địch trong công chúng nước này và tiếp tục làm sâu sắc thêm mối ngờ vực của người Việt đối với Trung Quốc.
Lê Hồng Hiệp là giảng viên tại Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và làm bằng tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, tại Canberra, Úc.
Theo BBC

“Luật được bắn” và Điều 4 có liên quan?



Bộ công an vừa trình dự thảo cho phép được bắn đối với ai chống lại người thi hành công vụ, ngay lập tức dư luận lên tiếng chống đối mạnh mẽ và cho rằng luật này sẽ gây thêm nhiều vụ giết người vô tội nữa.
Báo Lao Động: Công an dùng súng giải quyết mâu thuẫn cá nhân
Nghe Online
Trong dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chận và xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ Bộ Công an đề xuất nếu đối tượng vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được phép nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ.
Quá nhiều quyền hành cho công an
Cảnh sát giao thông đánh người vi phạm.
Sau khi tin này công khai trên mặt báo lập tức hàng ngàn phản hồi từ người dân với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đa số không đồng tình vì lo rằng công an sẽ lạm dụng quyền này để gây ra thêm nhiều vụ giết người khác. Chị Trịnh Kim Tiến, con của ông Trịnh Xuân Tùng, bị công an Hà Nội hành hung đến chết, cho biết suy nghĩ của mình khi nghe đề xuất này:
Tôi nhận được tin Bộ công an đề xuất luật cho phép bắn người chống cán bộ thi hành công vụ khi trên đường về nhà ăn giỗ bố mình lần thứ hai. Khi đọc tin này tâm trạng đầu tiên của tôi là bức xúc và phẫn uất. Trên hết là sự đau xót vì tôi cho rằng đây là một cái luật hết sức phi nhân nó đang khinh thường mạng sống con người một cách quá đáng. Bất cứ công dân nào cũng phải có quyền con người và khi họ đề xuất luật cho bắn trực tiếp vào người như vậy thì không cần phải đặt ra tòa án để giải quyết các sự vụ nữa vì công an nắm hết mọi quyền lực trong tay chi phối tất cả mọi thứ.
Bất cứ công dân nào cũng phải có quyền con người và khi họ đề xuất luật cho bắn trực tiếp vào người như vậy thì không cần phải đặt ra tòa án để giải quyết các sự vụ nữa vì công an nắm hết mọi quyền lực trong tay chi phối tất cả mọi thứ.
Chị Trịnh Kim Tiến
Một nạn nhân khác là ông Nguyễn Quang Phục cha của anh Trần Quốc Bảo cũng bị công an đánh chết mà không có bất cứ phiên tòa nào xét xử, ông Phục cho biết:
Tôi là một nạn nhân có người thân chết trong trại giam của công an thì tôi thấy đây là điều bất hợp lý. Thực tế mà nói đạo đức trong ngành công an hiện nay đang bị vi phạm rất nhiều, mất lòng tin của nhân dân. Nều giao cái quyền cho họ được dùng vũ khí nóng trong khi họ nói là chống người thi hành công vụ thì thực tế không có vì họ toàn lập ra. Như con tôi bị họ đánh chết rõ ràng nhưng họ bảo con tôi chết trên đường đi họ không đánh nhưng do con tôi tự thương mà chết. Đây là điều vô lý cho nên khi cho phép họ dùng những quyền hành như thế thì họ sẽ dựng nên những hiện trường giả để đang là kẻ phạm tội sẽ trở thành những kẻ vô tội cho nên cái này tôi kịch liệt phản đối.
Người thứ ba là Võ Thị Uyên em ruột của nạn nhân Võ Văn Khánh kể lại cái chết của anh mình do công an gây ra:
Chiều đó ảnh có điện cho chị con nói cậu xin cho ảnh ra, ảnh vừa nói vừa khóc. Lúc đó công an nó giựt máy nó nói là anh con mua xe ăn cắp rồi nó cúp máy, chị con điện lại không được nó khóa máy luôn. Bố của ảnh chiều hôm đó vô, hôm đó là chiều thứ Sáu xin vô gặp ảnh mà nó không cho. Đến tối đó khoảng 12 giờ thì chị con nhận điện thoại nói là anh con tự tử chết. Ba con vô bệnh viện lúc đó cũng không để ý nữa cứ tưởng là ảnh tự tử vì công an nói ảnh lấy giây giày để tự tử. Nhưng khi mang ảnh về nhà thấy ảnh bị nhiều vết bầm, khi khám nghiệm tử thi thì ảnh bị gãy hai cái xương sườn. Sau đó công an ngoài Đà Nẵng vô thì nói là ảnh không bị chi hết gãy hai xương sườn là do vết mổ.
Một vài kiểu hành xử theo kiểu công an, người có trách nhiệm bảo vệ dân
Còn hàng trăm cái chết khác do công an gây ra trong thời gian gần đây đã khiến bất cứ đề xuất nào cho ngành công an cũng đều bị người dân nghi ngờ chống đối. Là nạn nhân của công an ông Nguyễn Quang Phục không thể bỏ qua chi tiết bao che lấp liếm qua vụ án của con ông để từ đó ông cho rằng việc đề xuất được bắn là ý đồ trấn áp người vô tội, nhất là trong tình hình dân oan hiện nay ông nói:
Tôi là một trong những người gia đình là nạn nhân bị công an đánh chết mà họ lập hiện trường giả, họ không công nhận họ đánh. Về sau này thực tế nó sẽ chứng minh lời tôi nói là đúng. Nếu như Đảng và nhà nước Việt Nam cho phép công an cái quyền lớn như thế thì tính mạng con người quá là rẻ mạt
ông Nguyễn Quang Phục
Tôi chỉ đơn cử như những cuộc đình công lãng công hoặc là những người dân bị mất đất mà người ta ra người ta giữ đất nếu mà anh dùng vũ khí nóng trấn áp thì rất là nguy hiểm. Tôi là một trong những người gia đình là nạn nhân bị công an đánh chết mà họ lập hiện trường giả, họ không công nhận họ đánh. Về sau này thực tế nó sẽ chứng minh lời tôi nói là đúng. Nếu như Đảng và nhà nước Việt Nam cho phép công an cái quyền lớn như thế thì tính mạng con người quá là rẻ mạt
Cô Trịnh Kim Tiến cũng đống tình với ông Phục, cô nói:
Sau khi luật này thông qua thì cái tội gọi là chống người thi hành công vụ sẽ liên tục gia tăng. Tội danh chống người thi hành công vụ là một khái niệm hết sức mơ hồ trong pháp luật Việt Nam hiện tại. Do không định nghĩa rõ ràng cái tội danh chống người thi hành công vụ nên khi người bị bắn chết thì người ta không thể cãi lại được.
Dân lo sợ hơn là tội phạm
Tuy nhiên nếu suy xét vấn đề ở một góc khác người ta có thể nhận thấy rằng việc không cho cảnh sát bắn người tấn công họ mới đáng lo, vì như vậy là cách khuyến khích tội phạm có tổ chức, có vũ khí sẽ lộng hành hơn và do đó an ninh của xã hội sẽ bị đe dọa.
Công an trong một vụ giải tỏa đất
Ở các nước dân chủ, cảnh sát là người bảo vệ luật pháp, tức là bảo vệ người dân. Tại Hoa kỳ, khi cảnh sát yêu cầu dừng xe thì người bị yêu cầu phải thực hiện bất kể anh ta là ai, quyền lực tới mức nào. Nếu không tuân thủ những quy định chung mà luật pháp đưa ra người lái xe có thể bị bắt và nếu có hành vi nguy hiểm thì cảnh sát sẽ nổ súng để trấn áp như trấn áp tội phạm mà không bị dư luận lên án.
Tuy nhiên người cảnh sát này không thể tùy tiện hay có hành động bắn dân nếu không chứng minh được trước tòa án rằng anh ta bị tấn công hay sắp lâm vào tình trạng nguy hiểm. Những bằng chứng đưa ra trước tòa có thể là người chứng, bạn đồng nghiệp có mặt tại hiện trường và quan trọng nhất là hình ảnh video từ xe cảnh sát thu được.
Nếu không cho bắn như hiện nay thì có thể tội phạm khó khuất phục hơn nhưng khi đã cho phép để nâng cao mức hiệu quả của luật pháp thì điều 4 Hiến pháp phải bỏ trước khi cho luật này được ban ra. Điều 4 còn đó, đảng vẫn thay tòa xử án thì việc cho phép bắn chỉ làm dân thêm sợ hãi chứ không thay đổi được gì
Cơ quan pháp y là nơi thứ hai giúp cho tòa án biết anh cảnh sát này có tấn công người lái xe một cách không cần thiết hay không qua cách khảo sát vết đạn bắn vào người nạn nhân có đúng là từ phía trước hay từ bên hông, hay phía sau. Tòa sẽ căn cứ vào những bằng chứng này để tha bổng hay kết án người cảnh sát.
Khi Bộ Công an Việt nam đề xuất việc cho phép bắn người thì ngay lập tức những hình ảnh phản cảm từ bao năm qua đã che hết tầm nhìn của người dân. Qua kinh nghiệm bản thân người dân biết chắc rằng các cơ quan tư pháp không thể kiểm tra, giám sát hay truy cứu trách nhiệm người bắn nếu quy định này được thông qua.
Mới nhất là vụ Vĩnh Yên đang gây làn sóng phẫn uất trong dư luận cả nước. Nạn nhân được cơ quan pháp y xác nhận bằng văn bản là đã chết do say rượu té xuống cống và bị ngộp nước mà chết trong khi đó thi thể của nạn nhân bị bầm tím từ phần ngực tới đầu, răng bị mất nhiều cái, não bị nhão vì vật cứng đập vào…tất cả chứng cứ cho thấy rằng cơ quan pháp y luôn đứng phía sau làm theo lệnh của những cán bộ chức quyền trong Đảng, mà khi Đảng đã yêu cầu thì không một cơ quan nào dám làm trái lệnh.
Nếu đề xuất được bắn kẻ chống người thi hành công vụ trở thành luật thì xã hội sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn. Người dân làm sao yên tâm khi biết rằng không một tòa án nào thực thi công lý qua tìm hiểu, truy xét xem kẻ bắn người có phải thực sự bị tấn công hay do vòi tiền không được, tư thù cá nhân, thậm chí sau một chầu nhậu say đương sự có sẵn súng trong tay và bắn người như bắn bia vì đã được pháp luật cho phép.
Nếu không cho bắn như hiện nay thì có thể tội phạm khó khuất phục hơn nhưng khi đã cho phép để nâng cao mức hiệu quả của luật pháp thì điều 4 Hiến pháp phải bỏ trước khi cho luật này được ban ra. Điều 4 còn đó, Đảng vẫn thay tòa xử án thì việc cho phép bắn chỉ làm dân thêm sợ hãi chứ không thay đổi được gì hơn trong hoàn cảnh hiện nay.
Theo RFA

Gia đình anh Đoàn Văn Vươn sắp ra tòa với tội danh 'giết người'



CTV Danlambao - Báo Thanh Niên cho biết, phiên tòa liên quan đến vụ án gia đình anh Đoàn Văn Vươn sẽ diễn ra vào đầu tháng sau. Theo quyết định của TAND TP. Hải Phòng, dự kiến phiên sơ thẩm sẽ kéo dài trong 4 ngày, từ 2/4/2013 đến 5/4/2013, tại trụ sở Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng.


Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử được ký bởi thẩm phán Phạm Đức Tuyên, phiên sơ thẩm được thông báo 'xét xử công khai'.

Như vậy, tính từ ngày xảy ra vụ nổ súng chống cướp đất gây chấn động cho đến ngày ra tòa, anh Đoàn Văn Vươn cùng 3 người trong gia đình đã bị giam 1 năm 3 tháng.

Cũng theo báo Thanh Niên, vài ngày sau đó, phiên sơ thẩm vụ án hủy hoại tài sản liên quan đến phó chủ tịch Tiên Lang Nguyễn Văn Khanh cũng sẽ diễn ra từ ngày 8/4.
Theo cáo trạng, anh Đoàn Văn Vươn cùng những người trong gia đình là Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Sịnh bị cáo buộc phạm tội 'giết người đang thi hành công vụ'. Mức án dành cho tội danh này từ 12 đến 20 năm, có thể chung thân hoặc tử hình.

Vợ của anh Đoàn Văn Vươn là chị Nguyễn Thị Thương và vợ anh Đoàn Văn Quý là Phạm Thị Hiền cũng bị truy tố với tội danh cáo buộc 'Chống người thi hành công vụ'.

Bản cáo trạng do Viện kiểm sát quyết định truy tố gia đình anh Đoàn Văn Vươn tương tự như bản kết luận điều tra của CA Hải Phòng hôm 28/12.

Tổng cộng có 7 người trong lực lượng 'cưỡng chế' bị thương sau vụ cướp đất, gồm cả công an và quân đội. Lực lượng này hiện đang đòi gia đình anh Vươn phải bồi thường tiền vì bị 'tổn thất về tinh thần'.

Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC, chị Phạm Thị Hiền (còn gọi là Phạm Thị Báu) - vợ anh Đoàn Văn Quý khẳng định: vụ cưỡng chế đất đai hôm 5/1 là là 'cướp' chứ không phải 'thi hành công vụ'. 

"Gia đình em chấp nhận mất để xã hội được... Thứ hai là nếu nhà em không chịu mất, không chấp nhận hy sinh thì tất cả bà con trên cả nước này, những người dân thấp cổ bé họng mà đang bị áp bức như nhà em không có chỗ nào để kêu cứu", chị Hiền chia sẻ.

CTV Danlambao