THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 July 2013

Sao Đảng không xúi dân nổi dậy "đồng khởi chống Tàu"

Loan Nguyen

Ngày xưa chống  Mỹ, thì xúi dân phải yêu nước chơi toàn bạo lực  khủng bố. Thằng Mỹ xấu  xí cái gì không biết mà con cái các ông lãnh đạo  vẫn chọn đi du học.  Ngày nay thằng Tàu khống chế toàn bộ biển đảo, kiểm  soát kinh tế, cố  vấn chính trị và cũng không quên xơi hết những vùng  núi, đất chiến lược  biên giới. Vậy mà các ông lại nói là để nhà nước lo,  còn biểu tình ôn  hòa thì vi phạm điều 88. Cùng 1 mục đích, chống Mỹ thì  tha hồ tuyên  truyền, kích động và cho sử dụng bạo lực khủng bố. Nghĩa  là đếch được  "đồng khởi chống Tàu". Ba mẹ tôi có quen gia đình người bạn  đi coi xi  nê , xui vào lúc các ông "đồng khởi" bằng mìn, gia đình này  có 2 người  con mất, 1 người bị cụt chân , và 2 người bị điếc vì tiếng nổ  quá mạnh.

Các ông cố tình giết hại cảnh sát quan chức , nhưng rạp xi nê  là nơi  công cộng, có nhiều thường dân, quăng bom mìn vào có khác gì tụi  cực  đoan hồi giáo . 1 nhóm người ở Phú Yên có xin phép lãnh đạo về co  sở  sinh hoạt , rồi chuyện dùng thuốc nổ phá đá các ông lãnh đạo cũng  biết.  Vậy mà đến khi mảnh đất sinh thái du lịch hình thành quá béo bở ,  các  ông tròng họ vào tội khủng bố. Phương Uyên và bạn dùng mechanism để   tung ra truyền đơn, các ông đưa chứng cớ đó là khủng bố. Các ông biến   trắng thành đen, đen thành trắng để phục vụ cho ý đồ các ông. Dùng mỹ từ   để che mắt dư luận thế giới, "cải tạo học tập", "kinh tế mới" "đồng   khởi" , và bịp bợm "miền Nam đói khổ" "lính ngụy ăn thịt người" "đi hợc   tập 10 ngày rồi về" "không có chuyện đổi tiền"....Nếu cứ cai trị bằng   bạo lực và tuyên truyền dối trá với dân nhưng lại nhu nhược với Tàu ,   thì chúng tôi chống đối các ông là phải. Chống các ông là những chuyện   các ông làm bây giờ chứ không phải ai cũng là "tiêc chế độ VNCH" mà   chống.

Tôi nào có sống qua VNCH đâu. Tuy nhiên sự thật phải được phơi   bày, đặt biệt những tuyên truyền láo của ĐCS phải được nói ra để mọi   người tìm hiểu. ĐCH đã xuất sắc đưa ra nhận định kèm theo dữ kiện đàng   hoàng. Chính vì nói lên sự thật nên các ông khó chịu, nên đồng loạt xuất   hiện làm nhiệm vụ phản bác. Tiếc là các ông không có những lý luận sắc   bén. Nhiều bài viết khác ít thấy các ông , nhưng bài viết đụng đến HCM   hoặc VNCH hay tuyên truyền láo khoét thì các ông hiện ra ngay. Các ông   đã là "chính chủ" của tuyên truyền lừa dối, những Lê Văn Tám, Võ Thị   Sáu, Nguyễn Văn Trỗi(lúc bị hành quyết đả khóc và nói với ông Ng V.   Chức, cựu thẩm phán hiện ở TX: tôi bị bọn họ lừa, vợ anh Trổi cũng xác   nhận bị lừa vậy mà Đãng nói là anh Trổi hô to : đả đảo đế quốc Mỹ, HCM   muôn năm.!!!!), HCM viết nhật kí trong tù trước khi bị ở tù 10 năm!!!!   Quả là thánh. Các ồng đang "chính chủ" tuyên truyền bịp : xe ben tung   nên đập thủy điện vở, có người thích vô trại giam công an tự tử , bà cụ   chết vì bị bệnh cảm , công an quan tâm nên lấy xác chôn cất giùm , dân   oan khiếu kiện do xúi giục , tòa xử án công khai , yêu nước là yêu   CNXH,...vv..Và các ông sẽ tiếp tục " chính chủ" bịp bợm mà thôi. Nói   cách khác, các ông gián tiếp là "chính chủ" cho nước CHDCND Trung Hoa.

‘Thiếu gia’ tìm đường du học trốn nhập ngũ

Trong khi rất nhiều du học sinh do kinh tế khó khăn phải tạm về nước, lại có một làn sóng học sinh THPT đến các công ty tư vấn du học để tìm đường xuất ngoại tự túc với lý do: Khỏi phải nhập ngũ.

Sợ con vất vả
Chị Nguyễn Hương Giang, cán bộ tư vấn một công ty tư vấn du học, tiếp hai mẹ con em N.M.T (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Chị Giang cho biết, yêu cầu của hai mẹ con khá đơn giản, tìm một trường ĐH có thể cho T. đi du học tự túc ngay sau khi tốt nghiệp THPT vào tháng 6 tới. Mẹ T. tâm sự: “T. học trung bình nên gia đình cũng không kỳ vọng việc nó thi đậu ĐH trong nước”.
“Ngoài ra, năm nay quy định, trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ- mẹ T. lo lắng như vậy sẽ bị chậm thời gian học.
Vuốt mái tóc kiểu cách, T. ngây ngô tiếp lời: “Ông anh hàng xóm đi bộ đội về mấy năm rồi mà vẫn lông bông chưa công ăn việc làm, chưa kể anh ấy không tán được cô nào vì bây giờ bọn con gái không thích…” - chị Giang kể.
Tham khảo mãi, hai mẹ con T cũng quyết định sẽ đi du học tại một trường hạng trung của Australia với kinh phí vài chục triệu đồng/tháng.
<br />
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Vốn không quan tâm đến việc cho con đi du học song từ khi biết thông tin đỗ ĐH trong nước vẫn có khả năng phải hoãn để thực hiện nghĩa vụ quân sự, chị N.T.H – thị trấn Ba Hàng, Phổ Yên, Thái Nguyên, vô cùng lo lắng cho cậu con trai duy nhất vốn được chiều chuộng, nâng như nâng trứng.
Khi nghe con trai kể về chuyện gia đình cậu bạn cùng lớp đang tìm nơi cho con đidu học để tránh nhập ngũ – chị H. vội vã đi tìm kiếm thông tin. Gặp chị tại công ty tư vấn du học trên đường Thụy Khuê, Hà Nội – chị H. phân trần: “Gia đình tuy không quá khá giả nhưng cháu là con một nên chúng tôi không tiếc gì cháu. Để cháu phải ngưng học bố nó xót lắm nên đành cho con đi du học, thà xa con còn hơn để cháu phải vất vả”.
Cầm trên tay hồ sơ xin visa du học một trường trung học tại Anh quốc của mộtthiếu gia đất Hà thành, chị Hồ Phương Lan, cán bộ công ty tư vấn du học Thụy Anh bật mí: “Cậu quý tử này năm nay mới học lớp 10 song gia đình đã tìm đường cho đi du học bởi cậu học quá kém, thứ nữa gia đình cũng nghe phong thanh sẽ phải đi bộ đội nên cho đi sớm để yên tâm. Mỗi tháng, gia đình sẽ phải chi phí cho cậu ở ngôi trường này lên tới cả trăm triệu đồng”.
Không quá vất như tưởng tượng
Đó là hai lý do chính được các bậc phụ huynh và học sinh đưa ra khi tìm cách “trốn” nghĩa vụ quân sự. Chị Tô Nguyệt Phương, trưởng Phòng kinh doanh công ty tư vấn du học A. cho biết: “Từ đầu năm tới nay, số lượng học sinh THPT tới xin tư vấn đi du học tăng đột biến. Không ít trong số học bày tỏ thẳng thắn lý do đi du học là không muốn tốn quãng thời gian ở trong quân đội, sợ phải rèn luyện vất vả…”.
“Phần đông là con nhà khá giả, con một hoặc những thiếu gia vốn quen ăn chơi, lười lao động. Một phần nữa do phụ huynh có tiền của, muốn con cái tiết kiệm thời gian chuyên tâm đầu tư cho tương lai” - chị Phương cho biết.
Hầu hết những gia đình đưa con đi tìm cửa xuất ngoại du học trong thời điểm này đều cho rằng, đi du học sẽ giúp con cái họ hòa nhập với thế giới, mở mang đầu óc. Sẵn tiềm lực tài chính, quá cưng chiều con và chưa thực sự hiểu về môi trường quân đội, không cho con có cơ hội rèn luyện bản lĩnh, lý tưởng của người thanh niên là những lý do chính khiến các bậc phụ huynh không e ngại chạy sô đi tìm trường cho con ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Oai, cán bộ tỉnh đội Thái Nguyên chia sẻ: “Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự rất có ích cho các nam thanh niên . Đây là môi trường rèn luyện bản lĩnh, thể lực và cả lý tưởng. Nội dung này trong trường học, các nam học sinh chưa có cơ hội tiếp xúc”.
“Việc rèn luyện không quá vất vả, kỷ luật cũng không quá gò bó như các bạn học sinh vẫn hình dung. Quân đội là môi trường mở, được giao lưu, học hỏi và rèn luyện phù hợp với thể lực và tâm lý của tuổi mới lớn, không có gì đáng sợ như các bạn hình dung” - lời ông Oai
Theo soha

Mẹ Việt Nam anh hùng có thể chỉ ở độ tuổi... 30 !

Dân trí)-Ông Tạ Văn Thiều-phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐ,TB&XH cho biết: “Với Nghị định và Pháp lệnh ưu đãi với người có công hiện tại thì mẹ Việt Nam anh hùng có thể ở độ tuổi khoảng 30”. Như vậy, quy định cộng điểm cho bà mẹ VNAH không phải là thiếu thực tế.
 >>  Bộ GD-ĐT giải thích vì sao “Bà mẹ VN anh hùng được cộng điểm nếu đi thi ĐH”
 >>  “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đi thi đại học được cộng điểm

Ông Thiều cũng khẳng định, Thông tư của Bộ GD-ĐT bổ sung diện bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 vào diện ưu tiên không quá xa vời với thực tế.
Ngày 4/7/2013, Bộ GD-ĐT đã có Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính. Thông tư mới quy định: Bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03, gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;…”.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố thông tư này đã có nhiều ý kiến cho rằng quy định này không thực tế bởi nếu bà mẹ Việt Nam anh hùng có dự thi ĐH thì cũng ở độ tuổi xế chiều.
Giải thích về quy định này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, thông tư mới được ban hành để cập nhật các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh nhằm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó giao Bộ GD-ĐT: “Hướng dẫn thực hiện việc ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.
Ngày 22/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, văn bản này không có qui định giới hạn tuổi của bà mẹ Việt Nam anh hùng, theo quy định về đối tượng được xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” tại Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP thì không chỉ người trong thời kỳ kháng chiến mà nhiều người trong thời kỳ hiện nay cũng có thể được phong tặng danh hiệu này.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết thêm, thông tư này cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù biết rằng đối tượng bổ sung có thể rất ít.

Để làm rõ thêm về vấn đề này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi thêm với ông Tạ Văn Thiều - phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ông Thiều cho biết, xã hội đang hiểu nhầm về quy định phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng thời chiến. Trên thực tế với pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì hoàn toàn có thể xảy ra câu chuyện một bà mẹ chưa tròn 30 tuổi vẫn được phong tặng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
 
Video clip trao đổi của ông Tạ Văn Thiều - phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội  và ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT về quy định này:
 
 
Tuy nhiên, cũng theo ông Thiều, khi Bộ GD-ĐT xây dựng Thông tư đã không xin ý kiến đóng góp của Cục Người có công nên có một số điểm còn bất cập. Cụ thể ở đối tượng 04, Thông tư đã bổ sung một số đối tượng con của Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Con của người có công giúp đỡ cách mạng. Với quy định này sẽ có hàng triệu gia đình thuộc diện chính sách đồng nghĩa sẽ có hàng triệu thí sinh được hưởng quyền cộng điểm ưu tiên.
 
Giải đáp vấn đề này, ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT cho biết: “Ban soạn thảo thông tư đã xem xét rất kỹ vấn đề này. Khi thực hiện các Nghị định, pháp lệnh của Chính phủ thì cần phải bao quát hết các đối tượng. Có thể đối tượng ưu tiên sẽ nhiều, Bộ GD-ĐT sẽ có tổng kết đánh giá cụ thể để đánh giá và rút kinh nghiệm. Năm 2013, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường căn cứ vào điều kiện của từng đối tượng được hưởng chính sách này để có phương án cụ thể. Nếu các đối này chưa đủ khả năng để học tập thì có thể học bổ sung, bồi dưỡng trước khi bước vào học chính thức. Với cách làm như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các trường”.
Nguyễn Hùng - Trọng Trinh

Việt Nam có 1,6 triệu ca phá thai mỗi năm

heo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam công bố ngày 13.5, mỗi năm cả nước có khoảng 1,2- 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên.
Nghiên cứu tình hình phá thai to trẻ vị thành niên 6 tháng đầu năm 2012 tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư của bác sĩ Nguyễn Thị Bích Vân (Đại học Y Hà Nội) và cộng sự, cho thấy, tỷ lệ phá thai to ở vị thành niên chiếm tỷ lệ 10,4% các ca phá thai to.
pha thai
Ảnh minh hoạ
Lứa tuổi 16-19 chiếm 90,7%, học sinh, sinh viên chiếm 70,9%. Đáng chú ý, 90,3% các em biết nguy cơ mang thai khi quan hệ tình dục nhưng có tới 83,3% các em không dùng biện pháp tránh thai nào. Vì thế, 32,3% các em đã có tiền sử nạo hút thai trước đó.
Theo Danviet

XE HƠI "MADE IN CAMBODIA"


Cambodia, quốc gia láng giềng của Việt Nam, lần đầu tiên vừa cho ra mắt chiếc xe hơi mà họ tự sản xuất. 

Tin cho hay, chiếc xe hơi chạy điện này do Công ty Heng Development Ltd của Cambodia sản xuất. Công ty này có vốn 20 triệu đô la, hùn chung với một công ty chế tạo xe hơi của Đức không nêu rõ tên. Nhà máy chiếm một phần đất rộng 20 mẫu nằm tại tỉnh Kandai, gần thủ đô Phnong Pênh.

Chiếc xe thuộc series có tên Angkor do kỹ sư Nhean Phaloek thiết kế lấy được ra mắt ngay sau khi việc xây dựng nhà máy vừa hoàn tất.

Trong ngày khởi công xây dựng nhà máy, bà tổng giám đốc Sieng Chan Heng cho biết, nhà máy sẽ mướn khoảng 300 nhân công và có khả năng sản xuất từ 500 đến 1,000 chiếc trong năm đầu tiên.

Angkor là kiểu xe chạy điện gồm loại hai chỗ ngồi và bốn chỗ ngồi. Xe nặng từ 700 đến 800 kg, trang bị với hệ thống computer và có thu sẵn giọng nói của ba thứ tiếng Khmer, tiếng Anh và Tiếng Hoa. Trị giá mỗi xe sẽ không quá 10,000 đô la.

Loại xe hai chỗ ngồi có thể chạy với tốc độ 60 đến 80 km/h và bình điện có thể xài hết đoạn đường 500 km. Trong khi dòng bốn chỗ lại có thể chạy nhanh từ 120 đến 160 km/h. (Hình ảnh của: TANG CHHIN SOTHY/AFP/Getty Images)

'Chưa bao giờ ngư dân bị đánh như vậy' !

"Sau 1 giờ truy đuổi, tàu mang số hiệu 306 của Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đen, rằn ri tràn qua tàu cá dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh đập ngư dân rồi trấn lột hết tài sản...", thuyền trưởng Vương kể lại. 

 
Hơn 20 năm gắn bó hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa nhưng chưa bao giờ thuyền trưởng Võ Minh Vương (ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) lại chứng kiến anh em ngư dân bị đánh đập tàn nhẫn như vậy. Từng 7 lần bị phía Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền, phạt tù vô cớ trong lúc hành nghề ở Hoàng Sa nhưng đây là lần đầu tiên anh Vương bị đánh đập nhiều nhất. 
9-7-Anh-1-Tau-ca-bi-tan-cong-1373446270_
Thuyền trưởng Võ Minh Vương xót xa trước những mảnh kính vỡ cabin tàu sau khi bị nhóm người của  tàu Trung Quốc đập phá ở vùng biển Hoàng Sa sáng ngày 7/7. Ảnh: Trí Tín.
Thuyền trưởng Vương kể lại, vừa rời cảng Lý Sơn ra đến vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản được 3 ngày thì gặp nạn. 7h sáng ngày 7/7, sau khi 15 ngư dân trên tàu ăn bữa sáng nhẹ, chuẩn bị dây hơi bắt đầu lặn tìm hải sâm  thì chiếc tàu to lớn, sơn màu trắng cùng chiếc ca nô bất ngờ lao tới. 
Thấy tàu mang số hiệu 306 to lớn gấp 10 lần lao nhanh về phía tàu cá, thuyền trưởng hô anh em vào khoang trú rồi tăng hết ga. Sau 1h theo bám, tàu Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đậm, rằn ri cầm dùi cui điện nhảy sang tàu cá và dồn ngư dân về phía trước mũi tàu, hai tay để sau đầu. Thuyền trưởng Vương và hai ngư dân Tốt, Nở bị bắt sang tàu Trung Quốc và phải giơ cao hai tay quì ở phía sau. 
"Sau đó được trở lại tàu, nhóm người Trung Quốc lao lên nóc cabin, dùng dao chặt hai trụ cờ ném xuống biển. Tôi cúi xuống bên mạn tàu vớt lá cờ Tổ quốc lên thì  nhóm người Trung Quốc xộc tới với thái độ hung dữ chẳng khác nào cướp biển. Họ dùng cùi chỏ tay đánh vào phía sau đầu, dùng dùi cui dí điện vào người khiến tôi ngất xỉu", thuyền trưởng Vương bức xúc nói. 
Theo các ngư dân, sau khi thuyền trưởng Vương ngất, nhóm người Trung Quốc vội vàng múc nước biển dội thẳng vào mặt cho tỉnh lại. Sau đó họ mở dây, yêu cầu tàu cá này quay trở về Quảng Ngãi. 
9-7-Anh-2-Tau-ca-bi-tan-cong-1373446968_
Ngư dân Võ Văn Hưng (đi trên tàu thuyền trưởng Vương) bên đống dây hơi bị băm nát trong lúc hành nghề ở Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín.
"Mỗi lần tôi ngẩng đầu lên là bị nhóm người mặc quân phục rằn ri Trung Quốc dí dùi cui điện  phát ra tiếng nổ lách tách gây tê rần khắp cơ thể. Lúc ấy, nước mắt cứ chực tràn ra, nghĩ lỡ có bề gì ai lo cho vợ, con", ngư dân Võ Văn Hưng thuật lại.
Theo anh Hưng, nhiều ngư dân kêu la, đau đơn khi bị nhóm người Trung Quốc đấm đá. Ngư dân Nguyễn Tả cho biết thêm, khó thể nào quên giây phút thuyền trưởng Vương bị đánh ngất xỉu trên sàn tàu. Ai cũng lo lỡ thuyền trưởng Vương bỏ mạng không có ai điều khiển con tàu trở lại quê nhà. 
Từng nhiều năm lăn lộn ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhưng chưa bao giờ ngư dân Lê Tốt từng thấy những người mặc quân phục, đeo quân hàm lại trắng trợn đến thế. "Ngay cả thuốc men, chai dầu gió, bóng đèn chữ U dùng chiếu sáng trên tàu cũng bị cướp sạch", ngư dân Tốt ấm ức.
Không chỉ đánh, đá ngư dân, nhiều người trên tàu Trung Quốc đã dùng búa, xà beng đập bể nát kính cabin, chẻ nhỏ các cửa nắp hầm, cửa tủ, dùng dao băm nát 720 m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ...Sau đó họ lấy đi nhiều thiết bị, 5000 lít dầu, 1 tấn cá, gây tổng thiệt hại 400 triệu đồng. 
9-7-Anh-3-Tau-ca-bi-tan-cong-1373446968_
Kính tàu cabin bị nhóm người trên tàu Trung Quốc 306 dùng búa, xà beng đập vỡ ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín.
Sau khi đánh đập ngư dân, thu giữ tài sản trên tàu cá ông Vương, tàu 306 Trung Quốc tiếp tục rượt đuổi, tấn công tàu ông Mai Văn Cường (quê Lý Sơn). Ông Cường cho biết, vụ việc xảy ra lúc 9h sáng ngày 7/7, trong khi 14 lao động đang  hành nghề. Thấy tình hình không ổn, ông Cường vội tăng tốc rồ ga tàu bỏ chạy nhưng máy nổ trục trặc nên chạy được vài hải lý thì bị tàu Trung Quốc áp sát, tấn công.
Người trên tàu 306 đã tràn qua tàu cá của ông Cường dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh ngư dân, chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, lấy đi máy định vị, máy dò, hệ thống Icom và hơn 2 tấn cá, rồi bỏ đi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200 triệu đồng. 
Sau gần hai ngày đêm, hai tàu cá anh Vương và Cường về quê huyện đảo Lý Sơn trong tình trạng dò đường vì mất hết trang thiết bị, thông tin liên lạc. 
Sáng nay (11/7), trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, Hội nghề cá đã xác minh, tổng hợp thông tin về vụ hai tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc tấn công, thu giữ tài sản vào sáng ngày 7/7 ở vùng biển Hoàng Sa.
"Hội đã gửi văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có "tiếng nói đồng thuận" can thiệp với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân", ông Mưu cho hay. 
Theo ông Mưu, việc tàu Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực tấn công, cướp tài sản của ngư dân Quảng Ngãi là hành động thô bạo, vô nhân đạo, đi ngược lại với tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc. Điều này trái với những nội dung  mà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước vừa ký kết, thỏa thuận đảm bảo yên ổn của ngư dân hành nghề trên biển Đông. 
"Hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng công ước về luật biển ban hành năm 1982, không phù hợp tuyên bố giữa các bên với ứng xử DOC, đây là hành động có hệ thống, xảy ra liên tục, ngày càng gây phức tạp thêm tình hình biển Đông. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động vô nhân đạo này của phía Trung Quốc", ông Mưu khẳng định. 
Trí Tín