THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 July 2013

Bảo tàng trăm tỷ mừng đại lễ xuống cấp sau 1 năm

Bảo tàng Phú Yên được đầu tư gần 100 tỷ đồng để chào mừng đại lễ 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, song chỉ hơn 1 năm đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết nứt, thấm nước, mối mọt...

bt1-1373947058_500x0.jpg
Bảo tàng Phú Yên được khởi công xây dựng ngày 1/7/2010, dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2011 để chào mừng sự kiện 400 năm Phú Yên xây dựng và trưởng thành (1611-2011) và Năm du lịch Quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ do Phú Yên đăng cai. Dự án được triển khai theo hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, việc thi công công trình này rất ì ạch, mãi đến ngày 3/2/2012 mới khánh thành phần xây lắp, chậm 1 năm so với dự kiến, còn phần trưng bày mới hoàn thành giai đoạn 1.
[Caption]
Dù mới được đưa vào sử dụng hơn 1 năm, nhưng bảo tàng đã bắt đầu xuống cấp. Mặt tiền phía đông của khu nhà chính xuất hiện 2 vết nứt dài.
bt5-1373947432_500x0.jpg
Nền nhà có nhiều vết thủng vì bị nước dột từ trên xuống trong suốt thời gian dài.
bt6-1373947432_500x0.jpg
Gỗ trên trần nhà nhiều nơi bị mối mục. "Trời mưa, chúng tôi phải lấy xô hứng nước từ tầng trên chảy xuống. Không biết họ đổ bê tông mái nhà kiểu gì?”, bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Phú Yên bức xúc.
bt7-1373947851_500x0.jpg
Cửa sổ cũng bị mối mọt đục khoét.
bt8-1373947851_500x0.jpg
Kính cửa bị vỡ.
bt9-1373947851_500x0.jpg
Máy bơm nước không thể hoạt động vì đã bị hỏng từ lâu.
bt10-1373947851_500x0.jpg
Một điều khiến người dân băn khoăn là tại quyết định “Phê duyệt Đề cương chi tiết trưng bày Bảo tàng Phú Yên” do Phó chủ tịch Lê Kim Anh (nay đã nghỉ hưu) ký, phần trưng bày ngoài trời ghi rõ: “Thể hiện các mô hình kiến trúc dân gian, các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu; đồng thời là không gian tổ chức trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể”. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, những người có trách nhiệm lại “sáng tạo” thành các hồ nước với hòn non bộ; giữa hồ là biểu tượng một cô gái vác giỏ, không thể hiện được rõ văn hóa dân gian của dân tộc nào.
Đầu tháng 7, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Yên đã lập đoàn kiểm tra công trình Nhà Bảo tàng với kết luận: trần nhà bị thấm dột khi mưa lớn, vách tường bị nứt, trần gỗ bị mối mọt, hệ thống cửa gỗ, vách gỗ và kính ở mặt tiền khu nhà chính 3 tầng bị co rút. Khi có mưa, nước tràn vào nhà, tủ trưng bày hiện vật bị hở, bung… Đơn vị thi công cũng thừa nhận, mái nhà bị dột ở 4 vị trí, thấm tường 5 vị trí do lỗi kỹ thuật thi công. Trong đó có yếu tố khoan lắp đặt cục nóng của máy điều hòa trên tầng mái; tường nhà bị nứt do nền móng trước đây là ao, ruộng gây lún móng không đều.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện nhiều hạng mục mới đưa vào sử dụng hoặc chưa sử dụng nhưng đã bị hư hỏng, như: 2 Aptomax bị chập điện; nhiều bóng đèn trần bên trong và ngoài công trình bị cháy; 3 camera bị mờ; 2 camera mất tín hiệu, chế độ phát lại bị nhòe; 1 máy bơm nước dự phòng không thể khởi động… Nguyên nhân là do lỗi của đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát; chủ đầu tư không thường xuyên kiểm tra công trình sau khi đưa vào sử dụng.
"Đã hàng chục năm chúng tôi chờ đợi có một nhà bảo tàng xứng tầm để trưng bày, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hàng trăm năm của Phú Yên phục vụ công chúng, nhưng nay có rồi thì nỗi lo quá lớn", Giám đốc Bảo tàng Phú Yên bày tỏ.
Chí Phan

Xác nhận 3 công an viên đứng xem côn đồ chém dân

(ĐVO) - “Khi nhóm côn đồ cầm dao, kiếm lao vào đâm chém tôi tới tấp, tôi nhìn thấy 5 người mặc trang phục quần áo an ninh thị trấn Dùng, tay cầm dùi cui nhưng cũng không tỏ bất cứ thái độ gì mà chỉ đứng ngoài nhìn vào. Khi đám côn đồ bỏ đi thì họ mới chạy tới bảo vệ hiện trường. Sau đó, tôi ngất xỉu đi và không nhớ gì nữa”-Anh Trần Quốc Trung (41 tuổi), ngụ tại huyện Thanh Chương – Nghệ An vừa kể vừa quay mặt vào tường, che đi đôi mắt đang ngấn lệ của mình.

Liên quan đến sự việc nhóm côn đồ ở thị trấn Dùng (huyện Thanh Chương – Nghệ An) truy sát anh Võ Minh Điền (28 tuổi) và anh Trần Quốc Trung (41 tuổi), chiều ngày 12/7, PV báo Đất Việt đã có cuộc thăm hỏi, trò chuyện trực tiếp với hai nạn nhân và người nhà của họ để hiểu rõ hơn về sự việc.

Thét lớn: “Chém chết, không tha” ...
Sau 4 ngày cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức, đến chiều ngày 12/7, sức khỏe của anh Trần Quốc Trung vẫn còn rất yếu với nhiều vết thương trên cơ thể. Các bác sĩ ở bệnh viện Việt Đức cho biết, anh Trung nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, tay phải bị chém đứt rời hoàn toàn, tay trái gẫy phải bó bột, chân trái bị đứt gân và thủng một lỗ to, chân phải bị gẫy, ngoài ra trên người còn nhiều vết bầm tím vì bị dẫm đạp, vết thương hở do bị chém.

Còn anh Điền bị chém nhiều nhát trên đầu, 3 nhát ở lưng, hai chân bị gãy hoàn toàn, tay phải bị gãy, trên người còn rất nhiều vết thương hở vì bị chém và bầm tím vì bị dẫm đạp…

Trong giọng nói yếu ớt, liên tục ngắt quãng bởi thiếu hơi, anh Trung cho biết: Lúc xảy ra sự việc là khoảng 7h tối chứ không phải là 9h tối như các báo đã đưa tin. Khi đó, anh Trung, anh Điền và một số người bạn bắt taxi từ nhà mình lên thị trấn Dùng (cách nhà anh Trung 7km – PV) chơi.

Khi đi qua nhà nghỉ Đại Việt ở thị trấn Dùng thì anh Trung và nhóm bạn xuống xe đi vệ sinh. Bất ngờ, một nhóm côn đồ trong nhà nghỉ Đại Việt cầm theo hung khi lao ra thét lớn: “Chém chết, không tha!”.
 
Anh Trần Quốc Trung và vợ tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội.
Anh Trần Quốc Trung và vợ tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội.

Trong không gian chập choạng buổi tối, anh Trung nhận ra người cầm đầu nhóm côn đồ không ai khác chính là Việt Anh, con trai của chủ nhà nghỉ Đại Việt, mới đi tù 3 năm về vì hành vi đâm chém người. Không những thế, bố của Việt Anh là ông Tường cũng cầm súng lao ra để hỗ trợ người con mình truy sát anh Trung và anh Điền.

Quá hoảng hốt, anh Trung, anh Điền và nhóm bạn bỏ chạy toán loạn. Lúc này, cả người mẹ của Việt Anh cũng hung hăng cầm dao từ trong nhà lao ra thét lớn: “Chém chết hết chúng nó, có chuyện gì để tao lo”.

Khi đã chém anh Trung và anh Điền gục trên vũng máu, nhóm côn đồ vẫn tiếp tục hành hung dã man bằng cách dùng dao chém, chặt nhiều nhát trên cơ thể, rồi dẫm đạp lên hai nạn nhân đang bất tỉnh.

Nguyên nhân của sự việc được anh Trung cho biết: “Trước đây, tôi và Điền có chơi bài với Việt Anh và phát hiện ra hắn gian lận nên hai bên đã xảy ra mâu thuẫn. Từ đó, Việt Anh lúc nào cũng đe dọa sẽ giết chết tôi và Điền. Tôi cứ tưởng đấy chỉ là lời dọa nạt, không ngờ…”.
 
Những vết dẫm đạp lên vơ thể anh Trung còn in rõ vết giầy, dép.
Những vết dẫm đạp lên vơ thể anh Trung còn in rõ vết giầy, dép.

Lực lượng an ninh thị trấn đứng nhìn nhóm côn đồ hành hung?
Theo lời kể của chị Nguyễn Thị Nga, vợ anh Trung: Khi xảy ra sự việc, có rất nhiều người dân ở thị trấn Dùng và người đi đường đứng lại chứng kiến khiến hiện trường chật kín nhưng không ai dám vào ngăn cản nhóm côn đồ.

Anh Trung cho biết: “Vụ việc xảy ra cách trụ sở công an huyện Thanh Chương – Nghệ An chừng 700m, người dân kéo đến chứng kiến rất đông. Từ khi chúng tôi bị truy sát cho đến khi đám côn đồ bỏ đi khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ…

Trong những người chứng kiến sự việc, có rất nhiều người có quen biết, là bạn làm ăn với tôi nhưng họ không dám vào ngăn cản bởi vì hành động của nhóm côn đồ quá hung hãn và có hung khí trong tay. Việt Anh cũng là đối tượng có tiếng hung hãn trên địa bàn, mới đi tù về cũng vì tội đâm chém, không sợ một ai nên việc người dân không dám lao vào là điều dễ hiểu.

Nhưng tôi và mọi người rất bức xúc trước sự việc diễn ra có 5 người là lực lượng an ninh thị trấn Dùng, tay cầm dùi cui có đến hiện trường nhưng cũng không vào giải quyết sự việc”.
Vết thương do bị côn đồ chém của anh Võ Minh Điền.
Vết thương do bị côn đồ chém của anh Võ Minh Điền.

Để khẳng định chắc chắn 5 người mình nhìn thấy là lực lượng an ninh thị trấn, anh Trung nói rõ hơn: “Họ mặc áo của an ninh, cái này tôi và mọi người biết rất rõ, trên đầu họ còn đội mũ có ngôi sao của lực lượng an ninh và trên tay cầm dùi cui nữa”.

Khi anh Trung kể đến đây, chị Nga đứng cạnh phải bật khóc, mếu máo thốt lên: “Người dân dứng nhìn thì không nói làm gì nhưng lực lượng an ninh được ăn lương để bảo vệ người dân mà cũng đứng nhìn thì không thể chấp nhận được. Giá như chỉ cần tác động nhỏ từ phía lực lượng an ninh thì có lẽ chồng tôi và anh Điền đã không ra đến như thế này…”.

Nằm tại Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức, anh Võ Minh Điền cũng đã xác nhận với PV báo Đất Việt: “Khi xảy ra sự việc, trong đám người đứng nhìn tôi cũng có nhìn thấy mấy người mặc quần áo an ninh cấp phường, thị trấn đứng bên ngoài nhìn nhưng không có biểu hiện gì. Điều đó khiến tôi vô cùng bức xúc”.

Trong khi đó, anh Giang – người nhà anh Trung và cũng là người có mặt tại hiện trường đưa anh Trung và anh Điền đi cấp cứu kể lại: “Khi tôi đến hiện trường, có thấy Trung và Điền nằm bất tỉnh trên vũng máu, thấy nhiều công an mặc áo xanh đứng xung quanh bảo vệ hiện trường nhưng tuyệt nhiên không ai đưa 2 người đi cấp cứu mặc dù vụ việc xảy ra ngay trước cổng bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương. Lúc đưa hai người vào viện cũng chỉ có tôi đưa vào mà người dân cũng chỉ đứng nhìn.

Khi đưa Trung và Điền vào bệnh viện Đa khoa Thanh Chương cấp cứu, đám côn đồ cũng chẳng sợ mà tiếp tục xông vào để đòi mạng Trung và Điền…”.

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, Thiếu tá Nguyễn Đình Báu - Phó đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an huyện Thanh Chương - cho biết: “Sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng công an cũng đã nhanh chóng có mặt, nhưng vụ việc đã kết thúc. Vụ việc trên chúng tôi đang tiếp tục điều tra làm rõ”.
 
Lực lượng an ninh thị trấn xác nhận đứng nhìn côn đồ chém người 
Chiều ngày 15/7, trao đổi qua điện thoại với PV báo Đất Việt, một công an viên thị trấn Dùng đã xác nhận:
Sự việc anh Trung và anh Điền bị nhóm thanh niên chém trọng thương vào tối ngày 8/7, tại thị trấn Dùng (Thanh Chương - Nghệ An), lực lượng an ninh thị trấn cũng có mặt chứng kiến nhưng "an ninh thị trấn không dám vào can ngăn".
Chiến sĩ công an viên này phân trần: " Hôm xảy ra sự việc, có 3 đồng chí công an thị trấn có mặt tại hiện trường chứ không phải 5 người như nạn nhân đã nói.
Khi đó đám thanh niên trên tay có mã tấu, lại hung bạo trong khi các chiến sĩ công an viên chỉ có gậy cao su trong tay nên đã không dám vào can ngăn sự việc".
Việt Thành

Thông tin dân tự thiêu ở Lâm Đồng

TIẾP TỤC THÔNG TIN CỦA SÁNG NAY 16-7-2013
Đây là hình ảnh về cái chết thiêu của ông bố cô gái sáng nay mang di ảnh bố tới Văn phòng chính phủ đòi công lý ...

Chúng tôi sẽ đăng tải những thông tin cụ thể trong loạt bài viết sau. Xin đính chính thông tin sáng nay nói rằng trường hợp này là Kiên Giang ...ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỢP TẠI LÂM ĐỒNG ...gia đình cách mạng có công với nà nước và theo Tài liệu nhận được cái chết này là nõi oan uất tột cùng của người dân với chính quyền. Có di chúc để lại với một Tuyên bố sắt đá trong Thư tuyệt mệnh rằng :
" Anh rất thương em và các con. Nhưng vì hạnh phúc cho nhiều gia đình Anh phải đòi công lý " ngoài ra ông nhắn nhủ gia đình thực hiện yêu cầu : HÃY GHI HÌNH ĐƯA LÊN MẠNG CHO MỌI NGƯỜI BIẾT VÀ ĐI ĐÒI CÔNG LÝ 

Người con gái mang bát nhang và di ảnh của Cha ra Văn phòng chính phủ hôm nay là cô Kiều . Số điện thoại Liên lạc 0976474596 . Kính mong bà con đồng bào khắp nơi chia sẻ 

Trân trọng !

Photo: TIẾP TỤC THÔNG TIN CỦA SÁNG NAY 16-7-2013 
Đây là hình ảnh về cái chết thiêu của ông bố cô gái sáng nay mang di ảnh bố tới Văn phòng chính phủ đòi công lý ...
Chúng tôi sẽ đăng tải những thông tin cụ thể trong loạt bài viết sau. Xin đính chính thông tin sáng nay nói rằng trường hợp này là Kiên Giang ...ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỢP TẠI LÂM ĐỒNG ...gia đình cách mạng có công với nà nước và theo Tài liệu nhận được cái chết này là nõi oan uất tột cùng của người dân với chính quyền. Có di chúc để lại với một Tuyên bố sắt đá trong Thư tuyệt mệnh rằng : 
" Anh rất thương em và các con. Nhưng vì hạnh phúc cho nhiều gia đình Anh phải đòi công lý " ngoài ra ông nhắn nhủ gia đình thực hiện yêu cầu : HÃY GHI HÌNH ĐƯA LÊN MẠNG CHO MỌI NGƯỜI BIẾT VÀ ĐI ĐÒI CÔNG LÝ 
Người con gái mang bát nhang và di ảnh của Cha ra Văn phòng chính phủ hôm nay là cô Kiều . Số điện thoại Liên lạc 0976474596 . Kính mong bà con đồng bào khắp nơi chia sẻ 
Trân trọng !

Có phải "Nước Lạ" đang đầu độc vào nguồn nước ở Hà Nội ?

Nguồn nước uống ở Hà Nội chủ yếu dựa vào Sông Hồng, nước trên sông được chuyển vào các Nhà máy nước để lọc, cung cấp cho Hà Nội. Một số cơ sở nước sạch đưa nước vào cho dân Hà Nội sử dụng như Yên Phụ, Ngọc Hà, Lương yên, Mai Dịch, Gia lâm v.v.

Sông Hồng có chiều dài khoảng 1.149 km, bắt nguồn từ TQ chảy qua đất VN dài 510 km . Các phụ lưu chính của sông Hồng là sông Đà, sông Lô, Sông Hồng có phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương.

Theo tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia vào năm 2011 đã đưa ra lời cảnh báo về nhiều độc tố được phát hiện trong nguồn nước uống ở Hà Nội. Viện Thủy Sản, Khoa Học và Công Nghệ ở Thụy Sĩ, Tiến sĩ Michael Berg cũng đã đưa ra lời cảnh báo cho Việt Nam về độc tố trong nguồn nước ở Hà Nội.

Nguồn tin ước lượng khoảng 7 triệu người Hà Nội đang sử dụng nguồn nước ô nhiểm. Nhiều độc tố trong nguồn nước ở Hà Nội như Asen, mangan, selen, bari và các chất độc hại khác được phát hiện trong giếng ăn của đồng bằng sông Hồng, đang được cung cấp cho Hà Nội. Người dân Hà Nội uống nước có chứa chất độc hại Asen (Arsenic) với 5 lần cao hơn so với các nguồn nước khác ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn 27% Asen được tìm thấy trong các nguồn nước giếng ở Hà Nội. Asen có thể gây ra nôn mửa, đau bụng đột ngột, bệnh kiết lỵ máu đồng thời sinh ra các bệnh ung thư về da, thận, phổi...

Vào tháng Giêng năm 2013, tôi đã thử nghiệm một số mẫu nước lấy được từ các nguồn nước cung cấp cho Hà Nội, có nơi chất độc Asen được phát hiện trên 400-600 micrograms/ Lít. Nước trên Sông Hồng tại Hà Nội nếu lấu mẫu nước trên mặt sông thì đo được lượng Asen từ 150-200 micrograms/ Lít nhưng nếu lấy mẫu nước gần lòng sông, Sông Hồng thì chất độc Asen cao hơn nhiều từ 2,000-3,000 micrograms/ Lít. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì một người có thể an toàn uống nước có Arsen 10 micrograms/ Lít, nhiều nước tăng chỉ số an toàn lên 50 micrograms/ Lít, nhưng người dân Hà Nội phải uống nước được cung cấp với lượng độc tố từ 400-600 micrograms/ Lít.

Asen cùng nhiều độc tố khác mỗi năm mỗi cao hơn khác thường ở Hà Nội, từ năm 2003 chất độc Asen trong nước uống tại Hà Nội đo được 150 micrograms/ Lít nhưng đúng 10 năm sau thì người dân HN phải uống nước có Arsen là 400-600 micrograms/ Lít.

Một điều rất lạ là cùng một dòng sông Hồng có nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy qua Nguyên Giang tới Việt Nam dung lượng Asen đo được rất ít nhưng nước Sông Hồng chảy vào Việt Nam từ Lào Cai đến Hà Nội thì nhiều độc tố khác được tìm thấy ở Sông Hồng thì quá cao. Chúng ta có thể đổ thừa là tại do thiên nhiên nhưng không loại bỏ yếu tố "nước lạ" đã đầu độc người dân VN trong nhiều năm qua nước Sông Hồng mà người dân Hà Nội phải gánh chịu.

Bs Nguyễn Thùy Trang MD.

VIDEO - An Ninh địa phương VIỆT NAM cản trở nhà báo tác nghiệp và lớn tiếng dọa người dân


Mặc áo lính Mỹ để doạ nạt nhân dân...vâng, bọn Nguỵ nó đàn áp dân mình như thế đấy!
Người dân tụ tập phản đối nhà máy gây ô nhiễm.


Nhà máy gây ô nhiễm, người dân địa phương tụ tập phản đối


Hải Dương: dân lập lô cốt ngăn nhà máy xây trái phép gây ô nhiễm_12.07.2013:
Vì bức xúc trước việc một nhà máy xây dựng trái phép, ngày đêm gây ô nhiễm môi trường, người dân làng Châu Xá (xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, Hải Dương) đã tự lập rào chắn, phá cống, rải đá ngăn đường để phản đối. Bức xúc này còn tăng cao hơn khi người dân phản ánh thời gian gần đây còn xuất hiện một nhóm xã hội đen thường xuyên đe dọa, thậm chí tấn công dân làng.

VN 'tiêu thụ hàng triệu con chó mỗi năm'



Từ món canh xáo tới rựa mận, có vô vàn cách chế biến thịt chó khác nhau ở Việt Nam.
Người ta thường ăn thịt chó vào những ngày cuối tháng hoặc cuối năm âm lịch, để 'giải đen'.

Trong nhiều năm trở lại đây, loại thực phẩm vốn xuất hiện từ thời thiếu ăn nay trở thành ngành kinh doanh lợi nhuận khá cao.

Không có con số chính thức, nhưng các nhóm vận động cho quyền động vật ước tính Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó mỗi năm.

Đấu tranh không chỉ có một cách




Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Cho đến hôm nay, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam mặc dù chưa thành công trong việc lật đổ chế độ cộng sản bán nước và độc tài. Tuy nhiên không hẳn là chúng ta thất bại. Bằng chứng là đảng cộng sản đã phải run sợ và có những biện pháp kêu la chứng tỏ sự sợ hãi của mình. Xin ví dụ như: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải ra công văn cấm dân chúng đọc Dân Làm Báo, Biển Đông... Hay như việc cũng chính thủ tướng phải chi tiền cho một đội ngũ đông đảo Dư Luận Viên để có thể đánh phá lề dân. Cũng bởi sợ hãi dân chủ và internet mà đảng cộng sản phải chặn đường vào các trang của lề dân hay facebook. Đồng thời báo nhân dân, quân đội nhân dân trước đây thường nhìn lề dân bằng nửa con mắt đã phải vã mồ hôi để biện minh cho đảng trước sức mạnh sự thật của lề dân. Chính vì vậy, chúng ta không thể quá bi quan với vấn đề đấu tranh cho dân chủ. Nếu chúng ta bị quan nhụt chí hoặc nóng vội thì tất cả chỉ là “giục tốc bất đạt” mà thôi!.

Vong bản là bán nước

Cho đến hôm nay chúng ta đã biết rằng, Cờ Vàng không phải là lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mà Cờ Vàng là lịch sử dân tộc. Điều này đã được chứng minh rõ ràng qua hai bài “Những sự thật cần phải biết” phần 8 và 9. Như vậy chúng ta không thể gán ghép việc lá cờ vàng với việc kêu gọi phục hồi VNCH. Có thể nói, quyền lựa chọn lá cờ hay thể chế sau này là hoàn toàn do người dân Việt Nam lựa chọn. Chúng ta tôn trọng quyết định của người dân. Tuy nhiên chúng ta phải luôn nhớ hai điều là: Dù là thể chế nào cũng cần phải giữ được cội nguồn của dân tộc và cần phải có một lá cờ trong lúc đấu tranh để có thể thu thập được lòng người.

Theo một số bài viết cho rằng "VNCH đã chết", cứ tạm cho như thế, mặc dù trên thực tế không phải thế vì một chế độ không hẳn chỉ sống bằng bề nổi mà quan trọng là sống trong lòng dân và điều này thì VNCH hoàn toàn có vì sau 38 năm nay trong lòng người dân trong và ngoài nước vẫn trung thành với lá cờ vàng. Như vậy thì cờ Vàng không thể chết. Hơn thế nữa VNCH không phải là chế độ đại diện cho cờ vàng, mà VNCH chỉ là một chế độ trong nhiều chế độ, thời kỳ của lịch sử dân tộc lấy cờ vàng làm quốc kỳ. Như vậy, nếu muốn quay về với cờ vàng sau này cũng không có gì là điều lạ. Bởi vì chúng ta cần phải biết thể chế có thể thay đổi, đảng phái có thể thay đổi nhưng có những yếu tố lịch sử dân tộc không thể thay đổi. Ở trong trường hợp này là lá cờ vàng. Bởi vì nếu một dân tộc tự mình ném bỏ lịch sử dân tộc, ném bỏ yếu tố truyền thống thì đó chính là dân tộc Vong Bản. Chẳng lẽ các bạn lại muốn chúng ta lấy 1 lá cờ đỏ giống cộng sản đem từ Phúc Kiến bên Tầu về làm cờ sau này? Hay là các bạn lại muốn đem một lá cờ của một nước XYZ nào đó về để chế biến? Tại sao cứ phải hô hào vứt bỏ cái truyền thống dân tộc để đem về những cái mới không thích hợp.

Một dân tộc muốn trường tồn phải có bản sắc cho riêng mình. Một trong những yếu tố đó chính là yếu tố lịch sử dân tộc mà trong trường hợp là lá cờ. Chúng ta không chấp nhận cờ đỏ Phúc Kiến tại sao chúng ta lại cố tình không chấp nhận cờ vàng có từ thời Hai Bà Trưng để đi tìm một lá cờ khác như một số tác giả trên Dân Làm Báo và một số báo mạng khác đang định hướng? Phải chăng chính những tác giả này đang cố tình Vong Bản. Xin nhắc cho những tác giả này rằng tội Vong Bản nặng không kém gì tội bán nước.

Có một điều chúng ta phải thấy rằng, không phải cái gì mới cũng tốt. Thể chế dân chủ mới sẽ tốt, con người mới sẽ tốt nhưng truyền thống dân tộc không thể phai nhòa được. Liệu các bạn có nghĩ đến một ngày nào đó chúng ta ném bỏ khăn đóng áo dài để mặc đồ đại cán như Hồ Chí Minh và đàn em. Liệu chúng ta có thể vứt bỏ những bộ áo dài thiết tha của thiếu nữ Việt để nhập về những bộ Kimono để làm quốc phục?. Yếu tố lịch sử và văn hóa không cho phép chúng ta làm như vậy vì làm như vậy chính là phản bội dân tộc. Xin lấy ví dụ: Chế độ Nga Hoàng sau khi có Liên Xô đã mất. Nhưng lá cờ dân tộc Nga không chết. Và nước Nga mới đã dùng lá cờ dân tộc của họ. Tại sao chúng ta cứ phải tìm cách bỏ lá cờ vàng? Đó phải chăng là âm mưu vong bản của một số người?. Nếu là vậy thì thật đáng buồn vì chúng ta kêu gào chống cộng sản đấu tranh cho dân chủ, cho Dân Tộc nhưng bản thân lại đi đánh mất bản sắc dân tộc.

Cũng có một số người cho rằng đến nay phong trào dân chủ chưa thành công là do có sự cãi cọ cờ vàng / đỏ làm ảnh hưởng đến đấu tranh. Nhưng điều này lại không đúng. Vì sao?

Vì chúng ta đang đấu tranh cho dân tộc, nên chúng ta lấy lá cờ dân tộc làm phương hướng, làm biểu tượng phân biệt với cộng sản bán nước không có gì sai. Và việc những người yêu cộng sản hoặc không yêu cộng sản mà vẫn dùng cờ đỏ có sự khác biệt không có gì lạ. Với cộng sản chúng ta miễn bàn. Còn những người không yêu cộng sản mà vẫn dùng cờ đỏ vì họ chưa biết, chưa hiểu sâu sau nhiều năm bị cộng sản lừa dối vẫn tưởng là lá cờ vàng của VNCH thì chúng ta phải làm cho họ hiểu để họ dần quay về với dân tộc, với quốc gia. Tại sao chúng ta không chịu làm điều đó với tư cách truyền thông sự thật mà lại đổ tội cho có sự tranh cãi giữa cờ vàng và cờ đỏ. Phải chăng đây là sự ngụy biện của những kẻ vong bản và muốn phá vỡ tinh thần dân tộc?

Xin nhắc lại một lần nữa: Thể chế có thể thay đổi, tên gọi có thể thay đổi, đảng phái có thể thay đổi nhưng lá cờ Dân tộc không thể thay đổi. Nhưng ai đòi thay đổi lá cờ dân tộc là VONG BẢN - Tội vong bản là tội đồ bán nước.

Đấu tranh có nhiều con đường

Đấu tranh dân chủ là một quãng đường dài, chúng ta không thể nóng vội nhất là chúng ta không chỉ chống cộng sản Việt Nam mà còn phải chống sư phụ của chúng là lũ giặc Trung cộng. Nếu chúng ta cứ nóng vội sẽ thất bại.

Hiện nay đang xuất hiện một số bài viết cò mồi cho vấn đề nóng vội như thế này và đó chính là một chiếc bẫy mà chúng ta cần phải nhận ra. Tại sao lại gọi là bẫy? Vì những lý do như sau:

Thứ nhất, chúng ta không phủ nhận việc những tấm gương công khai phản kháng như Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải... đã là một thành công để cổ vũ cho tinh thần dân chủ dám nghĩ, dám làm của dân tộc ta. Nhưng chúng ta cũng nên nhận thấy rằng trong lúc này, cộng sản Việt nam vẫn còn trong tay công an, quân đội và sau lưng là Tầu cộng. Cứ nhìn chúng thẳng tay đàn áp dân chủ, bỏ tù người yêu nước là chúng ta thấy. Vậy chúng ta cũng nên rút kinh nghiệm thực tế này để tạm thời chia nhỏ lực lượng, đi vào bí mật để âm thầm tuyên truyền chờ thời cơ đứng lên. Lúc này chúng ta cần đoàn kết nhưng không phải tất cả tập trung vào một mối, hoặc để cho 1 người nào đó đứng ra công khai đương đầu với cộng sản thì chúng ta ắt sẽ bị cộng sản nắm thóp và bẻ gãy dễ dàng.

Đây là cuộc cách mạng toàn dân, chứng ta phải âm thầm lập nhóm và cho dân biết chủ trương, sự thật rồi lợi dụng Internet để kết nối các nhóm lại. Cộng sản chỉ sợ nhiều nhóm liên kết chặt chẽ vì chúng không biết đâu mà lần. Còn những luận điệu quy tụ về một mối lúc này chỉ giúp cộng sản dễ triệt tiêu mà thôi. Chúng ta đừng nên quá chú trọng vào danh tiếng của một ai đó làm Leader mà quan trọng là chúng ta có nhiều Leader của các nhóm thì mới làm cộng sản mất phương hướng và không thể triệt hạ.

Thứ hai, chúng ta kêu gọi đấu tranh cho dân chủ không chỉ bởi có một phương pháp đó là nêu lên những tham nhũng bỉ ổi của cộng sản hiện nay. Mà chúng ta cần phải chỉ ra quá khứ lịch sử nhân dân Việt Nam đã bị lừa đảo bởi đảng cộng sản. Chúng ta có lúc nào đặt tay lên trán tự hỏi là tại sao vẫn có người Việt Nam tin rằng cộng sản có công với nước, Hồ Chí Minh là một vị thánh? Chính vì thế chúng ta cần tuyên truyền nhiều hơn nữa sự thật đến với đồng bào để họ có thể biết họ đã bị lừa đảo. Từ đó, chính những người dân biết mình bị lừa sẽ là lực lượng tiên phong đánh đuổi cộng sản.

Chúng ta cũng nên biết rằng, lịch sử là một môn khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính trị và thể chế ở một quốc gia. Chúng ta nghiên cứu lịch sử sự thật vừa có thể giúp nhân dân Việt Nam giải độc sau nhiều năm bị bưng bít. Cũng đồng thời là mục đích giúp cho các thế hệ sau ý thức được việc cần phải làm để tránh mắc phải những sai lầm trong quá khứ. Chính người Nhật có ngày hôm nay vì họ đã học nhiều từ lịch sử đau thương cũng như hào hùng của chính dân tộc họ. Tại sao vẫn có một số người sợ chúng ta viết về lịch sử, quên quá khứ? Phải chăng đó chính là một hình thức chạy tội cho cộng sản.

Hơn thế nữa, đấu tranh với cộng sản trên mặt trận truyền thông có nhiều con đường. Có thể có người viết về tình trạng kinh tế, xã hội hiện tại nhưng cũng có người phải viết về lịch sử để chỉ ra sai lầm từ quá khứ. Chúng ta không thể bắt tất cả mọi người viết về lịch sử mà cũng không thể bắt tất cả viết về hiện tại. Nếu thực lòng có tâm với dân tộc thì mỗi người tùy theo khả năng và điều kiện của mình phải làm điều tương xứng. Không thể cho rằng nói về lịch sử là không tốt trong lúc này. Nói cho đúng hơn, chính lịch sử đang giúp giải độc cho rất nhiều thế hệ còn đang lầm tưởng “Đảng quang Vinh, bác Hồ vĩ đại!”.

Thứ ba, chúng ta cần đoàn kết nhưng là đoàn kết với ai? Có nhiều người cho rằng chúng ta cần phải tập hợp cả những người cộng sản. Tôi không phản đối điều này nhưng chúng ta cũng nên thấy rằng chỉ có thể đoàn kết với những người cộng sản phản tỉnh thực sự mà thôi. Vì sao? Chúng ta còn nhớ những câu nói nổi tiếng như “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” hay là “Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo”. Hay chúng ta nhìn thấy trên thực tế, ngày xưa cộng sản nói muốn nhân dân ăn tết ký hiệp định đình chiến nhưng lại đem quân đánh phá Miền Nam mậu thân 1968 hay sau này là việc vi phạm hiệp định Paris 1973. Ngay mới đây chúng ta thấy Nguyễn Quang A, Chu Hảo là những người được cho là lớp cộng sản đang có tư tưởng phản tỉnh vẫn ca ngợi Hồ mặc dù ai cũng biết Hồ là tội đồ của dân tộc. Như vậy chưa nên có thể tin vào đội ngũ này. Thậm chí có người tuyên bố bỏ đảng nhưng vẫn ngầm ca ngợi đảng cộng sản có cương lĩnh và đường lối tốt hay nói cách khác trước kia cộng sản tốt còn ngày nay cộng sản mới xấu. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết sàng lọc những người cần đoàn kết đó là những người cộng sản phản tỉnh thực sự như cụ Tô Hải, Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện... Chúng ta không thể đoàn kết với những kẻ đi hàng hai hoặc “Đòi đa đảng chứ không chống đảng” hay “Chỉ chống đảng để đảng sửa đổi chứ không muốn lật đổ đảng”. Đó chính là những đối tượng nguy hiểm cho phong trào dân chủ. Một là những đối tượng này sẽ phá hoại phong trào dân chủ từ bên trong mà tiêu biểu mới đây là vụ chữ ký của Nguyên Đình Lộc. Hoặc những đối tượng này sẽ dọn chỗ cho một cộng sản version 2. 0 tại Việt Nam sau này. Bởi vậy chúng ta cần phải nhận thấy rằng: Đoàn kết là tốt nhưng không thể vơ bèo vặt tép!

Tương lai dân tộc Việt Nam nằm trong tay người dân Việt Nam. Phải biết kết hợp toàn bộ sức mạnh đoàn kết dân tộc một cách khéo léo lúc này. Nếu chúng ta chưa đủ mạnh thì cần bí mật vận động và tuyên truyền cho người dân lúc này. Đừng vì nóng vội mà quy tập cả những thành phần không đáng tin cậy vào hàng ngũ dân chủ. Đồng thời cần phải cho người dân thấy được quá khứ đau thương của dân tộc và ngay cả thảm cảnh hiện nay là do Hồ Chí Minh và cộng sản gây nên mới có thể có sức bật để lật đổ cộng sản và đánh tan giặc ngoại xâm Trung cộng.

15/7/2013



Đặng Chí Hùng
danlambaovn.blogspot.com

Chế Linh: 'Việt Nam rồi sẽ thoáng hơn'

Chế Linh: 'Việt Nam rồi sẽ thoáng hơn'

Cập nhật: 14:23 GMT - thứ hai, 15 tháng 7, 2013


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Ca sỹ Chế Linh tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ chắc chắn xét lại quyết định cấm ca sỹ Thanh Tuyền về nước biểu diễn.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng của BBC nhân chuyến biểu diễn tại Lyon, Pháp vào tháng Ba năm 2013, ca sỹ nổi tiếng với nhiều bản trong giai đoạn Cuộc chiến Việt Nam nói rằng ước mơ của nghệ sỹ nào ở hải ngoại cũng là để trở về Việt Nam để phục vụ khán thính giả đã cho mình tên tuổi và gắn liền với kỷ niệm một thời.

BBC: Ca sỹ bắt đầu theo con đường âm nhạc từ khi nào và rời Việt Nam trong bối cảnh nào?
Năm 1980 tôi vượt biên và qua tới Malaysia và sau đó được Canada bảo trợ định cư tại đây cho tới ngày hôm nay.
Tôi bước vào con đường âm nhạc từ năm 19 tuổi và lúc đầu rất khó khăn, và tôi đã làm quen với thế hệ đàn anh, đàn chị đi trước để học hỏi để tìm kiếm sự giúp đỡ. Và tôi được anh các chị Duy Khánh, Châu Kỳ, Trúc Phương, Lam Phương, Thu Hồ, Mạnh Phát và nhiều nhạc sỹ lớn nữa đã giới thiệu tôi với các hãng đĩa và các nhà tổ chức Đại Nhạc Hội hồi thập niên 50-60.
BBC: Ca sỹ có khó khăn gì khi thu hút khán giả thuộc thế hệ trẻ?
Thoạt đầu tôi nghĩ là vô cùng khó khăn. Mình cứ nghĩ là giọng ca của mình, dòng nhạc của mình chỉ phục vụ cho những người trung niên trở lên. Nhưng không ngờ rằng rất may mắn trong cuộc đời tôi là trong khán thính giả có rất nhiều người trẻ yêu mến từ hải ngoại về tới quê hương. Họ vẫn thích nghe những bài hát từ xưa mà tôi đã hát trên đài và tôi thấy đó là niềm hạnh phúc rất lớn với cuộc đời của người nghệ sỹ.
Một điều đáng mừng nữa là các bạn trẻ vẫn thiết tha nghe âm nhạc Việt, thuần túy Việt. Và tôi nghĩ rằng ở hải ngoại thì con em chúng ta sẽ không bao giờ quên tiếng Việt và sẽ không bao giờ mất gốc.
BBC: Khi về nước để diễn, ca sỹ có gặp khó khăn hay trở ngại gì không?
"Và tôi cũng mong rằng chính quyền nên cứu xét lại, nên tạo điều kiện thật dễ dàng cho tất cả mọi giới chứ không chỉ riêng nghệ sỹ. Để họ được về thăm nhà và nếu cần làm ăn thì về làm ăn."
Chế Linh
Thoạt đầu tôi nghĩ vô cùng khó khăn. Tôi nghĩ rằng tôi về nước là để phục vụ khán thính giả của mình và khi tôi cầm giấy phép trong tay tôi rất mừng và tôi nghĩ ước mơ của nghệ sỹ nào ở hải ngoại cũng vậy chứ không chỉ riêng cá nhân tôi. Tức là để trở về Việt Nam, để phục vụ khán thính giả đã chờ đợi bao nhiêu năm, khán thính giả đã cho mình tên tuổi, khán thính giả gắn liền với những bài hát của mình một thời.
Nếu có những khó khăn trong hiện tại thì tôi nghĩ rằng chắc chắn rồi cũng sẽ phải thoáng hơn thôi không thể cứng nhắc được. Và tôi cũng mong rằng chính quyền nên cứu xét lại, nên tạo điều kiện thật dễ dàng cho tất cả mọi giới chứ không chỉ riêng nghệ sỹ. Để họ được về thăm nhà và nếu cần làm ăn thì về làm ăn.
BBC: Ca sỹ có gặp phải khâu kiểm duyệt các bài hát khi về nước diễn?
Tôi có khoảng 50-60 bài được phép diễn, tức là về phần của Chế Linh thì khá dễ dàng. Còn đối với các anh chị em nghệ sỹ khác thì tôi không biết. Tôi cũng mong rằng những người khác cũng được dễ dàng như tôi.
BBC: Ca sỹ Thanh Tuyền vào đầu năm nay bị nhà chức trách tại Việt Nam cấm biểu diễn sau khi tham gia vào một chương trình ca nhạc ở hải ngoại có nội dung mà Hà nội mô tả là “có nội dung xuyên tạc, nói xấu nhà nước VN”, ca sỹ đánh giá gì về quyết định này?

 


Khi Chế Linh có nghe quyết định của nhà nước đình chỉ diễn với một số ca sỹ ở hải ngoại về nước như chị Thanh Tuyền, Tuấn Vũ và một số những ca sỹ khác thì riêng Thanh Tuyền tôi thấy rất đáng tiếc. Đó là vì nhà tổ chức tại Việt Nam đã chuẩn bị cho Chế Linh và Thanh Tuyền gắn liền để mang tiếng hát của chúng tôi phục vụ cho khán thính giả ở quê nhà nhưng rất tiếc chị Thanh Tuyền bị đình chỉ.
Nhưng tôi nghĩ rằng nhà nước sẽ chắc chắn xét lại quyết định này và làm sao để tạo điều kiện đúng với chủ trương của nhà nước là đã cởi mở và kêu gọi từng bộ phận anh chị em nghệ sỹ về nước để phục vụ khán thính giả.
BBC: Ca sỹ năm nay đã ngoài 70 tuổi và vẫn giữ được giọng hát tốt, ca sỹ có bí quyết nào không?
Không có bí quyết nào cả. Là một ca sỹ thì phải thường xuyên trau dồi, tập luyện. Tôi thấy sức khỏe của tôi hiện nay là nhờ ở khán thính giả mà có, giọng hát của tôi chưa xuống lắm, tức là vẫn còn hát được cũng nhờ ở khán thính giả. Họ đã cho tôi một sức mạnh vô cùng quí giá và tôi thấy rất hạnh phúc.
BBC: Khi đi diễn tại nhiều nước, ca sỹ được nhiều ban nhạc khác nhau đệm để hát. Không phải ban nhạc nào cũng hay cả. Vậy khi ban nhạc chơi bị trục trặc thì ca sỹ có thấy bị mất hứng không?
Trong cuộc đời ca hát thì tôi đã diễn ở rất nhiều nơi và diễn cùng với rất nhiều ban nhạc. Cũng có những ban nhạc hay, cũng có những ban nhạc trung bình và có những ban nhạc có thể nói là đệm mà không thể hát được. Nhưng mình phải làm sao để hướng dẫn để đi theo được mình lại, vì khán giả đang ở trước mặt mình và không thể nào lại trách ban nhạc được vì đâu phải là ban nhạc riêng của mình.
Và tôi phải làm sao để cố gắng hướng dẫn từ khán giả không thể khó chịu với ban nhạc và chính bản thân mình cũng không nên khó khăn với ban nhạc. Làm sao tạo được sự dễ dàng nhất. Làm sao tạo được không khí mềm mại nhất để đem lại điều đẹp đẽ nhất trước mặt khán giả. Nếu ban nhạc hay thì hay vô cùng, nếu ban nhạc dở thì mình cũng ráng chấp nhận thôi.

TIN TỨC DÂN OAN NGÀY 13-14-15 THÁNG 7-2013

TIN TỨC DÂN OAN NGÀY 13-14-15 THÁNG 7-2013


ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 13-14 -2013


 Cuối ngày  12 -7 tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng- Bà con Dân Oan cho biết nhà cầm quyền đã để công an Thủy Nguyên lên dồn bà con lên xe bus đưa về với luận điệu cũ rích như bao lần

Giờ  đây người dân mới biết  rằng : họ không còn trông cậy gì vào nhà cầm quyền này nữa. Bởi 1 "nguyên lý" họ chứng minh rằng " Không bao giờ thằng kẻ cướp nó mang tài sản trả lại cho người  bị cướp hay nó gặp người bị cướp để xin lỗi và xin "Khắc phục hậu quả "
Thế thì giải pháp Dân Oan vẫn chỉ là ngõ cụt. Và một sự thật là càng ngày Dân Oan càng nhiều
Sáng 13-7 lại nghe điện thoại thông báo . Dân Oan hàng hàng lớp lớp bức xúc mong có người để giãi bày. Bởi họ biết kêu ai bây giờ khi mà luật pháp không hiện diện trong cái thể chế độc tài và đầy rẫy tham nhũng, bất công  như hiện nay
Giữa lúc mọi người đang còn tập chung tại nhà thờ Thái Hà để chúc mừng cho 2 bạn trẻ NO-U trong ngày vui trọng đại làm lễ hợp hôn thì chúng tôi lại phải tranh thủ dành thời gian tiếp đón 2 Mẹ con chị Nguyễn Thị Diệu Hồng- Sinh năm 1942 - Địa chỉ Ngã Tư cầu Liêu- Thạch Xá- Thạch Thất - Hà Nội
Khi đến gặp chúng tôi tại sân nhà thờ chị Diệu Hồng và con trai là anh Nguyễn Hồng Tuân kể lại cho chúng tôi về vụ kiện mà gia đình bà đã thông qua nhiều cấp xét xử nhưng họ hoàn toàn không căn cứ vào luật pháp và những chứng cứ pháp lý
Nghe đến trường hợp này tôi liên tưởng trường hợp Dân Oan Trần Kim Thủy của Tiền Giang
Đất của họ đểu có xuất xứ tên tuổi mà khi họ đi vùng kinh tế mới và kháng chiến thì ở nhà chính quyền cướp của họ. Thực chất đất đai như thế rơi vào những tay ai? Chắc chắn không đến một người dân có hoàn cảnh khó khăn nào mà toàn bộ là quan chức nhà nước , chính quyền nhập nhằng thủ tục để ĂN CƯỚP . Như vậy bảo sao không càng ngày càng nhiều dân oan khắp nơi




Mẹ con chị Diệu Hồng tìm đến tận nhà thờ để mong nhờ lên tiếng

Cũng trong ngày 13 Bà con Dân Oan lại gọi về từ khắp nơi
Trịnh Nguyễn thì báo tin cũng đã cấy xong mạ trên những đám ruộng đang đe dọa bị cưỡng chế. Bên cạnh đó người thân của gia đình chị Đỗ Thị Thiêm cho biết thông tin trong buổi tối 13-7-2013
Công an thông báo đã tìm ra thủ phạm vụ tạt Acid ( Chưa chắc đã tin tưởng ). Chúng tôi sẽ có  bài phân tích riêng và tổng hợp những ý kiến dư luận về vấn đề liên quan này





Ngày 14-7-2013


Thạnh Hóa -Long An bà con Dân Oan đang kêu cứu việc nhà cầm quyền không thèm đoái hoài đơn kiện mà chuẩn bị cho việc quyết tâm cưỡng chế trái luật. Bà con cũng bức xúc phẫn nộ thể hiện quyết tâm THÀ CHẾT CHỨ KHÔNG THỂ MẤT ĐẤT và thỉnh cầu công luận - dư luận cùng quốc tế hãy quan tâm đến họ...Chị Ly số điện thoại 01244814892 . Kính mong độc giả qua tâm chuyển thông tin này đi khắp nơi trước những ngày Thạnh Hóa - Long An sắp thành điểm nóng giống như Văn Giang- Trịnh Nguyễn. Tôi có dịp về đây thăm bà con một lần và tôi biết điều họ nói "HỌ SẴN SÀNG NẰM XUỐNG" sẽ là SỰ THẬT vì trẻ già trai gái tại đây họ đều căm phẫn đến tận cùng sự ngang ngược thách thức  , bất chấp của nhà cầm quyền địa phương



Gặp gỡ chị Ly và bà con Thạnh Hóa- Long An

Khu vực phía Nam:
Vào sáng nay bà con nhắn tin cho tôi biết nhà cầm quyền mà cụ thể là công an xã An Thủy -Huyện Ba Tri- Tỉnh Bến Tre gây sức ép đòi thu những chiếc áo bà con nông dân đi đòi đất mặc trên người...Nội dung chiếc áo này thế nào mà khiến cho chính quyền và công an lo sợ đến thế?
Ồ, thế hóa ra họ sợ bị những CHỦ NỢ đòi mà họ khủng bố người ta như thế ư?
Hay dòng chữ trên áo ảnh hưởng đến "An ninh quốc gia và làm lung lay chế độ"?
Càng run sợ- càng bưng bít thì các vị càng giống như người tự vả lên mặt mình mà thôi...
Hay TRẢ ĐẤT cho nông dân đi để họ không còn phải bỏ nhà bỏ cửa đi đòi và trở thành Dan Oan cho cả quốc tế biết nữa....Nhưng đất đâu mà trả khi chẳng có tên quan tham nào mà không ĂN ĐẤT ...thật đáng buồn





Nhà cầm quyền địa phương run sợ trước những chiếc áo thế này....

                          Điểm tin ngày 15-7-2013
Nguồn facebooker:

TIN NÓNG TỪ VĂN GIANG :

Sau vụ cướp đất tàn bạo ngày 24/4/2012,với 4000 quân tinh nhuệ do chính quyền huy động hỗ trợ tập đoàn Ecopark bất thành.
Từ đó đến nay bà con nông dân đã cấy đến vụ lúa thứ 3,vừa sản xuất vừa khiếu kiện lên các cấp công quyền,vừa phải cảnh giác đề phòng côn đồ phá hoại.
Mấy hôm nay chúng lại cho côn đồ mang máy ủi hòng san đất lấp hệ thống mương dẫn nước tưới cho cánh đồng lúa đang lên xanh.
Hiện tại bà con nông dân Văn Giang đã dựng lều ngay tại đồng ruộng để canh giữ,sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ thành quả của mình.






SẴN SÀNG MỌI THỨ ĐỂ CHỐNG LẠI NHỮNG "TRẬN CÀN MỚI"

Dân biểu EU lên tiếng về nhân quyền VN


Dân biểu EU lên tiếng về nhân quyền VN

Cập nhật: 08:08 GMT - thứ hai, 15 tháng 7, 2013

 
Dân biểu EU yêu cầu bà Catherine Ashton tăng áp lực với Hà Nội về nhân quyền


34 dân biểu Châu Âu vừa gửi thư tới đại diện cao cấp phụ trách đối ngoại của EU về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Những người tham gia ký tên trong lá thư nói trong dòng đầu lá thư rằng mục tiêu của họ là "để bày tỏ mối quan ngại về tình trạng nhân quyền ngày càng xấu đi tại Việt Nam."

Lá thư đề ngày 11/7/2013, được gửi đến bà Catherine Ashton, Đại diện cao cấp phụ trách an ninh-đối ngoại, kiêm Phó Chủ tịch Ủy hội Châu Âu, yêu cầu bà kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đẩy mạnh vai trò của Châu Âu trong việc hỗ trợ xã hội dân sự tại Việt Nam đồng thời thúc giục chính phủ Việt Nam cải tổ hệ thống luật pháp.
"Trong năm nay đã có khoảng 50 nhà bảo vệ nhân quyền và đấu tranh dân chủ bị kết án và bị tù tội. Họ đã phải hứng chịu việc bị bắt giữ tùy tiện, đe dọa, thẩm vấn và bị tước đoạt quyền hợp pháp cá nhân," thư viết.
"Chính quyền vẫn tiếp tục giới hạn quyền thực thi tôn giáo và đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập. Đại diện của nhiều nhóm tôn giáo tại Việt Nam đang bị buộc phải từ bỏ tín ngưỡng, bị tịch thu hoặc bị đập phá tài sản nhà thờ, và một số trường hợp còn bị bỏ tù."
Lá thư cũng cáo buộc chính quyền Hà Nội đang "tiếp tục giới hạn quyền tự do ngôn luân và kiểm duyệt mạng."
Dân biểu Quốc hội EU yêu cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị bao gồm
Luật sư Cù Huy Hà Vũ
Luật sư Lê Quốc Quân;
Blogger Điếu Cày,
Blogger Tạ Phong Tần
Blogger Paulus Lê Sơn
Nhà đấu tranh Trần Thị Thúy;
Nhạc sỹ Việt Khang;
Tác giả Vi Đức Hồi;
Mục sư Dương Kim Khải,
Mục sư Nguyễn Công Chính
Hòa Thượng Thích Quảng Độ;
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Sinh viên Đinh Nguyên Kha
Các nhà hoạt động nhân quyền bị kết án trong những năm gần đây,
"Mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Quốc hội Châu Âu, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giới hạn quyền tự do ngôn luận và kiểm duyệt mạng," thư viết.
"Họ nhằm vào các hoạt động trên mạng bằng cách phát tán mã độc để theo dõi người sử dụng mạng, ngăn chặn không cho truy cập vào các trang mạng, và hỗ trợ cho việc tấn công vào các trang mạng tiếng Việt hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam."
Các dân biểu Châu Âu cũng cho rằng Việt Nam là nước đang "chứng kiến một sự đổ vỡ về pháp trị".
"Các nhà đấu tranh cho nhân quyền bị bắt bớ với những cáo buộc mơ hồ, thường là dựa trên các điều luật hình sự về tội "lật đổ chính quyền nhân dân", "tuyên truyền chống đối nhà nước".
"Bên cạnh đó, luật pháp Việt Nam cho phép "giam giữ hành chính" mà không cần đem ra xét xử. Đã có những trường hợp mà chính quyền cáo buộc các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng với tội danh phi chính trị, ví dụ như "trốn thuế".
34 vị dân biểu ký tên trong thư yêu cầu đại diện cao cấp của Liên minh Châu Âu phải:
Kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị tại Việt Nam
Thúc đẩy vai trò của Liên minh Châu Âu trong việc thúc đẩy xã hội dân sự tại Việt Nam.
Thúc giục chính phủ Việt Nam cải cách pháp luật cũng như rút lại các điều khoản trong Bộ luật hình sự sử dụng để bắt bớ tùy tiện những nhà vận động nhân quyền.
Đẩy mạnh việc đưa vấn đề nhân quyền vào các cuộc đối thoại với Việt Nam.

Tòa TQ đền bù cho nạn nhân trại cải tạo

Tòa TQ đền bù cho nạn nhân trại cải tạo

Cập nhật: 13:41 GMT - thứ hai, 15 tháng 7, 2013


 
Bà Đường Tuệ đã bị đưa vào trại cải tạo lao động hơn một tuần


Một tòa án đã ra quyết định bồi thường cho một người mẹ bị đưa vào trại cải tạo lao động của Trung Quốc sau khi bà tìm cách trừng phạt những kẻ đã tấn công con gái bà, tin cho hay.
Bà Đường Tuệ được bồi thường 2.941 nhân dân tệ (479 đôla Mỹ) liên quan tới việc "bị xâm phạm quyền tự do cá nhân" và "gây tổn thất tinh thần", Tân Hoa Xã nói.

Bà đã vận động để có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn với những kẻ bắt cóc và hãm hiếp con gái bà.
Công chúng đã rất tức giận sau khi bà Đường Tuệ phải vào trại cải tạo lao động hơn một tuần.
Tuy nhiên, người phát ngôn cho tòa án Trường Sa, thủ phủ tình Hồ Nam, nói với hãng tin AFP rằng tòa đã bác đơn của bà. Trong đơn, bà yêu cầu viên cảnh sát đã gửi bà tới trại này phải chính thức xin lỗi.
Phát ngôn nhân của tòa nói "người có liên quan đã xin lỗi tại tòa".
Tòa cấp dưới hồi tháng Tư ra phán quyết bất lợi cho người phụ nữ 40 tuổi này, nhưng bà đã kháng án mặc dù khi đó bà nghĩ việc thắng kiện là một "cơ hội xa vời".
'Cảm ơn tất cả mọi người'
Con gái của Đường Tuệ bị bắt cóc hồi 2006, bị hãm hiếp và đã buộc phải làm gái mại dâm cho tới khi được cứu thoát ba tháng sau đó.
Hồi năm ngoái, hai trong số những kẻ bắt cóc cô đã bị án tử hình, bốn người lãnh án chung thân và một người chịu án tù 15 năm.
Sau đó, bà Đường Tuệ đã vận động nhằm ra án tử hình cho tất cả các bị cáo.
Năm ngoái bà bị buộc phải đi cải tạo 18 tháng vì "gây rối trật tự xã hội" và "gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội" do có các hoạt động phản đối, Tân Hoa Xã khi đó tường thuật.
"Bà thắng kiện, nhưng lại thua về mặt tài chính - số tiền bà được đền bù thậm chí còn không đủ mua cho quan chức tham nhũng nổi một điếu xì gà. Tội nghiệp!"
Autumn under the Moonlight viết trên tiểu blog Sina Weibo
Tuy nhiên, việc bắt giữ bà đã khiến người dân giận dữ, và bà đã được thả.
Người dân tại Trung Quốc có thể bị đưa đi cải tạo ở các trại lao động mà không qua tiến trình pháp lý.
Nhận thức được sự bất mãn của dân đối với hệ thống này, các tân lãnh đạo của Trung Quốc đã ra chỉ dấu cho thấy đang cân nhắc việc cải tổ.
Hoàn cảnh của bà Đường Tuệ đã được công bố trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, và giúp bà giành được nhiều sự ủng hộ trên mạng.
Hôm thứ Hai, nhiều người dùng tiểu blog ở Trung Quốc đã chỉ trích điều mà họ coi là khoản bồi thường nhỏ nhoi và không có văn bản xin lỗi.
"Bà thắng kiện, nhưng lại thua về mặt tài chính - số tiền bà được đền bù thậm chí còn không đủ mua cho quan chức tham nhũng nổi một điếu xì gà. Tội nghiệp!" người dùng có nickname Autumn under the Moonlight viết trên Sina Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc tương tự như Twitter.
"Dùng tiên công để duy trì ổn định xã hội, nhưng lại không có nổi một văn bản xin lỗi. Những kẻ không chịu xin lỗi hoặc chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái sẽ chỉ khiến cho những vụ như thế này xảy ra thêm nhiều hơn nữa," người dùng có tên Five Year Bamboo viết.
"Tại sao không có được văn bản xin lỗi? Khi nào thì chính phủ có thể thực sự quan tâm tới người dân và không còn chà đạp lên quyền của họ?" người dùng Tap Dancing in the Open viết.
Trong khi đó, cả bà Đường Tuệ và luật sư của bà là Xu Liping cũng dùng Sina Weibo để phát tán tin tức về kết quả này.
"Yêu cầu phải xin lỗi bằng văn bản đã không được chấp nhận, nhưng toàn bộ các yêu cầu khác thì có," ông Xu viết trên tài khoản Sina Weibo của mình.
Trang tiểu blog của bà Đường Tuệ thì chỉ ghi đơn giản "Cảm ơn tất cả mọi người".

Và khi đảng yêu Nước là... yêu đất của Dân

Và khi đảng yêu Nước là... yêu đất của Dân



Đất đai thuộc về giai cấp mới - giai cấp cộng sản


Kính Hòa (RFA) - Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.


Cờ đỏ búa và liềm

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân, xưa cũ gần 100 năm. Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng Nga năm 1917. Những người dân cày vốn ít học, không thể hiểu những triết lý phức tạp về kinh tế chính trị của các ông Karl Marx, Engel... khi thấy cái liềm gặt thiết thân của cuộc đời họ, bèn đứng lên đi theo đảng Bolsevik lúc ấy ở Nga, và những đảng cộng sản sau này trên khắp thế giới.

Về nguyên tắc, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nếu không xuất thân từ hai giai cấp công nhân và nông dân, thì cũng là đại diện cho họ, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đặc biệt trong tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam, với đại đa số dân chúng là nông dân thì hình ảnh cái liềm trên lá cờ đảng càng có giá trị lớn lao, ngay từ khi đảng cộng sản Đông Dương mới thành lập hồi năm 1930 cho đến nay.

Bên cạnh biểu tượng lưỡi liềm, các đảng cộng sản cũng đề ra các khẩu hiệu dễ hiểu rất dân túy để cổ vũ tầng lớp nông dân. Năm 1930 được biết đến cuộc nổi dậy của nông dân tại Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu nổi tiếng, Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, tức là tiêu diệt hết những giai cấp khác ngòai nông dân; hay sau đó là Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản tiến hành cuộc chiến tranh giai cấp cho Đảng, với hy vọng có được ruộng đất để mà sử dụng cái liềm vàng đẹp đẽ trên lá cờ đỏ màu máu cách mạng.

Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất.




Với một đảng chính trị có tổ chức chặt chẽ, cùng với sự hậu thuẫn của hàng triệu nông dân, những người cộng sản đã nắm chính quyền, nắm một cách độc tôn. Và ở Việt Nam, họ đã thực hiện lời hứa với những người dân cày bằng cuộc cải cách ruộng đất diễn ra sau năm 1954. Trong trận chiến giai cấp này, các khái niệm trừu tượng của kinh tế chính trị Marxism đã biến thành các con số phần trăm trong dân chúng là địa chủ ở mỗi làng để cách mạng tiêu diệt. Nhiều người đã chết dù không có một tấc đất nào trong tay. Người địa chủ nổi tiếng ở miền Bắc là bà Nguyễn Thị Năm, người ủng hộ tiền tài nhân lực cho đảng của ông Hồ Chí Minh, nằm trong những người bị xử bắn đầu tiên.

Những người chết rồi cũng bị quên đi trước những khó khăn vất vả của đời thường, của hợp tác xã nông nghiệp, và của các tập đòan sản xuất tại miền Nam sau ngày đất nước được thống nhất. Tất cả mọi người dường như đã trở thành chung một giai cấp công nông, dường như cuộc đấu tranh giai cấp đã thành tựu.

Giai cấp cộng sản và những đặc quyền

Nhưng giai cấp đã không mất đi. Milovan Djilas, nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư, đã viết vào năm 1957 rằng: Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền.

Nếu đặc quyền của giai cấp mới vào những năm chiến tranh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ là vài cân thịt ngon ở cửa hàng Tôn Đản, hay vài thước vải đẹp cung cấp theo tiêu chuẩn, thì từ năm 1986 trở đi, năm mà đảng cộng sản quyết định kết hôn ý thức hệ công nông của mình với kinh tế thị trường tự do, nó đã trở nên trù phú hơn. Bây giờ là nhà xưởng sản xuất công nghiệp để thu lợi trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân theo lý thuết của Karl Marx, và đất đai.

Milovan Djilas viết tiếp: Dù về mặt pháp lý tài sản là của xã hội, của quốc gia, nhưng trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ kiểm sóat và thu lợi từ đấy.



Khi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân... Files photos.


Tài sản quan trọng nhất đối với đại đa số dân chúng Việt Nam chính là đất đai, và nay nó thuộc sỡ hữu tòan dân, tức là do cái nhóm nhỏ cộng sản cầm quyền kiểm sóat.

Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng không được hô hào nữa. Hàng đoàn nông dân mất đất đi khiếu nại, thưa kiện từ Nam ra Bắc, vì đất đai của họ bị tịch thu, dưới danh nghĩa dùng cho các dự án phát triển kinh tế xã hội của những công ty, mà trên thực tế nhiều đảng viên cộng sản, hoặc những người có quan hệ chặt chẽ với bộ máy quyền lực của đảng, nắm giữ. Các cuộc biểu tình này thường xuyên bị chính quyền cộng sản của giai cấp công nông Việt Nam dẹp đi. Chưa có thống kê nào về số lượng các cuộc biểu tình đòi đất hàng năm, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, có thể nêu nhiều vụ xảy ra liên tiếp, vụ nông dân lõa thể giữ đất ở Cần Thơ, vụ Văn Giang, vụ Dương Nội, rồi đỉnh cao là vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng nơi mà súng đã nổ thay cho luật pháp. Và trong khi những dòng chữ này đến với quý độc giả thì hàng trăm nông dân làng Trịnh Nguyễn, Từ Sơn Bắc Ninh đang dầm mưa giải nắng giữ đất.

Luật gia Lê Hiếu Đằng, người từng trải qua kinh nghiệm với đảng cộng sản suốt mấy mươi năm đã phát biểu:

“Trước kia nông dân nghe theo Đảng để mong có ruộng đất. Cái chuyện nông dân ly tán, khổ đâu vì mất đất là do đâu? Là do cái quy định đất đai là sở hữu tòan dân!”

Lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng như một bức tranh tổng kết những gì những người cộng sản đã hứa hẹn khi họ còn hàn vi ngày xưa đến khi họ trở thành giai cấp mới ngày nay.

Còn những người nông dân đã tự nguyện đứng dưới lá cờ của giai cấp công nông thì nghĩa gì?

Bà Ngô Thị Đức, một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, có 47 tuổi đảng và bị đảng của bà khai trừ vì bà đấu tranh cho quyền lợi của những người nông dân, nói với chúng tôi:

“Tôi nhiều năm phấn đấu để vào đảng, nay họ làm sai, tôi thấy cũng chả cần. Sợ mất dân hơn là mất Đảng. Phần mình mình phải lo, ai mà lo tới mình thì mình đã toi rồi.”

Có phần chắc là bà Ngô Thị Đức và những người nông dân làng Trịnh Nguyễn không biết Milovan Djilas là ai, chỉ biết rằng... “họ” tức những người cộng sản cầm quyền đã làm sai. Họ đã trở thành một giai cấp mới, cũng bóc lột như trong những cuốn sách lý thuyết cộng sản mà đảng cộng sản phát cho các đảng viên của mình.

Điều khá mỉa mai, là khi những người nông dân Trịnh Nguyễn giữ đất chống giai cấp mới, họ vẫn trương cờ đỏ búa liềm, và khi Đòan Văn Vươn nghe lời tuyên án vẫn nói lời cảm ơn đảng cộng sản, đảng của một giai cấp mới.

Có lẽ để kết thúc, chúng tôi mượn lời cựu phó chủ tịch đảng cộng sản Nam Tư, Milovan Djilas, “Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản.”

Kính Hòa

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-to-communis-clas-07142013075312.html

Hà Nội chống lại tiến trình phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Nhân chứng bị ngăn chận tại sân bay

Hà Nội chống lại tiến trình phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Nhân chứng bị ngăn chận tại sân bay
Lan Chi7/14/2013

Ông Nguyễn Hoàng Đức
Ông Nguyễn Hoàng Đức, nhà phê bình văn học, trước đây từng là công an, đã bị chặn khi ông đang lên máy bay. Ông là người được dự kiến ​​sẽ đến Rome theo lời mời chính thức (của toà thánh) để có mặt trong lễ bế mạc của cuộc điều tra (phong chân phước) cấp giáo phận. Cuộc gặp gỡ của ông với vị Hồng Y đã bắt đầu hành trình biến đổi nơi ông, dẫn đến việc ông đã lãnh nhận phép rửa tội. Chính quyền Cộng sản muốn cản trở tiến trình này.

Hà Nội ( Thông Tấn Xã AsiaNews ) - Nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn chặn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, một nhân chứng sống trong tiến trình phong chân phước cho Đức HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi đang lên máy bay đi Roma. Là một cựu viên chức của Văn phòng Ban Tôn giáo và An ninh của ngành Công an, lẽ ra vào ngày 05 tháng bảy ông dự kiến sẽ có mặt tại Vatican cho lễ bế mạc của cuộc điều tra cấp giáo phận để bày tỏ nhận định của mình trong tiến trình phong chân phước cho vị Hồng Y người Viêt. Tuy nhiên, bất kể đã có lời mời chính thức, ông đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn. Một trong những lý do được đưa ra là do Hà Nội muốn chống lại tiến trình phong chân phước.

Theo câu chuyện ông này kể lại trong bản tin tiếng Việt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), vào tối ngày 02 tháng 7 Nguyễn Hoàng Đức đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, trình vé máy bay của mình tại quay vé của một hãng Thái Lan, là hãng hàng không ông dự định sẽ sử dung trong chuyến đi du lịch tới Ý. Tuy nhiên, ông đã được mời đến trình diện tại trụ sở công an của sân bay.

Một quan chức nói với nhà phê bình, trí thức người Việt này rằng ông "không được phép" rời đất nước, nhưng lại không nêu rõ lý do vì sao ông bị từ chối. Các nhân viên (an ninh) chỉ đơn thuần nói thêm rằng họ đang "thi hành lệnh cấp trên". Sau nhiều cuộc đàm phán và thảo luận, ông đã gắng thiết lập một thủ tục bằng lời nói, để việc từ chối cho ông xuất ngoại do nhà chức trách áp đặt phải được "trình bày rõ ràng".

Trong số những lý do cho sự can thiệp của công an cửa khẩu, là việc "không đồng ý" của chính quyền Cộng sản với tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y, người đã sống 13 năm đằng đẵng đầy khốn khó trong nhà tù của chế độ (cs). Điều này nêu bật lên bằng việc "hạn tù bị gia tăng" của một vị giáo sĩ cao cấp trong nhà tù của chính quyền. Sau đó là các lý do khác mà phần lớn liên quan đến "tư cách cá nhân" của nhà phê bình văn học, trước đây là một quan chức nhà nước, bây giờ là một nhà văn tự do và thường xuyên chỉ trích chính quyền.

Ông Nguyễn Hoàng Đức ngày nay được biết đến và đánh giá cao về các tác phẩm văn học của mình, nhưng cuộc sống của ông lại có những liên kết chặt chẽ với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, vì nhờ gặp gỡ vị Hồng Y này mà ước muốn được cải đạo đã được khơi dậy nơi ông Đức. 

Theo lời cựu quan chức này, ông đã "say mê" tư cách cá nhân của Đức Hồng Y. Đã có ba "phép lạ", ông nói đã lãnh nhận từ cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y: chuyển đổi sang đức tin Kitô giáo, được chữa lành bệnh tật và được báo trước về một sự kiện trong tương lai. Cuộc hành trình chuyển đổi sang đạo Công Giáo và lễ rửa tội của ông sau này được kể lại trong một đoạn văn mang tên "Con đường của đức tin, qua sự trung gian của Đức Phan Xi cô-Xavie Nguyễn Văn Thuận". Câu chuyện này đã góp phần vào việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Việt Nam mà nhà cầm quyền Hà Nội muốn ngăn cản.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Hanoi-against-the-beatification-of-Cardinal-Van-Thuân.-Canonisation-process-witness-stopped-at-airport-28451.html)