THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 August 2013

Công trình tiền “khủng”, xây xong... hư hỏng, bỏ hoang

(Kienthuc.net.vn) - Nhiều tỉnh có những công trình được đầu tư số tiền "khủng", có khi lên đến hơn 1.000 tỷ đồng nhưng chỉ hoạt động được thời gian ngắn là hư hỏng.
Cầu 1.000 tỷ đồng, 4 năm mặt cầu xuống cấp
Cầu Thuận Phước- cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam có nguồn vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng mới được đưa vào sử dụng chưa đầy 4 năm. Hiện nay, trên mặt cầu Phước Thuận đã xuất hiện nhiều vết nứt, ổ gà. Đặc biệt, làn đường phía Bắc hầu như biến dạng, gồ ghề, các lớp nhựa dồn ứ thành từng ụ lớn. 
Theo phản ánh của người dân, có nhiều trường hợp xe máy đi qua cầu té ngã do vấp phải những ụ lớn này. Điều này dẫn đến tâm lý lo lắng và e ngại của người tham gia giao thông bởi nếu ngã ra chỉ cần ôtô chạy phía sau không làm chủ được tay lái sẽ dẫn đến tai nạn chết người. 
 
 Mặt cầu gồ ghề, biến dạng gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. (Ảnh: NLĐ)
 
Trong khi đó, công việc sửa chữa, chắp vá được thực hiện thường xuyên mà mãi không giải quyết được tình trạng trên, chẳng những thế còn gây phiền phức cho người dân sống quanh khu vực.
 
Cầu Thuận Phước bắc qua cửa sông Hàn được thiết kế và thi công theo công nghệ cầu treo dây võng với tổng chiều dài 1.855 m, toàn dự án là 2.119 m. Đây là cây cầu dây võng dài nhất Việt Nam, được thiết kế với bề rộng 18 m cho 4 làn xe lưu thông, tải trọng 13 tấn.
 
Theo ông Lê Văn Trung, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng kiêm Trưởng Ban Quản lý các dự án công trình giao thông thành phố, nguyên nhân dẫn việc cầu Phước Thuận bị xuống cấp là do công nghệ “quá mới”?! Cầu được thi công bằng công nghệ hiện đại vật liệu Epoxy nhưng khi tiến hành, các đơn vị liên quan không lường hết biến dạng cơ học, tác động của nhiệt độ lên dầm cầu nên dẫn đến tình trạng nứt và nhựa dồn ứ thành ụ. 
 
Ngoài ra, tác động của nhiệt độ cao kèm theo biến dạng cơ học của hệ dây võng đã làm dầm cầu co giãn dẫn đến hư hỏng lớp vật liệu mặt cầu. Ông Trung cũng cho biết Sở đã có kế hoạch thay toàn bộ lớp phủ mặt cầu từ ngày 15-20/7 với tổng kinh phí 3 tỷ đồng.
 
Kè sông 711 tỷ đồng sạt lở
Khoảng 3h30 ngày 30/5, tại gói thầu số 7, khu vực 4, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng cuốn phăng khoảng 50m kè Cần Thơ chìm nghỉm xuống sông.
 
Lúc xảy ra sự cố gói thầu 7 đang trong giai đoạn bơm cát nền, thi công hệ thống cống thoát nước và các hạng mục khác… Toàn bộ hệ thống vật tư, máy móc thi công được tập kết ở khu vực này và một trụ điện trung thế đã bị rơi xuống sông. Tuy không ảnh hưởng về người, nhưng vụ sạt lở đã làm gián đoạn giao thông các khu vực 4,5 và khu vực 6 phường Hưng Thạnh.
 
 Hiện trường vụ sạt lở tại bờ kè sông Cần Thơ sáng 30/5. (Ảnh: nld)
 
Dự án bờ kè sông Cần Thơ có chiều dài khoảng 10km, gồm 10 gói thầu với tổng mức đầu tư 711 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thi công chậm và trượt giá nên đến nay, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao, đội giá lên khoảng 1.500 tỉ đồng. 
 
Hiện UBND TP.Cần Thơ đang trình các bộ, ngành trung ương tham mưu Chính phủ thẩm định nguồn vốn. Sau khi các cơ quan trung ương đồng thuận, UBND TP.Cần Thơ sẽ phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. 
 
Riêng sự cố sạt lở xảy ra tại một đoạn bờ kè có chiều dài 56 mét thuộc phân đoạn 14 và 15 thuộc gói thầu số 7 (bờ trái thuộc địa bàn Q.Cái Răng), gây thiệt hại khoảng 1,5 tỉ đồng. 
 
Công trình 34 tỷ đồng thành nơi… hoang phế
Nhằm mục đích dạy nghề và giúp người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chủ trương xây dựng công trình “Trung tâm chữa bệnh, Giáo dục, lao động xã hội”. Dự án này được giao cho Sở LĐTB-XH Bắc Kạn làm chủ đầu tư với nguồn vốn ban đầu hơn 34 tỷ đồng.
 
Ngày công trình khởi công, rất nhiều gia đình vui mừng bởi chỉ vài năm nữa theo đúng tiến độ dự án, con em họ - những người đã lỡ dính vào ma túy sẽ được đưa đến đây cai nghiện và học nghề. Thế nhưng, sau 7 năm từ ngày khởi công, dự án này vẫn chỉ là một đống hoang phế. Nền nhà ẩm thấp, cỏ dại che khuất cả tầm nhìn; những viên gạch vứt chỏng chơ đã lâu, rêu phong bám đầy; những thanh sắt gãy ngang, hoen rỉ...
  Rất nhiều hạng mục chưa thi công nhưng vẫn được chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu. (Ảnh:VNN)
 
Được biết, dự án này được chia làm 7 gói thầu, trong đó, Tổng Công ty xây dựng sông Hồng đã trúng gói thầu số 7 - gói thầu lớn nhất với giá trị lên đến hơn 15 tỷ đồng.
 
Theo tiến độ, gói thầu số 7 sẽ tiến hành khởi công từ tháng 6/2007 và hoàn thành vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, dự án này vẫn chưa hoàn thiện sau 3 lần gia hạn, vì những lý do như kinh tế khó khăn, giá cả nguyên vật liệu biến động...
 
Phía chủ đầu tư đã rất nhiều lần yêu cầu nhà thầu tiến hành bàn giao công trình theo đúng tiến độ. Nhưng, lấy nhiều lý do, nhà thầu đã phớt lờ. Điều đáng nói là mặc dù đơn vị thi công chưa hoàn thành dự án theo đúng tiến độ nhưng chủ đầu tư đã chuyển tiền trước cho đơn vị thi công.
 
Những sai phạm của chủ đầu tư đã bị cơ quan chức năng phát hiện sau khi nhận được thông tin phản ánh về những dấu hiệu bất thường trong quá trình quyết toán và nghiệm thu công trình. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay chưa biết nên xử lý như thế nào, dù vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự.
 
Đường vành đai 30 tỷ đồng, toàn… “ổ gà”
Có trị giá gần 30 tỷ đồng nhưng sau 7 tháng đưa vào sử dụng, đường Vành đai phi trường thuộc phường An Thới quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặt đường bị bong tróc tạo thành nhiều ổ gà suốt chiều dài hơn 1.500 mét. 
 
Mặt đường bị bong tróc tạo thành nhiều ổ gà suốt chiều dài hơn 1.500 mét. (Ảnh: DT)
 
Công trình đường Vành đai phi trường (nhánh A) có chiều dài 1.583m, mặt cắt ngang đường 20m, lòng đường rộng 11m, vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m. Về kết cấu, mặt đường thảm bê tông nhựa nóng, hệ thống thoát nước, lát gạch vỉa hè, trồng cây xanh hai bên vỉa hè và lắp đặt 59 trụ đèn chiếu sáng công cộng. Tổng kinh phí thực hiện công trình trên 29,8 tỉ đồng. 
 
UBND quận Bình Thủy - chủ đầu tư dự án cho biết, do công trình thi công trong mùa mưa, xe tải trọng tải lớn thường lưu thông nên mau xuống cấp. UBND quận đã yêu cầu đơn vị thi công nhanh chóng khắc phục, sửa chữa mặt đường.
Tiểu Phong (tổng hợp)

Giá vàng sắp mất ngưỡng 37 triệu

Liên tục đi xuống, giá vàng sắp mất ngưỡng 37 triệu đồng/lượng.
Giá vàng sắp mất ngưỡng 37 triệu
Giá vàng sắp mất ngưỡng 37 triệu
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Giá vàng lại có thêm phiên giao dịch kém lạc quan khi sắp mất ngưỡng 37 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước có tốc độ đi xuống chậm hơn giá vàng thế giới nên khoảng cách giữa hai mức giá đang được nới rộng hơn. Lúc này, giá vàng trong nước đắt hơn giá vàng thế giới gần 5 triệu đồng/lượng.

Vào lúc 8h45 sáng nay, giá vàng tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC giảm nhẹ so với giá cuối giờ chiều hôm qua và sắp chạm ngưỡng 37 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Hà Nội: Mua vào 37,10 triệu đồng/lượng; bán ra 37,42 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Hồ Chí Minh: Mua vào 37,10 triệu đồng/lượng; bán ra 37,40 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tại Công ty vàng bạc đá quý Sacombank (SBJ) cao hơn 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào. Giá vàng SJC: Mua vào 37,25 triệu đồng/lượng - 37,40 triệu đồng/lượng. Giá vàng SBJ: Mua vào 37,25 triệu đồng/lượng - 37,40 triệu đồng/lượng.

Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận mua vào ở mức thấp hơn nhưng bán ra ở mức cao hơn. Giá vàng SJC giao dịch ở mức: Mua vào 37,20 triệu đồng/lượng; bán ra 37,45 triệu đồng/lượng. Giá vàng Phượng hoàng PNJ- DAB: Mua vào 36,40 triệu đồng/lượng; bán ra 37,30 triệu đồng/lượng.

Công ty vàng bạc đá quý Doji niêm yết giá vàng giảm đáng kể. Giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức: Mua vào 37,15 triệu đồng/lượng; bán ra 37,40 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Tp.HCM mua bán ở mức: Mua vào 37,15 triệu đồng/lượng; bán ra 37,40 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước ít biến động dù giá vàng thế giới giảm mạnh đêm qua. Đêm qua, tại thị trường Mỹ, giá vàng giao tháng 10 giảm 19,8 USD/ounce xuống 1.282,6 USD/ounce, giá vàng giao ngay giảm 15 USD/ounce xuống 1.289 ,5 USD/ounce.

Như vậy, sau 6 phiên giảm liên tiếp, giá vàng đã mất ngưỡng 1.300 USD/ounce. Giá vàng đi xuống khi có nhiều ý kiến cho rằng khu vực thị trường lao động của Mỹ đã có nhiều cải thiện. Bên cạnh đó, đại diện của Cục dự trữ liên bang Mỹ vẫn cho rằng Fed sẽ tạm ngừng chương trình mua tài sản vào tháng 9 năm nay.

Tới phiên giao dịch sáng nay, giá vàng nối tiếp đà giảm. Lúc này, tại thị trường châu Á, giá vàng đang giao dịch ở mức 1.276,3 USD/ounce, giảm 6,3 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng rơi xuống dưới 1.675 USD/ounce.

Trong khi đó, giá dầu tiếp tục giảm mạnh. Giá dầu thô giao dịch ở mức 105,3 USD/ounce, giảm 1,2 USD/thùng, giá dầu brent giao dịch ở mức 108,18 USD/thùng, giảm 0,48%.
Ngân Hà (Khampha.vn)

Tăng giá điện, EVN tăng doanh thu 4.000 tỷ

Doanh thu bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong tháng 7/2013 ước đạt 15.039 tỷ đồng, tăng 19,22% so cùng kỳ.
 
Tăng giá điện, EVN tăng doanh thu 4.000 tỷ
Tính trung bình 7 tháng đầu năm 2013, doanh thu bán điện của EVN tăng 22,75% so cùng kỳ.
 
Theo báo cáo từ Bộ Công thương, sản lượng điện 7 tháng ước đạt 11,18 tỉ kWh, tăng 8,7% so với tháng 7 năm 2012, tính chung 7 tháng ước đạt gần 80 tỷ Kwh, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Doanh thu bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong tháng 7/2013 ước đạt 15.039 tỷ đồng, tăng 19,22% so cùng kỳ. Tính trung bình 7 tháng đầu năm 2013, doanh thu bán điện của EVN ước đạt 96.786 tỷ đồng, tăng 22,75% so cùng kỳ.

Về sản xuất điện, 7 tháng qua, điện dùng trong công nghiệp và xây dựng giảm, bù lại, điện dùng cho tiêu dùng dân cư và cho thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng tăng. Điện thương phẩm tháng 7/2013 ước đạt 10.245 triệu kWh, tăng 10,75% so cùng kỳ; 7 tháng 2013 ước đạt 65.931 triệu kWh, tăng 10,3% so cùng kỳ.

Theo ông Đinh Quang Tri- Phó tổng giám đốc EVN, với mức tăng giá điện từ ngày 1/8, dự kiến EVN sẽ tăng thu thêm 3.000 - 4.000 tỷ đồng trong năm nay.
Theo H.Q (Giao thông vận tải)

Máy bay Vietnam Airlines "rơi tự do trong 3s"

Ngày 6/8, chuyến bay của Vietnam Airlines từ Bangkok (Thái Lan) về Hà Nội đã bất ngờ rơi vào vùng nhiễm động khiến toàn bộ hành lý và vật dụng trong khoang bị xáo trộn, nhiều hành khách bị hoảng loạn.
Thông tin về sự cố được phát tán trên một số diễn đàn ngày 7/8. Trên diễn dàn Otofun,  một thành viên của diễn đàn có đăng tải hai bức hình chụp lại cảnh lộn xộn trên khoang máy bay. Trong ảnh, tiếp viên của hãng đang thu dọn đồ vật bị rơi. Tấm drap phủ trên thành ghế in logo và tên Vietnam Airlines. Trên dọc lối đi, ngổn ngang các hộp đồ ăn, túi nilong, cốc thìa rơi vãi…

Đặc biệt, trong bếp, hộp đựng đồ ăn đổ nghiêng ngả. Thành viên của diễn đàn cho biết, đây là cảnh tượng sau khi máy bay "rơi tự do 200 mét” trên không trên một chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines.
Máy bay Vietnam Airlines "rơi tự do trong 3s", Tin tức trong ngày, may bay viet nam roi tu do, may bay viet nam, chuyen bay viet nam thai lan, may bay roi vao vung nhiem dong, may bay viet nam Airlines,
Hình ảnh nhân viên dọn đồ sau sự cố. Ảnh diễn đàn Otofun
Thành viên diễn đàn này nói: “Đống đổ nát này là do mọi thứ đều bị bay lên trần rồi rơi xuống. Rất may chỉ rơi 200m trên không chứ không rơi 200m tiếp đất nên chưa có thiệt hại về người. Em share để mọi người biết mà nâng cao đề phòng cảnh giác thôi. Còn em thì luôn cố gắng tránh Vietnam Airlines khi bay quốc tế hoặc những chuyến bay trong nước trong điều kiện thời tiết xấu…”
Máy bay Vietnam Airlines "rơi tự do trong 3s", Tin tức trong ngày, may bay viet nam roi tu do, may bay viet nam, chuyen bay viet nam thai lan, may bay roi vao vung nhiem dong, may bay viet nam Airlines,
Khu vực bếp rơi vãi nhiều đồ ăn. Ảnh diễn đàn Otofun
Trao đổi với phóng viên, đại diện của Vietnam Airlines xác nhận thông tin trên. Đơn vị này cho hay, một chiếc máy bay của hãng khi đang bay từ Bangkok (Thái Lan) về Hà Nội ngày 6/8 bị rơi vào vùng nhiễu động. Tuy nhiên, sau đó máy bay đã vận hành trở lại và về tiếp đất an toàn. Hiện tại đơn vị này đang tổng hợp thông tin cụ thể và có thông tin sớm nhất về vụ xáo trộn trên chuyến bay.
Đức Nguyễn (Khampha.vn)

Động đất 2,1 độ richter gần thủy điện Sơn La

Một trận động đất cường độ 2,1 độ richter đã xảy ra gần khu vực thủy điện Sơn La vào lúc 22h41 đêm 5/8.

Ngày 6/8, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết thông tin trên.

Vị trí xảy ra động đất trong khu vực gần thủy điện Sơn La (xã Ít Ong, huyện Mường La, Sơn La). Trận động đất có độ sâu chấn tiêu khoảng 3km và gây rung động trên cấp IV (thang MSK 64 gồm 12 cấp) tại khu vực tâm chấn. Đây là trận động đất yếu và không có khả năng gây thiệt hại.

Theo Viện Vật lý địa cầu, đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên đang hoạt động ở khu vực Sơn La thường gây ra các trận động đất trong thời gian gần đây. Dự báo đới đứt gãy này có gây động đất mạnh 5,8 độ richter

Gần đây nhất, trưa 26/11/2009 trên đới đứt gãy này đã xảy ra động đất cường độ 4,1 richter ở huyện Bắc Yên (Sơn La), cách thủy điện Sơn La 37km về phía Đông Nam. Tối cùng ngày cũng tại khu vực này xảy ra thêm một trận động đất cường độ 4,2 richter.

Theo Tuổi Trẻ

Bắc Ninh: Trốn thuế hơn chục tỷ đồng, “đại gia Kinh Bắc” lĩnh án treo

(Dân trí) - Biết rõ công ty Phú Thái khi bán hàng có một số khách hàng không lấy hoá đơn giá trị gia tăng, Nguyễn Thạc Thanh (SN 1963) - Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty đã chỉ đạo nhân viên “phù phép” trốn thuế hơn 11 tỷ đồng.

Theo cáo trạng truy tố, Nguyễn Thạc Thanh (SN 1963) ở Đông Ngàn - Từ Sơn (Bắc Ninh) là chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái (không phải thành viên của Tập đoàn Phú Thái - Phu Thai Group) chuyên kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến nghành sản xuất bia tại Bắc Ninh.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Nguyễn Thạc thanh biết khi bán hàng có một số khách hàng không lấy hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT), nên Thanh chỉ đạo Lê Thị Thuý Huyền trú tại Thịnh Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội là kế toán trưởng công ty từ tháng 7/2007 đến tháng 2/2008 bán hàng không xuất hoá đơn GTGT, không kê khai thuế, trốn thuế hơn 10,3 tỷ đồng tiền thuế.
Từ tháng 4/2008 đến nay, Nguyễn Thị Xuân (trú tại Tương Giang - Từ Sơn - Bắc Ninh) vào làm kế toán trưởng thay Huyền. Biết rõ công ty Phú Thái bán hàng không xuất hoá đơn và có hai loại sổ sách theo dõi, nhưng không tố cáo ngăn chặn mà còn tiếp tục giúp Nguyễn Thạc Thanh sử dụng hai loại sổ sách trên để che giấu, không đưa số liệu hoá đơn GTGT đã xuất ra, đã được kê khai thuế vào doanh thu nội bộ, tính thuế thu nhập không đúng, dẫn tới công ty Phú Thái trốn thuế hơn 1,3 tỷ đồng tiền thuế GTGT.
Bị cáo Nguyễn Thạc Thanh cùng 2 đồng phạm tại phiên tòa xét xử.
Bị cáo Nguyễn Thạc Thanh cùng 2 đồng phạm tại phiên tòa xét xử.
Với các thủ đoạn đó, Nguyễn Thạc Thanh với tư cách là giám đốc công ty Phú Thái từ tháng 7/2007 đến 30/11/2008 đã chỉ đạo công ty không xuất hoá đơn GTGT cho số hàng này và có hai loại số liệu khác nhau để báo cáo, che giấu, không kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán, hành vi đó dẫn tới  công ty Phú Thái trốn thuế hơn 11,2 tỷ đồng
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 26/9, theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Thạc Thanh đã chỉ đạo Lê Thị Thúy Huyền và Nguyễn Thị Xuân lập hai hồ sơ song song để trốn thuế.
Theo HĐXX, trong quá trình điều tra vụ án, Nguyễn Thạc Thanh đã tự động hoàn lại toàn bộ số tiền hơn 11 tỷ đồng trốn thuế cho Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thạc Thanh 3 năm tù cho hưởng án treo về tội trốn thuế, Lê thị Thuý Huyền 30 tháng tù treo, Nguyễn Thị Xuân 24 tháng tù treo về tội trốn thuế.
Đoàn Thế Cường

Thác Bản Giốc



Ai đã ' nhượng ' 2/3 Thác Bản Dốc cho Trung Quốc và Sau Đó Ký Hiệp Định Làm ăn chung để ' Hợp Thức Hóa ' chuyện sang nhượng . 

 
 Phần thác thuộc về Trung Cộng




Phần thác thuộc về Việt Nam

Ngân hàng Việt Nam gửi 2.5 tỉ đôla “ế” ra nước ngoài

HÀ NỘI (NV) .- Tính đến đầu tháng 7, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã gửi 2.5 tỉ đô la vào các ngân hàng nước ngoài vì không tìm được nơi để cho vay.

Nhân viên một ngân hàng thương mại ở Hà Nội đếm các tờ 100 đô la Mỹ. Các ngân hàng không thể cho vay số tiền đang ôm, nên đã phải mua đô la rồi đem gửi ở ngân hàng nước ngoài kiếm lời, phản ảnh tình trạng kinh tế bế tắc của Việt Nam hiện nay. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Đó là thông tin mới nhất liên quan tới tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, gián tiếp minh họa nền kinh tế không có gì sáng sủa. Thông tin này do ông Lê Xuân Nghĩa, cựu Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia công bố trong một hội thảo diễn ra tuần trước.

Tháng trước, Tổng cục Thống kê của Việt Nam công bố hàng loạt chỉ số thống kê của sáu tháng đầu năm để cả quyết, tình hình kinh tế vĩ mô đang được cải thiện. Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia kinh tế và báo giới lại cùng cho rằng, niềm tin vào sự hồi phục kinh tế cả trong doanh giới lẫn công chúng Việt Nam đang tiếp tục suy giảm.

Cũng tháng 7, Ngân hàng HSBC công bố, trong hai tháng 5 và 6, chỉ số mua hàng của giới quản trị (PMI), sụt giảm đáng ngại, điều đó cho thấy doanh giới cũng vẫn hạn chế đầu tư.

Chuyện các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đem 2.5 tỉ đô la đi gửi các ngân hàng nước ngoài vì không tìm được nơi để cho vay được xem là một bằng chứng minh họa cho sự phản bác tuyên bố của Tổng cục Thống kê về “tình hình kinh tế vĩ mô đang được cải thiện”.

Theo một số chuyên gia kinh tế, ngoài việc ngần ngại đầu tư, khu vực xuất khẩu vốn được phép vay ngoại tệ và vẫn được xem là “đầu kéo tổng cầu của nền kinh tế” cũng càng lúc càng bi đát nên không có nhu cầu vay vốn khiến các ngân hàng thừa mứa ngoại tệ.

Khác với Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Sài Gòn nhận định, lĩnh vực tín dụng không có chuyển biến đáng kể. Cơ quan này cho rằng các doanh nghiệp không muốn vay vốn vì lượng hàng tồn kho cao do “đầu ra” khó khăn. Cá nhân cũng hạn chế vay tiền do việc làm thu hẹp, thu nhập giảm.

Tiền “ế” nên các ngân hàng thương mại dùng tiền đồng mua ngoại tệ để gửi cho các ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước nhận định, đây chính là nguyên nhân khiến giá đô la tại Việt Nam tăng trong hai tháng 6 và 7.

Một số lãnh đạo ngân hàng thương mại than rằng, dẫu lãi suất cho vay đã giảm từ 18%/năm – 19%/năm xuống còn 9%/năm – 10%/năm, thậm chí giảm xuống chỉ còn 7%/năm nếu vay để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng “tăng trưởng tín dụng” của họ vẫn âm. Nhiều “khách hàng tốt” vẫn lắc đầu bởi… không có nhu cầu!
Chẳng riêng doanh nghiệp mà hệ thống ngân hàng thương mại cũng đang bế tắc vì kinh tế suy thoái. Trước đây, nếu tiền bị ứ, những ngân hàng này có thể gửi vốn cho thị trường liên ngân hàng để hưởng lãi suất 4%/năm – 5%/năm nhưng hiện nay, lối thoát này coi như đã tắc vì lãi suất tụt giảm chỉ còn từ 1%/năm – 1.5%/năm.

Tờ Sài Gòn Tiếp thị kể rằng, do doanh nghiệp chê vốn, gần đây, tuần nào các ngân hàng cũng giới thiệu những “gói cho vay tiêu dùng” kiểu mới, với dủ hình thức ưu đãi nhưng việc cho vay tiêu dùng vẫn không khả quan. Viên Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á than rằng, dù lãi suất cho vay mua nhà đã giảm hơn một nửa so với năm trước nhưng vẫn khó “khơi thông dòng chảy”, khách hàng vẫn chưa muốn vay tiền mua nhà.

Cũng theo mô tả của Sài Gòn Tiếp Thị, đã xuất hiện tình trạng các ngân hành tranh nhau giảm lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay của một số ngân hàng hiện chỉ còn 5%/năm – 6%/năm. (G.Đ)

Tù nhân trại Xuyên Mộc tuyệt thực phản đối việc bị cùm

Công an trại giam thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại.
Công an trại giam thường xuyên kiểm tra ngăn chặn phạm nhân đi lao động mang vật cấm về trại. (minh họa)
Source Bao Cong An
Nghe bài này

Sau vụ nổi loạn ở trại Xuân lộc, các tù nhân chính trị được chuyển từ trại Xuân Lộc sang trại Cẩm Mỹ, ở đây họ tiếp tục bị công an hành hung và gia đình bị đe doạ. Các tù nhân đã tuyệt thực để phản đối.

Cùm chân và biệt giam vì tuyệt thực?
Chị Nguyễn thị Ngụ vừa đi thăm chống là anh Phan Ngọc Tuấn về cho biết tình hình như sau :
« Tôi vào thăm thì nghe ông xã tôi nói là tại vì họ (quản giáo trại giam) tuyên bố là sẽ cùm 10 ngày nên mấy ông đó cùng nhau tuyệt thực ạ »

Chị Nguyễn thị Ngụ cho biết chồng chị là anh Phan Ngọc Tuấn, cùng các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Nguyễn Ngọc Cường, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Võ Minh Trí bị công an trại kỷ luật bằng cách biệt giam và cùm 10 ngày ở phân trại 2, trại Xuyên Mộc. Cả 5 người này đều tuyệt thực phản đối nên sau đó 4 ngày thì họ mở cùm, riêng anh Phan Ngọc Tuấn thì bị cùm biệt giam 5 ngày. Chị Ngụ nói tiếp :

« Mấy người chuyển từ trại Xuân Lộc qua thì bị họ tuyên bố là cùm 10 ngày, trong đó có chồng tôi là ông Phan Ngọc Tuấn, anh Hùng, anh Cường, anh Thức, anh Trí . Nghe nói là mấy ông tuyệt thực, họ nghe nói tuyệt thực thì họ cùm mấy người kia 4 ngày, còn ông Tuấn chồng tôi thì họ cùm 5 ngày. »
Qua lời kể của chị Thoa, vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức, được biết  anh Nguyễn Ngoc Cường thì bị cùm 3 biệt giam 3 ngày rưởi.

« Chị vợ anh Cường có đi thăm cho tôi biết là chồng chị cũng bị kỷ luật, kỷ luật vụ bên Xuân Lộc hay trả lời báo đài gì đó. Vợ anh Cường nói là anh Cường bị biệt giam và cùm chân 3 ngày rưởi. »
Tôi vào thăm thì có cả 4-5 người công an ở đó thì chồng tôi nói là bà về cho gia đình biết ở đây anh Trí bị đánh đập rất là tàn nhẫn, anh Trí là người trẻ tuổi nhất mà bị đánh đập dã man. Còn anh Cường thì bị họ nắm vào gáy rồi đập đầu anh Cường xuống bàn.
Chị Ngụ
Ngày chủ nhật, 4 tháng 8 vừa qua, chị Ngụ đi thăm chồng tại trại giam  Xuyên Mộc, T345 Cẩm Mỹ, Đồng Nai , anh Tuấn cho chị biết về tình trạng các tù nhân chính trị bị đánh đập dã man.

«  Tôi vào thăm thì có cả 4-5 người công an ở đó thì chồng tôi nói là bà về cho gia đình biết ở đây anh Trí bị đánh đập rất là tàn nhẫn, anh Trí là người trẻ tuổi nhất mà bị đánh đập dã man. Còn anh Cường thì bị họ nắm vào gáy rồi đập đầu anh Cường xuống bàn.Còn bản thân tôi ( Phan Ngọc Tuấn) thì họ không dám đánh mà họ cùm 5 ngày. »

Dù bị công an trại giam ngăn cản, Anh Tuấn vẫn muốn rằng những thông tin trong các trại giam cần phải được phổ biến ra bên ngoài để ngăn ngừa việc công an đàn áp tù nhân và bưng bít thông tin :
Các tù nhân đi làm về đang nhập trại (minh họa) Báo CA
Các tù nhân đi làm về đang nhập trại (minh họa) Báo CA

« Anh Tuấn chỉ muốn nói lên để các thông tin về các anh em trong đó bị cái gì thì bên ngoài được biết »

Theo lời chị Ngụ thì gia đình của các thân nhân này đều bị công an hăm doạ nếu họ phổ biến các thông tin trong trại giam. Chị nói

«  Tôi vào thăm thì sức khoẻ của chồng tôi và anh Cường thì không tốt lắm. và hiện giờ an ninh của gia đình anh Trí, anh Thức, anh Cường , anh Hùng thì nghe nói là an ninh gọi tới hăm doạ. Gia đình tôi cũng bị công an gọi tới, họ không dám hăm doạ nhưng mà họ hỏi han. Họ nói với tôi là họ đang theo dõi bản thân tôi, gia đình tôi nên tôi thấy cũng rất là lo »
Giống như gia đình em là chỉ thăm riêng một mình anh Thức trong phòng đó thôi cho nên người ta dễ kiểm soát. Có đến 3 người canh mình, không cho nói gì nhiều, nếu có nói chuyện gì khác là họ nhắc nhở liền
Chị Thoa
Xuyên Mộc khắt khe hơn Xuân Lộc
Trại giam Xuyên Mộc khắt khe hơn trại giam Xuân Lộc nhiều. Năm tù nhân bên Xuân Lộc chuyển trại qua, chỉ có Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị giam chung với 1 tù nhân khác, còn 4 người kia thì đều bị biệt giam. Và họ không được nấu nướng. Khi thăm nuôi, họ cũng bị biệt lập để dễ theo dõi và công an thì lúc nào cũng bên cạnh. Chị Thoa, vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức cho biết :
«Bên Xuyên Mộc thì thăm họ không cho ngồi chung với thường phạm mà người ta sắp xếp thường phạm thăm hết rồi chỉ 1 gia đình mình thăm chứ không ngồi chung với thường phạm như bên Xuân Lộc. Giống như gia đình em là chỉ thăm riêng một mình anh Thức trong phòng đó thôi cho nên người ta dễ kiểm soát. Có đến 3 người canh mình, không cho nói gì nhiều, nếu có nói chuyện gì khác là họ nhắc nhở liền »
Ông Nguyễn Kim Hoàng, đi thăm con là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng ngày 1 tháng 8 vừa qua cũng cho biết chế độ hà khắt của nhà tù mới Xuyên Mộc :
«  Hôm trước, bên kia sửa hộp cho đem vô, bên này thì không cho đem vô  luôn, không cho nấu ăn. Mình chỉ đem đồ khô thôi. Mình chỉ mượn nhà bếp nấu dùm chứ không được tự nấu nướng như lúc trước. 40 phút thì chỉ nói chuyện gia đình thôi chứ không nói được gì cả, họ ngồi kế bên luôn đâu có nói gì được »
Những ngày trong tù, anh Phan Ngọc Tuấn làm bài thơ tặng Mẹ nhưng cả bài thơ cũng bị giam cầm không thoát khỏi trại giam để đến được tay người Mẹ già của anh. Chị Thoa kể lại :
« Cả ba Mẹ con vào thăm được có 30 phút nhưng ảnh lo cãi nhau với công an vì ảnh có làm 1 bài thơ tặng Mẹ ảnh, Mẹ già ảnh đã gần 80 tuổi rồi, nhưng mà họ giữ, ảnh xin lại họ không cho. Hai bên giằng co, hai bên cãi nhau mãi. Đại khái ổng nói ổng muốn thông tin nhiều điều về cho gia đình nhưng họ cản trở nên hai bên cãi nhau, ổng đòi trả quà lại cho tôi, ổng đòi tuyệt thực tiếp. »
Xin được nhắc lại : Ngày 30 tháng 6 năm 2013, một cuộc nổi loạn xảy ra tại trại giam Xuân Lộc Z30A, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) để phản đối điều kiện giam giữ khắc nghiệt và  đánh đập  tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Các phạm nhân đã đập phá trại giam, khóa cổng phân trại, không cho người bên ngoài vào, giám thị Hồ Phi Thắng bị bắt làm con tin.
Sau khi có sự can thiệp của Tổng cục VIII ( Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp ) được điều động đến, vụ nổi loạn chấm dứt vào 14.45 cùng ngày.
Mặc dù báo cáo trại giam kết luận  cuộc nổi loạn là do các phạm nhân hình sự  gây rối, nhằm ngăn cản hoạt động vui chơi, rèn luyện thể thao của các phạm nhân khác và đã kỷ luật 3 phạm nhân gây rối nhưng ngay đêm hôm đó, tức đêm 30/6/2013 5 tù nhân chính trị là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí và Nguyễn Ngọc Cường cũng đã bị chuyển sang trại  Xuyên Mộc, T345  Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Vinh danh thương binh VNCH các chức sắc tôn giáo phát biểu 01.08.2013

Vàng bật tăng sau phiên đấu thầu

(NLĐO) - Sau phiên đấu thầu vàng thứ 50 vào sáng 6-8, giá vàng trong nước bật tăng trở lại dù giá thế giới vẫn đang giảm.

Giá bán vàng SJC giảm xuống 37,45 triệu đồng/lượng vào buổi sáng khi phiên đấu thầu đang diễn ra. Phiên này có 17 đơn vị trúng giá với 25.800 lượng vàng được bán với mức từ 37,25 - 37,31 triệu đồng/lượng. Tổng cộng 50 phiên đấu thầu đã có gần 1,5 triệu lượng vàng bán ra, tương đương gần 52 tấn.
Trong buổi chiều, giá vàng liên tục tăng. Đến cuối ngày, giá mua vào của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đạt 37,15 triệu đồng/lượng, bán ra 37,55 triệu đồng/lượng, tuy nhiên mức giá này vẫn giảm khoảng 240.000 đồng so với ngày hôm trước.
 
Trong khi đó, giá vàng thế giới lúc 16 giờ giảm gần 9 USD xuống 1.293 USD/ounce, tương ứng 32,9 triệu đồng/lượng quy đổi, thấp hơn giá vàng trong nước 4,64 triệu đồng.
 
Đại diện của SJC cho biết thông thường trong các phiên đấu thầu, giao dịch trên thị trường có phần sôi động hơn. Trong ngày, SJC bán ra được trên 2.000 lượng vàng.  
 
Trên thị trường ngoại tệ, giá USD ở các ngân hàng tiếp tục giảm. Giá mua vào của Vietcombank chỉ còn 21.010 đồng, giảm 70 đồng so với hôm trước; giá mua giảm 60 đồng xuống 21.090 đồng. Đây là mức giảm mạnh nhất trong những ngày qua. Ở các ngân hàng thương mại khác, mức giá mua vào, bán ra phổ biến là 21.030 đồng và 21.100 đồng.
V.Vinh

Tung 52 tấn vàng, giá vẫn rối

50 phiên đấu thầu đã diễn ra với 52 tấn vàng được bán sạch nhưng chênh lệch so với giá thế giới vẫn còn trên 4,5 triệu đồng/lượng

 

Mở cửa giao dịch ngày 6-8, giá vàng trong nước bán ra 37,65 triệu đồng/lượng, đến hơn 9 giờ xuống còn 37,45 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng/lượng so với hôm trước. Đến buổi chiều, giá bán ra nhích nhẹ lên 37,48 triệu đồng và mua vào 37,08 triệu đồng/lượng. Cuối ngày, giá mua tăng lên 37,14 triệu đồng, giá bán 37,54 triệu đồng/lượng, tính ra vẫn giảm khoảng 240.000 đồng/lượng so với hôm trước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới từ trên 1.300 USD/ounce lùi về 1.294 USD (lúc 15 giờ Việt Nam), tiếp tục thấp hơn giá vàng trong nước hơn 4,5 triệu đồng/lượng.
 
Ngày 6-8, giá vàng giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn giá thế giới 4,5 triệu đồng/lượng. Ảnh: HỒNG THÚY
Theo giới kinh doanh vàng, tuy giá có giảm nhưng thị trường vẫn khá trầm lắng. Ông Nguyễn Công Tường, Phó Phòng Kinh doanh Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), cho biết lượng vàng bán ra trong ngày của đơn vị tăng nhẹ so với những ngày trước nhưng cũng chỉ đạt hơn 2.000 lượng.
Cùng ngày, phiên đấu thầu vàng của Ngân hàng (NH) Nhà nước tiếp tục thu hút đông đảo các NH và doanh nghiệp tham gia. Kết quả, có 17 đơn vị trúng thầu với số lượng mua được là 25.800/26.000 lượng chào bán (còn thừa 200 lượng). Giá trúng thầu trong khoảng 37,25 - 37,31 triệu đồng/lượng, cao hơn nhiều so với giá mua vào của các doanh nghiệp vàng trên thị trường.
Phiên đấu thầu này là lần thứ 50 được tổ chức tính từ cuối tháng 3-2013 đến nay. Gần 1,35 triệu lượng vàng đã được bán ra, tức gần 52 tấn. Theo ước tính của một số chuyên gia, NH Nhà nước đã chi khoảng 2,5 tỉ USD để nhập số vàng này. Kết quả đạt được là tình trạng vàng hóa của nền kinh tế đã giảm ít nhiều, giá vàng ổn định hơn trước, thanh khoản của hệ thống NH cũng được bảo đảm hơn, ít phụ thuộc vào thứ kim loại quý này...
Tuy nhiên, việc thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới về mức trước khi có các phiên đấu thầu (khoảng 1 - 2 triệu đồng/lượng) và giảm bớt nhu cầu của thị trường vẫn chưa thực hiện được. Nhiều ý kiến lo ngại trước việc NH Nhà nước liên tục xuất ngoại tệ để mua vàng về đấu thầu, trong khi nhu cầu vẫn còn rất lớn sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
Khó “chọn mặt” gửi vàng
Theo NH Nhà nước, hiện có đến 12 NH thương mại, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, MHB, An Bình, Bản Việt, Bảo Việt, Tiên Phong, Bưu điện Liên Việt, ACB và Quân Đội được phép giữ hộ vàng. Tuy nhiên, trong số này, không phải NH nào cũng triển khai dịch vụ giữ hộ vàng. Lãnh đạo một NH đã từng giữ hộ vàng cho hay sau khi NH Nhà nước yêu cầu ngưng giữ hộ vàng vào ngày 11-7, đến nay, NH chưa tái thực hiện dịch vụ này vì phải chờ NH Nhà nước cấp phép nghiệp vụ quản lý tiền mặt và các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn bao gồm cả dịch vụ giữ hộ vàng.
Theo ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NH Nhà nước, hiện NH Nhà nước đang rà soát và xây dựng các quy định về dịch vụ giữ hộ vàng tại các NH thương mại và sẽ ban hành trong thời gian tới.
THY THƠ - VIẾT VINH

Xăng dầu vẫn... lỗ!

Giá xăng dầu trong nước thời gian tới khó có thể giảm khi các doanh nghiệp đầu mối cứ luôn miệng than lỗ, dù giá thế giới liên tục giảm

Bộ Công Thương vừa khẳng định giá xăng dầu thế giới trong tuần cuối tháng 7-2013 đã giảm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cho biết giá bán lẻ hiện hành vẫn thấp hơn giá cơ sở khoảng 300 đồng/lít.
Giá thế giới giảm, doanh nghiệp vẫn than
Theo bảng diễn biến giá xăng A92 tại thị trường Singapore được công bố trên trang web của Hiệp hội Xăng dầu, giá xăng dầu đã có xu hướng giảm kể từ sau thời điểm tăng giá trong nước gần đây nhất - ngày 17-7. Cụ thể, 1 ngày trước khi tăng giá (16-7), xăng dầu tại thị trường Singapore đạt 124,21 USD/thùng. Đến ngày 22-7, giá giảm còn 120,78 USD/thùng, sau đó xuống tiếp còn 113,87 USD/thùng vào ngày 5-8.
 
Giá xăng dầu liên tục tăng ảnh hưởng đến đời sống của người trồng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk.
Ảnh: CAO NGUYÊN
Tuy nhiên, đại diện phòng kinh doanh của một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết giá bình quân xăng dầu thế giới 30 ngày, (tính đến 5-8) đang ở mức: Xăng A92 là 118,88 USD/thùng, dầu DO 123,76 USD/thùng, dầu hỏa 122,34 USD/thùng. Giá xăng dầu cơ sở bình quân 30 ngày đang cao hơn giá bán lẻ hiện hành khoảng 610 đồng/lít đối với mặt hàng xăng A92, 490 đồng/lít với dầu DO và 620 đồng/lít với dầu hỏa.
Nếu trừ đi phần sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu (BOG) 300 đồng/lít thì doanh nghiệp này còn lỗ 310 đồng/lít xăng A92, 190 đồng/lít dầu DO và 320 đồng/lít dầu hỏa. Theo đại diện doanh nghiệp này, giá xăng dầu tuy đã giảm vào cuối tháng 7 nhưng có xu hướng tăng nhẹ trở lại vào đầu tháng 8. “Giá cơ sở bình quân 30 ngày cao hơn giá bán lẻ hiện hành và cao hơn giá cơ sở tại thời điểm ngày 17-7” - ông nói.
Lợi dụng chu kỳ 30 ngày
Dù giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm nhưng trái với mong đợi của người tiêu dùng, đây vẫn chưa phải điều kiện đủ để điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 5-8, đại diện Bộ Công Thương cho hay giá xăng dầu không chỉ phụ thuộc giá bình quân thế giới 30 ngày mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác như thuế nhập khẩu, mức trích BOG… Hơn nữa, tuy giá xăng dầu thế giới có dấu hiệu giảm trong thời gian gần đây nhưng giá cơ sở bình quân 30 ngày vẫn ở mức cao hơn giá bán lẻ.
 
Giá xăng dầu tăng gây nhiều khó khăn cho người sản xuất, tiêu dùng. Ảnh: CAO NGUYÊN
Xung quanh câu chuyện chu kỳ tính giá xăng dầu, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh bày tỏ: “Tôi đã không ít lần kiến nghị nên thay đổi chu kỳ tính giá 30 ngày theo Nghị định 84 cũ thành 10 ngày, thậm chí 7 ngày tính giá một lần, để bảo đảm giá xăng dầu trong nước không lệch nhịp với giá thế giới”. 
Theo TS Lê Đăng Doanh, cần tính toán sao cho chu kỳ tính giá cơ sở bình quân xăng dầu phù hợp với chu kỳ nhập hàng vào kho và xuất hàng của các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chu kỳ tính giá dài để trì hoãn giảm giá khi có cơ hội.
“Chu kỳ tính giá 30 ngày là cái cớ để các doanh nghiệp không giảm giá. Vì dù giá thế giới có giảm rõ rệt nhưng tính diễn biến giá trong thời gian dài như quy định hiện nay, giá cơ sở bình quân vẫn chưa đến mức có thể đề xuất giảm giá. Như vậy thì hòa cả làng” - TS Doanh nói.
Theo các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, giá xăng dầu hoàn toàn có thể được đề xuất tăng ngay trong những ngày đầu tháng 8-2013. Tuy nhiên, do thời điểm cuối tháng 7 - đầu tháng 8, mức chênh lệch giá chưa đáng kể và phải lựa chọn ưu tiên tăng giá điện nên giá xăng dầu bị “gác” lại.
Các doanh nghiệp cũng dự báo giá xăng dầu trong những ngày tới vẫn giậm chân tại chỗ dù cho giá cơ sở đang cao hơn giá bán lẻ theo tính toán từ phía doanh nghiệp do các doanh nghiệp cần khoảng cách nhất định để ổn định tâm lý người tiêu dùng sau “cú sốc” tăng giá điện ngày 1-8.
 
Cẩn trọng với CPI
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, phân tích chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7-2013 cho thấy tác động của chính sách tiền tệ cũng như cầu tiêu dùng trong nước đến lạm phát tháng này không đáng kể. Lạm phát tổng thể tăng chủ yếu do điều chỉnh giá, trong đó có giá xăng dầu các ngày 14-6 và 28-6 cùng với việc điều chỉnh tỉ giá, gây tác động đến nhóm giao thông vận tải (tăng 1,34% so với tháng trước) và giá hàng nhập khẩu. Lần điều chỉnh giá xăng ngày 17-7 thêm 400 đồng/lít nhiều khả năng sẽ tác động đến CPI tháng 8.
Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) cũng đã phân tích và dự báo CPI tháng 8 sẽ tăng thêm 0,6%. CPI tăng do ảnh hưởng của các yếu tố sau: Thứ nhất, 3 đợt tăng giá xăng dầu gần đây, trong đó giá xăng A92 đã tăng 3,5% lên 24.570 đồng/lít kể từ ngày 17-7. Thứ 2, viện phí tại Hà Nội tăng bình quân 200% từ ngày 1-8, theo đó sẽ cộng thêm 0,28% mức tăng CPI theo tháng của tháng 8. Thứ 3, giá gạo đã tăng (nhiều khả năng chỉ tăng trong ngắn hạn) sẽ tác động tới chỉ số giá lương thực và thực phẩm tháng 8.
PHƯƠNG NHUNG

Bòn rút lòng sông Cửu Long

Hiện có khoảng 126 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát dọc sông Cửu Long với khối lượng hằng năm khoảng 28 triệu m3. ĐBSCL hiện đang đối mặt với nạn mất đất do khai thác cát bừa bãi

Phóng viên:Là đơn vị chuyên nghiên cứu về chỉnh trị sông và phòng chống thiên tai, ông đánh giá thế nào về những bất cập của hoạt động khai thác cát trên sông Cửu Long hiện nay?
 
Khai thác cát trên sông Tiền thuộc thủy phận TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đ
ang khiến người dân lo lắng vì sợ sạt lở bờ sông. Ảnh: THỐT NỐT
- PGS-TS Đinh Công Sản -
Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chỉnh trị sông và Phòng chống thiên tai, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về ảnh hưởng hoạt động khai thác cát đến thay đổi lòng dẫn sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) và đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch khai thác hợp lý.
Điều tra khảo sát ở các địa phương cho thấy trữ lượng cát lòng sông Cửu Long khoảng 816 triệu m3 phân bố trên địa bàn 9 tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và Trà Vinh. Dự báo nhu cầu sử dụng cát trong tương lai của 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL và TP HCM đến năm 2020 lên tới khoảng 1.000 triệu m3. Hiện ở 13 địa phương ĐBSCL có khoảng 126 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khai thác tại các mỏ cát dọc sông Cửu Long, khối lượng khai thác hằng năm khoảng 28 triệu m3. Như vậy, với tốc độ khai thác như hiện nay, toàn bộ trữ lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu sẽ hết sau 30 năm nữa. Nếu khai thác toàn bộ trữ lượng này mà không xem xét tác động đến môi trường, hậu quả sẽ rất khó lường.
Thưa ông, đây có phải là hậu quả của việc cấp phép dễ dãi của các địa phương cũng như quy trình khai thác cát hiện nay đang có nhiều vấn đề cần báo động?
- Quy hoạch khai thác cát của các tỉnh hiện nay còn một số tồn tại: Chưa xem xét độ sâu giới hạn được khai thác, nếu khai thác quá độ sâu này thì lòng sông sẽ bị thay đổi, dẫn đến sạt lở; chưa tính toán được lượng cát từ thượng nguồn về bồi lắng tại khu vực cấp phép nên chưa xem xét khối lượng được khai thác trên đoạn sông đó là bao nhiêu để bảo đảm ổn định lòng sông; chưa kết hợp khai thác cát để chỉnh trị lòng sông như điều chỉnh dòng chảy, tăng khả năng thoát lũ, cải thiện tuyến giao thông thủy; chưa có quy trình khai thác phù hợp để vừa bảo đảm chất lượng cát vừa giảm thiểu tác động tiêu cực (xói bồi) tại khu vực khai thác cát và vùng lân cận…
Có lẽ do thuế, phí tài nguyên khai thác cát quá thấp (chỉ dao động trong khoảng 3.000-5.000 đồng/m3) nhưng bán được giá cao nên cát được xem là món hàng siêu lợi nhuận. “Cát tặc” ngày càng gia tăng, khai thác mọi nơi, nguy hiểm nhất là khu vực gần bờ, gần các công trình trên sông, bên sông vì thiết bị khai thác nhỏ, cơ động và chi phí vận chuyển thấp. Có doanh nghiệp được cấp phép còn khai thác khối lượng cát lớn hơn nhiều so với giấy phép, khai thác sai vị trí, sai thời gian… so với giấy phép, dễ làm khó bỏ, gây lãng phí tài nguyên.
Ngoài ra, còn có tình trạng các doanh nghiệp chuyển nhượng giấy phép khai thác cho các đơn vị không đủ năng lực. Trong khi đó, lực lượng quản lý quá mỏng, phân định chức năng không rõ ràng, chồng chéo, mức độ xử phạt rất thấp, không đủ sức răn đe đã làm cho hoạt động khai thác cát trên sông Cửu Long trở nên rất phức tạp.
Liên tiếp các vụ sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu xảy ra trong thời gian qua có phải do nạn khai thác cát bừa bãi?
- Không phải tất cả các vụ sạt lở đều do khai thác cát nhưng khai thác không đúng giấy phép là một trong những nguyên nhân gây sạt lở. Điển hình, vụ sạt lở tại xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đêm 29-10-2012 làm vỡ 4 hầm và chìm 23 bè cá của người dân. Khu vực bị sạt lở có chiều dài hơn 200 m, rộng hơn 40 m với khoảng 8.000 m2 đất trôi ra sông. Các cơ quan chuyên môn đã kịp thời vào cuộc và kết luận nguyên nhân sạt lở là do khai thác cát gần bờ và quá sâu, vượt phạm vi cho phép trong quy hoạch khai thác được cấp.
Vậy theo ông, có cần cấm khai thác cát để hạn chế sạt lở bờ sông?
- Khai thác cát sẽ làm cho dòng chảy thông thoáng hơn nếu chúng ta khai thác đúng vị trí và tận dụng được tài nguyên cát cho các mục đích phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm.
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã lập bản đồ định hướng quy hoạch tổng thể khai thác cát trên sông Cửu Long đến năm 2018 tỉ lệ 1/125.000, gồm: đánh giá khối lượng khai thác còn lại của các mỏ cát trên sông Cửu Long, vị trí - phạm vi - trữ lượng cát của mỏ, chiều sâu ổn định lâu dài của đoạn sông… Đồng thời, lập định hướng quy hoạch khai thác cát chi tiết cho 4 vùng trọng điểm: Tân Châu - Hồng Ngự, Mỹ Thuận - Vĩnh Long, TP Long Xuyên và Thốt Nốt - Cần Thơ.
Ngoài các thông tin chung này, trên bản đồ quy hoạch tổng thể cho toàn tuyến sông Cửu Long, bản đồ chi tiết có thêm thông tin về diện tích khai thác, vùng khai thác cát xây dựng hoặc san lấp, vùng cần khai thông dòng chảy, các vùng cấm khai thác - nạo vét…
 
Khai thác cát biến tướng
Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng gia tăng, nhiều nước trên thế giới có hiện tượng cấp phép khai thác cát dưới nhiều hình thức: kiểm soát lũ, nạo vét luồng lạch... Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, các dự án “duy tu, nạo vét” cần có luận chứng rõ ràng. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm xem xét, đánh giá việc “duy tu, nạo vét” có thực sự cần thiết cho thoát lũ và giao thông thủy; tác động của “duy tu, nạo vét” có gây sạt lở lòng sông, bờ sông hay không...? Đặc biệt, cân nhắc lợi ích tổng hợp của các ngành kinh tế để tránh hiện tượng lợi dụng, núp bóng “duy tu, nạo vét” để khai thác cát.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hệ thống chính sách hiện có, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam khuyến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo hướng quy định rõ các biện pháp phòng chống các hành vi cấu kết lũng đoạn hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Thu Sương thực hiện

Nhật Bản ra mắt tàu sân bay lớn nhất từ sau Thế chiến II

(Dân trí) – Nhật Bản hôm nay đã cho ra mắt tàu sân bay mới nhất và cũng là tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ sau Thế chiến II, giữa lúc căng biển đảo với Trung Quốc lên cao.

Theo hãng tin AFP, chiếc tàu sân bay mới dài 248m, thuộc loại dùng chuyên chở trực thăng, đã được ra mắt trong một buổi lễ tại thành phố cảng Yokohama và sẽ trở thành trọng tâm của sức mạnh hải quân Nhật Bản. 

Dự án được công bố từ vài năm trước nhưng buổi lễ diễn ra giữa lúc chính phủ mới theo đường lối bảo thủ của ông Abe muốn tăng cường năng lực quân sự, đồng thời đang tranh luận về khả năng sửa đổi hiến pháp.

Tàu sân bay mới này do Nhật Bản tự chế tạo có thể chở được 9 trực thăng, trọng tải 27.000 tấn và dự kiến sẽ giữ vai trò chủ chốt trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cũng như bảo vệ các tuyến đường biển và lãnh thổ Nhật, Bộ quốc phòng nước này cho biết. Chưa rõ khi nào tàu sẽ được đưa vào biên chế.

Hiện các tàu chiến lớn nhất của Nhật là 2 tàu chở trực thăng cỡ nhỏ.

Cách đây chưa đầy 2 tuần, các tàu của lực lượng tuần tra bờ biển Trung Quốc đã lần đầu tiên đi vào vùng nước tranh chấp với Nhật, làm gia tăng những tranh cãi về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 

Vụ xâm nhập diễn ra trong bối cảnh Bộ quốc phòng Nhật đề nghị thành lập các đơn vị lưỡng cư và mua các thiết bị giám sát không người lái, tương tự như lính thủy đánh bộ Mỹ, để bảo vệ chủ quyền tại các hòn đảo có tranh chấp. 

Một số hình ảnh về tàu sân bay mới của Nhật
Thanh Tùng
Thanh Tùng
Thanh Tùng
Thanh Tùng
Thanh Tùng
Thanh Tùng

Thanh Tùng
Theo AFP

Choáng với công nghệ “tắm” thuốc trừ sâu rau ngót

Chỉ vài nghìn cho một gói thuốc trừ sâu và thuốc “Tàu” (thuốc kích thích tăng vọt), mỗi tuần, rau ngót được “tắm” ba lần trong những thứ thuốc siêu độc hại này.

Và thay vì cả tháng trời mới có rau ngót để ăn, loại rau này được rút ngắn thời gian thu hoạch xuống chỉ vỏn vẹn 1 tuần. Thị trường rau, quả, thực phẩm thời gian qua - vì thông tin trên - đã gây hoang mang người đi chợ bởi hàng loạt mẫu rau ngót phát hiện nhiễm hóa chất độc hại.
 
Rau ngót là loại rau phun nhiều loại hóa chất độc hại nhất. Ảnh: D.H
Rau ngót là loại rau phun nhiều loại hóa chất độc hại nhất. Ảnh: D.H

Một tuần ba lần “tắm”

Không cần ở đâu xa, ngay ngoại thành Hà Nội – chỉ cách trung tâm nội thành chưa đầy 10km là bạt ngàn những ruộng rau muống, rau ngót thuộc xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì). Bà Nguyễn Thị Thu – nông dân trồng rau ở xóm Bơ - đang thu hoạch những mẻ rau ngót đầu tiên trong ngày để kịp mang ra chợ Ngã Tư Sở nhập hàng. Khi được hỏi đến hai từ “phun thuốc”, bà Thu phủi tay: “Rau mang ra chợ bán thì rau nào chả phun, không phun thì muội hết lá, rau rất xấu có trời mới bán được!”.

Đặc biệt, loại rau ngót mà bà Thu đang hái được khẳng định tần suất phun lớn nhất bởi dễ bị muội lá và xoăn lá. “Quy trình rất đơn giản: Thông thường, sau khi cắt hết phần non còn mỗi gốc, vẫn phải phun một lượt thuốc để chống muội lá. Nếu rau sạch thì phải 20-25 ngày sau mới được ăn. Còn rau bán thì chỉ cần rau lên mầm non là phun ngay thuốc “Tàu”, mỗi tuần 3 lần. Sau một tuần là tha hồ cắt!” – bà Thu cho biết.

Giá của những loại thuốc này chỉ vài nghìn một gói, bán rất rộng rãi ở bất cứ cửa hàng thuốc BVTV nào ở Hà Nội.

Tại một địa điểm trồng rau ngót khác phường Yên Nghĩa (Q.Hà Đông), nông dân ở đây cho hay ngoài thuốc trừ sâu, rau ngót còn được “tắm táp” thêm thuốc trừ cỏ, trừ bệnh... Gần như 100% diện tích trồng rau ngót ít nhất phải phun thuốc trừ bệnh xoăn lá. Vỏ thuốc trừ sâu vứt ngổn ngang khắp nơi, và bà con thì phải bịt kín từ đầu tới chân để tránh thuốc độc hại vương vào người. Hà Nội có rất nhiều vùng trồng rau ngót phục vụ nhu cầu nội thành như Vân Nội (Đông Anh), Đa Phúc (Sóc Sơn), Văn Đức (Gia Lâm)...

Bên cạnh những khoảnh ruộng rau an toàn theo quy hoạch, rau ngót “bẩn” trồng tràn lan khắp nơi. Mức độ độc hại đến mức bản thân người trồng rau không hề đụng vào dù chỉ một nhánh rau để ăn. Rau để ăn luôn được trồng riêng ở một khu vực khác, cách xa rau trồng để bán.

Báo động rau “bẩn” tràn lan

Thông tin mới nhất của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) đưa ra khiến không ít bà nội trợ hoang mang: Hàng chục mẫu rau ngót, mướp đắng nhiễm hóa chất độc hại ở cả hai địa bàn lớn là Hà Nội và TPHCM. Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng cho biết: “Lý do chính nông dân phun thuốc lên rau ngót là vì có nhện, đồng thời một loại virus làm cho lá xoăn. Thực ra, chúng không ảnh hưởng tới chất lượng rau, nhưng vì muốn đẹp nên bà con vẫn cứ phun”.

Cục Trồng trọt cũng đã cảnh báo về tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu để phun trên rau xanh. Theo ghi nhận của cục này, ngay cả khi rau không có sâu nông dân cũng phun thuốc.

Với rau ngót – thứ rau phổ biến luôn được xem là rau rất lành, thậm chí nhiều người còn dùng ăn sống, xay nước uống - thì những thông tin trên quả là đáng giật mình. Ngay cả người đứng đầu ngành nông nghiệp- Bộ trưởng Cao Đức Phát- cũng cho rằng, việc tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép trên loại rau này là đáng báo động bởi đang trực tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Bộ trưởng Phát đã yêu cầu các cơ quan liên quan thuộc bộ phải quản lý chặt danh mục các thuốc BVTV, ngăn chặn thuốc lậu. Đồng thời các đơn vị này phải xem lại quy trình sản xuất, sớm giúp nông dân về kỹ thuật trồng rau sạch, hạn chế hoặc chuyển sang dùng các loại thuốc chế phẩm sinh học.

Nhận dạng rau ngót “tắm” hóa chất độc hại
 
Theo nông dân trồng rau lâu năm, rau ngót “tắm” thuốc trừ sâu thường có cảm quan khá đẹp với lá xanh mượt, màu đậm, cành và lá đều to, dài. Tuy nhiên, khi bảo quản trong tủ lạnh, chỉ sau một hôm cành sẽ rụng hết lá (dù lá vẫn tươi nguyên) và đặc biệt lúc nấu canh, nếu là rau ngót bẩn, màu nước canh sẽ chuyển sang vẩn đục, nhiều nhớt và nổi váng xung quanh thành nồi. Nếu là rau ngót an toàn, màu xanh của lá sẽ nhạt hơn, cành và lá nhỏ hơn và cảm quan xấu: rau mọc không đều lá, có một vài lá bị muội (sâu đục lá). 

Theo Dương Hà
Lao Động

Hải quân đánh bộ Việt Nam tác chiến thế nào? !

Lực lượng phòng thủ bờ biển – hải đảo bao gồm nhiều lực lượng như pháo-tên lửa bờ biển, không quân, hải quân...Nhưng hải quân đánh bộ giữ một vị trí hết sức quan trọng.

Là các thành phần thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng phòng thủ bờ biển bao gồm có các binh chủng sau: Lực lượng tên lửa – pháo binh bảo vệ bờ biển. lực lượng hải quân đánh bộ, lực lượng phòng ngự bờ biển, hải đảo.
Chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Hải quân đánh bộ 473 diễn tập thực binh. Ảnh: Nguyễn Minh.
Chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Hải quân đánh bộ 473 diễn tập thực binh. Ảnh: Nguyễn Minh.
Những tính chất chiến thuật đặc trưng của lực lượng Phòng thủ bờ biển bao gồm: Tính đa nhiệm, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, có khả năng tiến hành những hoạt động tác chiến độc lập hoặc liên kết hiệp đồng quân binh chủng tác chiến trên hướng biển; Có năng lực tác chiến cao, có hỏa lực rất mạnh; Không phụ thuộc nhiều vào Bộ tổng tham mưu do điều kiện tác chiến phòng ngự.
Điểm đặc thù của lực lượng phòng thủ bờ biển là tác chiến trong điều kiện có sự hỗ trợ chi viện của các lực lượng kỹ thuật đảm bảo – lực lượng trinh sát, cảnh báo sớm và dẫn đường, chỉ thị mục tiêu.
Pháo - tên lửa bờ biển
Là lực lượng hỏa lực thê đội 1 trong thế trận phòng ngự bờ biển, hải đảo: lực lượng pháo binh – tên lửa, trong đó chủ lực là lực lượng tên lửa bờ biển có nhiệm vụ tiêu diệt các chiến hạm, các đoàn congvoa quân sự, các cụm chiến hạm đổ bộ đường biển; tiêu diệt các trận địa hỏa lực của đối phương, các mục tiêu trên bờ biển của hạm đội đối phương, tấn công các tuyến đường vận tải biển, các cụm binh lực đối phương tập trung trên hướng biến từ những cụm tàu nổi của đối phương.
Ttrong tầm hỏa lực, tấn công các căn cứ đóng quân và các hải cảng của đối phương. Lực lượng pháo binh có nhiệm vụ tấn công các chiến hạm nổi của đối phương hoạt động ven biển, tấn công tiêu diệt các cụm binh lực địch triển khai các hoạt động đổ bộ, tiêu diệt và chế áp binh lực, sinh lực và các trận địa hỏa lực đối phương trên bờ biển.
Tên lửa chống hạm tầm gần lớp Rubez.
Tên lửa chống hạm tầm gần lớp Rubez.
 
Biên chế tổ chức đơn vị chiến đấu cơ bản của lực lượng tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo là trung đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển, có năng lực giải quyết các nhiệm vụ trong tầm xa tác chiến đến 300 km trên tiền duyên và theo chiều sâu mặt trận. Trung đoàn tên lửa bao gồm: Sở chỉ huy; phân đội tham mưu tác chiến và điều hành, phân đội thông tin liên lạc, các đơn vị (tiểu đoàn) tên lửa; phân đội đảm bảo và phân đội kỹ thuật, hậu cần. Phụ thuộc vào vũ khí trang bị, phương tiện tác chiến và mục đích yêu cầu, trung đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển có thế là đơn vị cơ động chiến đấu, đơn vị cố định, đơn vị tên lửa tầm xa, đơn vị tên lửa tầm gần.
Pháo tự hành 130 mm phòng thủ bờ biển.
Pháo tự hành 130 mm phòng thủ bờ biển.
 
Biên chế tổ chức đơn vị chiến đấu cơ bản của lực lượng pháo binh phòng thủ bờ biển, hải đảo là các tiểu đoàn pháo binh, cơ cấu tổ chức cơ bản thường có: ban chỉ huy tiểu đoàn, phân đội điều hành tác chiến, phân đội thông tin liên lạc, 2 – 4 khẩu đội pháo binh, phân đội đảm bảo và phân đội kỹ thuật, hậu cần.
Các hoạt động tác chiến của lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển là tập hợp các hoạt động cơ động hành quân chiến đấu, chiếm lĩnh trận địa và triển khai các đơn vị hỏa lực, công kích tiêu diệt mục tiêu.
Tổ hợp tên lửa Redut sử dụng tên lửa P-35 .
Tổ hợp tên lửa Redut sử dụng tên lửa P-35 .
 
Tổ hợp tên lửa Redut sử dụng tên lửa P-35 .
 
Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ tác chiến được giao theo mệnh lệnh chiến đấu. Trên cơ sở mệnh lệnh chiến đấu theo nhiệm vụ được giao chỉ huy trưởng ( trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng) xây dựng quyết tâm chiến đấu, chỉ huy lực lượng thuộc quyền chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, chỉ huy và điều hành các lực lượng tiến hành trận đánh và tổ chức đảm bảo mọi mặt cho các hoạt động tác chiến của đơn vị.
Sau khi nhận nhiệm vụ, người chỉ huy tiến hành triển khai lực lượng (tổ chức đội hình cơ động vào khu vực chiến đấu, triển khai đội hình chiến đâu và đưa toàn bộ lực lượng vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cần thiết. Tiến hành các hoạt động quan sát, trinh sát nhằm tìm kiếm, phát hiện mục tiêu, ra mệnh lệnh tính toán phần tử bắn (góc phương vị, tọa độ, khoảng cách) các trắc thủ tên lửa nạp phần tử bắn, tiến hành phóng đạn vào thời gian quy định.
Trận địa tên lửa Bastion bảo vệ bờ biển.
Trận địa tên lửa Bastion bảo vệ bờ biển.
 
Sau đợt công kích hỏa lực, chỉ huy trưởng ra mệnh lệnh cơ động lực lượng ra khỏi trận địa hỏa lực nhằm thoát ly khỏi đòn tấn công phản kích của đối phương và tổ chức, củng cố lại khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị thuộc quyền cho đợt phóng đạn tiếp theo.
Đội hình chiến đấu của trung đoàn tên lửa là các trận địa hỏa lực, được bố trí trong một đội hình liên kết chặt chẽ trên trận địa tên lửa, được triển khai trong khu vực định trước để sắn sàng chiến đấu, phương hướng bố trí đội hình chiến đấu phụ thuộc vào vị trí tọa độ của địch và các trận địa thứ cấp của các đơn vị thuộc quyền theo các hướng phóng đạn. Trận địa chiến đấu chung của trung đoàn và các vị trí các phân đội trong đội hình chiến đấu phải đảm bảo phát huy hết khả năng và uy lực của vũ khí, phương tiện chiến đấu đồng thời đảm bảo khả năng ngụy trang, nghi bình và tự phòng ngự. Thông thường, đội hình tác chiến bao gồm: Sở chỉ huy, trạm quan sát trinh sát, các trận địa của các phân đội tên lửa và các vị trí của các phân đội bảo đảm, kỹ thuật hậu cần.
Trung đoàn tên lửa chiếm lĩnh khu vực chiến đấu, các tiểu đoàn tên lửa chiếm lĩnh các trận địa, các đơn vị kỹ thuật chiếm lĩnh vị trí kỹ thuật, các đơn vị hậu cần và đảm bảo chiếm lĩnh các vị trí hậu cần, quân y, khu tập trung cơ sở vật chất.
Tiểu đoàn pháo binh bờ biển hải đảo chiếm lĩnh trận địa pháo binh, bao gồm vị trí ban chỉ huy tiểu đoàn, trận địa pháo binh, các vị trí hậu cần, kỹ thuật, khu tập trung cơ sở vật chất, đạn.
Hải quân đánh bộ
Hải quân đánh bộ Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp.

Hải quân đánh bộ Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp.
Hải quân đánh bộ Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp.
 
Lực lượng hải quân đánh bộ thuộc quân chủng Hải quân, là lực lượng chủ công trong hệ thống lực lượng phòng ngự bờ biển và hải đảo. Là lực lượng tấn công trên đất liền quan trọng của quân chủng Hải quân.
Lực lượng hải quân đánh bộ có khả năng thực hiện nhiệm vụ đổ bộ độc lập hoặc tham gia các hoạt động tác chiến hiệp đồng cùng với lực lượng bộ binh trên hướng đổ bộ từ phía biển.
Hải quân đánh bộ Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp.
Hải quân đánh bộ Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp.
Hải quân đánh bộ Việt Nam trang bị súng máy Tavor 21 của Israel và súng chống tăng Matador trong một cuộc diễn tập gần đây. Ảnh: Nguyễn Minh.
 
Mục đích yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng hải quân đánh bộ: Tổ chức và triển khai bàn đạp đổ bộ, hiệp đồng tác chiến cùng với lực lượng bộ binh, tiến công từ phía biển; tạo điều kiện tối đa cho lực lượng Hải quân đóng quân tại các căn cứ tạm thời và bảo vệ về hướng biển các căn cứ cố định,
Nhiệm vụ của lực lượng hải quân đánh bộ:
- Đánh chiếm bàn đạp đổ bộ, tổ chức và chốt giữ bàn đạp, xây dựng trận địa phòng ngự bảo vệ cắn cứ đổ bộ.
- Đánh chiếm các mục tiêu quan trọng và các tuyến chiến đấu trên bờ biển, chốt giữ các vị trí đã đánh chiếm được cho đến khi lực lượng chủ lực cơ động đến; đánh chiếm hải cảng, vị trí đóng quân của lực lượng hải quân đối phương; tiêu diệt các mục tiêu quan trọng – thành phần của hệ thống điều khiển vũ khí chính xác công nghệ cao của đối phương, các thành phần của hệ thống điều hành tác chiến, sở chỉ huy tiền phương của đối phương ven biển, các trận địa, các trung tâm chỉ huy điều hành tác chiến của hệ thống phòng không, hệ thống phòng chống tên lửa, các sân bay quân sự ven biển và các mục tiêu khác….
Các đơn vị chiến thuật của chốt của hải quân đánh bộ là: sư đoàn, lữ đoàn. Các phân đội chiến thuật của hải quân đánh bộ là trung đoàn, tiểu đoàn.
Sư đoàn hải quân đánh bộ bao gồm: sở chỉ huy, các phân đội tham mưu và điều hành tác chiến, đơn vị thông tin liên lạc, các đơn vị chiến đấu hải quân đánh bộ, các đơn vị và các phân đội đảm bảo, các đơn vị kỹ thuật binh chủng và hậu cần – quân y,
Các đơn vị chiến đấu là: các trung đoàn hải quân đánh bộ, được tăng cường bởi các trung đoàn xe tăng thiết giáp và và pháo binh, hoặc trung đoàn tên lửa – pháo binh phòng không chiến trường.
Các phân đội cơ sở của trung đoàn hải quân đánh bộ là các tiểu đoàn hải quân đánh bộ trên các xe thiết giáp BTR và BMP cùng với một khẩu đội pháo tự hành. Tiểu đoàn đổ bộ công kích chủ lực, tiểu đoàn xe tăng, khẩu đội pháo phản lực, khẩu đội tên lửa chống tăng có điều khiển, khẩu đội pháo – tên lửa phòng không.
Các đơn vị binh chủng hợp thành của hải quân đánh bộ có mục đích yêu cầu là tiến hành các hoạt động tác chiến trong một trận chiến đấu (cấp chiến dịch – chiến thuật) đổ bộ đường biển độc lập hoặc hiệp đồng với các đơn vị bộ binh. Trong một trận chiến đấu đổ bộ đường biển cấp chiến thuật có thể độc lập tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy các phương tiện chiến đấu hạng nặng như xe tăng, xe thiết giáp, các tổ hợp vũ khí chống tăng và pháo binh của đối phương, các loại vũ khí hủy diệt lớn, tiêu diệt máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu của địch, đánh chiếm và chốt chặn các vị trí, căn cứ đóng quân của đối phương chờ lực lượng chủ lực tiếp quản chiến trường.
Hải quân đánh bộ Nga tập trận
Hải quân đánh bộ Nga tập trận
 
Trong các ý đồ chiến thuật biển – đất liền, lực lượng hải quân đánh bộ được sử dụng vào mục đích: đột phá tuyến phòng ngự của đối phương trên bờ biển, phối hợp cùng với các lực lượng chủ lực khác – bộ binh, tiến hành các hành động chiến đấu tiến công từ hướng biển, bao vây và tiêu diệt lực lượng của địch trên địa bàn ven biển; đánh chiếm và chốt giữ hải cảng cho đến khi lực lượng chủ lực tiếp quản và phát triển tấn công, sân bay, đảo và quần đảo, những mục tiêu quan trọng của đối phương ven biển; phá hủy và tiêu diệt hệ thống điều hành tác chiến và những hoạt động ở hậu phương của đối phương.
Cơ động các xe thiết giáp từ tàu đổ bộ vào bờ.
Cơ động các xe thiết giáp từ tàu đổ bộ vào bờ.
 
Từ những nhiệm vụ được giao, có thể thấy, lực lượng hải quân đánh bộ trên thế giới được xác định như một lực lượng đột kích mạnh, có khả năng tiến công bí mật, bất ngờ vào những mục tiêu quan trọng nhằm tạo điều kiện cho lực lượng bộ binh chiến đấu tiến công trên các hướng ven biển hoặc từ hướng biển. Là lực lượng cơ động nhanh, có thể tham gia chiến đấu trên nhiều khu vực khác nhau. Lực lượng hải quân đánh bộ căn cứ vào đặc thù chiến trường thường tác chiến độc lập trên đội hình đơn vị cơ sở là cấp tiểu đoàn, hoặc hiệp đồng tác chiến với lực lượng hải quân và bộ binh trong vị trí là lực lượng đột kích mật tập nhằm tạo điều kiện tối ưu cho đòn tấn công chủ lực.
Với một tiểu đoàn hải quân đánh bộ, nhiệm vụ thường là có tính đặc biệt, công tác đặc biệt liên quan đến đổ bộ bí mật, do đó, yêu cầu quy trình thực hiện cũng rất chặt chẽ và chính xác. Sau khi được giao nhiệm vụ, tiểu đoàn trưởng hải quân đánh bộ cần hiểu rõ:
Nhiệm vụ chung của lực lượng hải quân đánh bộ và nhiệm vụ cụ thể của tiểu đoàn, trình tự tiến hành nhiệm vụ đổ bộ; đánh giá được đặc điểm tính chất hệ thống phòng thủ chống đổ bộ của đối phương trong khu vực đổ bộ và những hoạt động trước mắt của tiểu đoàn, hệ thống phòng ngự dưới nước và trên bờ của đối phương; làm rõ vị trí, trình tự đổ bộ của tiểu đoàn, (cường tập, mật tập, phương tiện đổ bộ, khoảng cách từ phương tiện mang đến mép nước của bãi đổ bộ…); điều kiện thời tiết, khí tượng thủy văn, thời gian và điều kiện quan sát khi vượt biển và tại điểm đổ bộ.
Cận cảnh các chiến sĩ lực lượng hải quân đánh bộ. Ảnh: Nguyễn Minh.
Cận cảnh các chiến sĩ lực lượng hải quân đánh bộ. Ảnh: Nguyễn Minh.
Trong quá trình chuẩn bị đổ bộ, tiểu đoàn trưởng cần xác định rõ và rất chính xác các nhiệm vụ giao cho cấp dưới thuộc quyền: nhiệm vụ các phân đôi tiêu diệt địch ở điểm đổ bộ và trong khu vực đổ bộ trên bờ biển; phân chia các đơn vị theo các phương tiện đổ bộ tăng cường ngoài các phương tiện theo biên chế như (xuồng cao tốc, xe tự hành đổ bộ…); trình tự tiến hành đổ bộ các phân đội lên điểm đổ bộ.
Tiến trình chiến đấu đổ bộ tấn công lên hệ thống phòng ngự ven biển của đối phương là một quá trình vô cùng khó khăn và nguy hiểm với những tình huống và tổn thất không thể dự kiến, hiệp đồng chiến đấu, chi viện hỏa lực và đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, quân y và cứu kéo là vấn đề trọng yếu quyết định sự thành bại của một trận chiến đấu đổ bộ từ phía biển. Do đó, người chỉ huy cần nắm chắc các hoạt động tác chiến của các phân đội thuộc quyền (hoạt động cơ động đổ bộ từ phương tiện (tàu đổ bộ. tàu ngầm đổ bộ, máy bay đổ bộ, v.v..). Vượt qua tuyến phòng ngự chống đổ bộ của đối phương, hoạt động chiến đấu khi bám mép nước và đổ bộ triển khai lực lượng, những hành động tác chiến nhằm đánh chiếm tuyến phòng ngự tại điểm đổ bộ. Đồng thời cần xác định chính xác không gian, thời gian, tọa độ, khả năng chi viện hỏa lực của pháo binh, tên lửa hạm đội, các đòn tấn công của không quân, hoạt động đổ bộ đường không (nếu có) của lực lượng bộ đội nhảy dù hoặc đặc công, đặc nhiệm bộ binh (thông thường từ hậu phương của địch). Trong toàn bộ tiểu đoàn được bổ xung tăng cường cơ sở vật chất và vũ khí đạn, quân y cấp tăng cường các bộ cấp cứu khẩn cấp cho các quân nhân.
Trước khi tiến hành đổ bộ, lực lượng của tiểu đoàn trên các phương tiện đổ bộ chiếm lĩnh khu vực bàn đạp (khu vực chờ) và tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho đổ bộ, nếu đổ bộ bằng phương tiện đổ bộ (tàu đổ bộ, xuồng cao tốc, xe tự hành…) cần đảm bảo chắc chắn các phân đội đã chiếm lĩnh đúng phương tiện và trong tư thế sẵn sàng cao nhất. Các phương tiện đổ bộ được xác định điểm đổ quân (từ xa, tầm gần và tiếp cận bãi biển….), các phương tiện cơ động đến điểm đổ bộ phải cơ động trên biển theo một tuyến hải hành được chỉ định theo mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng, thành các hàng và triển khai đội hình tiếp cận mép nước theo sơ đồ quy định, hoạt động theo mệnh lệnh (ký tín hiệu, liên lạc vô tuyến) của người chỉ huy.
Vượt hàng rào vật cản trên địa hình.
Vượt hàng rào vật cản trên địa hình.
 
Đổ bộ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, cơ sở vật chất chiến tranh ((xe tăng thiết giáp, tên lửa, vũ khí đạn dược, từ tàu đổ bộ vào bãi biển với tính toán sao cho tàu đổ bộ có thể đưa phương tiện xuống tàu nhanh nhất và trực tiếp tiến thẳng vào trận đánh trên bờ biển. Quy trình đổ bộ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu được tiến hành nhanh theo 1 trình tự nhất định, thông thường ngược với trình tự các vũ khí, phương tiện lên tàu. Lực lượng chủ công của tiểu đoàn sẽ đổ bộ sau khia các phương tiện tác chiến đã cập bờ.
Từ thời điểm nhận được nhiệm vụ đổ bộ đường biển – đưa lực lượng lên các phương tiện đổ bộ (tàu vận tải đổ bộ…) tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn hải quân đánh bộ trực tiếp nằm dưới quyền của chỉ huy trưởng đội tàu vận tải đổ bộ, trên toàn bộ tuyến hải hành đến khu vực đổ bộ.
Xe thiết giáp đổ bộ từ tàu đổ bộ.
Xe thiết giáp đổ bộ từ tàu đổ bộ.
 
Các phương tiện chiến đấu như xe tăng bơi, xe BMP, xe BTR sẽ thực hiện đổ bộ xuống nước và tự hành tiến vào bờ trước các tàu đổ bộ. Sau các xe tăng, xe thiết giáp và bọc thép là các tàu đổ bộ, trực tiếp đổ bộ lực lượng hải quân đánh bộ lên bờ biển. Các phân đội của tiểu đoàn hải quân đánh bộ, dưới sự che chắn và chi viện hỏa lực của không quân hải quân, pháo hạm và hỏa lực đi cùng trên các phương tiện cơ động trên mặt nước, dưới sự yểm trợ hỏa lực của phân đội hải quân đánh bộ công kích (lực lượng tiên phong đổ bộ lên bờ biển) tiếp cận mép nước bằng xe BMP, BTP, các tàu xuồng đổ bộ cao tốc. Tiểu đoàn triển khai ngay đội hình chiến đấu khi vừa chạm mép nước và tiến hành tấn công các mục tiêu được giao.
Từ cơ động vượt biển đến tiêu diệt địch là một hoạt động tác chiến diễn ra cùng một lúc, liên tiếp cho đến khi đánh chiếm được khu vực đổ bộ theo chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo tạo điều kiện tối ưu cho lực lượng hải quân đánh bộ đổ bộ tiếp theo. Từ thời điểm đánh chiếm được bàn đạp đầu cầu – khu vực đổ bộ, tiểu đoàn triển khai trận địa phòng ngự tạm thời bảo vệ bàn đạp đổ bô. Khi lực lượng tấn công chủ lực của lực lượng hải quân đánh bộ, hoặc lục quân đổ bộ bằng đường biển, tiểu đoàn phối hợp với các phân đội của thê đội I bộ đội chủ lực tấn công mở rộng khu vực chiếm được và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên bờ biển. Các đơn vị, phân đội chiến đấu tiến công ở hướng hoạt động của lực lượng đổ bộ đường không, nhanh chóng đột phá hàng phòng ngự của đối phương để gặp lực lượng đổ bộ đường không, hiệp đồng với lính dù thực hiện nhiệm vụ.
Đánh chiếm bàn đạp đổ bộ, triển khai tuyến phòng ngự tạm thời.
Đánh chiếm bàn đạp đổ bộ, triển khai tuyến phòng ngự tạm thời.
 
Lá chắn thép 
Thông thường, lực lượng phòng ngự bờ biển, hải đảo thuộc Lực lượng lục quân, có nhiệm vụ phòng thủ các khu vực bờ biển và hải đảo trong thế trận phòng thủ chung của chiến tranh nhân dân và thuộc hệ thống phòng thủ quân khu có vùng duyên hải. Lực lượng phòng ngự bờ biển – hải đảo theo hệ thống phòng ngự hướng biển sẽ xây dựng các truyến phòng ngự có chiều sâu, nhiều tầng nhiều lớp từ hướng biển, phối hợp liên kết chặt chẽ với thế trận phòng ngự trên biển của Hải quân và phòng không của lực lượng Phòng không – Không quân.
Trong chiến đấu phòng ngự, lực lượng phòng ngự bờ biển – hải đảo có sự hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng pháo binh – tên lửa bờ biển và được sự phối hợp của lực lượng Hải quân đánh bộ trong các trường hợp, chiến đấu phản kích đánh địch đổ bộ, hất địch xuống biển hoặc đánh chiếm lại một khu vực, đảo hoặc quần đảo bị địch chiếm giữ. Trong đó, lực lượng Hải quân đánh bộ đóng vai trò lực lượng đổ bộ tiên phong đánh chiếm bàn đạp đổ bộ, tạo điều kiện cho bộ binh phát triển tấn công, đánh chiếm lại khu vực bị mất. Hoặc hợp công trong tình huống phản kích hất địch xuống biển khỏi khu vực bị chiếm, bộ đội lục quân đóng vai trò tấn công chính diện, các lực lượng Hải quân đánh bộ thực hiện nhiệm vụ tấn công vào bên sườn hoặc phía sau đội hình địch bằng chiến thuật đổ bộ từ hướng biển.
Trong thế trận phòng ngự kiên cố, lâu dài. Lực lượng phòng ngự bờ biển trên đất liền được sự yểm trợ và chi viện hỏa lực của Phòng không - Không quân. Phòng ngự hải đảo được chi viện yểm trợ bởi lực lượng Không quân Hải quân và hỏa lực của hạm đội (pháo – tên lửa). trong thế trận phòng ngự Biển – Hải đảo, lực lượng Hải quân là lực lượng hiệp đồng hỏa lực. Có nhiệm vụ tấn công hạm tàu đối phương khi địch tiến hành đổ bộ, tấn công tiêu diệt địch bằng các phương tiện vũ khí khí tài từ tầm xa đến tầm trung, tầm gần trên biển.
Lực lượng phòng ngự biển đảo có thể là: Lực lượng bộ đội chính quy, bộ đội địa phương kết hợp với lực lượng quân quân tự vệ. Các trận địa phòng ngự phải nằm trong một tổng thể chung của hệ thống phòng ngự trên toàn quốc gia và trong một hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến đồng bộ, thống nhất từ cấp Bộ tổng tham mưu đến các trận địa sát mép nước biển hoặc trên đảo, quần đảo.
Trong tương lai gần, để quản lý các khu vực biển đảo của đất nước, hệ thống phòng thủ bờ biển – hải đảo phải có được tầm hỏa lực công kích xa nhất, đến 300 km tính từ mép nước. Các khu vực phòng thủ liên kết chặt chẽ với nhau bằng một hệ thống thông tin, truyền thông và điều hành tác chiến đồng bộ thống nhất, chia sẻ và trao đổi thông tin tức thời với các lực lượng khác như Hải quân, Không quân nhằm có thể tạo sức mạnh tối ưu trên vùng tác chiến trọng yếu đồng thời có thể nhanh chóng chuyển hướng hỏa lực phòng ngự vào những nơi có thể xảy ra các yếu tố bất ngờ. Trong đó, sức mạnh của lực lượng Hải quân đánh bộ - đặc biệt là lực lượng công kích đặc nhiệm. Đây là lực lượng có vị thế quan trọng trong hệ thống phòng ngự biển đảo và cũng là lực lượng biểu dương sức mạnh đối ngoại hải quân.
Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong/ flot.com (Nga)