THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 August 2013

Hồi sinh quy định ‘ngực lép’ không được lái xe máy



nguclep-giaothong

Quy định người có số đo vòng ngực dưới 72cm không được đi xe máy trên 50cm3 do Bộ Y tế ban hành vào năm 2008 một thời gây “bão dư luận” và đã bị đình chỉ nay lại có thể được áp dụng.
Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải đang cùng nhau xây dựng “Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe” (gọi tắt là Dự thảo).
Quy định ngực lép không được lái xe trên 50cm3 sẽ tiếp tục gây bão dư luận?
Đáng chú ý trong quy định của Dự thảo này, những tiêu chuẩn từng gây phản ứng dữ dội từ dư luận từ 5 năm trước như “ngực lép”, thấp bé, nhẹ cân… không được lái xe máy trên 50cm3 gần như vẫn được giữ nguyên.
Theo đó, Tiêu chuẩn sức khỏe trong Dự thảo được áp dụng để khám sức khỏe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi tắt là người lái xe), bao gồm khám tuyển và khám định kỳ.
Khám tuyển là khám sức khỏe cho người vào học lái xe, người dự thi nâng hạng giấy phép lái xe, tuyển dụng lái xe. Khám định kỳ là khám sức khỏe cho người đổi giấy phép lái xe, khám sức khỏe định kỳ theo qui định của pháp luật hiện hành.
Nếu người có một trong 83 tiêu chí về thể lực hoặc chức năng sinh lý, bệnh tật (có hoặc không có các thiết bị trợ giúp) theo qui định tại Tiêu chuẩn này sẽ không đủ điều kiện về sức khỏe để lái xe.
Cụ thể, về tiêu chí thể lực, Dự thảo này quy định người cao dưới 1,45m, nặng dưới 40kg và vòng ngực dưới 72cm sẽ không được lái xe hạng A1 (xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 đến dưới 175cm3).
Cạnh đó, lực bóp tay thuận phải đạt trên 26kg, lực bóp tay không thuận trên 24kg và lực kéo thân phải trên 70kg. Nếu không đạt một trong 6 tiêu chí thể lực trên sẽ không đủ điều kiện để lái xe trên 50cm3, không phân biệt giới tính.
Cũng theo quy định của Dự thảo, điều kiện lái các loại xe hạng giấy phép B1 ( xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg không kinh doanh vận tải) cũng tương tự hạng A1 nhưng người lái xe phải cao hơn 1,5m. Người lái xe mô tô trên 175cm3, ô tô chở người từ 10 trở lên, ô tô tải, đầu kéo có rơmoóc từ 350kg trở lên phải cao hơn 1,62m, nặng trên 47kg và có vòng ngực lớn hơn 78cm.
Ngoài 6 tiêu chí về thể lực, Dự thảo còn quy định 77 loại tiêu chí khác quy định về chức năng sinh lý, bệnh tật . Đặc biệt trong đó có quy định những người bị bệnh da liễu, trĩ, suy thận… ở một số cấp độ khác nhau sẽ không đủ điều kiện lái những loại xe khác nhau.
Trước đây 5 năm, tháng 10/2008 , Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), Bộ Tư pháp đã “tuýt còi” quyết định số 33/QĐ – BYT của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới và quyết định 34/2008/QĐ – BYT về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển mô tô, xe ba bánh.
Theo Cục kiểm tra VBQPPL, việc quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ phải do liên bộ liên tịch ban hành. Bộ Y tế tự ban hành Quyết định số 33 và 34 là không đúng thẩm quyền.
Việc đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn (cũng 83 tiêu chuẩn), đặc biệt có những tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, vòng ngực và một số tiêu chuẩn khác không phù hợp đã hạn chế quyền hiến định của công dân trong việc sử dụng tài sản, phương tiện giao thông. Mặt khác, những quy định này tạo ra sự đối xử không cần thiết với một số công dân có hạn chế các tiêu chuẩn đưa ra.
Cục Kiểm tra VBQPPL cũng cho rằng việc đưa ra một loạt các tiêu chuẩn về sức khỏe chưa đảm bảo về tính hợp lý, không thực sự cần thiết, không gắn với yêu cầu đặc định đối với việc điều khiển các phương tiện giao thông khác nhau.
Theo Tri Thức

Đà Nẵng ‘sắp có Bí thư thay ông Thanh’


TRANTHO-DANANG


Thành ủy Đà Nẵng đã ‘nhất trí’ đề cử người thay ông Nguyễn Bá Thanh vào chức vụ Bí thư Thành ủy với kết quả 100% phiếu bầu ở một hội nghị đảng, theo báo trong nước.
Hôm 23/8/2013, tờ Dân Việt trích nguồn từ Thường trực Thành ủy Đà Nẵng cho hay hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy phiếu tín nhiệm chức danh bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã có kết quả nhất trí đề cử ông Trần Thọ, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng.
Ông Thọ đang là Phó Bí thư Thường trực-Phụ trách Thành ủy Đà Nẵng.
Kết quả này sẽ gửi lên Bộ Chính trị để giới chóp bu trung ương quyết định việc thay ông Nguyễn Bá Thanh, người đang là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Tờ báo nói Bộ Chính trị Đảng Cộng sản trước đó cho phép Thành ủy Đà Nẵng tự lựa chọn và giới thiệu chức danh bí thư Thành ủy từ nguồn cán bộ tại chỗ.
“Kết quả lấy phiếu tín nhiệm này sẽ được gửi đến Bộ Chính trị để báo cáo và xin ý kiến,” theo tờ báo.
“Nếu Bộ Chính trị đồng ý, cuối tháng 9.2013, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức hội nghị chính thức để bầu chức danh bí thư Thành ủy Đà Nẵng.”
Ông Trần Thọ, năm nay 57 tuổi, hiện đang nắm chức vụ Bí thư thường trực kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố.
Sinh quán ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, ông Thọ được giới thiệu có văn bằng cao học thuộc chuyên ngành Xây dựng Đảng.

‘Diễn biến thu hút’

Ông từng nắm giữ các chức vụ Trưởng Ban Tổ chức chính quyền, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy trước khi được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.
Ông giữ ghế thường trực từ ngày 31/1 năm nay, sau khi ông Nguyễn Bá Thanh, được Trung ương Đảng điều chuyển nắm chức vụ Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
Từ sau khi ông Thanh được chuyển ra Hà Nội, đã liên tục có một số diễn biến thu hút sự chú ý của dư luận đối với thành phố cảng miền Trung.
Đặc biệt trong đó có các tranh luận về kết quả thanh tra sai phạm về quản lý đất đai trong thời kỳ ông Bá Thanh còn nắm giữ chức vụ lãnh đạo đảng và chính quyền.
Thanh tra Chính phủ gần đây đã công bố báo cáo thanh tra sai phạm, trong khi chính quyền Đà Nẵng liên tục có ý kiến khiếu nại tỏ ra chưa nhất trí với kết luận của Chính phủ.
Trong một diễn biến mới đây, ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, được phân công lãnh đạo một trong bảy đoàn kiểm tra của Trung ương Đảng nhằm giám sát, kiểm tra việc xử lý, thanh tra các vụ tham nhũng sai phạm nghiêm trọng ở một số địa bàn.
Theo quyết định do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký, ông Bá Thanh được phân công làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.
THEO BBC

Đa đảng danh nghĩa !



lehieudang-dadang



Hình như người ta đang thai nghén ra một ý tưởng “cực kỳ” hay: Đảng CSVN sẽ tách ra làm 2 để thành hình một đảng khác “đối lập” với Đảng CSVN hiện nay đang nắm quyền.
Hehehe, vui quá là vui khi đảng mới lại quy tụ rất nhiều đảng viên lão thành, bất mãn, thất sũng… làm “nồng cốt”.
Vậy là Đảng CSVN yên chí nhé, tất cả vẫn là “phe ta”, đừng hòng có thằng “địch” hay “phản động” nào “chui” vào phá thối !
Tất nhiên là giả sử như Đảng CSVN bỏ điều 4 HP thì cũng an tâm là sẽ không có ai “tự sát” hay mất quyền lực, quyền lợi gì ráo trọi vì bảo đảm chính quyền vẫn thuộc về ta ! Đám chống Cộng hải ngoại hay các nhà dân chủ trong nước cũng sẽ không thể chống đối khi mà Đảng CSVN bỏ điều 4 HP và cho “đa đảng”( ít ra là 2 hơn là chỉ có 1 mình 1 chợ bấy lâu nay!). Eo ơi, đúng là “đỉnh cao trí tuệ”, chính trị quá “ưu việt”, khéo thiệt, tài tình thiệt!
Đạo diễn nào nghĩ ra tuồng này thật là tài ba khi giải quyết được quá nhiều mắc mứu, lấn cấn bấy lâu nay cho Đảng và nhân dân ta.
Đảng ta tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2.
Bà con muốn “đa đảng”, Đảng cho “đa đảng”. Bà con muốn bỏ điều 4 HP, Đảng cho bỏ điều 4 HP – vậy Đảng CSVN tốt quá chứ lị !
Hoan hô Đảng CSVN vừa chìu ý bà con + quốc tế, vừa giữ vững vai trò lãnh đạo mà không ai tự sát hết trọi ! Vui vè cả làng rồi thì đừng có đánh trâu nữa nhen…
Nhượng bộ như thế là tử tế lắm rồi! Hãy cám ơn Đảng !
THEO FB DAT NGUYEN


VN nguy cơ thành bãi ‘phế thải’ của TQ !



Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi “phế thải” của TQ
Sự quyến rũ chết người
Không thể không thừa nhận Trung Quốc với 1,3 tỷ dân và một nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là một thị trường quyến rũ. Nhưng như nhận định của dư luận thế giới, đó là sự quyến rũ chết người. Hàng chục nước trên thế giới đang có vấn đề trong thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang tỏ ra là nước sử dụng thành thạo việc kết hợp các sức ép ngoại giao, chính trị song hành với kinh tế để trả đũa các nước khác mỗi khi có “vấn đề” với Trung Quốc.
Bán cái chết cũng là chủ đề của cuốn sách đang nổi tiếng tại các nước phương Tây bàn về chất lượng hàng hóa Trung Quốc. Cuốn “Chết dưới tay Trung Quốc” được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro. Một loạt những vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã khiến cả thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện. Những “sát thủ giấu mặt” đó vẫn hàng ngày hàng giờ hiện diện trên bàn ăn của mỗi gia đình. Không chỉ thực phẩm mà cả những hàng hóa rẻ tiền, chất lượng kém, phát hiện có chất độc của Trung Quốc cũng đang làm nhiễu loạn thị trường thế giới. Nhiều nước đã đồng loạt tẩy chay hàng Trung Quốc.
Thương lái Trung Quốc hoành hành – đâu là bộ mặt thật?
Từ việc thương lái Trung Quốc thu gom móng trâu bò của đồng bào dân tộc, tận thu gốc rễ, gốc cây tiêu ở Tây Nguyên, thu mua hạt chè ở Thái Nguyên cho đến việc lừa đảo mặt hàng hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hoa hồng ở Đà Lạt, mua đỉa ở khắp nơi, mua lá xoài khô, mua nguyên liệu đông dược trên mọi cánh rừng trong cả nước… Gần đây nhất, thương lái trung Quốc lại tìm mua rễ cây rừng ở xã Kon Pne, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Hàng trăm câu chuyện mua bán với thương nhân Trung Quốc đã để lại những hậu quả xấu. Điển hình là năm 2011, người dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh ồ ạt rủ nhau đi bắt đỉa, gom về bán cho các đầu nậu. Nhưng sau đó, các đầu nậu bỏ đi, để lại những cánh đồng đầy đỉa và nỗi lo sợ cho người dân. Thương nhân Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò.
Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần, đưa máy kéo nhỏ sang bán. Hết trâu bò rồi thì phải mua thôi.
VN nguy cơ thành bãi 'phế thải' của TQ - 1
Mỗi ngày qua đi lại có thêm một vụ thực phẩm bẩn, độc hại xuất hiện (ảnh minh họa).
Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán. Rồi các thương lái lại mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh trúng vào cái dạ dày đồng bào. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam.
Hoặc việc Trung Quốc thu mua cây phong ba có khả năng làm sạch không khí sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như giá trị kinh tế về lâu dài. Cây mật gấu là cây thuốc quý, nằm trong sách đỏ Việt Nam, dùng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, nhưng mấy năm nay, cây mật gấu bị khai thác mạnh làm thương phẩm bán sang Trung Quốc.
Vì vậy cây mật gấu có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Họ mua dây đồng vụn giá cao nhắm tới đường dây tải điện, mua cáp quang phế liệu nhắm tới đường truyền cáp quang… Họ mua gạo Việt Nam, nhưng đề nghị chúng ta trộn gạo thường vào gạo thơm rồi đem bán gây dư luận xấu về chất lượng gạo Việt Nam, mua tôm rồi bơm chất chất bẩn vào và đem bán ngay trên thị trường chúng ta…
Càng ngày, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Những chiến dịch mua bán của họ chỉ sau vài năm mới lộ ra ý đồ thật sự.
Đầu độc người dân Việt Nam
Cục Bảo vệ thực vật đã công bố nho Trung Quốc chứa hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần, được bày bán tại Việt Nam dưới mác “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng với giá 40.000-60.000 đồng nhưng giá gốc trên hóa đơn chỉ có 6.000 đồng/kg. Táo Trung Quốc được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại.
Lê Trung Quốc chứa thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Với lợi thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng, rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải mái qua con đường tiểu ngạch. Tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam. Ngày 21-4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 5 người dân tộc Dao, tại bản Phố Vây, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ đã phải nhập viện do ăn phải hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, 1 bệnh nhân tử vong là cháu Tẩn U Mẩy (5 tuổi).
Báo chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.
Thủ đoạn kinh doanh
Thủ đoạn kinh doanh của các thương lái Trung Quốc đã bộc lộ rõ bản chất: thiếu đạo đức kinh doanh. Ban đầu, các thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản ồ ạt, họ đặt trạm gom hàng nông sản khiến nhu cầu tăng đột biến, giá nông sản tăng nhanh. Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được đành chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Sau khi đã thao túng được thị trường, tất cả thương nhân Trung Quốc bắt đầu hạn chế và dừng mua đột ngột khiến giá giảm nhanh chóng. Đến khi giá giảm rất thấp thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua.
Họ tự đặt ra các tiêu chuẩn “kì lạ” để có lý do ép giá nhiều hơn (ví dụ khoai lang củ to không mua, bắt phải giảm giá). Như trường hợp khoai lang tím, sau khi giá giảm chỉ còn 300,000 đồng/tạ, nông dân đã chủ động kéo dài thời gian thu hoạch, khoai lớn củ hơn nhưng giá lại bị ép xuống còn 250,000 đồng/tạ. Với cùng một thủ đoạn lặp đi lặp lại, các thương nhân Trung Quốc đã có thể ép giá dứa giảm hơn một nửa, khoai lang tím giảm tới 70%, và giá dừa thậm chí giảm đến 90%, còn gạo thì đang giảm giá liên tục và vẫn loay hoay tìm kiếm thị trường thay thế. Chúng ta đã có không ít hệ luỵ từ rất nhiều bài học trên thương trường mang tên “Trung Quốc” như những vụ thu mua một lượng lớn nông sản với giá trên trời, đến khi người dân đổ xô khai thác, thu hoạch thì các thương lái Trung Quốc lặn mất tăm.
Trung Quốc còn sử dụng “chiêu” đơn phương hủy các hợp đồng thương mại, sử dụng rào cản kiểm dịch và cố tình làm chậm việc thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu trên biên giới hai nước đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại, nhất là đối với các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Đó là các thiệt hại trực tiếp cho nông dân, còn đối với các doanh nghiệp cần hàng sản xuất thì thiệt hại lại đau đớn hơn nhiều khi nguồn cung nguyên liệu của thị trường rất lớn nhưng họ lại không thể mua được và phải sản xuất dưới công suất do không thể cạnh tranh thu mua với thương lái Trung Quốc.
Việt Nam đang thành bãi phế thải của Trung Quốc
Vì Việt Nam thiếu các hàng rào kỹ thuật để kiểm soát hàng kém chất lượng nên lâu nay chúng ta đã trở thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc. Trên thị trường Việt Nam đủ các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vứt đi vẫn đang tồn tại đầy rẫy ngoài chợ, thậm chí cả trong siêu thị: gà thải loại, trứng gà giả, trái cây, rau quả tẩm ướp hóa chất độc hại, gừng tỏi, gia vị, và thậm chí các loại phụ gia gây ung thư cũng được nhập về và bày bán khắp nơi.
T.S Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng điều này đã tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng nghìn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ, bãi phế thải của những hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.
TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương: Có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế- Hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam? Nhập siêu luôn tăng qua các năm. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
- Hàng Trung Quốc càng ngày càng nhập ồ ạt vào Việt Nam, từ cái tăm cho đến trang thiết bị dẫn đến nhập siêu rất lớn. Các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua hàng có dấu hiệu phá hoại nền kinh tế của chúng ta như mua lá cây hồi, mua lá cây điều… Điều này diễn ra với tất cả các nước, đặt biệt là những nước có biên giới chung với Trung Quốc. Tôi sang Thái Lan, Thái Lan cũng kêu. Miến Điện cũng kêu nhưng với Việt Nam đặc biệt nghiêm trọng vì Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài. Thứ hai là hàng Trung Quốc làm ra rất rẻ, chất lượng nhiều mặt hàng kém. Họ sản xuất được nhiều mặt hàng tốt nhưng họ xuất đi nước khác chứ không xuất sang Việt Nam. Xuất sang nước ta là có chính sách, có chủ ý, những mặt hàng có chất lượng thấp, giá rất rẻ.
- Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng như vậy nhưng chúng ta vẫn ồ ạt nhập về?
- Có mấy lý do: Chênh lệch giá giữa hàng của chúng ta và hàng Trung Quốc quá lớn, ví dụ như quả trứng gà. Trứng gà thải loại Trung Quốc có giá 500 đồng, đó là họ bán phá giá. Thứ hai là chúng ta đã ký hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó chúng ta cam kết các thuế nhập khẩu của hàng Trung Quốc vào Việt Nam được giảm từ 0-5%. Và điều quan trọng nhất là những rào cản kỹ thuật về thương mại chúng ta làm quá chậm nên giờ chúng ta đối phó rất khó. Nhiều người dân ở vùng biên giới nghèo nên đi làm cửu vạn để chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng ta đã bắt nhưng không bắt được người cầm đầu cho nên bắt cóc bỏ đĩa, bắt người này thì lại có những người khác.
- Hệ lụy của tình trạng này là gì, thưa ông?
- Về kinh tế là rất đáng báo động. Đó là những điều hết sức đáng lo ngại cả về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân, về ổn định trật tự xã hội.
- Chúng ta có thể có những giải pháp nào để hạn chế việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng Trung Quốc độc hại tại Việt Nam?
- Chúng ta đã ký hiệp định thương mại nên không thể nói là tẩy chay hàng Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể cực lực tố cáo những mặt hàng có hại cho sức khỏe, kêu gọi người dân không sử dụng những hàng hóa đó. Ví dụ ăn một quả trứng 500 đồng nhưng mang bệnh vào người và phải bỏ ra 100 triệu đồng để chữa trị. Cần phải nói rõ để mọi người dân hiểu.
- Doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam cần làm gì để bảo vệ mình?
- Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tham gia tích cực, có những rào cản kỹ thuật và những biện pháp để bảo vệ. Người Việt Nam cần dùng hàng Việt Nam trước hết để bảo vệ sức khỏe của mình, sau là bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, chứ không phải là người tiêu dùng mù quáng. Doanh nghiệp tự đổi mới, cải tiến để nâng cao tính cạnh tranh. Ví dụ chúng ta thấy những năm gần đây dệt may Việt Nam được đánh giá rất cao, người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc. Hay bia Vạn Lực trước đây bán tốt nhưng gần đây không bán được nữa. Và bản thân người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình và gia đình mình.
- Cơ quan quản lý hàng nhập khẩu là Bộ Công thương. Ông có ý kiến gì về các biện pháp quản lý của Việt Nam?
- Tôi thấy biện pháp của Bộ Công thương rất kém hiệu quả. Bộ Công thương rất chậm chạp trong việc có hàng rào kỹ thuật. Thí dụ ta xác định những mặt hàng nào độc hại thì phải phối hợp với Bộ Y tế là có những biện pháp kiểm soát rất nghiêm ngặt. Vừa qua chúng ra đã làm chiến dịch ngăn chặn gà lậu qua biên giới và kêu gọi các cơ quan liên ngành vào cuộc nên có những kết quả và biến đổi bước đầu. Nhưng cần làm quyết liệt và đồng bộ hơn ở nhiều mặt hàng khác.
- Xin cảm ơn ông!

Theo An Ninh Thủ Đô 

Ông Nguyễn Văn Đực: Gói 30.000 tỷ cứu BĐS đã thất bại



“Gói 30.000 tỷ đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn” – Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết.
30.000 tỷ đã thất bại
PV: - Kể từ khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng cho đến nay, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều biện pháp để tháo gỡ, điển hình là Nghị quyết 02 và gói 30.000 tỷ ra đời. Theo đánh giá của ông, với những nỗ lực đó thì thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực chưa? Và nếu có thì như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Đực: - BĐS hiện nay không hề có chuyển biến tích cực mà đang chìm dần. Có 2 bằng chứng chứng minh cho điều này. Thứ nhất là Công ty Quốc Cường Gia Lai đã phải thế chấp tài sản của bà Loan (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và con gái cho ngân hàng để tiếp tục sự nghiệp BĐS. Điều này chứng tỏ là Quốc Cường Gia Lai đã hết tiền mặt và không còn cách nào để có tiền ngoài việc dùng tài sản cá nhân để thế chấp. Thứ hai là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tuyên bố rút ra khỏi BĐS Việt Nam.
Hai đại gia BĐS hàng đầu của TP.HCM đã có tín hiệu một là rút quân, hai là tử thủ, tìm dòng tiền để bỏ vào. Điều này chứng tỏ, thị trường đã quá khắc nghiệt.
Rõ ràng đây là những dấu hiệu xấu dần và không có một tín hiệu nào tốt hết. Gói 30.000 tỷ đã thất bại.
PV: - Nếu chỉ dựa vào việc Quốc Cường Gia Lai thế chấp tài sản để vay vốn và HAGL tuyên bố rút khỏi BĐS Việt Nam để khẳng định gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 thất bại liệu có hợp lý không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực: Sở dĩ tôi nói vậy là vì cho đến nay đã gần 3 tháng triển khai gói 30.000 tỷ, và gần 8 tháng kể từ ngày Nghị quyết 02 ra đời, nhưng số lượng giải ngân cho người dân cũng chỉ vài chục tỷ. Và gói kích cầu này đã có nguy cơ cạn kiệt. Bởi vì những sản phẩm có thể được thì người dân đã mua và đã vay rồi, cho nên phần này đã gần như hết.
Nên phải nhìn nhận là những sản phẩm phù hợp đã không còn nữa, mà sản phẩm mới ra thì lại không có. Ví dụ như NOXH bắt đầu khởi công xây dựng thì chưa có thủ tục pháp lý. Một là đang xin phép, hai là như Hà Nội, làm buổi lễ tổ chức hoành tráng, nhưng tổ chức để lấy ngày, lấy tháng thôi chứ bản vẽ thiết kế chưa được duyệt, quy hoạch chưa được duyệt, bản vẽ thi công chưa được duyệt, kể cả giấy phép xây dựng làm lại cũng chưa được duyệt. Nội việc chờ đợi các thủ tục được duyệt ít nhất cũng mất 3 – 6 tháng. Nhưng sau đó cũng chưa được bán ngay, bởi vì phải làm xong móng mới được bán thì cũng mất thêm 3 – 6 tháng nữa. Vậy là phải mất thêm 1 năm nữa mới có sản phẩm mới.
Còn về việc chuyển đổi những căn hộ đã xây dở dang thành căn hộ nhỏ, là những sản phẩm có thể có ngay, nhưng Hà Nội thì ủng hộ, còn TP.HCM lại kiên quyết chống lại chuyện này. Do đó, sản phẩm phù hợp cho người dân hoàn toàn phẳng lặng, hoặc nếu có thì cũng phải rất lâu, ít nhất là 6 tháng đến 1 năm nữa.
Rõ ràng là Nghị quyết 02 đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn.
Ví dụ như TP.HCM có 14 dự án xin chuyển đổi căn hộ nhỏ, nhưng TP.HCM cố tình không giải quyết bất cứ dự án nào. Như vậy, về một mặt nào đó, TP.HCM không trung thành, không tuân thủ Nghị quyết 02.
Nghị quyết 02 là liều thuốc cuối cùng của BĐS, trong đó, tôi tin rằng việc chuyển đổi căn hộ mới là liệu pháp hữu hiệu nhất, chứ không phải gói 30.000 tỷ. Nhưng bây giờ 30.000 tỷ mới giải ngân được hơn 30 tỷ, còn chuyển đổi căn hộ lại bằng 0, đương nhiên chết là đúng rồi.
Theo tôi, đổ vỡ này không phải là đổ vỡ domino, có nghĩa là đổ vỡ dây chuyền, theo thứ tự trước sau, mà cái này là chết chùm. Ví dụ doanh nghiệp A chết có thể kéo theo doanh nghiệp E chết, F chết… tức là chết không theo thứ tự. Một doanh nghiệp chết kéo theo những doanh nghiệp liên đới tiếp theo. Chẳng hạn như đơn vị thi công chết theo, sàn bán sản phẩm chết theo, những doanh nghiệp liên kết, liên doanh cũng chết… Thành ra sự đổ vỡ của 1 dự án kéo theo nhiều doanh nghiệp liên can chết. Và vài doanh nghiệp liên can chết thì kéo thêm hàng chục doanh nghiệp khác chết, thành từng chùm, từng chùm, giống như bom bi nổ vậy.
PV: -Theo như đánh giá của ông, phải 6 tháng đến 1 năm nữa mới có nguồn cung NOXH cho người dân. Vậy liệu đến thời điểm đó, BĐS Việt Nam còn có hy vọng phục hồi và ấm dần lên không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Theo tôi thì không thể ấm lên được. BĐS Việt Nam đang kiệt sức dần. Và đến 6 tháng – 1 năm nữa thì nó sẽ kiệt quệ, đổ vỡ rất lớn, mà tôi lo sợ nhất là sẽ đổ vỡ chùm. Một thằng nổ thì hàng chục thằng chết, hàng chục thằng chết thì kéo theo hàng chục, hàng chục thằng nữa. Nó sẽ tính theo cấp số nhân, một viên đạn bi nổ thì năm ba người chết.
Thành ra, đánh giá của Bộ Xây dựng rất chủ quan và không chính xác. Còn đánh giá của UBND TP.HCM vẫn dửng dưng, không có một động thái gì. Còn 6 tháng đến 1 năm nữa thì sản phẩm chưa chắc đã có. Cái sản phẩm có rồi thì không cho cơ cấu lại, vừa nhanh, vừa không tốn kém. Đằng này lại đổ tiền vào làm những cái hoàn toàn mới. Cực kỳ vô lý, đi ngược lại Nghị quyết 02, và Nghị quyết 02 coi như đã thất bại.
PV: - Theo ông, với tình hình như hiện nay thì đã có thể khẳng định được BĐS  đổ vỡ chưa?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Có thể nói tại thời điểm này, có những dấu hiệu vô cùng rõ nét của việc BĐS sụp đổ và Nghị quyết 02 thất bại.
Gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 đã thất bại. Cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì.
Gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 đã thất bại. Cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì.
Muốn bỏ chạy cũng không dễ!
PV: - Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Tôi cho rằng đây không phải là một hướng đi thông minh mà là một hướng đi thiếu chuyên nghiệp. Chúng ta đã làm một ngành nghề gì thì phải có một sự chuyên nghiệp về ngành nghề đó. Ví dụ sau 1/9, thị trường hàng không hết phép thì phải chuyển sang làm thị trường hàng không giá rẻ, các hãng hàng không phải tranh thủ nghiên cứu thị trường. Chứ không phải là bay không được thì chuyển sang đi tàu hoả, công ty sản xuất máy bay không được thì chuyển sang sản xuất tàu ngầm. Không như vậy được. Chuyên nghiệp là phải sống chết với nghề và biến khó khăn trong nghề đó thành một loại sản phẩm khác, chứ không phải bỏ chạy.
Thứ hai, HAGL muốn bỏ chạy cũng không dễ. Toàn bộ BĐS nằm ở đây nhưng bán cho ai? Nên nhớ trước đây HAGL từng tuyên bố, ai muốn bán dự án, HAGL mua. Nhưng cuối cũng HAGL có mua được của ai đâu?
Bây giờ ngược lại, HAGL tuyên bố bán nhưng có bán được đâu? Rõ ràng hơn 1 năm trước HAGL rất kiêu ngạo, ai cần thì mua, nhưng mua với giá rẻ, chèn ép người khác nên người ta không thể bán được. Giờ đến phiên HAGL bán dự án thì ai là người mua? Và mua với giá bao nhiêu? Của anh 10 đồng, người ta mua 3 đồng được không?
Cho nên, các Tổng công ty, Tập đoàn muốn rút ra khỏi BĐS, nhưng có rút ra được không? Ví dụ như Vinashin, mua tàu Hoa Sen là 5 triệu USD, để sổ sách giấy tờ đầy đủ 50 triệu USD, bây giờ bán 5 triệu USD thì làm sao được? Nên muốn rút ra là không dễ dàng chút nào, cực kỳ khó khăn.
Hay ví dụ như trước đây, tôn Hoa Sen đã rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm, Công ty xây dựng Hoà Bình cũng rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm. Như vậy, những ai rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm thì đều thoát, còn những ai mà theo đuổi BĐS bây giờ là rất nguy hiểm, có thể thất bại.
Ví dụ như Tân Tân, đang làm đậu phộng bỗng nhẩy vào BĐS cũng chết. Diệu Huyền cá ba sa nhẩy vào BĐS cũng chết… Cái khó hiện nay là tài sản, sổ sách thì rất lớn mà tiền mặt thì bằng 0, còn nếu bán đi thì mất ít nhất 60 – 70%, làm sao mà tồn tại được? Thực chất, tài sản thực chỉ có 20 – 30%, còn 70 – 80% là vay của ngân hàng và của khách hàng, mà giờ chỉ còn phân nửa thì coi như âm. Còn nếu như không còn được phân nửa mà chỉ còn 20 – 30% thì sao? Nguy hiểm là ở chỗ đó.
PV:- Nếu như HAGL tiếp tục bám trụ vào BĐS Việt Nam thì liệu có khả thi hơn không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Mỗi người, mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách xử lý khác nhau. Mình không thể nói là cách nào tốt hơn cách nào. Nhưng theo quan điểm của tôi thì nên  trụ lại, chuyển thành những sản phẩm cấp thấp hơn để rút quân dần dần. Trong chiến tranh cũng vậy, muốn rút quân thì phải có người ở lại giữ chốt, chứ không phải rút một lần rồi chạy toán loạn. Nếu rút quân không theo đúng phương pháp thì coi chừng vỡ trận, không phải dễ.
PV: - Trước đây, TS Alan Phan cũng đã từng dự báo về thị trường BĐS Việt Nam và cho rằng không nên cứu, hãy để cho nó rơi tự do. Vậy phải chăng những diễn biến thị trường BĐS hiện nay đang diễn ra theo đúng lời mà TS Alan Phan đã nói? Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Đực:- Ông Alan Phan nói đúng, nhưng cách giải quyết của ông Alan không đúng. Ông Alan muốn cho chết hết nhưng không thể cho nó chết được. Bởi vì một doanh nghiệp BĐS chết khác với một tiệm hủ tiếu chết, một quán cà phê chết.
Một doanh nghiệp BĐS chết sẽ kéo theo ngân hàng chết, nhà đầu tư thứ cấp chết, khách hàng chết, đơn vị thi công chết và gây rắc rối về an ninh, trật tự xã hội. Người dân sẽ kéo đến biểu tình, giữ đất và hậu quả sẽ rất lớn.
Cho nên, nếu để BĐS chết mà không kiểm soát như ông Alan Phan thì cũng là một thảm hoạ. Chúng ta hướng nó chết từ từ, phân khúc nào chết, phân khúc nào sống, hỗ trợ cái gì.
Hãy hỗ trợ bằng chính sách, những biện pháp hữu hiệu chứ không phải bằng tiền.
Xin chân thành cảm ơn ông!
 Theo Baodatviet

Ém thông tin chìm tàu làm hậu quả nghiêm trọng hơn



TPO–Kết luận của Bộ Giao thông Vận tải về vụ chìm tàu tại Cần Giờ cho biết, một số cá nhân có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt có dấu hiệu ém thông tin.
Nơi tàu chìm
Nơi tàu chìm.
Bảy nguyên nhân chìm tàu
Sáng 24/7, Bộ Giao thông vận tải vừa công bố kết quả điều tra về vụ tai nạn nghiêm trọng tại biển Cần Giờ vào ngày 2/8 vừa qua. 
Kết quả điều tra cho thấy, vụ tai nạn làm chìm ca nô BP 12-04-02 do 7 nguyên nhân: Sử dụng phương tiện sai mục đích (ca nô bị nạn là phương tiện của Bộ đội biên phòng phục vụ mục đích tuần tra, không được dùng để chở khách); ca nô chở số người gấp 2,5 lần cho phép (30 người/12 người, chưa kể các hành lý cá nhân kèm theo); ca nô hành trình ra vùng không được phép hoạt động (theo Giấy chứng nhận đăng kiểm, ca nô chỉ được phép hoạt động trong vùng sông - vịnh kín. Thực tế ca nô đi từ Tiền Giang sang Vũng Tàu và bị chìm tại khu vực biển Cần Giờ là vùng không được phép hoạt động)
Việc điều khiển ca nô không phù hợp dẫn đến ca nô bị lật (thể hiện ở chỗ sau khi ra khỏi cạn ở khu vực Cồn Ngựa, người điều khiển ca nô đã bẻ lái sang phải, làm tăng tác động của sóng lên mạn phải. Ngoài ra, trong điều kiện ca nô chở người vượt quá khả năng cho phép, sóng lớn đã làm ca nô nghiêng trái đột ngột, gây lệch trọng tâm, nước tràn vào ca nô dẫn đến mất khả năng hồi phục về vị trí cân bằng, làm cho ca nô bị lật).
Các nguyên nhân còn lại gồm: Người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện thủy tốc độ cao; phương tiện vào, rời nơi không được công bố cho tàu thuyền neo đậu; người điều khiển phương tiện không làm thủ tục vào, rời bến cho phương tiện theo quy định.
Có dấu hiệu tội phạm
Kết quả điều tra cho thấy, một số cá nhân có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt có dấu hiệu che giấu thông tin liên quan vụ tai nạn, không thông báo kịp thời cho cơ quan chuyên ngành về tìm kiếm cứu nạn, dẫn đến hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông báo của Bộ Giao thông vận tải viết: “Từ khi xảy ra tai nạn đến trước 21 giờ, chứng cứ cho thấy, có dấu hiệu một số cá nhân sớm nhận được thông tin ca nô bị nạn, nhưng không thông báo ngay cho cơ quan có chức năng tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành”.
Do thông tin được cung cấp về vụ tai nạn chưa rõ ràng và ca nô bị nạn không có thiết bị phát tín hiệu cho nên đơn vị tiếp nhận thông tin cần phải có thời gian xác minh thêm, đặc biệt là xác định vị trí ca nô gặp nạn.
Bộ Giao thông vận tải kết luận: Những vi phạm này có dấu hiệu cấu thành tội phạm, ban chỉ đạo xử lý vụ việc của Bộ GTVT và tổ điều tra tai nạn (thuộc Cục Hàng hải) đã chuyển hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM thụ lý theo thẩm quyền.
Sỹ Lực

Lại quy định chị em ngực lép không được lái xe



(ĐVO) - Bộ Y tế và Bộ GTVT một lần nữa đưa ra đề xuất tái áp dụng quy định “ngực lép” không được lái xe năm 2008 trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô…

Theo Dự thảo, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm.
Bằng lái xe hạng A3, A4, B2 thậm chí "cao cấp" hơn nữa là cấp bằng hạng C, D, E, F, A2…đối với những bộ "ngực khủng" tương ứng.
Những người thấp bé, nhẹ cân có chiều cao dưới 1,45 m cũng bị dự thảo xếp vào nhóm không đủ điều kiện được lái xe máy 50 cm3 trở lên.
Trọng lượng quy định cũng phải đạt ngưỡng tối thiểu 40kg.
Theo dự thảo, những người không đủ chiều cao, cân nặng, mắc một số bệnh về da liễu... đều không đủ tiêu chuẩn để điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Theo dự thảo, những người không đủ chiều cao, cân nặng, mắc một số bệnh về da liễu... đều không đủ tiêu chuẩn để điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn phải có sức khỏe đạt mức "lực sĩ". Cụ thể, muốn được lái xe máy, cả nam và nữ giới đều phải có lực kéo thân là 70 kg, lực bóp tay thuận 26 kg, lực bóp tay không thuận là 24 kg.
Ngoài những tiêu chuẩn trên, dự thảo cũng xếp những người bị các bệnh da liễu, truyền nhiễm như bị vảy nến, vảy cá, nhiễm nấm có khả năng lây lan, da liễu mạn tính... vào nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để cấp bằng lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, F... Cùng đó, những người bị bệnh trĩ độ I trở lên cũng bị xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe ô tô tải nặng.
Ngay cả những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu hoặc đã mổ nhưng kết quả không tốt; hay viêm loét, hẹp thực quản; dãn tĩnh mạch thực quản; viêm loét đại tràng xuất huyết; rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn; áp xe gan, xơ gan... những người suy thận (theo từng cấp độ bệnh) cũng bị xếp vào nhóm “không đủ điều kiện” lái xe theo từng hạng xe...
Trước đó, quy định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Anh Nguyễn Văn Ngọc, chủ một trung tâm thể hình ở đường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng đây là một quy định hết sức vô lý: “Nam giới có thể dễ dàng vượt qua được quy định trên nhưng với nữ giới thì quá khó. Ngay cả đối với phụ nữ khi mới tham gia tập thể hình cũng chỉ có thể kéo được được khoảng 60-65kg, lực bóp tay cũng chỉ đạt 23-24 kg thôi.".
Ông Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đồng quan điểm về tính bất hợp lý của dự thảo. Ông Tạo cho rằng: "Chúng ta đã lắp ghép một cách quá máy móc những tiêu chuẩn đã có từ thời xa xưa mà chưa tính toán xem hiện nay những quy định đó có còn phù hợp hay không.".
Trong khi đó, ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng đây là tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo sức khỏe người lái xe và an toàn giao thông.
Tiến sĩ Cao Văn Thịnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) khẳng định: "Nếu đưa ra quy định cứng nhắc, không kèm với các khía cạnh khác (chức năng hô hấp và bệnh lý của phổi) thì sẽ không thuyết phục người dân.".
T.Hồng 

Hơn ngàn công nhân công ty Ivory Việt Nam đình công


Thứ Bảy, 24/08/2013 12:55

(NLĐO)- Cho rằng tiền xăng, tiền ăn và tiền chuyên cần thấp, không đáp ứng được nhu cầu, hơn 1 ngàn công nhân của Công ty TNHH Ivory Việt Nam (ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã ngừng việc từ sáng nay 24-8 để đòi quyền lợi.


Công nhân ngừng hoạt động ra về chiều ngày 23-4
Sáng nay 24-8, hơn 1 ngàn công nhân may mặc của Công ty TNHH Ivory Việt Nam (đóng trên địa bàn thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) ngừng sản xuất đòi quyền lợi.
 
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, công nhân một số xưởng may của công ty phản ánh hiện nay tiền xăng, tiền ăn và tiền chuyên cần mà họ được hưởng đang rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu ăn ở đi lại của họ, nên hơn 1 ngàn công nhân đã đình công để yêu cầu công ty Ivory phải tăng mức phụ cấp.
 
Một công nhân của công ty cho biết: “Nguyện vọng của hàng nghìn công nhân ở đây muốn công ty tăng mức phụ cấp lên như tiền xăng tăng thêm 100.000 đồng (hiện tại có 200.000 đồng/tháng), tiền chuyên cần tăng thêm 100.000 đồng (hiện tại hưởng 200.000 đồng/tháng), tiền ăn tăng thêm 6.000 đồng/1 bữa (tiền ăn hiện tại của công nhân là 14.000 đồng/1 bữa), tiền thai sản…

Được biết, mức lương công nhân được lĩnh khoảng 2,8 đến 2,9 triệu đồng/1 tháng.
 

Các công nhân muốn công ty tăng mức phụ cấp
Ngoài ra công nhân còn bày tỏ bức xúc trước việc không được nghỉ phép chính đáng trong chu kỳ được nghỉ (1 năm được nghỉ 14 ngày); thường xuyên bị quản lý hách dịch, thậm chí bảo vệ công ty còn bóp cổ công nhân, dọa nạt…

Trước đó, chiều ngày 23-8, 1 bộ phận thuộc xưởng 2 của công ty cũng ngừng sản xuất, kéo nhau ra ngoài đòi công đoàn của công ty phải đáp ứng mong muốn của họ. Trước sự việc này, lãnh đạo huyện Hậu Lộc cùng với công an huyện, công đoàn huyện và Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa đến lắng nghe ý kiến của công nhân và đề nghị công ty TNHH Ivory có văn bản trả lời cụ thể cho công nhân biết.

Hơn 1 ngàn công nhân của công ty TNHH Ivory đã ngừng sản xuất vào sáng 24-8
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Luệ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, cho biết sau khi xảy ra sự việc trên, công đoàn huyện đã đến công ty xem tình hình cụ thể như thế nào và động viên công nhân tiếp tục làm việc trong khi chờ quyết định của công ty đưa ra.

“Chúng tôi cũng đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh làm việc với lãnh đạo công ty về những đề xuất của công nhân. Tuy nhiên, ban đầu phía công ty này cho rằng họ không sai trong vấn đề chi trả phụ cấp cho công nhân, nhưng trước sức ép của công nhân sau đó họ cũng đồng ý xem xét những vấn đề mà công nhân đưa ra. Đến sáng thứ 2 (ngày 26-8), sẽ có trả lời chính thức từ công ty yêu cầu nào được đáp ứng và không được đáp ứng” - ông Luệ cho hay.

Được biết, công ty TNHH Ivorr Việt Nam đóng trên địa bàn huyện Hậu Lộc, đi vào hoạt động từ tháng 4-2011, hiện có hơn 3.000 công nhân đang làm việc.
Tin - ảnh: T.Minh

Sách Lenin thành… menu tại Hà Nội

Không chỉ kinh doanh rượu bia và tổ chức biểu diễn ca nhạc ồn ào ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh, quán cafe Cộng còn sử dụng cả những cuốn sách Lenin toàn tập làm… menu và xuyên tạc cả những khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Communist_party
Những bức tranh “khó hiểu” được đăng tải trên trang facebook của quán cafe Cộng.

Sách Lenin làm… menu


Cuốn menu “kì lạ” của quán cafe Cộng.

Mang cuốn Lenin toàn tập làm menu.

Thay vì in thực đơn, quán cafe này đã dùng những cuốn Lenin toàn tập để ghi tên món ăn, đồ uống cho khách hàng lựa chọn. Chủ quán đã dán thêm tờ giấy nâu vỏ bao xi măng hay ghi trực tiếp tên đồ uống bằng bút dạ to lên trang sách, tạo nên sự nhem nhuốc, thiếu tôn trọng một tài sản tri thức có giá trị trên toàn thế giới.
Thứ nhất, sách của Lenin là những giá trị về tư tưởng, đạo đức, lý luận chính trị… thế nhưng, chủ nhân của những quán cafe mang tên Cộng đã xúc phạm đến những di sản quý giá về lý luận của nhân loại bằng cách sử dụng nó thành thứ để ghi tên các món ăn, thức uống. Chúng ta, ai cũng biết và nhớ câu nói của Đại thi hào văn học Nga Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”. Sách là con đường sống, vậy mà chủ nhân của quán cafe Cộng lại không biết hay cố tình không biết, để rồi từ một cuốn sách với biết bao giá trị về lý luận, đạo đức… bỗng trở thành một một quyển menu.

Xuyên tạc cả khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

hochiminh-khauhieu
Khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh bị xuyên tạc trắng trợn.

Cafe Cộng còn treo một câu khẩu hiệu xuyên tạc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là câu “Tiến lên… toàn thắng ắt về ta”, nhưng đã bị quán “xuyên tạc” thành “Ngồi im … toàn thắng ắt về ta”.
Câu thơ “Tiến lên… toàn thắng ắt về ta” nằm trong bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh phát trên sóng phát thanh quốc gia. Đây cũng chính là hiệu lệnh phát động cuộc tổng tấn công mùa xuân năm Mậu Thân 1968. Có thể nói, đây là bài thơ thể hiện quyết tâm chiến đấu và chiến thắng không chỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nó còn đại diện cho ý chí kiên cường của cả dân tộc Việt Nam đối với kẻ thù. Thế nhưng, chủ nhân quán cafe đã xuyên tạc câu thơ có ý nghĩa lịch sử này.
Không những vậy, khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi” của Lenin cũng bị chủ quán cafe này xuyên tạc thành “Cộng, cộng nữa, cộng mãi”. Có thể thấy, việc ngang nhiên xuyên tạc khẩu hiệu của vị lãnh tụ đáng kính cho thấy sự yếu kém trong nhận thức, vô cảm với chính trị và mù mờ về kiến thức của chủ quán.

lenin-khauhieu
Khẩu hiệu của quán được “cải biên” từ lời nhắc nhở của lãnh tụ Xô viết V.I.Lenin.

Ngoài ra, cafe Cộng cũng được chủ nhân của nó bài trí với phong cách “thời chiến”. Hòm thuốc súng làm bàn uống nước, hộp tiếp đạn làm ghế… hình ảnh người dân trong các ấp chiến lược trong kế hoạch “Chiến tranh đặc biệt” dồn dân lập ấp của Đế quốc Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước cũng được giăng đầy quán. Hình ảnh về chiến tranh, hình ảnh về quân Mỹ Ngụy cũng được treo khắp tường.
Được biết, chủ nhân của các quán cafe này là một nữ ca sỹ nổi tiếng. Vậy mà, những hành vi này lại bộc lộ sự yếu kém và lệch lạc trong nhận thức, sự xúc phạm tới lãnh tụ và lịch sử dân tộc. Thật buồn là nhiều bạn trẻ thường lui tới đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất “độc”, rất “riêng” mà không hề quan tâm tới những điều thiêng liêng, quan trọng đã và đang bị chủ quán làm cho méo mó.
THEO PETROTIMES

Viện phí có thể tiếp tục tăng vào năm 2014



Liên Bộ Y tế - Tài chính vừa hoàn tất dự thảo về khung viện phí tối đa tính đủ 7 yếu tố cấu thành dịch vụ y tế. Lần điều chỉnh giá gần đây mới chỉ tính 3 yếu tố. 

Theo dự thảo này, thông tư sẽ được áp dụng từ năm 2014. Trong đó sẽ điều chỉnh giá viện phí đối với nhóm bệnh viện công lập tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển; cơ sở xã hội hóa và khu vực khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Mức viện phí này sẽ được tính đầy đủ 7 yếu tố cấu thành gồm: chi phí thuốc, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế; chi phí điện, nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; tiền lương và phụ cấp cho cán bộ y tế; chi phí duy tu bảo dưỡng; khấu hao tài sản; chi phí của bộ phận gián tiếp đảm bảo hoạt động bình thường của đơn vị; chi phí đào tạo, ứng dụng các kỹ thuật mới.
vienphi2-1377314818.jpg
Dự kiến năm 2014 sẽ tiếp tục tăng giá viện phí. Ảnh: Nam Phương. 
Trao đổi bên lề hội nghị tổng kết công tác y tế 6 tháng đầu năm mới đây tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, tăng viện phí là điều kiện tốt để nâng cao quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Hiện nay, viện phí mới chỉ tính 3/7 yếu tố cấu thành. Ngoài ra, các địa phương tùy theo điều kiện nên vẫn chưa thu mức tối đa theo khung giá của Bộ Y tế. 
"Tăng viện phí sẽ là cơ hội tốt cho cả người bệnh và cơ sở y tế. Cơ sở y tế có điều kiện cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, triển khai kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Việc này sẽ thực hiện theo lộ trình tùy theo tình hình kinh tế xã hội cũng như khả năng chấp nhận được của người dân.Yêu cầu của Bộ Y tế là song song với việc điều chỉnh giá viện phí, các cơ sở phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh", thứ trưởng Tuấn nói. 
Đi kèm với mức viện phí mới, ngành y tế tiếp tục nghiêm cấm việc gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế mới và nghiêm cấm thu thêm của người bệnh dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả tiền bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật). 
Bên cạnh đó, liên Bộ cũng hướng dẫn các phụ lục về tiêu chuẩn tối thiểu về số chỗ khám, về một phòng khám theo yêu cầu: trang thiết bị, diện tích, đảm bảo tối đa 35 lượt khám trong ngày... Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục xin ý kiến các đơn vị y tế về dự thảo thông tư này.
Từ giữa năm ngoái, một loạt các bệnh viện đã rục rịch điều chỉnh giá viện phí. Hiện chỉ còn TP HCM là chưa tăng. Tuy nhiên, đợt này mới tính 3 yếu tố: thuốc, dịch truyền, máu, vật tư - điện nước, thông tin liên lạc, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn, xử lý môi trường - duy tu, bảo dưỡng thiết bị. 
Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các bệnh viện về cơ bản chỉ đủ trả tiền lương và phụ cấp cho cán bộ y tế (nhiều bệnh viện còn chưa đủ). Mục tiêu điều chỉnh viện phí lần này là để các bệnh viện có kinh phí để triển khai việc khám chữa bệnh theo đúng các quy định của Bộ Y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
Nam Phương

Cụm thông tin đối ngoại khu vực thác Bản Giốc đi vào hoạt động



Ngày 23/8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ khánh thành Cụm thông tin đối ngoại tại khu vực thác Bản Giốc.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Cụm thông tin đối ngoại thác Bản Giốc. Ảnh: Bienphong.
Các đại biểu cắt băng khánh thành Cụm thông tin đối ngoại thác Bản Giốc. Ảnh: Bienphong.
Cụm thông tin đối ngoại tại cửa khẩu thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được triển khai nhằm mục đích tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đường lối đối ngoại của Việt Nam với các nước láng giềng, bạn bè quốc tế và khu vực.
Bên cạnh đó, đơn vị trên còn có nhiệm vụ thông tin nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống về đất nước và con người Việt Nam đến với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, các nước láng giềng có chung đường biên giới và bạn bè quốc tế; đồng thời giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của quần chúng và nhân dân trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Dự án đầu tư xây dựng Cụm thông tin đối ngoại tại thác Bản Giốc gồm lắp đặt màn hình LED (diện tích 28 m2), bộ trang âm, hệ thống loa đài, màn hình TV di động và một số bộ phim tài liệu phục vụ việc tuyên truyền đối ngoại tại khu vực của khẩu. Tổng giá trị đầu tư cho dự án là 3,5 tỷ đồng.
Sau quá trình thi công, ngày 24/5 năm nay, công trình chính thức được nghiệm thu và đưa vào vận hành chạy thử. Theo đánh giá, các đơn vị nhà thầu đã thực hiện đúng các bản vẽ thiết kế được duyệt, đảm bảo chất lượng và yêu cầu đề ra.
Theo báo Biên Phòng

Huỷ quy định 'cấm quay phim CSGT'



Sau khi bị Cục Kiểm tra văn bản "tuýt còi", ngày 23/8, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt đã huỷ quy định cấm quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT làm nhiệm vụ.

Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C67), Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an nhận thấy trong công văn ra ngày 26/4 hướng dẫn các Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PC67) đã "có một số ý chưa chuẩn xác". Đặc biệt là quy định yêu cầu các đơn vị “luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ".
Hôm nay, Cục trưởng C67 có công văn số 2315 hủy nội dung gây tranh cãi trong dư luận này. Theo đó, "nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh)".
Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì Thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định. 
xu-20phat-20vi-20pham-2-1377267072.jpg
Ảnh minh hoạ. Bá Đô
Cục C67 cũng yêu cầu PC67 công an các địa phương tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật, các hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của CSGT; tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng CSGT. 
Cục chỉ đạo tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với hành vi chống người thi hành công vụ hoặc giả danh phóng viên báo, đài.
Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) cho rằng nội dung cấm quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ có nhiều điểm sai trái, không đúng quy định của pháp luật và vượt quá thẩm quyền.
Bá Đô