THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 April 2013

Luật sư Nguyễn Văn Đài bị ngăn không cho gặp trợ lý Ngoại trưởng Mỹ


      

Luật sư Nguyễn Văn Đài (DR)
Luật sư Nguyễn Văn Đài (DR)

Thanh Phương
Hôm nay, 13/04/2013, tức là chỉ một ngày sau khi diễn ra đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 17 tại Hà Nội, Việt Nam đã ngăn không cho luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nội, gặp phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền Daniel Baer. Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại hôm nay, luật sư Nguyễn Văn Đài kể lại sự việc.


Luật sư Nguyễn Văn Đài
 
13/04/2013
 
 
Luật sư Nguyễn Văn Đài : Đầu tuần này, sứ quán Mỹ có gởi cho tôi lời mời đến khách sạn Métropole Hà Nội 3 giờ chiều ngày 13/04 để gặp ông Daniel Baer, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, sau khi ông tham gia đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt. Nhưng chiều hôm qua, cơ quan an ninh thông báo là tôi không được đi dự buổi đối thoại này.
Ngay sau đó, tôi có thông báo cho sứ quán Mỹ về sự ngăn chận của cơ quan an ninh Việt Nam, thì họ nói là trong cuộc gặp với một viên tướng Bộ Công an, ông này đã nói là phụ tá Ngoại trưởng Mỹ có thể gặp bất kỳ người Việt Nam nào. Do đó, họ sẽ nêu vấn đề này trong cuộc gặp vào buổi tối với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam. Sáng nay, họ cho biết là Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đã đồng ý cho tôi gặp phụ tá Ngoại trưởng Mỹ.
Thế nhưng, thay vì cho tôi đi, an ninh Việt Nam đã huy động một lực lượng rất hùng hậu, gồm mấy chục nhân viên an ninh, cảnh sát, dân phòng, huy động rất nhiều phụ nữ trong khu vực đó, để lập thành những hàng rào trên con đường đi vào nhà tôi. Họ còn đặt nhiều biển « cấm người nước ngoài », biển « khu hạn chế », « cấm quay phim chụp ảnh ».
Phía sứ quán Mỹ thông báo là 2 giờ chiều nay sẽ cho viên chức chính trị đến để đón tôi đi. Đúng 2 giờ chiều nay, ông này có đi ô tô đến để đón tôi tới khách sạn gặp phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, thế nhưng, ông đã không thể vượt qua được hàng rào an ninh dày đặt trước cổng nhà tôi.
Trước đó, bác sĩ Phạm Hồng Sơn cũng bị ngăn chận tại nhà, nhưng khi một xe khác của sứ quán Mỹ đến đón thì họ cho bác sĩ Sơn đi, nhưng riêng cá nhân tôì thì bị ngăn chận. Hai ngày trước đây, chị Hiền, vợ luật sư Lê Quốc Quân cũng bị ngăn chận tại nơi làm việc, nhưng khi xe sứ quán Mỹ cũng đã đón được chị đến gặp phụ tá Ngoại trưởng Mỹ.
RFI : Theo luật sư biết thì đối thoại nhân quyền Mỹ Việt lần này có đạt được kết quả gì không ?
Luật sư Nguyễn Văn Đài : Về chi tiết cuộc đối thoại nhân quyền thì họ không nói rõ, nhưng họ thông báo là đối thoại này rất tốt, rất mang tính xây dựng. Thế nhưng, những hiện tượng bên ngoài, song song với đối thoại đó cho thấy là tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn nặng nề.
Thứ nhất, hôm qua, họ đã đánh vợ con mục sư Nguyễn Công Chính hết sức nặng nề. Trên đường bà và con trai đi thăm chồng, họ đã chặn xe, lục soát đồ đạt và lột hết quần áo của họ ra để khám người. Trước đó, họ cũng đã bắt anh Vũ Mạnh Hùng, nguyên là nhà giáo của trường Cao đẳng Kinh tế.
Hiện nay, anh Vũ Mạnh Hùng vẫn bị thẩm vấn và chưa biết sẽ bị khởi tố với tội danh gì. Anh Nguyễn Chí Đức, một người đấu tranh dân chủ cách đây vài ngày cũng đã bị đánh trọng thương trên đường đi làm việc.
RFI : Xin cám ơn luật sư Nguyễn Văn Đài

Theo rfi 

Video cảnh sát cơ động VÔ TRÁCH NHIỆM VỚI DÂN





cscd-bochay6

Trước sự phẫn nộ của người dân, chiến sĩ hiên ngang cỡi xe bỏ chạy đèo theo sau lưng là 1 “chiến sĩ” mặc thường phục KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM.
Vào khoảng gần 11h, 1 chú cảnh sát cơ động đuổi 1xe không đội mũ bảo hiểm ở đoạn đường trần duy hưng, gần ngã 4 trung hoà …
Trong lúc hăng say tác chiến, chiến sĩ cảnh sát đâm vào 1 xe máy của 1 phụ nữ, xe người này bị té ngã trên đường.  Ngoài ra chiến sĩ còn xịt hơi cay vô tội vạ  vào những xe lưu thông khiến bé gái phải ôm mắt như trong video.  
Sự vô tâm  của 2 chiến sĩ đối với đứa bé “bị xịt hơi cay mù mắt” như lời người dân bức xúc, cư dân mạng đã không tiếc lời sĩ vả thái độ vô trách nhiệm của những người đại diện cho NHÀ NƯỚC.
Một người dân tại hiện trường bức xúc nói:
“nhìn đứa bé gái mới đc 5- 6 tuổi bị xịt hơi cay gần như mù tạm thời luôn lúc í.. haizz ! ức éo thể chịu đc cái thái độ vô tâm mất dạy với dân ntn …”

người dân ghi được số xe của chú cscđ này

nên đăng lên không các tình yêu?


cscd-bochay3

cscd-bochay1

cscd-bochay2

cscd-bochay4

cscd-bochay5
 Hôm qua (12/4), trên Facebook xuất hiện một đoạn clip dài hơn 2 phút, có tiêu đề “Người dân tố CSCĐ làm việc vô trách nhiệm”, do nickname Đ.Q đăng tải.

Theo người quay clip thì khoảng 23 giờ ngày 12/4, một chiến sĩ CSCĐ đuổi một xe máy vi phạm giao thông trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội), đoạn gần ngã tư Trung Hòa, rồi gián tiếp gây tai nạn cho một người dân đang lưu thông trên đường. Tuy nhiên, chiến sĩ này không ở lại giải quyết vụ việc mà lại nhanh chóng rời đi, khiến một phụ nữ khác bị "vạ lây" vô cùng bức xúc. 



 Người phụ nữ bị "vạ lây" tỏ ra vô cùng bức xúc. 
Hình ảnh từ clip cho thấy, một người phụ nữ tầm khoảng 40 tuổi, đi cùng là bé gái khoảng 5-6 tuổi (được cho là con của người phụ nữ này). Trên vỉa hè, đứa bé gái đứng đằng sau mẹ của mình đang lấy tay dụi mắt, còn người phụ nữ kia tay cầm chiếc mũ bảo hiểm, tay kia chỉ chỏ, miệng liên tiếp buông ra những lời lẽ vô cùng bức xúc.

 CSCĐ bị "tố" làm việc vô trách nhiệm. 

Theo những lời của người phụ nữ xuất hiện trong clip, một chiến sĩ CSCĐ đang làm nhiệm vụ tuần tra trên đường, đuổi theo hai thanh niên không đội mũ bảo hiểm. Trong lúc đang truy đuổi, chiến sĩ này dùng bình xịt cay để xịt vào đối tượng nhưng không may xịt phải một phụ nữ đi đường khác và làm người phụ nữ ngã sõng xoài ra mặt đường. Lúc đó người phụ nữ xuất hiện trong clip đang cùng chồng và con gái đi ngay ở phía sau nên bị "vạ lây". Còn chiến sĩ CSCĐ chỉ dừng khoảng 2, 3 phút rồi trèo lên chiếc xe máy làm nhiệm vụ của mình và đèo theo một thanh niên không đội mũ bảo hiểm ngồi đằng sau, rời khỏi hiện trường.

Tại hiện trường, người phụ nữ trong clip liên tục “kêu oan” cho người “không may”. Sự việc “ồn ào” khiến nhiều người dân hiếu kỳ đến xem, nhiều người tỏ ra bất bình trước hành xử được cho là “thiếu trách nhiệm” với người dân của chiến sĩ cơ động này. 


 Đoạn clip được một thành viên Facebook quay lại và đăng lên trang cá nhân.

Đoạn clip sau khi được đăng tải đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của cư dân mạng xung quanh vụ việc chưa rõ thực hư này. Nickname T. H bình luận: “Nếu đúng vậy thì thất vọng quá. Ừ thì coi như CSCĐ được phép xịt hơi cay để trấn áp đi. Nhưng nếu gây ra thương tích cho người không liên quan thì phải đàng hoàng đứng lại mà giải quyết chứ. Lại còn đèo một thanh niên không mũ phóng xe đi mất". 

Còn nickname Lê Việt thì thắc mắc: “Clip bảo là CSCĐ đi bắt người không đội MBH, thế mà trong clip thì lại đèo 1 người không đội mũ đằng sau "chạy" dân”. 

"Nếu đúng là có gây tai nạn cho người không liên can thì nên đứng lại để xin lỗi và giải quyết như thế mới là một chiến sĩ CSCĐ phục vụ vì dân...” – nickname H.G.V bày tỏ.

Trong khi đó, thành viên Ly Vivian thì cho rằng: "Chưa rõ đầu đuôi sự việc như thế nào mà một số bạn đã hùa theo kết luận vội vàng. Mình thì khi xem clip này chỉ cảm thấy bà mẹ trong clip vô tâm quá, biết là có thể cảnh sát sai nhưng không lại xem con thế nào mà lại cứ đứng làm um lên thế".





Mạnh Hưng

Nông dân ‘đang ở đáy xã hội Việt Nam’



dongnai-khieukien

Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Xã hội học tại Hà Nội cho BBC hay nông dân đang được xếp dưới cùng trong thang phân tầng của xã hội Việt Nam hiện đại.
Trao đổi với BBC hôm 12/4/2013, nhân dịp BBC vừa công bố bảng xếp loại với  7 giai tầng mới trong xã hội Anh, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính, chuyên gia về phân tầng xã hội nói nông dân Việt Nam xếp dưới cùng trong chín tầng lớp xã hội ở nước này.
Ông nói:
“Tầng lớp nông dân là tầng lớp có địa vị thuộc loại thấp kém nhất trong xã hội. Địa vị kinh tế, thu nhập của tầng lớp nông dân cũng thuộc loại thấp, chi tiêu cũng thấp,
“Tình trạng nhà ở, đời sống văn hóa tinh thần cũng kém các tầng lớp khác.”
Ông Kính cũng cho hay tầng lớp lao động phổ thông, giản đơn được dự đoán thuộc nhóm chịu nhiều rủi ro, bấp bênh trong xã hội, trong khi nhóm có trình độ chuyên môn cao, hay tầng lớp trí thức, được xếp ngày một cao trên bảng phân tầng.
Ở trên cùng của bảng này, theo chuyên gia là tầng lớp những người lãnh đạo, những người có chức, có quyền, trong khi nhóm giàu cũng bao gồm những người thuộc tầng lớp này.

Tầng lớp có ‘quyền và tiền’

“Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo – nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng”
TS Đỗ Thiên Kính
Khi được hỏi về “nhóm lợi ích” có liên hệ ra sao, như một lát cắt so sánh, trong tháp phân tầng, nhà xã hội học nói đây chính là nhóm “có chức, có quyền”, có “địa vị” và do đó mà có sự liên hệ tới “bổng lộc, lợi ích”. Nhóm này theo ông Kính cũng đứng ở trên cùng của bảng phân loại.
Ông nói: “Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo – nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng.”
Trả lời câu hỏi, những người thuộc nhóm giàu là ai và nguồn gốc sự phồn vinh, giàu có vật chất của họ tới từ đâu, nhà xã hội học cho hay trong nhóm này có những người giàu có do làm ăn phi pháp và những người làm ăn đàng hoàng.
“Thực tiễn xã hội Việt Nam, những người giàu có có nhiều dạng. Ví dụ, dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng… Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có.
“Nhưng tóm lại tầng lớp trên, theo tháp phân tầng của chúng tôi, ví dụ tầng lớp lãnh đạo, quản lý, những người chuyên môn cao, doanh nhân… gần như gắn với các thành phần kinh tế nhà nước, vì phần nhiều họ là công chức nhà nước…”

“Những người giàu có có nhiều dạng… Dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng… Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có”
TS Đỗ Thiên Kính

Chuyên gia xã hội học cho hay chưa thể đáp ứng câu hỏi về mối liên hệ giữa “phân tầng trong đảng viên” với bảng phân tầng xã hội hiện tại và đồng ý có thể cần tới một nghiên cứu tách biệt, tuy nhiên ông cho rằng nhóm đứng ở đầu bảng phân loại là nhóm có nhiều quyền lực, từ tài chính, cho tới chính trị.
Ông nói:
“Các tầng lớp trên, vốn tài sản, quyền lực hay vốn văn hóa hiện nhiều hơn các tầng lớp phía dưới” và “tầng lớp bên trên chính là tầng lớp đang lãnh đạo xã hội.”
Về giới trẻ và tầng lớp trung lưu, ông Kính nói:
“Nhóm trẻ tất nhiên không thể leo lên các tầng lớp trên được, cùng lắm có thể thoát khỏi tầng lớp dưới và gia nhập những tầng lớp giữa. Ví dụ có thể là thợ thủ công, hoặc nhân viên, hoặc chuyên môn ở trình độ thấp hơn… Nhóm trẻ chỉ ở những tầng lớp giữa thôi.”
Còn về mức độ tiêu dùng như một đặc điểm xếp hạng, nhà xã hội học cho hay:
“Trừ tầng lớp lãnh đạo quản lý ra, tầng lớp càng cao có mức chi tiêu tiêu dùng càng nhiều, ví dụ doanh nhân hay tầng lớp chuyên môn cao tiêu dùng rất lớn, nhưng đến nông dân thì tiêu dùng ở mức thấp nhất.”
Chuyên gia trong nước được vấn ý nhân dịp tại Anh mới công bố một xếp hạng phân chia xã hội hiện đại theo bảy nhóm.
Tầng lớp nào ở đáy xã hội Việt Nam?
Đánh giá về các giai tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay, một nhà nghiên cứu xác nhận có tầng lớp dưới đáy và nhóm ‘bấp bênh’.

Nghemp3
Đây là các giai cấp: thượng lưu, trung lưu ổn định truyền thống, trung lưu công nghệ, công nhân mới, người lao động truyền thống, nhân viên dịch vụ, phục vụ và giai cấp vô sản bấp bênh.
Các nhà xã hội học tại Anh được BBC đặt hàng làm cuộc điều tra này cho rằng xã hội hiện đại không còn mô hình như chủ nghĩa Marx phân tích chỉ gồm có ba bốn giai cấp: tư sản, trí thức, vô sản…như trước.
Còn ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu nay cũng đưa ra mô hình tháp để chia tầng xã hội thành chín nhóm.
Đó là lãnh đạo quản lý, doanh nhân, chuyên môn cao (hay trí thức), nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn và dưới cùng là nông dân.
Một số nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đều lưu ý về sự chuyển động theo hướng nới rộng trong khoảng cách giữa thu nhập của nhóm giàu và nhóm nghèo ở Việt Nam.
Riêng về mặt địa bàn cư trú tại Việt Nam hiện có khoảng cách nhất định về thu nhập và cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống giữa lao động và cư dân ở đô thị và nông thôn.
Còn về mặt dân số, hiện cũng có xu hướng già đi của người dân, trong khi chưa chắc đã có một mối quan hệ tỷ lệ thuận tương ứng giữa nâng cao cơ hội đào tạo và tỷ lệ tăng trưởng dân số trẻ và nhóm lần đầu tiên gia nhập thị trường lao động.
Ở khía cạnh khác, một số nghiên cứu cho hay có sự suy giảm nhất định về mức “tiêu dùng văn hóa” ở nhiều nhóm dân số, trong đó xuất hiện cả ở nhóm mới giàu lên và nhóm thanh niên xét về hàm lượng và chất lượng văn hóa.
Theo BBC


5 LẦN “PHÁ” CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỂ TỒN TẠI !



cnxh-doimoi

Không ai biết Chủ nghĩa xã hội ( CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng : Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọn đầu của Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta ( và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu , Liên Xô ( cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ.v.v..
Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thủy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự .
Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” “ CNXH” để mưu sinh và tôn tại rất ngoạn mục

1. Cuộc “lãn công” vĩ đại dưới thời Hợp tác xã.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ở miền Bắc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tiểu thủ công nghiệp. Hợp tác xã là Chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu bà con háo hức lắm . Nhưng rồi tham nhũng nảy nòi, được thể chế CNXH khuyến khích : Một người làm việc bằng hai / Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Một người làm việc bằng ba / Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân…Đưa ruộng cha ông để lại vào hợp tác rồi, người nông dân không còn ruộng đất canh tác nữa, phải đi làm đồng theo kẻng. Ruộng chung như cha chung không ai khóc, nắng lên khỏi ngọn sào mới lục tục ra đồng, chưa xong đường cày đã giải lao, chiều mặt trời còn con sào đã về. Nên cuối vụ chia công điểm, mỗi công được 2 lạng thóc .Dại gì mà làm cho thằng khác ăn. Thế là đói. Cả xã hội nông thôn lãm công. Người gần rừng thì đi đào củ mài. Người không có rừng thì đào cua bắt ốc ra chợ đổi gạo. Nên cả miền Bắc nông dân lãn công.
Lãn công đến độ, bờ xôi ruộng mật cũng chẳng ai ngó ngàng đến. Thấy cảnh dân đói quá, các nhà quản lý buộc phải “phá lệ XHCN”, chia “Đất phần trăm” cho nông dân . Đất % là đất được xác định 5% quỹ đất của địa phương chia cho các hộ gia đình để sản xuất rau màu,cấy lúa. Những người sinh từ 1962 trở về trước được chia 2 thước ta tức là 48m2/người và được toàn quyền sử dụng. Trên mảnh đất phần trăm đó, các hộ nông dân đã trong khoai cấy lúa nuôi sống gia đình mình, không cần đến thu nhập của HTX. Đất % tư nhân ấy là cú “phá CNXH” đầu tiên của nông dân Việt Nam.

2. Khoán hộ Kim Ngọc – cú đấm vào mặt CNXH

Có đất phần trăm rồi vẫn nhiều hộ đói, vần tiếc ngẩn ngơ hàng triệu hecta đất màu mỡ vào HTX không mang lại thu nhập, bà con ở Vĩnh Phú, theo anh Kim Ngọc nghĩ ra cách khoán hộ, để có người chịu trách nhiệm hiệu quả trên tầng thước đất. Khoán Kim Ngọc ra đời. Tổng bí thư đảng kêu lên :” Khoán hộ là phá CNXH”. Thế là Kim Ngọc bị kiểm điểm. Phá CNXH cũng không chết bằng đói. Thế là phong trào khoán hộ phát triển rầm rộ ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Hưng…Cuối cùng thì Bộ Chính trị buộc phải “phá CNXH” ra nghị quyết “Khoán 10”. Khoán Kim Ngọc như một nắm đấm đấm vỡ mặt Chủ nghĩa xã hội ảo tưởng.

3. CNXH : PHÂN NHƯ CỨT, CỨT GÌ CŨNG PHÂN

CNXH được định nghĩ là “nền kinh tế Kế hoạch hóa từ sản xuất đến tiêu dùng”. Nên kế hoạch sản xuất hàng hóa hàng năm giao cho các nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất được bao nhiêu nộp cho nhà nước để nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nhưng sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao. Nên tất cả các nước đều phải áp dụng chế độ tem phiếu một cách triệt để. Chỉ có lãnh đạo cao cấp là được mua theo nhu cầu ,toàn hàng tốt ở của hàng Tông Đản, còn cán bộ, công hnân viên đều có đủ loại tem phiếu, từ mớ củi, bìa đậu phụ, bó rau… đến mét vải màn cho phụ nữ vệ sinh, đều có tem phiếu hoặc sổ mưa hàng . Bắt cởi trần phải cởi trần .Cho may ô mới được phần may ô . Cung cấp thành nếp sống. Lãnh đạo đẩng tuyên bố : “Kế hoạch hoa tiêu dùng chính là bản chất của CNXH”. Buổi sáng nọ, ở công Sở Thương Mại tỉnh nọ có câu đối : Phân thì như cứt. Cứt gì cũng phân. Nhưng đến khi Bộ trưởng thương mại Trần Phương vạch kế hoạch bỏ tem phiếu, TBT kêu lên :” Làm thế thì phá CNXH còn gì ?”. Nhưng dân tộc ta đã “phá CNXH”, từ bỏ được chế độ tem phiếu để tồn tại. Từ bỏ cảnh cung cấp bao năm trời làm đau khổ chị em: Hôm nay mồng tám tháng ba / Chị em phụ nữ đi ra đi vào / Hai tay hai củ xu hào/ Miệng luôn lẩm bẩm: Nên xào hay kho ?

4. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH –CUỘC PHÁ CNXH NGOẠN MỤC

Sau năm 1975, Bộ Chính trị đảng chỉ đạo tức tốc “cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh bại bọn tư bản, nếu không thì không thể xây dựng CNXH được”. Thế là đua nhau đập phá, cải tạo. Các nhà máy, xí nghiệp hiện đại đang vận hành êm ru bỗng chốc tiêu điều. Nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân không có việc làm, không lương. Nhiều giám đốc tư bản rãy chết bị thay bằng “giám đốc học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ra”. Cái trường ấy cũng lạ, ai tốt nghiệp trường đó có thể ra làm bất cứ việc gì, từ bí thư, chủ tịch, đến giám đốc nhà máy dệt, giám đốc công ty điện tử êm ro. Không cần sản xuất hàng hóa nhiều, chỉ cần suốt ngày phê bình tự phê bình, đấu tranh giai cấp. Thế là cả một nền kinh tế miền Nam không lồ chỉ vài năm sau thành kiệt quệ. Đói đầu gối phải bò. Anh em công nhân đề xuất chủ trương “tự hạch toán”, “tự chủ tài chính”, “kế hoạch ba”, “xuất khẩu để lấy ngoại tệ mua vật tư nguyên liệu”… TBT đảng hét :” Bọn bây phá chủ nghĩa xã hội à !”. không phá thì chết đối cả nút. Thế là cuộc “phá” CNXH lần thư tư diễn ra không thể đảo ngược.

5. CNXH LÀ KHÔNG ĐƯỢC CÓ NHÀ 2 TẦNG TRỞ LÊN

Qua 4 lần “phá CNXH”, đời sống của nhân dân khá lên đôi chút. Có người buôn bán có tiền làm nhà lầu vài ba tầng. Thế mà một lãnh đạo đảng hét lên :” Giàu như rứa là trái với bản chất chủ nghĩa xã hội”. Thế khoảng tháng 3 năm 1983, chỉ thị Z30 một chỉ thị miệng ra đời, nhằm tịch thu nhà, tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại các thành phố . Chỉ thị mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ ra lệnh , không có người ký, không có văn bản, không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành, chỉ truyền miệng qua hệ thông Công an. Thế mà ở Hà Nội đã tịch thu 105 nhà, không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt. May mà có một số người đã phá cái lệnh CNXH đó. Nguyễn Văn An bí thư Hà Nam Ninh đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC . Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh cũng không tuân lệnh “bảo vệ CNXH” ấy.
Đấy, CNXH là rứa đó, nhân dân ta đã bao nhiêu năm điêu đứng , lầm than vì nó, đã 5 lần vùng lên “phá CNXH”, cố thoát ra khỏi cái ách đó , mà không thể thoát được. CNXH lại biến thành cái đuôi đằng sau cái khái niệm : Kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp chế XHCN.v.v..với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thế là tha hồ cho bọn tham lam hốt tiền ngân sách. Các tập đoán nhà nước đã thất thoát hơn triệu tỷ đồng, bọn bán biệt tự Hà Nội trốn thuế 1.400 tỷ đồng, những Vinashine, Vinaline… mọc lên như nấm.Bây giờ thì CNXH đã lộ nguyên hình là một hình thái xã hội tham nhũng, ăn cắp. Ăn đất, ăn biển, ăn rừng, ăn dự án, ăn chức, ăn quyền… ăn cả học vị và học hàm giáo sư, tiến sĩ. ĂN CẮP CẢ XƯƠNG MÁU ĐỒNG ĐỘI ĐỂ CÓ DANH HIỆU ANH HÙNG. Đau đớn thay ! Nhưng nhân dân Việt Nam vốn thông minh và dũng cảm, nhất định sẽ tìm cách để vứt bỏ chiếc vòng kim cô CNXN vô lý đang thít chặt quanh đầu mình …

Big C Thăng Long lại tiếp tục dán cờ Trung Quốc 6 NGÔI SAO lên trái cây



Ban biên tập TTXVA nhận được một email của độc giả cho biết khi anh đang dạo chơi hưởng thú vui mua sắm tại Big C Thăng Long Hà Nội thì BỖNG DƯNG MUỐN KHÓC vì cảnh tượng tại quầy trái cây đập vào mắt anh.
Trên những khay nho xinh xinh mát lạnh là lá cờ Trung Quốc 6 sao, không chỉ một khay mà còn rất nhiều khay và rất nhiều cờ. Quá bức xúc anh đã  nhanh tay dùng điện thoại chụp lại tất cả hình ảnh những khay nho có dán cờ Trung Quốc đó.  Do chụp bằng điện thoại nên chất lượng ảnh không được hoàn hảo, mong bà con thông cảm.
Big C xem ra tạo scandal còn lộ hơn cô nàng Can Lộ Lộ ở Trung Quốc :)





Đề xuất phương án mới về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ???



cotruongsa

Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “lược” quy định về bản chất, nền tưởng tư tưởng của Đảng, đặt yêu cầu lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân lên trước Đảng… Đó là những phương án mới về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Với hơn 26 triệu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được tập hợp, tất cả những nội dung cơ bản cũng như chi tiết, từ Lời nói đầu tới các chương, từng điều khoản cụ thể đã được UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nghiên cứu, tiếp thu và giải trình cặn kẽ. Tinh thần dân chủ thể hiện rõ nét, gần như là nguyên tắc “tối thượng” khi bản dự thảo Hiến pháp mới được soạn lại với nhiều phương án khác nhau trên cơ sở tiếp thu những ý kiến góp ý, những vấn đề được đưa ra tranh luận sôi nổi thời gian qua, bên cạnh phương án cơ bản giữ nguyên như bản dự thảo đã được công bố để lấy ý kiến hơn 3 tháng trước.

Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đối với chương I – quy định về chế độ chính trị, nội dung quy định về tên nước tại Điều 1 được người dân quan tâm góp nhiều ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất tán thành tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đây là tên gọi đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay. UB Dự thảo lập luận, tên gọi này đã trở nên quen thuộc với người dân và bạn bè quốc tế, thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc giữ tên nước, theo đó, có mặt lợi là tiếp tục khẳng định mục tiêu, định hướng… đồng thời giữ được tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu…
Loại ý kiến thứ 2 đề nghị lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì tên này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên, được long trọng công bố qua Bản tuyên ngôn độc lập của Bác, được thể hiện qua 2 bản Hiến pháp (1946 và 1980).
Tên gọi này cũng được cho là phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tính chất của nền kinh tế định hướng XHCN. Tên gọi này có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới…
Việc lựa chọn tên nước theo phương án này, UB dự thảo nhận định, không làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục phát triển đất nước theo định hướng XHCN bởi chủ trương, đường lối, pháp luật của nhà nước cũng như bản thân các quy định của Hiến pháp vẫn đang khẳng định mục tiêu này. Thực tế, trong giai đoạn từ 1954 đến 1976, với tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước vẫn khẳng định và thực hiện công cuộc xây dựng CNXH.
Từ những lập luận đó, UB Dự thảo thể hiện lại Điều 1 để làm rõ hơn hình thức chính thể và chủ quyền của Nhà nước, đồng thời đề xuất phương án quy định tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Điều 2, nội dung xác định nền tảng quyền lực nhà nước trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” cũng có rất nhiều ý kiến góp ý khác nhau. Ngoài đề xuất giữ nguyên có nhiều ý kiến đề nghị xác định nền tảng này là khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đảm bảo bản chất của nhà nước pháp quyền và đề xuất chỉ quy định một cách tổng quát “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, không thể hiện về “nền tảng”.
Tiếp thu nội dung này, UB Dự thảo đưa ra dự kiến 2 phương án giữ nguyên như dự thảo cũ và đổi quy định “nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Cô đọng quy định về Đảng

Về Điều 4, báo cáo tiếp thu giải trình nêu rõ, tuyệt đại đa số ý kiến người dân tán thành việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, tán thành bổ sung quy định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu sự lãnh đạo của nhân dân về sự lãnh đạo của mình.
Các ý kiến góp ý tập trung nhiều về cách thể hiện khoản 1 của Điều này. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giải cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.
Loại ý kiến thứ 2 đề nghị viết lại một cách khái quát, cô đọng, chỉ cần khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội. Phương án mới được UB Dự thảo đưa ra là viết khái quát theo hướng này.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng. Ý kiến này đề nghị cần có luật về Đảng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Đảng thực thi vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với nhà nước và xã hội, tạo sự minh bạch trong hoạt động của Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên.
Vấn đề này, UB Dự thảo nhận định, Đảng là lãnh đạo về mặt chính trị thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn của mình. Cách thức, nội dung lãnh đạo cần có sự uyển chuyển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Hiện tại, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề đang được tổng kết, nghiên cứu. Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát Đảng. Vì vậy, cơ quan biên tập không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào Hiến pháp.
Trong chương này, Điều 9 quy định về MTTQ Việt Nam, cũng có 2 phương án được đưa ra. Phương án thứ nhất, bổ sung Điều 9 quy định “Đại đoàn kết dân tộc là động lực phát triển của Nhà nước và xã hội”; sửa khoản 2 quy định về MTTQ theo đề xuất của UB TƯ MTTQ và bổ sung khoản 3 quy định về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và các thành viên khác của mặt trận. Nếu chấp nhận phương án này, Điều 10 về vai trò của tổ chức Công đoàn được bãi bỏ.
Phương án thứ 2, các nội dung sửa đổi, bổ sung cũng tương tự nhưng không bổ sung khoản 3. Theo phương án này, dự thảo luật vấn duy trì Điều 10.
Chương IV về bảo vệ tổ quốc, vấn đề quy định “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng” có 2 loại ý kiến. Có ý kiến thành thành hướng sửa đổi của dự thảo được xây dựng 3 tháng trước nhưng đề nghị đảo cụm từ “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân” lên trước. Ý kiến này cho rằng, lực lượng vũ trang của Việt Nam do Đảng thành lập và rèn luyện. Do đó, để khẳng định bản chất của lực lượng vũ trang, cần quy định rõ trong Hiến pháp nghĩa vụ trung thành với Đảng của lực lượng vũ trang.
Nhiều ý kiến khác lại đề nghị thể hiện nội dung điều khoản này như Hiến pháp hiện hành, không quy định “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”. Ý kiến này cho rằng, qua trải nghiệm thực tế cho thấy vẫn đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện với lực lượng vũ trang.
UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp xây dựng 2 phương án theo các hướng kiến nghị trên để trình UB Thường vụ QH.
Theo Dân Trí


Ống nước thải bủa vây khu dân cư

(TNO) Hàng trăm ống nước thải chằng chịt, nằm "lộ thiên" và bắc qua lối đi lại, bốc mùi hôi thối chảy ngay trên đầu người dân ở khu tập thể E4 của Đại học Y Hà Nội (P.Trung Tự, Q.Đống Đa, Hà Nội).
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, khu tập thể này gồm 120 phòng của các hộ dân, có vô số hệ thống ống nước thảido người dân tự ý ghép nối thêm vào nằm ngang dọc, chằng chịt và hoàn toàn "lộ thiên".
Hầu hết các hộ trong khu dân cư đều phải bắc ống nhựa dẫn nước thải từ bồn cầu xuống thẳng sông Lừ chạy phía trước nhà.
Có nhiều đường ống dẫn nước thải nằm lơ lửng trên không và có đường ống lại bị vỡ, nước rò rỉ chảy cả vào người đi lại ở phía dưới. Miệng đường ống xả thải hở, nước thải chảy lênh láng trên mặt đường, ngay trước cửa nhà dân. Ngày nắng cả khu dân cư bốc mùi hôi thối khiến ai đi qua cũng phải bịt mũi.
Hàng ngày, hơn 100 hộ dân phải đi lại, sinh hoạt dưới đường ống nước thải ô nhiễm, bốc mùi hôi thối.
Ông Trịnh Đức Hạnh, Tổ trưởng tổ dân phố 52, P.Trung Tự, cho biết trước đây khu tập thể này vốn được xây dựng từ năm 1974 với mục đích ban đầu làm trung tâm hành chính, nhà công vụ của Trường đại học Y Hà Nội. Nhưng về sau được chuyển thành nhà ở cho cán bộ, nhân viên ở trường gồm 120 phòng khác nhau, mỗi phòng có diện tích là 12,3 m2.
Khi được phân nhà, các hộ dân tự ý cơi nới và xây dựng thêm nhà bếp và công trình phụ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi dự án cống hóa sông Lừ được tiến hành thi công cải tạo, trong quá trình giải phóng mặt bằng, toàn bộ diện tích phần nhà bếp, công trình phụ người dân tự ý cơi nới bị phá bỏ khiến nhiều đường ống nhựa xả thải nổi bị hở, bắc qua lối đi lại ngay trên đầu người dân, gây ô nhiễm trầm trọng.
 
Ống nước thải chạy chằng chịt khắp lối đi trong khu tập thể E4...

... thậm chí, chạy song song với đường ống nước sinh hoạt - Ảnh: Ngọc Thắng
 


Đường ống do người dân trực tiếp đục ra từ căn hộ. Trước khi xuống đất, đường ống có khi chạy ngoằn nghèo, vắt sang các hộ dân bên cạnh - Ảnh: Ngọc Thắng
 
 
Nước thải trước đây được xả theo đường ống ra hệ thống thoát nước hoặc sông Lừ bên cạnh. Nhưng hiện tại, công trình xây dựng ở đoạn sông này đã bịt đường thoát khiến khu dân cư bị ô nhiễm nhiêm trọng - Ảnh: Ngọc Thắng
Nguyễn Tuấn - Hoàng Phan

Xót xa bé trai 6 tháng tuổi bị chém

(TNO) Sáng 13.4, các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Bình Dương cho biết cháu Lâm Quốc Khang (6 tháng tuổi, ngụ khu phố 1, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) đã được cứu chữa kịp thời và xuất viện.
Trước đó, chiều 12.4, cháu Khang được đưa đến Bệnh viện đa khoa Bình Dương cấp cứu trong tình trạng vết thương dài ở bên hông máu ra khá nhiều.

Cháu bé được khâu vết thương khi mới được đến bệnh viện cấp cứu
Chị Nguyễn Bích Lợi (24 tuổi, mẹ cháu Khang) cho biết vào trưa cùng ngày, Trần Minh Vũ (khoảng 21 tuổi, ở sát nhà chị Lợi) đi nhậu về có biểu hiện say xỉn rồi nẹt pô xe máy liên tục.
Do cháu Khang đang ngủ, nên chị Lợi sang nhà nói Vũ không nẹt pô nữa. Tuy nhiên, Vũ không dừng lại và tiếp tục nẹt pô xe máy gây ồn ào, buộc chị Lợi phải đi báo Công an thị trấn Dầu Tiếng. Biết chị Lợi đã báo công an, Vũ bực tức cầm theo dao mổ heo sang nhà chị Lợi đuổi chém những người trong nhà loạn xạ.
Hậu quả, bà Lâm Thị Thơm (38 tuổi, cô chị Lợi) trong lúc ẵm cháu Khang chạy thoát thân cũng bị Vũ chém vào tay, còn cháu Khang bị chém vào hông. Bà Phan Thị Thanh Xuân (50 tuổi, bà ngoại cháu Khang) cũng bị rượt đuổi, té ngã bị thương. Sau đó, Vũ tiếp tục đuổi chém chồng của chị Lợi nhưng không được.
Các bác sĩ bệnh viện đa khoa biết cháu Khang bị vết thương ở phía bên hông trái dài khoảng 15 cm, rất may chỉ bị rách phần mềm, tạm thời đã qua cơn nguy kịch.
Một cán bộ phụ trách an ninh trật tự khu phố 1 (thị trấn Dầu Tiếng) cho biết chiều cùng ngày có xảy ra vụ việc cháu Khang bị chém, công an huyện Dầu Tiếng đã vào cuộc, tạm giữ Vũ để điều tra làm rõ.
Tin, ảnh: Đỗ Trường

'Giá nhà giảm, người nghèo chưa chắc đã mua được'



Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội Nguyễn Hữu Cường cho rằng ngay cả trong trường hợp giá giảm, người có thu nhập thấp vẫn khó có khả năng cạnh tranh với các đơn vị "mua buôn".
'Nên để thị trường bất động sản rơi tự do'
1.000 hội viên bất động sản chất vấn tiến sĩ Alan Phan

Giá nhà ở của Việt Nam trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân của người lao động trong khi tỷ lệ này ở châu Âu là 7 lần, Thái Lan 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần. Ông nhìn nhận những con số này thế nào?
- Đấy là một nghịch lý. Ở những nước có nền kinh tế phát triển thì các chính sách luật, thương mại có bề dày lịch sử. Thị trường bất động sản của Việt Nam còn non trẻ nên phải chấp nhận thông qua đổ vỡ của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm thực tế để chính sách được bổ sung, điều chỉnh dần.
Ở một số quốc gia, không có chuyện thất thoát trong đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu, hay khoản chi phí cho người làm chính sách. Trong khi đó, ở Việt Nam muốn xây dự án phải mất 3 năm tốn kém về thủ tục. Giá nhà cao, mẫu mã xấu, quy hoạch chất lượng quản lý kém, chi phí vô hình nhiều dẫn tới việc giá cả cao. Mình làm rồi mới phát hiện ra sai còn ở các nước phát triển phát hiện ra sai sẽ không cho làm.
Phải làm thế nào để nhà giúp người dân tiếp cận được với nhà giá rẻ thưa ông?
- Bất động sản giá cao so với thu nhập và mức sống của người dân là không chấp nhận được. Quan điểm phải hạ giá nhà để người khó khăn có thể tiếp cận được nhà là hoàn toàn đúng. Ở góc nhìn nhỏ, tôi cho rằng, sự phản biện "không hạ giá người nghèo không mua được nhà là hoàn toàn chính xác".
Nhưng nhìn ở góc độ lớn hơn thì không phải vậy. Nếu bất động sản giảm giá thê thảm, câu hỏi đặt ra người nghèo có mua được không? Các nhà chuyên môn đã nói khi giá bất động sản giảm xuống, trước đây một tỷ nay còn 500 triệu hoặc còn 200 triệu thì người nghèo không bao giờ mua được cả. Bởi vì đã là người nghèo thì không đủ sức cũng như tiềm năng để giành giật với những đơn vị có thể buôn cả lố, cả dãy thậm chí cả khu. Những đơn vị này sẽ mua hết và không bao giờ họ "nhằn" lại một căn nào đó cho người nghèo.
Ảnh: Hoàng Lan
"Nghị quyết 02 không có từ nào về giải cứu đại gia hay bất động sản". Ảnh: Hoàng Lan.
- Giảm giá bất động sản chưa phải là một cách hay, vậy theo ông, đâu mới là biện pháp giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho?
- Có thể hình dung thế này, các doanh nghiệp bất động sản đang đứng ở trên một con phà, lượng phao cứu sinh chỉ có giới hạn. Đối tượng được tháo gỡ hiện nay là ưu tiên nhà xã hội, nhà thương mại giá rẻ. Tôi cho rằng, để giải phóng hàng tồn kho thì Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ thông qua chính sách tiền tệ, giãn thuế... cho doanh nghiệp có lý lịch tốt.
Chuyện tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gần đây gây xôn xao vì lo ngại các đại gia địa ốc sẽ được hưởng lợi còn người dân thì không, ông chia sẻ về vấn đề này thế nào?
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thì Chính phủ đã có nghị quyết 02 nhưng tiếc là nhiều người không đọc kỹ. Phạm vi áp dụng cho đa ngành nghề trong đó có bất động sản với mục đích là hỗ trợ thị trường, vực dậy cả nền kinh tế giải phóng hàng tồn kho và phát triển đầu tư.... Nghị quyết 02 không có từ nào về giải cứu đại gia hay bất động sản. Tôi không hiểu sao mọi người lại nghĩ là dùng thuế của dân để cứu đại gia bất động sản, cứu người giàu.
- Đứng ở góc độ Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, ông đánh giá thế nào về cách làm ăn của nhiều doanh nghiệp trong ngành khi có nhiều dự án bán nhà trên giấy nhưng giá cả quá cao, chậm tiến độ khiến hàng loạt vụ tranh chấp xảy ra?
- Rất khó để nói tỷ lệ bao nhiêu trường hợp làm ăn nghiêm túc hay chụp giật. Có một thực tế là những trường hợp làm ăn nghiêm túc lại là doanh nghiệp rất "dễ chết". Tất cả những hậu quả xảy ra chúng ta đã nhìn thấy rồi, đầu tư không theo quy hoạch, nghiên cứu thị trường kém dẫn tới cung cầu không khớp làm hàng không tồn kho nhiều. Bạt ngàn những dự án dở dang trong khi doanh nghiệp đã tốn rất nhiều tiền mặt vào đó. Các mặt hàng vật liệu xây dựng như kính, sơn, gạch, thạch cao... tồn kho lớn, do đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tôi cho rằng, vấn đề cần làm hiện nay là cần giải phóng hàng tồn kho, nợ xấu, tái cấp vốn cho doanh nghiệp...
Theo một báo cáo, doanh nghiệp ngành xây dựng hơn 60% báo lãi, vậy sức khỏe thực sự của doanh nghiệp hiện nay ra sao thưa ông?
- Cộng đồng doanh nghiệp chưa bao giờ khó khăn như giai đoạn này và trong năm 2013-2014 còn khó khăn hơn nhiều. Lý do là trước đó Chính phủ đã thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát khiến cộng đồng doanh nghiệp bị động về nguồn vốn. Còn xét riêng những doanh nghiệp xây dựng, đơn vị nào có đầu tư liên kết với các tổ chức tài chính ở nước ngoài thì sống tốt. Doanh nghiệp nội địa có vốn tự lực như "ngàn cân treo sợi tóc". Vật liệu xây dựng có hàng tồn kho lớn khiến doanh nghiệp không có tiền để trả cho nhà thầu, công nhân và doanh nghiệp cũng không đóng thuế.
- Quan điểm của ông thế nào trước ý kiến nhiều doanh nghiệp mong 'thoát' khỏi thị trường bất động sản nhưng hàng không bán được, phá sản không xong thậm chí mong ngân hàng siết nợ?
- Doanh nghiệp cũng giống như đời người. Theo quy luật sống tự nhiên, không ai muốn chết. Tôi cho rằng không có doanh nghiệp nào muốn tự tử hay xin được tử hình cả, hơn nữa, thủ tục xin "chết" cũng còn nhiêu khê lắm nên muốn "chết" cũng rất khó. Trường hợp doanh nghiệp buộc phải thay đổi, buông tay vì thực lực không còn thì đành phải chấp nhận. Bản năng sống của doanh nghiệp sẽ chống cự đến phút cuối cùng để không bị phá sản, thế nên mới có chuyện doanh nghiệp xin trả lại dự án cho thành phố
Tất nhiên, những đơn vị yếu kém không để cho "chết" thì cũng tự "chết" vì cuộc chơi này hoàn toàn sòng phẳng. Đây là sự sàng lọc tự nhiên của thị trường. Chính phủ không hỗ trợ một doanh nghiệp nào mà cơ hội dàn trải cho cả cộng đồng doanh nghiệp. Có hơn 500 sàn giao dịch và trung tâm môi giới dừng phá sản, đóng cửa thì vẫn có những sàn làm ăn tốt hiệu quả.
Hoàng Lan

Đề xuất tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ???



Qua tổng hợp ý kiến người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có thêm phương án mới là lấy lại tên nước thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
Giữ điều 4 Hiến pháp là 'phù hợp vai trò lãnh đạo của Đảng'

Ngày 12/4, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp mới cùng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Với nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, ban soạn thảo để ngỏ bằng cách trình hai phương án.
Cụ thể, Lời nói đầu giờ được diễn đạt theo hai phương án. Trong đó, một phương án ngắn gọn, súc tích, dài không quá 180 chữ, khẳng định quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, điều cuối cùng của dự thảo, bên cạnh quy định cũ có thêm phương án mới: “Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và phải được trưng cầu dân ý”.
Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh cách viết cũ tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuất hiện phương án mới, phản ánh chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh thổ: “(1) Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. (2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Ảnh tư liệu.
Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân, cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam, là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2/9/1945. Tên gọi ấy được khẳng định trong Hiến pháp 1946, 1959 và chỉ được thay đổi bởi Hiến pháp 1980. Về mặt pháp lý, đến thời điểm này, tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay.
Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, Điều 58 dự thảo tiếp thu không còn quy định thu hồi đất với cả “dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc “thu hồi, bồi thường phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định”.
Bên cạnh việc làm rõ hơn trách nhiệm của Đảng, quyền giám sát của nhân dân với Đảng, khoản 1 Điều 4 dự thảo mới có thêm phương án diễn đạt khái quát, cô đọng về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Các nội dung khác thuộc về bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng đã thể hiện đầy đủ trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các văn bản khác, không cần đưa vào Hiến pháp như dự thảo hiện tại. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho rằng, cách diễn đạt này sẽ giúp Hiến pháp mới ổn định hơn, bền vững hơn, tránh phải sửa đổi 5-10 năm một lần mỗi khi văn kiện Đảng có điều chỉnh mới.
Cũng liên quan đến vấn đề Đảng trong Hiến pháp, dự thảo tiếp thu ở Điều 70 về nghĩa vụ của các lực lượng vũ trang xuất hiện hai phương án mới. Một là giữ nguyên, khẳng định các lực lượng vũ trang phải trung thành, bảo vệ tổ quốc và nhân dân. Phương án khác có thêm chủ thể Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đứng sau tổ quốc và nhân dân.
Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dâncũng tiếp thu ý kiến đóng góp phong phú của nhân dân. Theo đó, Điều 15 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể “bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp” vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe cộng cồng và chỉ “theo quy định của luật”.
Dự thảo tiếp thu cũng làm rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước để các quyền cơ bản của người dân là hiện thực và khả thi. Chẳng hạn, quyền sống (Điều 21) có thêm phương án bổ sung nội dung: “Hình phạt tử hình cho đến khi chưa được bãi bỏ, chỉ được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do luật định”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 26) được bổ sung: “Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này do luật định”.
Trong các điều khoản hiến định về quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện rõ ràng hơn ở Điều 32 dự thảo tiếp thu: “Người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Điều 39 dự thảo tiếp thu thể hiện sự bình đẳng của mọi người trong vấn đề hôn nhân, không phân biệt giới tính khi quy định: “Mọi người đủ tuổi do luật định có quyền kết hôn”. Từ đây mở ra khả năng xem xét, thừa nhận quyền cơ bản cho cả người đồng giới, lưỡng tính, chuyển giới.
Trên cơ sở báo cáo về việc tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho Hiến pháp của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngày 12/4, Thường vụ Quốc hội đã họp, tham gia thêm ý kiến. Vì tính quan trọng của nó, bản dự thảo tiếp thu này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, để Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 tới thảo luận, góp ý trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận tiếp tại kỳ họp vào cuối tháng 5.
Tinh thần là tất cả vấn đề lớn của Hiến pháp, còn ý kiến khác nhau thì Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng phải đưa ra các phương án khác nhau để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục thảo luận cho đến khi Quốc hội quyết định, thông qua Hiến pháp mới tại kỳ họp cuối năm.
Theo Pháp luật TP HCM

Sang tên đổi chủ ôtô tăng đột biến trước ngày xử phạt


Thuế trước bạ giảm 2% cho xe cũ và ngày 15/4 CSGT áp dụng xử phạt theo thông tư mới là nguyên nhân có tới 3.000 trường hợp đăng ký chuyển quyền sở hữu chỉ trong 10 ngày đầu tháng 4, gấp 4 lần bình thường.
>Có đăng ký xe sẽ không bị phạt lỗi 'không chính chủ' /Giảm phí trước bạ ôtô từ tháng 4

Số lượng tới đăng ký sang tên đổi chủ trong những ngày qua tại phòng đăng ký xe ở Hà Nội tăng đột biến. Ảnh: Phương Sơn
Phí trước bạ giảm một nửa khiến nhiều người dân đổ dồn về các phòng đăng ký xe ở thủ đô để làm thủ tục sang tên đổi chủ. Từ ngày 1/4 cho đến 12/4, tại nhiều phòng đăng ký xe luôn trong cảnh đông đúc, dòng người đứng ngồi, xếp hàng để chờ được đăng ký xe, cấp biển mới.
Theo số liệu của phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội đến ngày 11/4 tổng số phương tiện sang tên đổi chủ trên địa bàn thành phố tăng đột biến. Trong 10 ngày đầu tiên, có 2.910 trường hợp, gấp gần 4 lần so với trước 1/4. Trong đó số phương tiện sang tên trên địa bàn Hà Nội là 1.882 trường hợp; chuyển đến địa bàn Hà Nội là 252, chuyển đi là 776.
Lý do khiến các chủ phương tiện đăng ký đông vào thời điểm này theo giải thích của đội trưởng đội quản lý xe (Phòng CSGT TP.Hà Nội) là phí trước bạ đối với xe mua bán lần 2 giảm xuống chỉ còn 2%.
Ngoài ra nhiều người lo lắng từ ngày 15/4, Thông tư 11 của Bộ Công an có hiệu lực, khi đó lực lượng cảnh sát giao thông sẽ bắt đầu xử phạt xe không sang tên đổi chủ hoặc sang tên muộn so với quy định.
Theo Thông tư 11 của Bộ Công an quy định bắt đầu từ ngày 15/4, "CSGT không được dừng các phương tiện đang lưu thông trên đường khi không có dấu hiệu vi phạm để hỏi và xử lý với lỗi xe không chính chủ". Ảnh: Bá Đô
Cụ thể theo Nghị định 71 xe máy sẽ bị phạt 800.000 - 1,2 triệu đồng (mức phạt trung bình một triệu đồng), ôtô bị phạt 6-10 triệu (mức phạt trung bình 8 triệu đồng). Tuy nhiên đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng phòng CSGT Hà Nội cũng giải thích bắt đầu từ ngày 15/4 tới "CSGT không được dừng các phương tiện đang lưu thông trên đường khi không có dấu hiệu vi phạm để hỏi và xử lý với lỗi xe không chính chủ".
Việc xử lý phương tiện sang tên đổi chủ muộn chỉ thông qua công tác đăng ký, cấp biển số, điều tra giải quyết tai nạn giao thông. Qua điều tra các vụ án hình sự nếu phát hiện người mua hoặc bán quá 30 ngày làm giấy mua bán xe nhưng chưa sang tên...
Đại tá Thắng cũng nhấn mạnh, trong quá trình xử lý vi phạm, nếu người điểu khiển phương tiện xuất trình được đăng ký xe, giấy phép lái xe, cảnh sát chỉ xử phạt lỗi mà người vi phạm gặp phải như vượt đèn đỏ, đi sai làn... Còn những trường hợp vi phạm mà không xuất trình được các giấy tờ cần thiết chứng minh là xe của người nhà, xe đi mượn thì sẽ bị lập biên bản và giữ xe 10 ngày theo quy định.
Bá Đô

Phản ứong của người dân : KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT !


Bị đánh chết sau khi cãi nhau với cảnh sát giao thông



Trên đường về ngay sau khi cãi nhau với cảnh sát, anh Hiền bị hai người chặn đường hỏi: 'Nãy mày chửi cái gì' và đánh tới chết.

Ngày 11/4, Thượng tá Nguyễn Hoàng Tuấn, Trưởng Công an quận Tân Phú, TP HCM, cho biết công an đang điều tra về cái chết bất thường của anh Trần Văn Hiền (42 tuổi, ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân).
Trần Văn Hậu (em ruột nạn nhân Hiền) kể, chiều 9/4, Hậu cùng anh Hiền và một người bạn tên Ý đến uống bia tại quán Phượng Cát trên đường Lê Trọng Tấn (quận Tân Phú). Hơn 21h, ba người lấy xe ra về thì anh Ý và anh Hiền bị tổ cảnh sát giao thông đứng bên kia đường đối diện với quán Phượng Cát thổi còi. Hai anh bị bắt đo nồng độ cồn. Sau đó giữa Hiền và các cảnh sát này lớn tiếng với nhau. Anh Hiền đòi lấy máy điện thoại dọa chụp ảnh cảnh sát giao thông.
Vợ và con trai anh Hiền mong muốn làm rõ cái chết khuất tất của anh.
Vợ và con trai anh Hiền mong muốn làm rõ cái chết khuất tất của anh.
Anh Hậu cho biết lúc về đến nhà nghe nói anh Hiền bị thổi phạt nên quay lại. Khi đến nơi, Hậu thấy Hiền đang cự cãi với cảnh sát giao thông và xe đã bị lập biên bản tạm giữ. Tưởng mọi việc đã xong, anh Hậu bỏ đi khi anh Hiền bắt xe ôm ra về. Đến khoảng 0h cùng ngày, gia đình nhận được hung tin anh Hiền đã bị đánh chết và xác được đưa vào bệnh viện Đa khoa quận Tân Bình.
Hiện trường anh Hiền bị đánh chết cách nơi cảnh sát giao thông xử phạt khoảng 300 m. Hai nhân viên bảo vệ một công ty trên đường Lê Trọng Tấn nhìn thấy có hai thanh niên chạy xe SH chặn đầu chiếc xe ôm chở anh Hiền. Hai người quát hỏi anh Hiền: “Nãy mày chửi cái gì?” và xông đến đánh.
Lúc bị đánh, anh Hiền có kêu lên: “Đại ca ơi tha cho em đi” còn người chạy xe ôm hoảng sợ vọt mất. Hai thanh niên đi xe SH đã chụp tay, khống chế và đánh anh Hiền tới tấp cho đến khi nạn nhân ngã gục. Sau khi gây án, hai hung thủ lên xe tẩu thoát. Qua khám nghiệm tử thi, công an quận Tân Phú xác định anh Hiền tử vong vì bị chấn thương sọ não.
Theo Pháp Luật TP HCM