THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 March 2013

‘Con rể chủ tịch Vĩnh Yên thân nghi phạm’

‘Con rể chủ tịch Vĩnh Yên thân nghi phạm’
Cập nhật: 13:39 GMT - BBC UK - thứ năm, 28 tháng 3, 2013


Nhiều người chưa tin tưởng vào việc điều tra vụ án Nguyễn Tuấn Anh của Công an Vĩnh Phúc.



Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa thông qua báo chí trong nước hé lộ nêu ra một số diễn biến và tình tiết mới của vụ án sát hại Nguyễn Tuấn Anh theo hướng tập trung nghi vấn vào con rể chủ tịch tỉnh.
Trước đó, cơ quan điều tra của tỉnh Vĩnh Phúc và Bộ Công an đều luôn khẳng định rằng ‘không có bằng chứng nào về sự liên quan của người nhà chủ tịch tỉnh’ trong vụ án.

Do đó, diễn biến này đánh dấu bước ngoặt trong quá trình điều tra vụ án làm chấn động thành phố Vĩnh Yên này.

Vào tù ra khám


Tình tiết mới nhất của vụ án là con rể chủ tịch tỉnh Phùng Quang Hưng ‘có quan hệ thân thiết’ với tất cả sáu nghi phạm hiện đang bị bắt giữ, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ một lãnh đạo ẩn danh của Cục cảnh sát điều tra về trật tự xã hội của tỉnh cho biết.
Tuổi Trẻ khẳng định điều này ngay trong tiêu đề bản tin sáng thứ Năm ngày 28/3: ‘Con rể chủ tịch UBND tỉnh quan hệ thân thiết với bị can’.
Tờ báo này còn cho biết người con rể này đã từng ‘có tiền án’ và từng vào tù ra khám nhưng không nói rõ bị tù về tội gì và bao nhiêu năm.

Chính trong thời gian ở tù này mà người con rể này đã quen biết với các nghi phạm.
 Khi ra tù, ông khai thác cát trên sông Lô nên đã thu nhận những người bạn tù này về làm việc cho công ty của ông, Tuổi Trẻ cho biết, và cho họ cư trú trong căn nhà 4 tầng ở phường Hội Hợp, gần nơi xảy ra án mạng.


Cả năm nghi phạm này đều từng là bạn tù với con rể chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc.

Báo Thanh niên còn cho biết khi vụ hành hung Nguyến Tuấn Anh xảy ra, các nghi phạm có chạy vào căn nhà đó lấy hung khí truy sát nạn nhân.
Căn nhà này thuộc sở hữu của Chủ tịch Phùng Quang Hùng và có cho vợ chồng ông Dũng ở một thời gian.
Cũng theo Tuổi Trẻ thì ông Dũng ‘liên quan đến một vụ thanh toán tại địa bàn tỉnh Phú Thọ’ và ‘liên quan đến hoạt động khai thác cát’ nhưng không nói rõ khai thác cát như thế nào.
Tuổi Trẻ cho biết công an cũng đang điều tra ông Dũng về hai nội dung này.
Nêu rõ họ tên
Điều đáng lưu ý lần đầu tiên tờ báo này nêu đầy đủ danh tính của người con rể này là Trần Khánh Dũng.
Tờ Người Lao Động cũng nêu thẳng tên, nhưng là Trần Anh Dũng, trong khi các báo khác như Thanh Niên, Dân Trí gọi là ông D. Còn tờ An ninh thủ đô chỉ cho biết tên là ‘anh Dũng’.
Kể từ khi vụ việc xảy ra, báo chí trong nước đã có sự thay đổi dần dần khi nêu danh tính của người này: lúc đầu là người nhà, rồi con rể chủ tịch tỉnh, sau đó là giám đốc một công ty xây dựng rồi đến ông D., ông Dũng và bây giờ là Trần Anh Dũng.
"Tôi không chịu sức ép nào cả và sẽ điều tra không nương tay dù đó là ai."
Thiếu tướng Phùng Tiến Bộ, giám đốc Công an Vĩnh Phúc
Điều này cho thấy ông Dũng không còn được bảo vệ danh tính nữa và có nhiều khả năng là một đối tượng tình nghi trong vụ việc.
Trước đó, báo chí trong nước đồng loạt dẫn nguồn tin từ Thiếu tướng Phùng Tiến Bộ, giám đốc Sở Công an tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết ông Dũng đã được triệu tập đến cơ quan điều tra để ‘làm việc’ trong hai ngày 26 và 27/3. Nội dung ‘làm việc’ không được tiết lộ.
Cách đưa tin về sự việc này cũng không được nhất quán: có báo đưa là ‘triệu tập’, nhưng có báo đưa là ‘mời’.
Báo Người Lao Động dẫn lời Thiếu tướng Bộ cho biết ngay từ khi bắt đầu điều tra ‘đã có thông tin liên quan đến gia đình chủ tịch tỉnh’.
Nếu đúng như vậy thì đây là lần đầu tiên công an chính thức thừa nhận có nghi vấn về sự liên quan của gia đình chủ tịch tỉnh mà trước đó họ nhất nhất bác bỏ.
Tờ báo này cũng dẫn lời ông Bộ nói rằng công an đang làm rõ ‘vì sao các bị can lại tá túc trong căn nhà của người thân chủ tịch tỉnh’.
Đây cũng là thông tin mà lần đầu tiên công an thừa nhận. Trước đó, việc các nghi phạm chạy vào ngôi nhà ông Dũng trong đêm xảy ra án mạng chỉ xuất hiện ở dạng tin đồn.

Phát ngôn mạnh mẽ





Người dân Vĩnh Yên vẫn xôn xao về vụ án Nguyễn Tuấn Anh.

Tuy nhiên, ông Bộ cho biết cho đến lúc này, các bị can đều khai không có liên quan gì đến ông Dũng nhưng công an vẫn tiếp tục mở rộng điều tra.
Người Lao Động cũng dẫn nguồn tin từ Công an Vĩnh Phúc cho thấy đến giờ vẫn chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh ông Dũng có liên quan đến vụ án.
Hôm 19/3, ông Dũng cũng từng phải đến cơ quan điều tra để làm việc. Tuy nhiên nội dung buổi làm việc đó cũng không được tiết lộ.
Trong một phát ngôn rất mạnh mẽ được hầu hết báo chí trong nước dẫn lời, Thiếu tướng Bộ nói ông ‘không chịu sức ép nào cả’ và ‘điều tra không nương tay dù đó là ai’.
“Bao nhiêu năm làm điều tra, tôi luôn sòng phẳng và nghiêm túc. Vấn đề người dân phản ánh liên quan đến con rể chủ tịch tỉnh sẽ tiếp tục được điều tra, làm rõ", Báo An ninh thủ đô dẫn lời ông Bộ nói.
Trong một diễn biến khác, Nguyễn Văn Hiệp, người cùng đi với nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh trong đêm xảy ra án mạng, đã trở về nhà sau nhiều ngày tạm trú ở cơ quan điều tra do lo ngại an ninh của bản thân.

Kịch bản chính trị nào cho tương lai Việt Nam

Kịch bản chính trị nào cho tương lai Việt Nam

Monday, March 25, 2013 3:00:07 PM

Lê Diễn Ðức

ng tư vấn Business Monitor International (BMI) ở London vừa có bản phúc trình, công bố cho quý hai năm 2013, theo BBC Việt ngữ, đưa ra ba kịch bản chính trị Việt Nam:


Kịch bản một
: Chế độ kỹ trị

“Theo kịch bản này, đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó đảng sẽ chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng.

Với hướng đi này, nhiều thanh niên vào đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục vụ đất nước chứ không phải vì lý tưởng Cộng Sản. Do vậy, các cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi, bảo thủ trong đảng”.


Kịch bản hai: Từng bước tự do hóa chính trị

“Ðây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc ÐCS áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai trò của Quốc Hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ý kiến khác ở ngay trong cùng đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.

Theo kịch bản này, Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.

Nếu nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Ðài Loan và Nhật Bản cho thấy mô hình hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa”.


Kịch bản ba: Bạo loạn và đàn áp bạo lực

“Là khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách, dẫn tới một giai đoạn biến động kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói mòn.

Tình hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng trước các cuộc biểu tình rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực. Tuy nhiên, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra như tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại Miến Ðiện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt”.

Tôi thử làm phép giải phẫu.

Trước hết, kịch bản một sẽ được thực hiện, tuy có rất nhiều khó khăn, vì trong tình trạng kinh tế hiện nay, nợ của doanh nghiệp nhà nước tới 60 tỷ USD, nợ của các công ty bất động sản khoảng 4 tỷ USD, hệ thống ngân hàng phải tái cơ cấu, không dễ dàng “duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng”.

Thứ đến, theo tôi, Việt Nam không có khả năng làm một cuộc cách mạnh đường phố, dù có những biến động lớn và xấu về kinh tế, cùng sự bất công, phẫn uất cao độ trong chính sách thu hồi đất đai và sự lộng hành, lạm quyền của công an.

Vòng qua một số nước ta có thể làm phép so sánh.

Ở Ba Lan, ngày 13 Tháng Mười Hai 1981, tình trạng thiết quân luật được ban hành. 70 ngàn binh sĩ quân đội, hàng chục ngàn lính dự bị đặt trong thế sẵn sàng, 30 ngàn viên chức thuộc Bộ Nội Vụ, 1,750 xe tăng và 1,400 xe bọc thép, 500 chiến xa, 9,000 xe ô tô, một số phi đội máy bay trực thăng và máy bay vận tải, đã được huy động cho đợt đàn áp. Liên lạc điện thoại bị vô hiệu hóa, giới nghiêm từ 19 giờ đến 6 giờ sáng, cấm công dân thay đổi nơi cư trú, đình chỉ công dân xuất cảnh... Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của thiết quân luật, trong các nhà tù và trại giam đã có khoảng 5 ngàn người. Trong thời kỳ thiết quân luật (12/1981-7/1983), có khoảng 10 ngàn người bị bắt giữ trong 49 trại giam trên cả nước, đa số gồm các nhà lãnh đạo của Công Ðoàn Ðoàn Kết, trí thức liên kết với họ và nhà các hoạt động đối lập dân chủ. Bốn ngàn người trong số này đã bị buộc tội và có án tù, hàng ngàn công nhân bị sa thải, gần 2,900 người tự tử trong năm 1981, hàng trăm ngàn người dưới 35 tuổi đã bỏ chạy khỏi Ba Lan sang các nước phương Tây, không khác gì cuộc vượt biên tị nạn Cộng Sản của người miền Nam Việt Nam sau 1975. Tám năm sau, kể từ thiết quân luật, Ba Lan giành được tự do.

Quy mô đàn áp và hàng ngàn người đồng loạt bị bắt giam trong một thời gian rất ngắn, cho ta thấy rằng, từ hơn hai thập niên này, sự hy sinh cho dân chủ, tự do của người Việt chưa thấm vào đâu so với người Ba Lan. Sự bắt bớ, giam cầm và đàn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với những người bất đồng chính kiến cũng chưa nhằm nhò gì so với nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan trong giai đoạn thiết quân luật, về quy mô cũng như số lượng.

Nhiều người mơ ước về một lộ trình dân chủ cho Việt Nam như Myanmar. Ðiều này quá lãng mạn và siêu thực. Nếu hàng ngàn nhà sư, thanh thiếu niên, sinh viên đại học không bị dìm trong biển máu trong các cuộc biểu tình năm 1988 thì đã không có sự xuất hiện của bà Aung San Suu Kyi và đảng Dân Chủ của bà.

Các nước ở Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập, Libya, các cuộc biểu tình quy tụ hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người, có lúc cả triệu người, đã bị đàn áp dã man, nhiều người bị chết, hàng ngàn người bị thương.

Giới trí thức trong nước, những người gánh trách nhiệm tiên phong trong thay đổi xã hội, đã không tạo ra được nền tảng chủ chốt. Mới chỉ có những người bất đồng chính kiến đơn lẻ, thiếu vắng sự nối kết có tổ chức, để rồi từng người kết thúc sự dấn thân của mình trong nhà tù với những bản án nặng nề.

Nếu như trí thức trong nước biết kết hợp với các nhân tố tích cực từ các tầng lớp xã hội khác như công nhân, nông dân, sinh viên đại học, giáo dân, v.v... tuyên bố phát động một phong trào, đúng nghĩa, với mục tiêu tranh đấu cho dân chủ, tự do và bảo vệ chủ quyền dân tộc, tựa như mô hình phong trào “Ðoàn Kết” ở Ba Lan, “Hiến chương 77” tại Tiệp Khắc (cũ), “Otpor” của Nam Tư (cũ) hay “Mồng 6 Tháng Tư” ở Ai Cập... thì kết quả sẽ khác. Tuy nhiên, họ đã không làm được như thế, đa số họ là đảng viên, vẫn chưa thoát ra khỏi cảnh kiến nghị, mong con sói đừng ăn thịt, vẫn là “đối lập trung thành” của đảng, mong muốn đảng thay đổi và tiến bộ hơn là đấu tranh trực diện với đảng và chế độ.

Những cuộc tập hợp, chủ yếu của dân oan trong nước, lên tới hàng triệu lượt, thậm chí là những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, thường là những cuộc tranh đấu tự phát, nửa vời, với tinh thần xin-cho, chưa cuốn hút đông đảo quần chúng, vẫn tin vào sự giải quyết của cấp trên, ít khi mang tính phản kháng, chống lại đảng và chế độ vốn là nguyên nhân chính.

Một cuộc cách mạng lại ít tổn thất nhất, tối ưu hiện nay cho Việt Nam, chỉ có thể là cuộc cách mạng đường phố song song với một cuộc cách mạng nổ ra ngay từ trong lòng chế độ.

Ðiều kiện tiên quyết cần và đủ cho sự xuất hiện một “Jeltsin Việt Nam” là một cao trào xuống đường làm rung động ý thức xã hội, đủ thuyết phục để những người lính tuân theo lệnh vị chỉ huy rằng, họ cầm súng là đứng về phía nhân dân, nhắm vào những kẻ phản bội.

Nhưng điều này có vẻ ảo tưởng. Chưa có một phong trào xã hội, thì kinh tế, dẫu suy thoái, nhưng sẽ không tới mức dân chúng ào ạt xuống đường, cùng lắm cũng giới hạn ở kêu ca, oán trách.

Nhà cầm quyền sẽ đàn áp biểu tình thô bạo, nếu có, và sẽ dứt điểm từng vụ việc trong từng địa phương, không để lan tỏa.

Tuy nhiên, bối cảnh này có thể thúc đẩy sự thay đổi do có sức ép. ÐCSVN từ kịch bản một, sẽ thay đổi tiệm tiến theo kịch bản hai. Sẽ hình thành đa đảng nhưng ÐCSVN vẫn là đảng chi phối các hoạt động xã hội. Ðược tồn tại lực lượng đối lập, một số sinh hoạt dân chủ được nới lỏng như biểu tình, báo chí tư nhân, nhưng mang tính hình thức. Mô hình Việt Nam sẽ tựa như của nước Nga dưới thời Putin, nhưng nguy hiểm hơn vì lệ thuộc vào Trung Cộng. Các phe nhóm “đại gia” sẽ lũng đoạn chính trị và nắm các ngành kinh tế quốc dân chủ lực. Và như vậy, kịch bản này nếu xảy ra thì có lẽ sau khoảng một thập niên nữa.

Ðây là một bất hạnh cho dân tộc, từ chế độ toàn trị Cộng Sản, chuyển sang chế độ độc đoán, chuyên quyền. Nhưng tình hình này không duy trì lâu dài, do tính cạnh tranh vì đố kị của người Việt, các lực lượng đối lập sẽ lớn mạnh trong vòng một hai thập niên và lộ trình dân chủ sẽ có cơ hội tiến triển.

Kịch bản hai cũng phù hợp với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam. Việt Nam phụ thuộc Trung Cộng, nhưng không phải hoàn toàn. Việt Nam vẫn đánh đu với Hoa Kỳ, chủ yếu vì quyền lợi kinh tế, nhưng dựa Mỹ để không bị Trung Cộng hiếp đáp quá đáng. Hoa Kỳ, một mặt không thể bỏ Việt Nam, con bài chiến lược lâu dài về địa chính trị, quân cờ cơ bản trong cuộc chơi với Trung Cộng, nhưng mặt khác, chơi cầm chừng, có khoảng cách, không để Việt Nam suy sụp, ngả hẳn vào lòng Trung Cộng. Các đòi hỏi về nhân quyền được nói tới với mức độ vừa phải, trong khi vẫn hỗ trợ về kinh tế.

Hoa Kỳ theo đuổi chính sách chấp nhận sự thay đổi nội bộ của ÐCSVN, hơn là một cuộc cách mạng mang tính lật đổ.

Trong một tình huống khác, có thể đột biến nếu tình hình tại Trung Cộng thay đổi, nhưng thập kỷ tới với Tập Cận Bình không cho thấy một bức tranh khả dĩ nào về dân chủ của Trung Cộng.

Bức ảnh trên đây chụp từ báo giấy Tiền Phong ngày hôm nay, không phải Hiến Pháp mà là HIẾP Pháp!


Mỹ đưa máy bay ném bom B-2 đến bán đảo Triều Tiên

Mỹ đưa máy bay ném bom B-2 đến bán đảo Triều Tiên

28.03.2013


Máy bay ném bom B-2 Spirit của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống Căn cứ Không quân Andersen ở Guam.


SEOUL — Các máy bay ném bom B-2 của Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc tập bắn trên bán đảo Triều Tiên. Phi vụ huấn luyện có mục đích chứng tỏ tác dụng răn đe nhắm vào Bắc Triều Tiên, theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Steve Herman từ Seoul.

Quân đội Hoa Kỳ không giữ bí mật về việc các chuyến bay thẳng từ Hoa Kỳ đến Nam Triều Tiên của một cặp oanh tạc cơ B-2, được xem như một tín hiệu gửi cho Bắc Triều Tiên.

Một thông cáo của quân đội loan báo phi vụ nói rằng nó “chứng tỏ khả năng của Hoa Kỳ có thể thực hiện các vụ tấn công chính xác tầm xa và theo ý muốn.”

Các máy bay thám thính chiến lược đã bay từ Căn cứ Không quân Whiteman ở tiểu bang Missouri để thả đạn dược không chứa chất nổ lên một hòn đảo ở phía tây nam bán đảo Triều Tiên trước khi trở lại căn cứ xuất phát – nghĩa là thực hiện chuyến bay liên tục 20.000 kilomet.

Ông Shin In-kyun, người đứng đầu Mạng lưới Phòng thủ Triều Tiên, một liên minh các chuyên gia quân sự có trụ sở ở Seoul, nói rằng sự kiện Không lực Hoa Kỳ nói rõ như thế về các phi vụ của B-2 là điều chưa từng có từ trước đến nay.

Theo ông Shin, sự kiện đó có nghĩa là Hoa Kỳ coi lập luận khiêu khích của Bình Nhưỡng là điều rất nghiêm trọng. Và oanh tạc cơ B-2 là “một vũ khí mà Bắc Triều Tiên sợ hãi nhất.”

Hai lần trước đây trong tháng này, trong các cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên, Không lực Hoa Kỳ cũng đã phái các oanh tạc cơ B-52 từ Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam để bay các phi vụ huấn luyện trên không phận Nam Triều Tiên.

​​Cả hai loại máy bay ném bom B-2 và B-52 đều có khả năng chở vũ khí hạt nhân.


Cả hai loại máy bay ném bom B-2 và B-52 (hình trên) đều có khả năng chở theo vũ khí hạt nhân.
​​Thông báo về các phi vụ B-2 được đưa ra chỉ vài giờ đồng hồ sau khi người đứng đầu ngành quốc phòng của cả Hoa Kỳ lẫn Nam Triều Tiên nói chuyện với nhau qua điện thoại.

Một thông cáo của Ngũ Giác Ðài cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên Kim Kwan Jin đã thảo luận về cam kết bất di bất dịch của Hoa Kỳ đối với liên minh với Nam Triều Tiên, “nhất là trong thời điểm căng thẳng tăng cao này trên bán đảo Triều Tiên.”

Trước đó, phát ngôn viên Ngũ Giác Ðài George Little được yêu cầu giải thích về phản ứng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trước việc Bắc Triều Tiên hôm qua cắt đứt đường dây nóng quân sự duy nhất với miền Nam.

Ông nói: Ðây lại là một hành vi khiêu khích và thiếu xây dựng khác của chế độ Bắc Triều Tiên. Ðiều rất quan trọng là chế độ phải tập trung vào điều chúng tôi nghĩ là hướng hành động đúng đắn, ấy chính là hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Và những hành động khiêu khích cùng lập luận hiếu chiến không giúp ích gì cho tình hình cả.”

Bắc Triều Tiên trước đó đã cắt đứt đường dây nóng của Hội chữ Thập đỏ ở làng đình chiến Bản Môn Ðiếm và ngưng nhận các cú điện thoại trên đường dây nối liền hội với Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Chính phủ Nam Triều Tiên nói đường dây nóng hàng không nối liền các đài kiểm soát không lưu ở các phi trường Incheon và Bình Nhưỡng vẫn còn hoạt động.

Nam Triều Tiên đã yêu cầu miền Bắc nối lại đường dây nóng quân sự mà Seoul nói là giúp bảo đảm sự an toàn của những người từ miền Nam vào khu công nghiệp Kaesong.

Hơn 1.000 người Nam Triều Tiên hôm nay đã đi qua chốt kiểm soát biên giới Paju, ra vào khu công nghiệp nằm ngay phía bắc vùng phi quân sự.

Các giới chức nói hiện họ đang sử dụng 1300 đường dây điện thoại dân sự để nối kết Nam Triều Tiên với khu công nghiệp Kaesong để chuyển tên những người tìm cách vào khu này, đa số là nhân viên và quản đốc.

Hôm qua, Bắc Triều Tiên thông báo cắt đứt ngay lập tực đường dây nóng. Thông báo quy trách Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên làm tăng sự thù nghịch trên bán đảo.

Trong thời kỳ căng thẳng tăng cao, gồm cả những lời đe dọa mở một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhắm vào Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên, miền Bắc nghèo khó và cô lập đã không gây gián đoạn các hoạt động của khu công nghiệp.

Khu công nghiệp này chiếm 2 tỷ đôla mỗi năm trong giao thương liên Triều, và là một trong rất ít nguồn chỉ tệ có thể quy ra vàng cho Bắc Triều Tiên.

Lương bổng tổng cộng lên tới 80 triệu mỗi năm được trả cho chính phủ Bắc Triều Tiên, chứ không trả thẳng cho 50.000 công nhân làm công tác lắp ráp các sản phẩm gia dụng.
Giật mình với những con số thực tế của thị trường bất động sản

thứ 5, 28/03/2013 16:00:07-

Trong số hơn 50 ngàn tỷ đồng BĐS tồn kho của 12 doanh nghiệp niêm yết, có tới 99,2% là BĐS đang xây dựng dở dang và vỏn vẹn chưa tới 1% là BĐS hàng hóa.



 Tồn kho BĐS chủ yếu là dở dang, ít có sản phẩm nào xây xong mà không bán được.

Thực tế có bao nhiêu căn hộ đang bán ra thị trường?

Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng bất động sản tồn đọng của cả Hà Nội và Tp.HCM lên tới 70.000 căn hộ.

Cả nước: Trên 1 triệu căn hộ, đất chưa được cấp sổ đỏ

NÊN ĐỌC Trong khi theo con số thống kê chưa đầy đủ của 44 tỉnh thành, tính tới 30/8/2012 là 16.469 căn hộ chung cư, 4.116 nhà thấp tầng và 1,6 triệu m2 đất nền, với tổng giá trị tồn kho hơn 40 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua báo chí đã liên tục phản ánh nhiều dự án chỉ mới khởi công phần móng mà chưa xây dựng lên, hoặc bỏ hoang khi đã được cấp phép, động thổ khởi công xây dựng. Những dự án này vẫn được tính vào hàng tồn kho vì đã khởi công và nhiều dự án đã bán sản phẩm dưới dạng chi trả theo tiến độ. Cũng chính vì thế, con số hàng tồn kho bị đẩy lên cao chóng mặt so với số lượng căn hộ thực tế đã sẵn sàng bán ra.
Dự án vẫn bán ra dưới dạng thu tiền theo tiến độ, một số dự án được chủ đầu tư mang đi thế chấp, số lượng lớn hàng chưa xây dựng xong vẫn được kê khai hàng tồn kho và đẩy áp lực giải cứu thị trường bất động sản ngày càng lên cao. Trong khi đó, nhiều người dân thực tế vẫn khó chọn cho mình một sản phẩm ưng ý khi nhiều căn hộ chào bán vẫn đang xây dở dang.
Theo thống kê của Dân trí với 12 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên hai sàn niêm yết, tới cuối năm 2012, các doanh nghiệp này tồn kho bất động sản tới hơn 50,1 ngàn tỷ đồng, tăng gần 13 ngàn tỷ so với cuối năm 2011.
Tuy nhiên, trong hơn 50,1 ngàn tỷ đồng kia có tới hơn 49,7 ngàn tỷ đồng là bất động sản đang xây dựng dở dang. Chỉ có hơn 380 tỷ đồng là hàng hóa bất động sản tồn kho, đây là những mặt hàng đã xây dựng xong chờ bán.
Trong số hàng chục ngàn tỷ bất động sản xây dựng dở dang như vậy, nhiều dự án mới chỉ khởi công phần móng, giải tỏa mặt bằng hoặc xin cấp phép xây dựng. Những dự án như vậy hoàn toàn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, nhằm giải tỏa hàng tồn kho.
Nhiều chuyên gia cũng đã đề nghị cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi công năng dự án sang nhà xã hội, nhà thu nhập thấp hoặc chia nhỏ căn hộ để phù hợp với sức mua của thị trường.
Điều này cũng phù hợp với những số liệu đã phản ánh ở trên, vì các dự án hầu hết đều đang nằm ở dạng xây dựng dở dang, hoàn toàn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng.



Thực tế trung bình một căn chung cư có giá từ 17-18 triệu đồng/m2 thì doanh nghiệp đã có lãi.


Giá nhà có thể giảm về mức nào?

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, “quá trình điều chỉnh trên thị trường bất động sản có khả năng còn kéo dài do không ít các doanh nghiệp bất động sản vẫn găm giá đề chờ một sự ‘giải cứu’ từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, đây là kỳ vọng hoàn toàn sai lệch, vì với quy mô hiện nay của nợ xấu trên thị trường bất động sản, Nhà nước không đủ khả năng giải cứu, kể cả nếu muốn”.
Mặc dù vậy, việc các doanh nghiệp giảm giá tới mức nào cũng là một vấn đề đáng bàn. Bởi nếu giảm giá quá thấp, các doanh nghiệp sẽ không có lợi nhuận, dẫn tới lực cung ra thị trường sẽ ngày càng yếu ớt. Các dự án đang xây dựng dở dang sẽ phải dừng lại hoặc phá sản, người mất tiền lại chính là người dân mua nhà theo tiến độ và ngân hàng cho vay.

Cảnh báo mua nhà đất qua “công chứng thừa...

Tan giấc mơ mua nhà “thu nhập thấp”?

Vì sao mua nhà ở xã hội không được hỗ trợ lãi suất?

Hàng trăm khách mua nhà 52 Lĩnh Nam cầu cứu Bộ trưởng Bộ Xây dựng
NÊN ĐỌC Đồng thời, nếu các doanh nghiệp bất động sản phải hủy bỏ dự án và trả lại tiền cho người mua nhà theo tiến độ, nhiều doanh nghiệp sẽ phải hồi tố một lượng không nhỏ doanh thu và lợi nhuận đã hạch toán theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành công trình.
Theo một báo cáo của Turner & Townsend, chi phí xây dựng một khu căn hộ cao tầng tại Việt Nam hơn 16 triệu đồng/m2 vào năm 2011, tương đương 794 USD/m2. Con số này thấp hơn nhiều so với Australia là 2.467 USD/m2, tại Singapore là 2.145 USD/m2 song  cao hơn chi phí tại Malaysia là 655 USD/m2 và Trung Quốc là 620 USD/m2.
Con số này đã cao hơn so với năm 2010 là 14,3 triệu đồng/m2, trong khi tại năm 2008 chi phí trung bình chỉ 11,4 triệu đồng/m2. Điều này xảy ra khi trong mấy năm trở lại đây, nước ta liên tục có mức lạm phát cao, đẩy chi phí nguyên liệu xây dựng cũng tăng cao.
Trong khi đó theo số liệu của Bộ xây dựng, nửa đầu năm 2011, có tới 40% căn hộ được chào bán với giá hơn 30 triệu đồng/m2.
Như vậy, thực tế trung bình một căn chung cư có giá từ 17-18 triệu đồng/m2 thì doanh nghiệp đã có lãi. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đây là một mức giá tương đối phù hợp cho nhiều người có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam.
Kỳ Phương

Áo Cờ Vang Tự Do Xuất Hiện Tại Việt Nam









VIDEO - CSGT TP.HCM mãi lộ bà con lao động nghèo giữa ban ngày!



CSGT TP.HCM thản nhiên nhận tiền mãi lộ giữa ban ngày

Video quay cận cảnh hành vi nhận tiền mãi lộ của cảnh sát giao thông từ những người vi phạm tại địa bàn TP.HCM.

'Kỹ thuật không cho phép làm đầu rồng ngẩng cao' ?????


Trước ý kiến chê đầu cầu Rồng (Đà Nẵng) thấp, giống "sắp chết đuối", nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khẳng định: "Muốn đầu rồng ngẩng cao chỉ là cảm quan, kỹ thuật không cho phép, đặc biệt là khả năng chịu tải của vòm thép".
Đà Nẵng khát vọng 'thế giới đệ nhất Rồng'

Cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) đang được thi công các hạng mục cuối để khánh thành vào ngày 29/3, đúng dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố. Công trình được kỳ vọng trở thành kỷ lục Guinnes "Con rồng thép dài nhất thế giới".
Cầu Rồng Đà Nẵng đã thành hình và chuẩn bị khánh thành vào ngày 29/3. ảnh: Nguyễn Đông
Cầu Rồng Đà Nẵng đã thành hình và chuẩn bị khánh thành vào ngày 29/3. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tuy nhiên, ngay khi nickname Hiếu Trần đăng tải hai bức ảnh so sánh cầu Rồng trong bản thiết kế với phần đầu ngẩng cao thanh thoát và sau khi hoàn thành với dòng status "Nhìn thiết kế với thực tế mà nản. Nhìn như rồng sắp chết đuối, bao giờ mới bay lên được", ngay lập tức có hàng trăm lượt chia sẻ, bình luận.
Nickname Vo Tố Nga cho rằng phần cổ rồng như mất khúc, không như thế rồng bay trong thiết kế ban đầu. Còn Thanh Long Vu viết: "Con rồng trong thiết kế thì mạnh mẽ và ra dáng, con rồng thực tế thì đúng là như sắp bị chết đuối…".
* Ảnh: Rồng thép lớn nhất thế giới trước ngày khánh thành
Nhiều người lại cho rằng từ minh họa tới thiết kế còn một khoảng cách nhất định. Muốn đầu rồng cao lên cỡ đó thì bản thiết kế phải có chứng minh vật lý (gió, bão, chiều cao, sức nặng…) với những con số toán học hỗ trợ.
"Con rồng này phun lửa thật cho người dân xem và đây cũng sẽ là một trong những điểm thu hút du lịch. Vì thế chỉ số độ cao cần đáp ứng chỉ tiêu an toàn khi rồng phun lửa và đảm bảo tầm nhìn chuẩn trong bán kính có hệ số an toàn", nicknameThao Le phân tích.
Ảnh:
Mô hình cầu Rồng (ảnh trên, đặt ở phía ngoài công trường) và cầu rồng sau khi hoàn thành (ảnh dưới).
Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Trường Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án cầu Rồng, cho biết phương án thiết kế đầu rồng do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện. Khi trình phương án, mô hình chỉ 1% là rất nhỏ.
"Từ chỗ nhìn mô hình nhỏ để so với mô hình lớn và nói rồng ngẩng cao hay không ngẩng cao là rất khó. Là đơn vị thực hiện, chúng tôi làm sao triển khai được đúng ý tưởng và tôn trọng thiết kế của ông Hạng theo luật bản quyền", ông Sơn nói.
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thì cho rằng đánh giá đầu rồng cao hay thấp là do góc nhìn, ở gần thấy nó cao, ở xa thấy thấp. Mô hình phóng lên thì đầu rồng có phần cao chứ cầu Rồng hiện nay so với thiết kế không có gì thay đổi.
Ông Hạng giải thích thêm, đầu rồng cao 10 m, dài 15 m, nặng 40 tấn, diện tích chắn gió tới 150 m2 nên khi làm phải tuân thủ theo thiết kế của Công ty tư vấn Louis Berger (Mỹ) và chỉ được thay đổi biểu tượng đầu rồng, chứ không có quyền thay đổi kết cấu, bố cục...
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khẳng định đầu rồng được thi công theo đúng thiết kế ban đầu. Ảnh:.VDD
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng khẳng định đầu rồng được thi công theo đúng thiết kế ban đầu. Ảnh: V.Đ.
"Mong muốn đầu rồng được nâng cao hơn vị trí hiện tại để tỏ rõ sự oai phong chỉ là mang tính cảm quan, chứ kỹ thuật hoàn toàn không cho phép, đặc biệt là khả năng chịu tải của vòm thép. Rồng dài hơn 600 m thì không thể có cái đầu nào phù hợp được hết, nó chỉ là biểu tượng thôi", ông Hạng nói.
Nhà điêu khắc này cho hay đã bỏ ra 200 ngày thiết kế 10 mẫu và cuối cùng thiết kế đầu rồng lấy cảm hứng từ rồng thời Lý, được lãnh đạo thành phố chấp thuận.
Được khởi công từ tháng 7/2009, cầu Rồng dài 666 m, rộng 37,5 m với 6 làn xe, phần lề dành cho người đi bộ mỗi bên rộng 2,5 m. Tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng.
Theo thiết kế, phần hình dáng của thân rồng bằng thép dài khoảng 560 m, nặng hơn 9.000 tấn; đầu rồng cao 10 m so với mặt cầu, nặng 40 tấn. Mắt rồng được thiết kế hình trái tim gắn với hệ thống đèn chiếu hiện đại. Phần đầu rồng sẽ phun lửa vào ban đêm, phun nước vào ban ngày dịp cuối tuần, lễ hội.
Nguyễn Đông

'Rồng sắt 500 mét' sẽ chinh phục kỷ lục Guinness



Với trọng lượng thân lên tới trên 1.000 tấn, cầu vòm mô phỏng hình rồng bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng sẽ được đăng ký kỷ lục Guinness thế giới là "Con Rồng thép lớn nhất".
Hợp long cầu vòm ống thép độc đáo nhất Việt Nam

Sáng nay, trao đổi với VnExpress.net, ông Phan Văn Chương, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng cho biết, vừa có công văn trình UBND thành phố cho phép đăng ký kỷ lục Guinness thế giới đối với công trình cầu Rồng.
Mô hình cầu Rồng sau khi hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Đông
Mô hình cầu Rồng sau khi hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Đông
Đây là cây cầu vòm ống thép hình dáng rồng được đánh giá độc đáo và lớn nhất Việt Nam. Sau khi khánh thành (dự kiến ngày 29/3/2013, nhân kỷ niệm 38 năm Giải phóng Đà Nẵng), cây cầu sẽ mang hình dáng con rồng đầu phun lửa, nước.
Theo thiết kế, chiều dài thân Rồng (kết cấu vòm thép và vòm bê tông) là hơn 500 mét, khối lượng vòm thép lên đến trên 1.000 tấn, cắt ngang thân rồng là 05 ống thép đường kính 1,2 mét với kích thước phủ bì cao 4,5 mét, rộng 4,5 mét.
Riêng phần đầu và đuôi rồng dài khoảng 15 mét, cao trên 9 mét tính từ mặt dầm. Đầu rồng được thiết kế mô phỏng theo hình tượng rồng đá thời nhà Lý, đuôi rồng được thiết kế cách điệu theo biểu tượng hoa sen.
"Con rồng thép lớn nhất" đang thành hình. Ảnh: Nguyễn Đông
Dự án cầu Rồng là công trình trọng điểm được UBND TP Đà Nẵng khởi công tháng 7/2009, với tổng đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Công trình đã hợp long vòm thép đoạn 4, đoạn vòm thép dài và cao nhất. Đây là cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, dài trên 666 mét, nhịp chính dài 200 mét, rộng 37,5 mét, có 6 làn xe...
Nguyễn Đông

VIDEO - Trò lừa bịp trắng trợn của Đài Truyền hình Việt Nam



Thượng tọa Thích Thanh Dũng, trụ trì Chùa Phúc Nghiêm, Thuận Thành, Bắc Ninh lên truyền hình giảng giải về luật đất đai rằng: Từ xưa các cụ gọi đất đai là công thổ quốc gia chứ không phải quyền sở hữu của riêng ai(!) Không rõ vị sư này khi bố mẹ sinh ra ở nhà ông ta, hay sinh ra ở Công viên hoặc trên đường cái? Thậm chí, ông ta còn dùng giáo lý nhà Phật mà giải thích cho đường lối của Đảng rằng: Đất đai phải là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện quản lý. Ông còn cho rằng tư nhân hóa đất đai là nuôi dưỡng lòng tham, và việc từ bi bác ái sẽ kém đi, đi ngược lại tinh thần từ bi của Đức Phật. Ông còn lấn sân sang giảng giải lý thuyết công giáo rằng nó cũng trái với tinh thần bác ái của Đức Chúa Giêsu.

Thế nhưng, không thấy ông ta giải thích thế nào với tài sản quốc gia hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng bị tham nhũng, đất đai đang là của người dân bị quan chức cưỡng chiếm có phải để làm công thổ quốc gia hay xây biệt thự, sân golf bán lấy tiền chia chác?

--------------------------------------

Xin SHARE- MỘT HÀNH ĐỘNG LỪA BỊP TRẮNG TRỢN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Trong chương trình thời sự tối ngày 27-3-2013, với những tiểu xảo, Đài truyền hình Việt Nam đã có một bản tin có hình ảnh sau: Một người đàn ông đang đề nghị thay câu “Không ai được lợi dụng tôn giáo…” bằng câu “cấm tất cả…”. Ở dưới được chú thích bằng dòng chữ “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch UBĐK Công giáo Tỉnh Bắc Ninh”. 
SỰ THẬT LÀ @[300281710062466:274:Giáo phận Bắc Ninh (Diocese of Bac Ninh)] KHÔNG CÓ LINH MỤC NÀO LÀ NGUYỄN QUỐC HIẾU
Việc Đài truyền hình Quốc gia chuyên món lừa đảo, dối trá là chuyện không lạ, điều đó mỗi người dân Việt Nam ngày mỗi ngấm. Chuyện lạ là trong thời đại thông tin Internet đã lan truyền khắp mọi nhà, mà nhà đài vẫn cứ muối mặt, bất chấp nhằm tiếp tục ngón nghề này, thì mới là điều cần bàn về sĩ diện của một quốc gia, một dân tộc.
XIN SHARE RỘNG RÃI!
XEM THÊM: http://jbnguyenhuuvinh1962.wordpress.com/2013/03/28/daithvn-biadat/
http://youtu.be/qIm3I3Zk1yc
Xin SHARE- MỘT HÀNH ĐỘNG LỪA BỊP TRẮNG TRỢN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Trong chương trình thời sự tối ngày 27-3-2013, với những tiểu xảo, Đài truyền hình Việt Nam đã có một bản tin có hình ảnh sau: Một người đàn ông đang đề nghị thay câu “Không ai được lợi dụng tôn giáo…” bằng câu “cấm tất cả…”. Ở dưới được chú thích bằng dòng chữ “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch UBĐK Công giáo Tỉnh Bắc Ninh”.
SỰ THẬT LÀ Giáo phận Bắc Ninh (Diocese of Bac Ninh) KHÔNG CÓ LINH MỤC NÀO LÀ NGUYỄN QUỐC HIẾU
Việc Đài truyền hình Quốc gia chuyên món lừa đảo, dối trá là chuyện không lạ, điều đó mỗi người dân Việt Nam ngày mỗi ngấm. Chuyện lạ là trong thời đại thông tin Internet đã lan truyền khắp mọi nhà, mà nhà đài vẫn cứ muối mặt, bất chấp nhằm tiếp tục ngón nghề này, thì mới là điều cần bàn về sĩ diện của một quốc gia, một dân tộc.
XIN SHARE RỘNG RÃI!
XEM THÊM: http://jbnguyenhuuvinh1962.wordpress.com/2013/03/28/daithvn-biadat/
http://youtu.be/qIm3I3Zk1yc
Thực tế, ở Giáo phận Bắc Ninh không hề có một linh mục nào là Nguyễn Quốc Hiếu, lại càng không bao giờ có một linh mục nào tham gia tổ chức mạo danh để đánh phá Giáo hội Công giáo là “Ủy Ban đoàn kết Công giáo”. Người được đưa lên truyền hình để mạo danh Linh mục, đó là một người nằm trong cái Ủy Ban này của Đảng Cộng sản. Ông này, thậm chí khi họp UBĐK còn không được bầu lên, mà là trò “suy cử” để tái giữ chức Chủ tịch UBĐKCG Bắc Ninh.

Người ta vẫn còn nhớ rõ, trước đây, khi vụ việc Thái Hà đang thời kỳ căng thẳng. Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội đã từng phong chức cho Nguyễn Huy Bá là giáo dân thành “Linh mục Nguyễn Huy Bá”. Nhân vật này được giáo dân Thái Hà tặng danh hiệu “Giáo gian” nhưng đã được công an phong chức để họp hành, bàn bạc với Giám đốc Công an Hà Nội về việc của nhà thờ và để truyền thông nhà nước đưa lên tuyên truyền.

Lênin thứ VI, bác Hồ thứ IV?


Phan Châu Thành (Danlambao) - Ngày xưa, trước năm 1975, còn học phổ thông nội trú vô tư, nhưng quan sát và trí óc tư duy của chúng tôi thì đã bắt đầu độc lập, kiểu… tuổi 17 chả biết sợ ai, dù sống trong một xã hội bao trùm bởi bống đen và nỗi sợ hãi, sợ tất cả mọi thứ, sợ triền miên... 

Một hôm, ngồi giải toán không ra mà học văn thì không vô, do đói quá, ngắm ảnh Bác Hồ trên tường và ảnh Nguyễn Ái Quốc ở Đại hội Tua trong sách, tôi buột miệng kêu lên với các bạn cùng lớp: Bác Hồ ngày xưa sao trông khác Bác Hồ hôm nay quá, bọn mày nhỉ?

Rồi tôi đã mang “kiến thức nhân chủng học” ra để chứng minh, hùng hồn như tôi vẫn chứng minh một bài toán trước chúng nó vậy thôi, rằng hai khuôn mặt này kiểu gì cũng phải cho ra cùng một cái sọ người (tôi đã gọi là cùng đáp số!), nhưng thực tế khách quan hình như không... cùng đáp số?! Sọ của Bác Hồ “hôm nay” (tức lúc đó đang nằm trong Lăng kia!) hình như ngắn và thóp dưới hơn sọ Bác Hồ “ngày xưa”?... 

Cả bọn ngớ ra, tôi thấy có thoáng lo sợ rõ rệt trong mắt chúng, rồi cả bọn xúm lại xem xem, ngắm ngắm thật kỹ ảnh bác Hồ “hôm nay” (tức ảnh bác đang treo ở mọi nhà, chứ “bác” thì nằm trong Lăng rồi, không còn “hôm nay” nữa). Với bác Hồ thời trẻ, chả thằng nào bình luận hay phản biện gì cho bài “chứng minh hùng hồn” của tôi cả, lạ thế. Mãi lúc lâu sau, thằng cu M (học rất giỏi, có ông nội là thầy địa lý và địa chủ luôn, bố là cán bộ cách mạng nhưng xuýt bị bắn theo cha năm 56 vì “thành phần” đó, may “đội sửa sai” về kịp chứ không cũng chẳng có nó sinh ra 2 năm sau…) mới hắng giọng “ông cụ” của nó nói thì thầm: “Ông tao nói, lão Hồ này không phải Nguyễn Ái Quốc, lão có cái cằm nhọn, hàm hóp thế sẽ chỉ làm cả dân tộc mình nghèo đói mà thôi…” Tôi quát nó: ”Mày bịa! Mày có biết ông mày đâu mà nói!”. Nó run rẩy cố thì thào vào tai tôi: “Ừ, bố tao nói ông tao nói…” Các bạn tôi nghe xong lẳng lặng tản về phòng hết, còn tôi ngồi đó trước hai tấm hình và một câu hỏi ngỏ lớn… 

Khoảng một năm sau thì chúng tôi đi du học. Cu M, dù điểm thi Đại học cao trong top 5 cả nước, “chỉ được” đi Nga. Tôi thua nó mấy điểm “vẫn được” đi Đông Âu vì lý lịch “cách mạng”. Chúng tôi rất thân nhau, tôi cảm thấy gần gũi nó, và phải nói tôi thầm nể phục nó vì điều gì đó mà không biết rõ, ngoài chuyện nó học giỏi toán hơn tôi rõ ràng...

Năm 80 tôi sang Nga, đi chơi và chụp ảnh với nó trước Lăng Lênin. Nó bảo: “Tao với mày vừa chụp lăng của ông Lênin thứ IV đó. Năm ông trước tao không biết đi đâu hết rồi!” Tôi ngớ ra hỏi lại: “Sao lại Lênin thứ Sáu?” Nó chỉ tay: “Thì mày đọc đi: V.I. Lênin không là Lênin thứ VI thì là thứ mấy”? “Ừ nhỉ…” “Lênin thứ VI, nó cười nói tiếp, là vì 5 ông trước dân Nga ghét để thối hỏng hết, ông này Bregênhep mới cho làm bằng sáp hoàn toàn, cho nó vĩnh cửu đó, nhưng là đồ giả! Vĩnh cửu giả!” Rồi nó cười hô hô giữa quảng trường lồng lộng… “Mày lại tiếu lâm rồi! Mày làm tao nhớ lại vụ Bác Hồ không phải bác Quốc ngày xưa…” Nó trợn mắt: “Ngày xưa gì, bây giờ vẫn thế! Bây giờ vẫn là đồ giả! Đồ giả vĩnh cửu “thật” trong Lăng ở Hà Nội…” 

Nó quát làm tôi sực tỉnh: nó là nhà văn, nó nghiên cứu lịch sử, nó không học ngành toán mà người ta cử nó đi học và nó vốn rất giỏi đó, nó là kẻ đi tìm sự thật, như là nó đi tìm công bằng cho ông nội nó, cho cha nó và cho nó. Còn tôi dường như chỉ là kẻ hưởng thụ vô tư của những người vùi dập cuộc đời ông cha nó… Dường như thôi, là bởi vì “ở trong chăn” tôi biết, tôi cảm thấy ông cha mình cũng bị vùi dập như thế, chỉ là ở phía bên trong... chăn thôi. Có phải vì thế tôi cảm thấy luôn gần gũi nó?... 

Hôm nay, bạn tôi vẫn sống ở trời tây, tôi thì trở về thế giới đồ giả này mấy năm sau đó, để mà “phục vụ” và “phấn đấu”, để mà “hy sinh”! 

Phần “hy sinh” thì thì tôi đã hy sinh thật. Tôi đã hy sinh cuộc sống làm người và mọi quyền con người của mình để về đây sống cuộc đời nô lệ. Đau xót hơn nữa, là tôi chỉ thực sự nhận ra điều đó sau hàng chục năm “phục vụ” và “phấn đấu” cho chính cái bọn cướp quyền làm người của mình, của gia tộc và dân tộc mình! 

Hôm nay, thế giới Internet và những bloggers tự do đã đưa đến cho tôi, cho chúng ta những bằng chứng và thông tin mới, để tìm ra những sự thật mà dân tộc ta cần biết, mà chúng tôi và bạn tôi đã kiếm tìm mấy chục năm nay… 

Những sự thật sẽ làm đau lòng và làm nhục nhã cả dân tộc Việt ư? Nhưng đó chính là sự thực! 

Sự thực về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. Rằng Hồ Chí Minh chỉ là Nguyễn Ái Quốc giả. Rằng nhiều người Tàu đã giả làm Hồ Chí Minh luân phiên nhau lãnh đạo dân tộc Việt Nam vào năm 32, năm 41, năm 49 năm 65…, rằng HCM- NAQ giả trong lăng HCM ở Hà Nội hôm nay là xác HCM thứ IV…! 

Nếu đó là sự thực, thì chưa có dân tộc nào bị dắt mũi nhục nhã như dân tộc Việt Nam mình trong suốt lịch sử nhân loại! Dân tộc có kẻ phản chúa Juda cũng không nhục bằng dân tộc có lãnh tụ thánh sống giạ 

Lenin thứ VI chỉ là chuyện cười. HCM thứ IV lại là chuyện thật! 

Tôi cảm thấy có giọng cười và giọng văn ngạo nghễ của bạn tôi trong những bài viết đó: Đồ giả “vĩnh cửu thật” trong Lăng HCM Hà Nội đã bị lật tẩy, Việt Nam ơi! 

Cười để mà đừng khóc! Khóc để mà được cười! 

Ôi, các con dân của Dân tộc Việt Nam! Chúng ta còn khóc cười-cười khóc được đến bao giờ?!



Chứng minh qua văn thơ do ông Hồ sáng tác có đến mấy ông Hồ (phần 2)



Cù Huy Hà Bảo (Danlambao) - Hồ Chí Minh thật đã chết 1932 vì bệnh lao còn ông Hồ Chí minh giả được tác giả giáo sư Nguyễn Tấn Hùng người Đài Loan chứng minh là Hồ Tập Chương Người Hẹ (1) Như Vậy ông Hồ giả danh này đã được Trung Quốc đưa vào Việt Nam. Tại sao sau 5 năm kể từ 1/11/2008 khi mà cuốn sách ra đời cho đến nay CSVN lại ngậm bồ hòn như thế, chẳng qua cấp cao trong ĐCSVN đã biết (2) nên đã không kiện tác giả GS Nguyễn Tấn Hùng ra tòa án quốc tế vì tội xuyên tạc lịch sử cũng như những bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam, mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng. Việt Nam vẫn không kiện lên LHQ bởi họ đã bán rồi còn kiện tụng làm sao được!? Nhưng bài viết này tôi chỉ chứng minh có đến mấy ông Hồ qua cách làm thơ chúc tết hàng năm mà thôi. Như bài thơ chúc tết 1951

THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN MÃO - 1951

Xuân này kháng chiến đã nǎm xuân,
Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công.
Toàn dân hǎng hái một lòng
Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời.

Sau mười năm ông Hồ tập làm thơ những bài thơ con cóc tôi đã chứng minh ở phần 1 thì bước qua năm 1951 ông đã chuyển thể thơ mới qua thơ lục bát. Nhưng còn câu bảy chữ câu chín chữ đọc nghe cứ ngượng ngượng làm sao ấy. Trong một năm nghĩ ra đúng một bài thơ nhưng vỏn vẹn có 4 câu, đã thế còn không có hồn. Cũng những ý trên Cù Huy Hà Bảo tôi xin mạn phép so tài cùng bác 1 bài thơ lục bát, cũng những ý và vần đó nhưng đọc nghe còn vần và hay hơn nhiều.

Tết này kháng chiến năm xuân
Niềm vui thắng lợi đã gần thành công
Toàn dân nước Việt một lòng
Thi đua đánh giặc non sông giữ gìn

Cù Huy Hà Bảo

Đấy tôi chỉ là 1 kẻ tài hèn đức mọn nhưng làm thơ vẫn còn hay hơn ông Hồ tài cao đức đầy vậy chứng tỏ ông hồ là 1 người Trung Quốc gài qua Việt Nam nên chẳng biết gì về thơ văn Việt cả? còn bài thơ chúc tết 1954 ông Hồ cũng vẫn đang học cách làm thơ lục bát nên câu tám chín mười có khi cả mười hai chữ đọc nghe như kiểu vịt nghe sấm

THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP NGỌ - 1954

Nǎm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành:
- Đẩy mạnh kháng chiến để dành độc lập tự do
- Cải cách ruộng đất là công việc rất to
Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn.
Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,
Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công.
Hòa bình dân chủ thế giới khắp Nam, Bắc, Tây, Đông.
Nǎm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều.

Tôi không hề muốn sửa thơ người khác nhưng bởi ông Hồ làm quá tệ. Cũng vẫn từng ấy ý nghĩa tôi có thể sửa lại bài thơ trên đọc nghe có vần có điệu hơn nhiều mà đúng luật thơ lục bát đàng hoàng:

Có hai nhiệm vụ rõ rành
Đẩy nhanh kháng chiến để dành tự do
Ruộng đồng cải cách việc to
Người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn
Quân dân nhất trí kết đoàn
Kiên cường kháng chiến hoàn toàn thành công
Hòa bình, Nam, Bắc, tây, Đông
Một năm thắng lợi thành công càng nhiều

Cù Huy Hà Bảo

Đấy mới là thơ lục bát cũng ý ấy tôi chỉ thêm bớt tý gia vị là thành thơ còn ông Hồ viết tràng giang-đại hải mà thơ chẳng có hồn, đúng là thơ của bác (văn thơ lai láng đầy hai hán. Tức khí phùn ra ướt đúng quần) còn sau đây là bài thơ ông Hồ làm để tặng thanh niên xung phong (20-3-1951), trong lần thăm đơn vị Thanh niên xung phong (TNXP) 312 đang làm nhiệm vụ tại cầu Nà Phù (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn), làm theo luật thơ mới nói sạo nghe cứ tưởng hay đảng ta lại bắt đảng viên học thuộc bài thơ này làm châm ngôn nhưng xét kỹ từng chữ bài thơ quá xạo:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Có chí ắt làm nên

Và về sau giới trẻ không phải đoàn viên chế lại mấy câu nghe mới có lý hơn và bớt xạo

Không có việc gì khó
Chỉ sợ tiền không nhiều
Đào núi và lấp biển
Không làm được ta thuê

Những bài thơ chúc tết còn lại cho đến năm 1963 thật tình tôi không muốn đọc bởi nó không có một tý hồn thơ nào có mấy từ lập đi lập lại như kiểu ông già lẩm cẩm thơ gì mà xoay quanh có mấy từ mới tới, phới xới nới, khởi… và về sau còn không có từ để viết nữa như bài 1963 

THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ MÃO - 1963

Mừng nǎm mới,
Cố gắng mới,
Tiến bộ mới,
Chúc Quý Mão là nǎm nhiều thắng lợi

Và có lẽ ông Hồ giả Hồ Tập Chương người hẹ cũng đã chết vào năm 1963, nhưng cộng sản không dám công bố để nhằm che mắt thiên hạ. Một ông Hồ khác xuất hiện vào năm 1964 với những bài thơ mới có hồn có điệu và đúng luật nữa như bài thơ chúc tết 1964

THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP THÌN - 1964

Bắc Nam như cội với cành,
Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng.
Rồi đây thống nhất thành công,
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà.
Mấy lời thân ái nôm na,
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

Đấy thơ phải như thế mới gọi là thơ ai đã đọc qua thì biết ngay trình độ của người làm thơ cỡ nào rồi khỏi phân tích như bài thơ làm theo kiểu thơ mới chứ không phải thất ngôn tứ tuyệt đâu nhưng vẫn đúng luật trắc bằng như bài chúc tết 1967:

THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH MÙI - 1967

Xuân về xin có một bài ca,
Gửi chúc đồng bào cả nước ta:
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi,
Tin mừng thắng trận nở như hoa!

Người đã biết làm thơ thì phải giữ luật chứ ai lại viết tùy tiện nhăn cuội dẫu thơ mới vẫn phải tuân thủ luật bằng cách có vần có điệu như bài thơ sau:

THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN - 1968

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!

Rồi bài cuối cùng năm ông Hồ viết 1969 cũng không ngoại lệ cũng rất có vần có điệu.

THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU - 1969

Nǎm qua thắng lợi vẻ vang,
Nǎm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc-Nam sum họp, xuân nào vui hơn!

Như tôi đã nói ở phần 1 cách làm thơ của một con người đều thể hiện qua cách viết là người đó có biết làm thơ hay không. Những người đã không biết làm thơ thì dù có cố cũng vẫn sai vần sai điệu nhất là âm trắc bằng còn người đã biết làm thơ thì cho dù có xuất khẩu thành thơ đi chăng nữa vẫn tuân thủ luật? Tại sao có rất nhiều lời đồn đại ông Hồ trong lăng ba đình là giả mà CSVN không cho đi xét nghiệm ADN với dòng họ ông đang sống sờ sờ ở Nam Đàn kia. Và kiện tác giả giáo sư Nguyễn Tấn Hùng người Đài Loan ra toà án Quốc tế, bởi chúng đã biết tỏng sự thật rồi nên đành im lặng cũng như không dám kiện Trung Quốc như Philippin đã kiện, cứ để ngư dân phải chịu nhiều đau khổ bởi CSVN đã bán đảo cho TQ từ rất lâu rồi. Không phải cái công hàm 1958 nữa mà còn nhiều cái văn bản khác mà Trung Quốc cú khư khư là có bằng chứng không thể chối cãi là Hoàng Sa và Trường Sa là của họ?!

Đã đăng: Chứng minh qua văn thơ do ông Hồ sáng tác: Ông Hồ Chí Minh đã chết năm 1932

__________________________________
Chú thích: 

(1). Quyển Hồ Chí Minh Sanh Bình Khảo