THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 September 2013

Vụ súng ở Thái Bình: Đã có 2 người chết

Tối 11/9, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, nghi phạm nổ súng khiến 5 cán bộ UBND Thành phố Thái Bình trọng thương là Đặng Ngọc Viết đã tự sát. Trước đó, một nạn nhân trong vụ việc cũng đã tử vong.
Thái Bình, gây án, tử vong
Rất nhiều người dân hiếu kỳ tụ tập nơi xẩy ra sự việc
Cơ quan chức năng xác nhận nghi phạm Đặng Ngọc Viết (SN 1971, trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã tự sát.
Thi thể của y được phát hiện tại một khu vực thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, vào hồi 14 giờ ngày 11/9, khi lãnh đạo UBND TP Thái Bình đang họp tại hội trường tầng 4 thì có một kẻ lạ mặt xông vào trụ sở bắn bị thương 5 cán bộ tại Trung tâm phát triển Quỹ đất TP Thái Bình (văn phòng tại tầng 1, trụ sở UBND TP Thái Bình, đường Trần Phú, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình).
Trong đó, ông Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố) bị bắn vào đầu; ông Nguyễn Thanh Dương (SN 1975, cán bộ trung tâm) bị bắn vào mắt phải; anh Vũ Công Cương (SN 1990, cán bộ trung tâm) bị bắn vào đầu; ông Bùi Đức Xuân (SN 1975, cán bộ trung tâm) bị bắn vào đầu; bà Phạm Thị Lan Anh (SN 1977, Phó Giám đốc trung tâm) bị bắn sượt qua mang tai phải.
Đến chiều tối cùng ngày, ông Vũ Ngọc Dũng đã tử vong. Những nạn nhân còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Nguyên nhân ban đầu được lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình xác là do mâu thuẫn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai một dự án ở Kỳ Bá đối với anh em Đặng Ngọc Viết.
Bởi khi triển khai dự án, Viết đồng ý phương án đền bù tái định cư nhưng sau đó lại đòi chuyển sang phương án nhận tiền mặt dẫn tới mâu thuẫn.
Cảnh sát cũng xác định các cán bộ trong trung tâm không có mâu thuẫn cá nhân với Viết.
Trưa 11/9, đối tượng chuẩn bị phương tiện gây án là loại súng col quay bắn đạn chì do Trung Quốc sản xuất để lên trụ sở UBND TP Thái Bình.
Trước khi đi, hắn dùng nước bẩn hắt vào một người dân gần đó rồi lên gặp một số cán bộ, dò hỏi người này người kia rồi bất ngờ gây ra vụ nổ súng.
Sau khi gây án, Viết đã lên xe máy bỏ trốn. Trong khị bị truy bắt, hắn đã tự sát.
Hoàng Sang

4 cán bộ bị bắn tại trụ sở UBND TP.Thái Bình

Khoảng 14h ngày 11/9, một thanh niên xông vào trụ sở UBND TP.Thái Bình, dùng súng tự chế bắn trọng thương 4 cán bộ Đội giải phóng mặt bằng rồi tẩu thoát.

4 người bị bắn gồm Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Thái Bình Vũ Ngọc Dũng, 3 nhân viên của trung tâm gồm Bùi Đức Xuân, Vũ Công Cương và Nguyễn Thanh Dương.

Trong đó anh Dũng và anh Dương bị thương rất nặng, hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). 2 người còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Thái Bình, cán bộ, nổ súng, bắn, giải phóng mặt bằng
Khu vực nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Thanh niên)
Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, một thanh niên bất ngờ mở cửa, xông vào phòng làm việc của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố (nằm trong UBND TP.Thái Bình) hỏi "ai là Tư?", "ai là Dũng?".
Khi biết anh Dũng đang có mặt trong phòng, đối tượng này liền rút súng giấu trong người bắn về phía 6 cán bộ đang làm việc.
Vụ việc chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, nhiều lãnh đạo đang họp ở tầng trên cũng nghe thấy tiếng súng nổ. Hung thủ sau đó đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng bảo vệ thuộc UBND thành phố Thái Bình và Công an tỉnh đã có mặt, phong toả hiện trường để tiến hành điều tra.
Ngay trong chiều 11/9, thông tin với các cơ quan báo chí, đại tá Trần Xuân Tuyết - Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết, đã xác định được nghi phạm và đang tổ chức truy bắt.
Đạn thu được tại hiện trường vụ nổ súng là đạn chì.
Thái Bình, cán bộ, nổ súng, bắn, giải phóng mặt bằng
Lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa hiện trường (Ảnh: Tiền phong)
Cơ quan công an cho biết thêm, nguyên nhân dẫn đến vụ nổ súng có thể liên quan đến việc đền bù đất đai trên địa bàn.
Nghi phạm được xác định là người ở TP.Thái Bình, từng làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng 1 tuần nay.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Đ.Tâm(tổng hợp)

PGHH đang bị cộng sản đàn áp dã man

PGHH đang bị cộng sản đàn áp dã man



Đăng bởi lúc 6:22 Sáng 11/09/13

VRNs (11.09.2013) – California, USA – Ngày 30 tháng 8 năm 2013, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH), bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, đã gửi thư tố cáo tới Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng,  Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang,  Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Công An Nhân Dân TP Cần Thơ về các hành động đàn áp thô bạo của Cộng Sản với Phật Giáo Hòa Hảo như sau:
“Tôi họ tên: Nguyễn Thị Ngọc Lan, sinh năm 1956, cư ngụ số nhà: 128/2 khu vực Thới Trinh A, Phường Thới An, Quận Ô Môn, TP CT, là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) Thuần Túy. Hôm nay một lần nữa tôi xin kính đến quý ông: Đơn Tố Cáo những người luôn hô hào là: chính quyền, công an Của Dân, Do Dân, và Vì Dân, lại luôn có những hành động thô bạo với người dân chúng tôi có tính ngưỡng Tôn Giáo PGHH, đã được NNCHXHCNVN công nhận đầy đủ tư cách Pháp Nhân, với nội dung như sau:
Vào ngày 22-07âl nhằm ngày 28- 08- 2013, gia đình chúng tôi có tổ chức lễ cúng giỗ cầu siêu độ hằng năm cho Nội Tổ tôi, thì chính quyền địa phương quy động lực lượng vũ trang cùng công an đông đảo ra sức ngăn chận. Những lực lượng nầy trên tay với dùi cui, roi điện đã hành hung đánh đập gây thương tích cho nhiều đồng đạo mà tôi đã mời,cụ thể ngay tại bến đò Thới an- Phong Hòa (cùng đi trong đó có em tôi trở về cúng giỗ Ông,) cũng bị hành hung, xua đuỗi dồn ép trở xuống đò Thới An về Phong Hòa (Đồng Tháp) mà không được đến cúng giỗ.Khi hay tin có sự ngăn chận trên, tôi đã đến tận nơi thì gặp ngay ông Hùng chủ tịch MTTQ Phường Thới an đang làm”tốt nhiệm vụ” cản ngăn, tôi hỏi Tại sao các ông lại cấm cản, thậm chí đồng đạo tôi họ chỉ đi bộ??…tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt an ninh khi họ đến nhà tôi… là dân, chúng tôi luôn tuân thủ nếu các ông thi hành đúng luật pháp… Các ông ngăn chận phải có lý do, về tội gì ?? nếu có tội bắt đưa về cơ quan lập biên bản xử lý, chứ không thể hành động tùy tiện ngặn sông cấm chợ vô pháp luật như thế! Thì ông Hùng trả lời:” cấp trên” ra lịnh không được đi, là không được đi vậy thôi!.Còn đang nói lý lẽ thì ông Quang, Trưởng phòng an ninh Quận Ô Môn với đôi tay lực lưỡng, nhào đến bóp chặc cánh tay tôi xô mạnh ra giao cho hai cán bộ nữ, hét lên: lôi bả trả về đằng nhà!.Quá bất ngờ, vã lại tôi đang bị ốm hơn nữa tháng nay, sức yếu tôi bị đẫy mạnh nên bị té ngã ngồi khiến chấn thương các khớp xương cùn và mông hiện đang đau nhức âm ĩ.
Kính thưa quý ông: không phải chỉ có lần nầy mà rất nhiều năm về trước, mỗi khi nhà tôi có lễ giỗ,nhất là vào ngày nầy năm ngoái là các lực lượng vũ trang, công an xanh, vàng, thường phục, cơ động, đông đão kéo về phong tỏa ngày đêm quanh nhà tôi và các ngõ ngách, bến đò để ngăn chận đồng đạo, người thân các nơi trở về cúng giỗ, làm náo động xôn xao dân tình cả khu Thị Tứ Thới An, khiến chúng tôi rất bức xúc,khi mà quyền công dân đi lại, quyền sinh hoạt tính ngưỡng Tôn Giáo thuần túy của đoàn thể mình đã hoàn toàn bị tước đoạt, bởi chính những kẻ nhân danh là chính quyền của nhân dận, dùng hành vi thô bạo trấn áp tùy tiện, ngay khi chúng tôi tổ chức Lễ GIỗ cầu siêu độ cho Cửu Huyền Thất Tổ, Nội Tổ vào ngày chánh kỷ niệm và chúng sanh nhân mùa Vu Lan tháng bảy, đã bị các lực lượng vũ trang, công an khuấy rối,tác động bất an lên  tâm lý của mọi người khi cầu nguyện, Và đây chính là hành vi khũng bố xâm phạm đến tính ngưỡng quyền sinh hoạt Tôn Giáo. Nay tôi cực lực phản đối và lên án.”
Theo lịch sử Tôn Giáo Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, tức ngày 4 tháng 7 năm 1939 tại Thánh Địa Làng Hòa Hảo, Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay đổi thành thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Kể từ năm 1975, sau khi xâm chiếm miền Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã thi hành mọi âm mưu thâm độc nhằm tiêu diệt tôn giáo này để trả thù cho những thập niên 40-70, khi tín đồ Hòa Hảo đã dám đương cự lại bọn Việt Minh (rồi thành Cộng Sản) một cách quyết liệt.
Từ đó đến nay, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã chịu trăm cay ngàn đắng, bị dầy đi xéo lại một cách tàn nhẫn, nhất là vì vùng mà đạo Hòa Hảo phát triển lại nằm xa thành phố lớn và dưới chế độ bưng bít thông tin, không được sự tiếp trợ của bất cứ cơ quan truyền thông nào. Những sự tra tấn, ngược đãi các tín đồ Hòa Hảo đều bị dấu kín trong phạm vi xã, huyện. Bất cứ ai liên lạc vì muốn giúp đỡ hoặc muốn tim hiểu tự sự đều bị bắt, bị đánh đập, và bị giam giữ với những bản án nặng nề. Cho nên, tình hình đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo tại An Giang, cho đến nay, cũng chỉ được thông tin một chiều, hoặc chỉ hé lộ đôi chút qua vài bức thư điện tử gửi lén ra ngoài.
Tuy nhiên, như người xưa đã nói, “một bàn tay không che nổi mặt trời”, gần đây, người Việt hải ngoại đã dần dần được biết thêm nhiều thông tin về sự bách hại mà nhà cầm quyền Cộng Sản đang áp dụng với các tu sĩ và tín đồ qua điện thoại và thư điện tử. Ông Lê Minh Triết, người tu sĩ đã bị tù 8 năm về lý do “tuyên truyền chống phá nhà nước” cho biết:
“Từ lúc Cộng Sản nắm quyền, nhà nước không có lòng nhân này đã tìm mọi cách xóa sổ Phật Giáo Hòa Hảo, tịch thu hết mọi cơ sở thờ phượng của tôn giáo, bắt giam các tu sĩ và tín đồ, tất cả những ai dám nói lên tiếng nói phản đối. Sau khi tất cả các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo trong nước cũng như ngoài nước đồng lòng đấu tranh và được một số cơ quan truyền thông hải ngoại bảo trợ, nhà nước Cộng Sản không còn chọn lựa, họ phải đưa ra Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo quốc doanh, hoàn toàn là những đảng viên Cộng Sản, họ vào đạo không phải là để phát triển mà để phá đạo, phá hoại các cơ sở tôn giáo. Những tín đồ trong nước lại phải đấu tranh để đòi lại tài sản đã lọt vào tay Cộng Sản.”
Ông cho biết thêm về lý do tại sao lại bị bắt giam:
“Chùa đã bị lấy mất, chúng tôi đành phải chuyển sang am cốc để tiếp tục thờ phượng, nhưng bọn chúng đã tấn công vào am cốc của chúng tôi, bắt giữ tu sĩ và tín đồ. Chúng tôi phải đấu tranh, gửi thư đi các nơi, đến các cơ quan chính quyền, và đến một số các báo, đài hải ngoại, đòi Tự Do Tôn Giáo, Tự Do thờ cúng. Bọn chúng bèn bắt tôi về tội “tuyên truyền chống chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa”. Ngày tôi bị bắt là ngày 30 tháng 3 năm 1995. Tôi được thả về ngày 30 tháng 3 năm 2002.”
Người tù lương tâm Lê Minh Triết, đã có thời cùng bị giam cầm với Thượng Tọa Thích Thiện Minh, tuy mang tiếng là được trả tự do, vẫn tiếp tục bị giam lỏng:
“Ngay sau khi về nhà, tôi vẫn bị quản chế. Trong 3 năm quản chế, tôi không được đi lễ tại Hòa Hảo. Chưa có một lễ nào mà tôi đến được Hòa Hảo cả. Công an bủa vây chung quanh nhà, không cho đi đâu. Rồi chúng còn ép tôi thêm 2 năm quản chế nữa, mặc dù tôi không chấp nhận bản án quản chế này. Những khi tôi muốn ra khỏi nhà, liền bị đuổi trở về.”
Ông tỏ sự phẫn nộ cùng cực với thái độ trấn áp của nhà cầm quyền hiện nay:
“Không có một quốc gia nào trên thế giới bắt giữ và tra tấn người tu hành cả. Chỉ có chế độ Cộng Sản. Trong chế độ này, làm gì có chuyện hợp lý và công bằng? Nguyện vọng của tôi là chỉ muốn làm theo lời Đức Tôn Sư mình mà vẫn bị nhà cầm quyền đầy ải, cho nên tôi vẫn phải phấn đấu cùng với các tín đồ”
Với ông Nguyễn Văn Lía tự Ba Lía, đã hơn 60 tuổi cũng từng bị tù gần 3 năm, chỉ vì dám nói lên tiếng nói đòi Tự Do Tôn Giáo mà thôi. Trước khi bị bắt, ông lãnh trách nhiệm đi thăm viếng và chăm sóc các gia đình tu sĩ và tín đồ bị CS bách hại. Ông cho biết một lần đang đi phân phát gạo cho gia đình tu sĩ và tín đồ bị ngục tù, công an CS dùng roi điện chích làm ông té xe rồi đánh thêm tới khi bất tỉnh. Từ đó, ông bị điếc một bên tai vì đòn đánh của công an quá ác qúa hiểm. Lần khác, ông bị cộng sản đánh gẫy mấy cái xương sườn. Con ông là một nhà giáo bị công an gây cản trở không cho đi dạy học.
Nói chuyện trực tiếp với ông Nguyễn văn Lía, ông không kể về bản thân ông và mọi sự trù dập của nhà cầm quyền với cá nhân ông, mà chỉ kể về những nạn nhân khác như ông Trần Văn Thiệt. Mùng 01 tháng Bảy âm lịch 2007 là ngày cúng giỗ của tu sĩ Út Hòa Lạc, công an không cho ai vào nhà thờ để cúng tế. Nhiều người chạy về nhà ông Trần Văn Thiệt. Công an rượt theo. Ông Thiệt lúc đó đang đốn tre, trên tay cầm cây mác. Bọn công an Cộng Sản hô lên là ông Thiệt dám cầm dao chém công an, nên chúng xúm vào đánh ông, rồi quẳng ông lên xe, chở đi như một con vật. Sau đó, bọn công an dùng dao “cắt nhượng chân” của ông Thiệt cho ông què luôn.
Ông Ba Lía nói: “Thật, tôi chưa thấy con người nào mà ác tâm như vậy. Người ác lắm cũng chỉ có thể cắt nhượng chân con vật, chứ chưa nghe nói con người cắt nhượng chân con người!” Nhưng như thế chưa đủ. Cộng sản còn tuyên án ông 3 năm tù giam vì tội “chống đối chế độ”. Hoàn cảnh ông Thiệt thật là bi đát. Nhất là ông chỉ có một người con trai là lao động chính, đi làm thay cha, lại bị tai nạn, cháy phỏng cả nửa thân người.
Ông Ba Lía kể thêm về trường hợp của vợ chồng Võ Văn Bửu và Mai Thị Dung, hai tín đồ Hòa Hảo chân thực. Anh Bửu mới ở tù 3 năm cũng về tội “chống đối chế độ”, lại bị công an xông vào bắt giữ vào lúc 7 giờ sáng ngày 05/08/2005. Quá uất ức, hai vợ chồng liền tẩm xăng tự thiêu. Bọn Công an Cộng Sản không những không đưa hai vợ chồng đi bệnh viện cấp cứu thì lại tống thẳng vào nhà giam. Khi thấy Mai Thị Dung có triệu chứng sắp chết, công an mới chuyển ra bệnh xá. Ông Ba Lía cho biết là lúc đến thăm chị Dung, ông nhìn thấy chị Dung bò cả hai tay dưới đất ra chỗ thăm nuôi. Vì ông phản đối, nên một công an mới cõng chị Dung ra gặp người thân. Tình trạng chị Mai Thị Dung bây giờ như chỉ mành treo chuông, khi tỉnh khi không. Gia đình anh chị có hai con, lúc cha mẹ bị bắt, hai cháu mới 16 tuổi và 14 tuổi. Tuyết Linh là con lớn, gần 20 tuổi, nhưng trông chỉ nhỉnh hơn một đứa bé 10 tuổi đôi chút vì thiếu ăn, và phải trông coi bà nội bị mù vì khóc con. Tuyết Linh phải cõng bà nội đi tới đi lui vì bà không còn đi được nữa. Điều đau lòng nhất là riêng chị Mai Thị Dung phải lãnh án tù 11 năm, chỉ vì chị dám xử dụng quyền Tự Do Ngôn Luận của mình mà nói những lời chống lại chế độ.
Ngoài những lời kể chuyện của ông Nguyễn Văn Lía, một tín đồ Hòa Hảo khác cũng có nhiều câu chuyện thương tâm về sự trù dập dã man của nhà cầm quyền Cộng Sản: Ông Võ Văn Diên tự Tám Diên.
Ông Tám Diên cho biết có hai chú cháu cùng bị giam cầm vì muốn bảo vệ đạo pháp: Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm và người cháu Võ Văn Thanh Long. Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì chùa Quang Minh Tự, đã bị CSVN bắt cóc vào đêm 05/08/2005 rồi bị kết án 6 năm 6 tháng. Trước khi bị bắt, ông Võ Văn Thanh Liêm đã từng bị công an địa phương tìm mọi cách để hãm hại ông. Chùa Quang Minh Tự được xây dựng khiêm nhượng bên một ao sen, nơi lấy nước cho sinh hoạt của nhà chùa. Một buổi sáng, bất ngờ cá trong ao sen bị chết nổi đầy trên mặt nước. Sau khi mang nước đi thử nghiệm, thì biết được đã có người bỏ thuốc trừ sâu hủy hoại cá và nguồn nước tiêu dùng của chùa. Ngoài việc hãm hại lén lút này, công an còn công khai cấm chùa không được treo cờ Hòa Hảo và cấm ông Võ Văn Thanh Liêm đi ra ngoài. Vì bất phục cái lệnh vô lý này, ông Liêm vẫn cứ đi ra ngoài liền bị công an phục đánh trào máu miệng. Sau đó chúng cắt điện, buộc chùa phải dùng đèn dầu. Đến ngày 5 tháng 8 năm 2005, ông bị công an phục kích bắt cóc. Cháu của ông là Võ Văn Thanh Long, nghe tiếng chú kêu cứu thì xông vào cứu và bị bắt đi luôn. Trong một phiên tòa xử kín chỉ có công an, không có thân nhân tham dự, ông Võ Văn Thanh Liêm bị kết án 6 năm rưỡi tù giam, còn người cháu, Võ Văn Thanh Long, vì chạy ra bênh chú bị 5 năm rưỡi tù giam.
Trường hợp thương tâm nhất phải kể về Tu Sĩ Trần Văn Út tự Út Hòa Lạc, mới 34 tuổi, khi công an định xông vào bắt, ông không chấp nhận sự giam cầm nên đã đổ xăng vào người để tự thiêu. Hiện nay, thân mẫu của Tu sĩ Út Hòa Lạc, đã 64 tuổi, nhưng vẫn phải đội xôi ra chợ, kiếm ăn sống qua ngày và lấy tiền hương khói cho người con trai dũng cảm.
Với những hiện tượng đó, có thể nói Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo hiện nay đang phải trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Một bên là những tu sĩ Quốc doanh đang nắm quyền sinh sát của Đạo trong tay, một bên là công an địa phương luôn theo dõi để bắt bớ, giam cầm những tín đồ có lòng bảo vệ Đạo Pháp một cách cương quyết. Danh sách bị bắt giam vì đạo rất dài, nhưng thể hiện rõ ràng cho những người chấp nhận bị giam tù và sẵn sảng Tử Vì Đạo là Võ Văn Thanh Liêm, Võ Văn Thanh Long, Tô Văn Mảnh, Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Thọ, Mai Thị Dung, Võ Văn Bửu, Dương Thị Tròn, Nguyễn Văn Sóc, Lê Văn Tín, Nguyễn Thị Hà… Tất cả những người Tù Lương Tâm và Tôn Giáo này hiện đang trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, và có thể ra đi không biết ngày nào.
Điều quan tâm hơn nữa là An Hòa Tự, ngôi chùa do Đức Phật Thầy Tây An (1807-1856) đặt tên và do đệ tử của ngài xây dựng từ thế kỷ 19, và được Đức Huỳnh Giáo Chủ trùng tu, an vị lư hương từ năm 1936 đang bị hăm dọa đập phá nát, trong mục đích muốn xóa sạch mọi chứng tích lịch sử của Đạo.
Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở khắp nơi trên thế giới đang đồng lòng hướng về quê hương, cầu nguyện và tiếp tay với các tín đồ trong nước, mong có ngày được thấy Đạo bình yên và phát triển. Ông Lê Minh Triết nghẹn ngào nói: “Chúng tôi rất hy vọng tất cả các tín đồ trong nước và hải ngoại cùng tiếp tay phổ biến tình hình này đến các tổ chức Nhân Quyền trên thế giới, hầu cho Đạo được ngoi lên, ra khỏi sự đàn áp của nhà cầm quyền Cộng Sản”.
Chu Tất Tiến
Nguồn: http://baotoquoc.com

LM Nguyễn văn Khải (Australia Tour completed)

LM Nguyễn văn Khải (Australia Tour completed)

facebooker "Quang Trung Đại Đế"

Bên dưới là một số bài viết, hình ảnh, âm thanh (video & audio) về chuyến du thuyết Úc Châu của LM Nguyễn văn Khải kéo dài suốt 1 tháng trời (03/08/2013 - 03/09/2013) qua các thủ phủ của các tiểu bang có đông Người Việt - Melbourne, Canberra, Sydney, Brisbane, Adelaide, Perth và cuối cùng về lại Melbourne trước khi lên đường rời Úc Châu.

để nghe những đường link dưới đây xin các Anh Chị hãy chép dường link và bỏ vào "google search" để kiếm và nghe, thành thật cám ơn.

MELBOURNE (thành phố đáng sống nhất thế giới,cho Đ Đ “chảnh” chút xíu, quê nhà Đ Đ mà )

Buổi nói chuyện
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3114-3114
Một số hình ảnh
https://plus.google.com/u/0/photos/104641728533747568275/albums/5908459576031700705
Youtube của buổi nói chuyện
Phần 1: http://youtu.be/Dd9Fhe7wNiM
Phần 2: http://youtu.be/3YbC9FaxaVQ

CANBERRA (Thủ Đô Úc Châu)

SBTN tường trình
http://sbtn.net/D_1-2_2-124_4-76817/phong-su-cong-dong-linh-muc-nguyen-van-khai-gap-go-dong-bao-uc.html
Youtube của buổi nói chuyện
http://www.youtube.com/watch?v=Zgus4fvECQ0

SYDNEY


SBTN tường trình
http://www.youtube.com/watch?v=ECyjorIQC58
Cuộc phỏng vấn LM Nguyễn Văn Khải do Đài 2VNR thực hiện
http://www.youtube.com/watch?v=ncsW5SLgKV8&feature=c4-overview&list=UU2C8M2bLE9nvn61Xc4Lw8Gg
Buổi nói chuyện
http://vulep.blogspot.com.au/2013/08/buoi-noi-chuyen-cua-linh-muc-nguyen-van.html

BRISBANE

Buổi nói chuyện
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3144-3144
Mốt số hình ảnh
https://plus.google.com/u/0/photos/104641728533747568275/albums/5915687781473711457
LM Nguyễn Văn Khải gặp Dân Biểu Liên Bang Bernie Ripoll
http://vietvungvinh.com/2013/index.php?option=com_content&view=article&id=3569%3Alinh-muc-nguyen-van-khai-gap-dan-bieu-lien-bang-bernie-ripoll&catid=55%3Avietnam-hai-ngoai&Itemid=76
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3135-3135
Một số hình ảnh
https://plus.google.com/u/0/photos/104641728533747568275/albums/5914154665383473601
Cuộc phỏng vấn LM Nguyễn văn Khải do Hoàng Nguyên thực hiện (đài 4EB Brisbane)
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3145-3145

ADELAIDE

Buổi nói chuyện
http://www.vietcatholic.net/News/Html/113625.htm
Một số hình ảnh
https://picasaweb.google.com/114753408407560098337/CHAKHAISA#

PERTH


Buổi nói chuyện
http://lacvietnews.com/detail.php?subaction=showfull&id=1378181077&archive&start_from&ucat=2&

MELBOURNE (lần thứ 2)

Buổi nói chuyện thứ 2 của LM Nguyễn văn Khải tại Melbourne (trước khi trở về Roma)
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3161-3161
Một số hình ảnh
https://plus.google.com/u/0/photos/104641728533747568275/albums/5921225965834184113

Bài đọc thêm –

Diễn văn chào mừng LM Nguyễn Văn Khải
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3157-3157
Nghĩ về một mẫu số chung
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/3137-3137
LM Nguyễn văn Khải và những điều chưa biết
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/3119-3119

Tưởng cũng cần nhắc lại là sau buổi tiếp xúc với LM Nguyễn văn Khải (tại Brisbane), ông Bernie Ripoll, Dân Biểu Liên Bang (Úc Châu), đã bày tỏ sự quan tâm sâu xa về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam do Cha trình bày và đã viết một lá thư cho ông Nguyễn Tấn Dũng với nội dung đính kèm bên dưới:

Một loạt phòng siêu âm chui, bác sĩ không chứng chỉ



Kiểm tra một số phòng siêu âm tư nhân cạnh Bệnh viện Ung bướu TP HCM, thanh tra Sở Y tế phát hiện tất cả các phòng khám đều vi phạm.

Ngày 9/9, Thanh tra Sở kiểm tra phòng khám số 48 trên đường Nguyễn Huy Lượng khi một "bác sĩ" đang siêu âm tuyến vú cho người bệnh. Vị này không xuất trình được bằng cấp chuyên môn. Phòng khám do một bác sĩ khác đứng tên nhưng người này không có mặt.
phong-kham-9098-1378730786.jpg
Một trong những phòng khám bị thanh tra Sở Y tế phát hiện sai phạm. Tại khu vực này, tình trạng níu kéo bệnh nhân ra phòng khám tư diễn ra khá nhộn nhịp.
Cũng tại số 48 Nguyễn Huy Lượng, lực lượng chức năng phát hiện thêm một phòng khác không có phép hoạt động nhưng vẫn nhận bệnh nhân. Bác sĩ phụ trách chuyên môn của phòng khám này vắng mặt, còn người được cho là bác sĩ đang thực hiện siêu âm cũng không xuất trình bằng cấp chuyên môn. Đoàn thanh tra đã thu giữ danh sách 8 bác sĩ tại cơ sở và một cuốn sổ ghi chép, đồng thời yêu cầu cơ sở này dừng hoạt động.
Tại phòng khám 48B trên cùng con đường, nhiều bệnh nhân đang chờ khám. Một bác sĩ siêu âm cho bệnh nhân nhưng kiểm tra bằng cấp, thanh pha ghi nhận ông này chỉ được phép khám bệnh nội khoa chứ không có chứng chỉ siêu âm. Sổ nhận bệnh của phòng khám còn ghi nhận một nữ bác sĩ khác có sai phạm tương tự. Thanh tra yêu cầu cơ sở ngưng hoạt động vì chưa có giấy phép cho đến khi có hồ sơ pháp lý theo đúng quy định.
Cách đó vài bước chân, phòng khám số 42 đăng ký hành nghề làm ngoài giờ về xét nghiệm sinh hóa, huyết học nhưng cơ sở này xét nghiệm luôn cả HIV. 
Phòng khám Nội Tổng hợp, siêu âm tổng quát số 46 trên cùng tuyến đường tại thời điểm kiểm tra có 3 phòng khám siêu âm màu nhưng 2 trong 3 bác sĩ đăng ký hành nghề vắng mặt. Cơ sở cũng chưa xuất trình chứng chỉ hành nghề hai bác sĩ, không lưu kết quả siêu âm trên máy, thực hiện do điện tim.
Theo Thanh tra Sở Y tế TP HCM, hầu hết các phòng khám này đều đăng ký khám ngoài giờ hành chính. Đoàn đã lập biên bản vụ việc và yêu cầu người đứng tên các phòng khám trên đến Sở để bổ túc hồ sơ còn thiếu và xử lý các sai phạm. Những cơ sở sai phạm sẽ bị dừng hoạt động.
Thanh tra Sở cũng cho biết sẽ tiếp tục thanh kiểm tra các phòng khám tư nhân vốn nổi tiếng với nạn "cò" lôi kéo bệnh nhân tại các bệnh viện chuyên khoa nhằm chấn chỉnh tình trạng kéo dài nhiều năm này.
Cuối tháng 8, VTV có phóng sự điều tra về tình trạng tương tự ở các tỉnh phía Bắc. Các phòng khám trong phóng sự đều đăng ký và thông tin quảng cáo có bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đầu ngành, nhưng thực chất người trực tiếp khám bệnh chỉ là y tá, điều dưỡng viên, hay y sĩ đông y. 
Thiên Chương

Lỗ gấp 9 lần sau soát xét báo cáo tài chính


 
 Nhiều doanh nghiệp bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng tiếp tục chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp điều chỉnh số liệu sau soát xét, không ít đơn vị lỗ gấp nhiều lần so với công bố ban đầu.
Trong báo cáo tài chính công ty mẹ 6 tháng đầu năm sau soát xét, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang (mã CK: LGL) cho biết mức lỗ thực là 43,67 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 9 tỷ đồng trong báo cáo tự lập trước đó.
Giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Long Giang cho rằng nguyên nhân khiến chênh lệch số liệu trong báo cáo tài chính bán niên 2013 sau soát xét  là ghi nhận thêm chi phí lãi vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 1,3 tỷ đồng. Đồng thời, công ty còn trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn vào Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam 31,9 tỷ đồng và Công ty cổ phần Long Giang Sài Gòn 1,1 tỷ đồng.
dn-1378720592.jpg
Nhiều doanh nghiệp lỗ tăng gấp đôi sau soát xét. Ảnh: Hoàng Hà
Tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển thương mại Viễn Đông (Mã CK: VID), theo báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm, công ty lỗ 50,66 tỷ đồng, trong khi trước đó trong báo cáo tự lập của công ty chỉ lỗ 24,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong báo cáo soát xét đơn vị kiểm toán còn lưu ý về việc khả năng thu hồi khoản nợ phải thu số tiền bán hàng cho Công ty cổ phần thương mại Toàn Lực 232 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,27% trên tổng dư nợ phải thu khách hàng đến 30/6.
Tại ngày 30/06, dự nợ ngắn hạn của công ty đã vượt tài sản ngắn hạn hơn 56 tỷ đồng và lỗ hơn 50 tỷ đồng. Kiểm toán lưu ý về khả năng hoạt động liên tục của công ty này.
Lỗ cũng tăng gấp đôi như 2 công ty trên, Công ty cổ phần Sông Đà I (Mã CK: SD1), trong báo cái soát xét 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm 21 tỷ đồng, trong khi đó, trong báo cáo tài chính quý II mà công ty tự lập chỉ âm 13 tỷ đồng.
Đột biến nhất là Công ty cổ phần xây dựng số 15 (Mã CK: V15) sau soát xét lỗ tăng gấp 9 lần. Cụ thể, trong báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận sau thuế lỗ 26,3 tỷ đồng. Trong khi trước đó, báo cáo tài chính quý II do công ty tự lập chỉ ghi nhận khoản âm 2,9 tỷ đồng.
Thêm vào đó, kiểm toán còn lưu ý đến khoản phải thu khách hàng đã quá hạn thanh toán trên một năm khoảng 86 tỷ đồng. Công ty kiểm toán nghi ngờ khả năng thu hồi đối với khoản phải thu này. Tuy nhiên, theo giải trình của công ty, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch là trích lập dự phòng các khoản phải thu đội thi công và tăng giá vốn hàng bán.
Tổng công ty phát triển Đô Thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC), sau soát xét báo cáo bán niên 2013, khoản lỗ sau thuế lên tới 53,9 tỷ đồng, thay vì ở con số 39,5 tỷ đồng như báo cáo tự lập trước đó.
Theo giải trình mới đây của công ty, nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là tính lại phần thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ở công ty con là công ty cổ phần phát triển đô thị Sài Gòn-Tây Bắc.
Bênh cạnh nhiều doanh nghiệp lỗ tăng mạnh, năm nay số lượng doanh nghiệp đang lãi cao bỗng dưng bốc hơi nhiều tỷ đồng cũng không kém cạnh.
Mới đây, Công ty cổ phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo (Mã CK:  ITA) công bố báo cáo tài chính soát xét hợp nhất 6 tháng đầu năm 2013 với doanh thu tăng lên nhưng lãi ròng “bốc hơi” hơn 6 tỷ đồng.
Doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm sau soát xét đạt 40,2 tỷ đồng, tăng 4% so với trước kiểm toán. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh làm cho lãi gộp của ITA giảm 5%, đạt 33,9 tỷ đồng. Do đó, lãi sau thuế sau soát xét 6 tháng đầu năm là 4,4 tỷ đồng, còn theo báo cáo tự lập lợi nhuận tới 10 tỷ đồng.
Cũng nằm trong danh sách lãi giảm mạnh còn nhiều công ty như Công ty cổ phần MTGas (Mã CK: MTG), CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (Mã CK: SDU), CTCP Thủy Điện - Điện lực 3 (Mã CK: DRL)...
Trao đổi với VnExpress.net, Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích tại một quỹ đầu tư ở Hà Nội thở dài: “Nhìn chung tôi hơi thất vọng về mùa báo cáo năm nay, chất lượng đi xuống rõ rệt khi chênh lệch số liệu phát sinh quá nhiều giữa trước và sau kiểm toán. Thậm chí cả những doanh nghiệp quy mô vốn lớn, thuộc hàng blue-chip vẫn dính sai số”.
Theo vị này, trước đây chuyện chênh lệch trên báo cáo tài chính trước, sau soát xét xảy ra chủ yếu ở những công ty quy mô vốn nhỏ và hay làm giá cổ phiếu. Nhưng đến quý II năm nay, vấn đề sai số đã “xảy ra như cơm bữa” và nếu không có các đơn vị kiểm toán can thiệp, nhà đầu tư có thể gặp thiệt hại tương đối lớn. “Có lẽ sức khỏe doanh nghiệp hiện giờ cũng là vấn đề chung của toàn thị trường. Trước đây còn có những doanh nghiệp cố gắng trụ lại, nhưng sau 2 năm, chính những đơn vị này cũng có vấn đề nhưng không ai biết cho đến khi báo cáo được đưa ra trước công chúng. Chẳng hạn các doanh nghiệp xây dựng có hàng nghìn tỷ đồng tiền cho vay, phải thu của khách hàng, nhưng nhà đầu tư thông thường cũng không thể biết trong số hàng nghìn tỷ đó, chính xác bao nhiêu tiền là nợ khó đòi”, vị này cho hay.
Còn theo ông Nguyễn Sỹ Bình – Trưởng phòng môi giới tại Công ty Chứng khoán VNDirect khẳng định, chuyện chênh lệch số liệu trên báo cáo tài chính ảnh hưởng rất lớn đến việc phân tích tình hình hoạt động doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu công ty. Thông thường, mỗi công ty đều có lý do riêng giải thích cho vấn đề chênh lệch số liệu, nhưng nó vẫn tạo ra tâm lý không tốt cho nhà đầu tư, ông Bình chia sẻ.
Theo ông Bình, báo cáo tài chính chưa phải là yếu tố quan trọng nhất để phản ánh chất lượng kinh doanh, nhưng nó lại là thứ đầu tiên nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu về một doanh nghiệp. Do vậy, để đề phòng những trường hợp “mất tiền oan” do sai sót số liệu, ông Bình cho rằng mỗi nhà đầu tư nên chủ động kiểm tra lịch sử sai sót của báo cáo tài chính, đồng thời chú trọng đến thương hiệu của công ty kiểm toán.
Hồng Châu -Tường Vi

‘Ngân hàng đang ở gần đáy khủng hoảng’


 
 5 năm khủng hoảng kinh tế thế giới: Nỗi đau chưa dừng

Theo bà Nguyễn Thùy Dương - Phó tổng giám đốc dịch vụ tài chính ngân hàng E&Y Việt Nam, cho vay dưới chuẩn là căn nguyên chung của các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng như khó khăn của ngân hàng trong nước hiện nay.
- Thế giới đã đi qua 5 năm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, trong khi đó, với các ngân hàng Việt Nam thời điểm này vẫn là “tâm bão”. Theo bà tại sao lại có độ trễ như vậy? 
- Từ năm 2009, khó khăn bắt đầu nổ ra trên toàn thế giới nhưng sự ảnh hưởng tại Việt Nam chưa nhiều và không trực tiếp. Nếu có tác động ngay, thông thường chỉ ở lĩnh vực xuất khẩu. Lúc đó, chúng ta có 4 - 5 thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản.
Bà Nguyễn Thùy Dương là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Gloucestershire, Vương quốc Anh. Hiện bà là Phó tổng giám đốc Dịch vụ tài chính ngân hàng của E&Y Việt Nam (Ernst & Young), chuyên trách về lĩnh vực kiểm toán, tư vấn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Việt Nam, Lào. 
 
Bà Dương có kinh nghiệm chuyên sâu về thị trường tài chính Việt Nam, các vấn đề sáp nhập và các giải pháp thực tế cũng như quản trị rủi ro.
Còn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mức độ hội nhập khi đó chưa cao. Quan trọng hơn, các ngân hàng lúc ấy mới bước vào giai đoạn tăng trưởng "nóng". 2009 là thời điểm cực "thịnh" của họ. Điều này khác hẳn với Mỹ và thế giới khi ấy. 
Đến nay khi thế giới đi qua khủng hoảng được 5 năm thì hệ thống ngân hàng Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn và có thể nói là gần chạm đáy. Khó khăn thực ra đã bắt đầu lộ dần từ năm 2010, 2011, ngân hàng vẫn tăng trưởng "nóng" nhưng nhiều vấn đề khác đã xấu đi, nợ dưới chuẩn cũng tăng lên. Được cái các ngân hàng khi đó vẫn gò được tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. 
- Một trong những lý do mà người ta nói nhiều nhất về sự sụp đổ của các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng 2008 là vấn đề cho vay dưới chuẩn. Còn với các ngân hàng Việt Nam, nguồn cơn của những khó khăn là gì? 
- Cho vay nhanh - vội cộng với không quản lý tốt rủi ro dẫn đến chất lượng tài sản đi xuống, đó là điểm giống nhau. Ở Mỹ, khi đó họ cho vay rất nhiều, rất nhanh và không thực sự có trách nhiệm với danh mục cho vay của mình. 
Còn ở Việt Nam, một phần là do ảnh hưởng nền kinh tế vĩ mô cộng với rủi ro về đạo đức không được kiểm soát chặt chẽ. Các ngân hàng quản lý rủi ro rất kém và đến gần đây, Ngân hàng Nhà nước mới chuẩn bị ra thông tư siết chặt hơn. 
Duong-EY-1523-1378803877.jpg
Nguồn tiền và cơ chế là hai điểm mà bà Nguyễn Thùy Dương cho rằng cần thay đổi để giải quyết những vấn đề hiện tại của hệ thống ngân hàng. Ảnh: EY.
- Tại cuộc khủng hoảng 2008, hàng loạt ngân hàng, tên tuổi lớn trên thế giới đã phá sản. Còn ở Việt Nam tình trạng này khó xảy ra, theo bà tại sao?
- Thực ra không nhất thiết cứ phải để một ngân hàng chết đi rồi lập một ngân hàng mới trong khi chi phí lại khá lớn. Khả năng là vẫn nên khuyến khích các nguồn lực khác tham gia. Đây có thể là một quan điểm mà tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước cũng có lý của họ. Ví dụ như để các ngân hàng yếu kém tự chủ, tự tìm một ông chủ mới nào đó để sáp nhập, tái cơ cấu như TienPhong Bank, TrustBank, Habubank... đã làm.
Hơn nữa, nay Ngân hàng Nhà nước hạn chế mở phòng giao dịch, ngừng cấp phép ngân hàng, rõ ràng việc bỏ tiền mua một nhà băng yếu kém để làm nó tốt hơn sẽ kinh tế hơn rất nhiều. 
- Để giải quyết khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, theo bà nên bắt đầu từ đâu?
- Hai điều chúng ta cần phải tạo ra, một là cơ chế, hai là tiền. Đầu tiên là phải có sự ổn định tương đối trong điều hành kinh tế vĩ mô. Nhà điều hành đôi khi vẫn chủ quan trong việc đưa ra quyết định và có quá nhiều mệnh lệnh hành chính trong đó. 
Để giải quyết vấn đề thứ hai, một gợi ý có thể là nên tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Như với nợ xấu cũng vậy, để xử lý cần phải có một luồng tiền thực sự chảy vào. Nếu mở cửa cho nước ngoài tham gia, họ có thể mang được tài sản là tiền, là trí tuệ, sự chuyên nghiệp hóa, giúp tài sản có thể sinh lời và sau đó bán lại cho chúng ta. Như vậy không phải quá tệ. Còn nếu chỉ phụ thuộc vào các nguồn vốn đi vay thì sẽ phải đối mặt nhiều điều kiện cũng như những rủi ro về mặt chính sách. 
Nếu làm vậy thì e bản thân Công ty Quản lý và Khai thác tài sản Việt Nam (VAMC) lẫn các ngân hàng chẳng có động lực nào để mua bán nợ. Để mô hình VAMC hiệu quả, nên tạo hành lang pháp lý để cho phép các giao dịch mua bán dễ dàng được thực hiện. Ngoài ra, cần có chế độ ưu đãi về thuế nhất định để các bên thấy có động lực tham gia. Theo tôi, để các bên mua nhanh, bán nhanh mà hiệu quả thì phải đảm bảo lợi ích cho cả hai phía. Nếu những khoản nợ sau khi xử lý họ không được gì thì cũng chẳng có động lực nào cho họ cố gắng cả.
Thanh Thanh Lan

Thi lấy bằng lái xe mới: Thí sinh “sát hạch” giám khảo



TPO- Thời gian sát hạch rút xuống còn 15 phút, công tác chấm thi sát hạch cấp phép lái xe tại Hà Nội được minh bạch hóa. Đặc biệt, tất cả các học viên đều được giám sát việc chấm thi của sát hạch viên.
Sở GTVT Hà Nội đã triển khai thi sát hạch, cấp GPLX theo mô hình mới: Quy chuẩn 40, Thông tư 18 của Bộ GTVT. Trung tâm dạy nghề đào tạo và sát hạch lái xe, ĐH PCCC, Bộ Công an và Trung tâm sát hạch lái xe - Cty CP Vận tải ô tô số 2 là hai cơ sở đầu tiên được Sở GTVT tổ chức thi sát hạch cho các học viên trong ngày 5/9. Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, so với trước đây cách thức thi hiện nay thời gian thi sát hạch thực hành được rút ngắn từ 20 phút xuống còn 15 phút, cùng với đó tất cả công tác thi sát hạch sẽ được vi tính hóa. “Đề thi được theo phương pháp sát hạch mới này thí sinh phải học và nắm chắc Luật, phương pháp này cũng hoàn toàn loại bỏ được sự nhờ vả, can thiệp từ bên ngoài”, ông Tân nhấn mạnh.
Với việc ghi, lưu và phát lên màn hình, sát hạch theo mô hình mới thí sinh cũng được sát hạch giám khảo
Với việc ghi, lưu và phát lên màn hình, sát hạch theo mô hình mới thí sinh cũng được sát hạch giám khảo.
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, theo những quy định mới về đào tạo, thi cấp GPLX của Thông tư số 18, để được phép đào tạo, sát hạch GPLX các trung tâm phải đổi mới toàn bộ phương tiện, áp dụng công nghệ vào giảng dạy. Cụ thể, xe học lái phải có cả số sàn và số tự động, xe thuộc các dòng đời mới; có hệ thống camera ghi hình quá trình chấm thi và truyền lên màn hình để học viên, nhân dân theo dõi, giám sát. “Cùng với hai trung tâm trên, hiện Hà Nội có tổng cộng 9 trung tâm đào tạo, sát hạch cấp GPLX đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn mới của Bộ GTVT”.
Thượng tá Lê Quang Bốn, giám đốc Trung tâm dạy nghề đào tạo và sát hạch lái xe, ĐH PCCC cho biết, từ khi Bộ có chủ trương trên, trong hai tháng qua trung tâm đã đầu tư nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng cho phù hợp với yêu cầu mới. “Riêng phương tiện chúng tôi đã chi hơn 1,5 tỷ đồng để mua toàn bộ xe Vios sản xuất từ năm 2011 đến nay cho thí sinh học và thi”, ông Bốn nhấn mạnh.
Đánh giá về trương trình học và sát hạch mới trong ngày đầu tiên được áp dụng tại trung tâm mình, ông Lê Văn Đại, giám đốc Trung tâm sát hạch lái xe, Cty CP Vận tải ô tô số 2 cho biết, đây là chương trình dạy và học khá chặt chẽ, khách quan, hoàn toàn loại bỏ những băn khoăn của dư luận về việc thi hộ, nhờ vả. Tuy nhiên để việc đào tạo và sát hạch ngày một tốt lên, ông Đại cho rằng, trước khó khăn chung của nền kinh tế, sự sụt giảm học viên nhà nước cần có chính sách giảm thuế đất, phí cầu đường đối các trung tâm đào tạo, sát hạch GPLX.
Là một trong hàng chục học viên thi sát hạch GPLX tại Trung tâm dạy nghề đào tạo và sát hạch lái xe, ĐH PCCC sáng qua, anh Lâm Đình Tuấn (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Với việc học, sát hạch hoàn toàn tự động, minh bạch và trong quá trình chấm thi chúng tôi còn theo dõi, giám sát được người trượt, người đỗ khiến tâm lý chung của người dự thi yên tâm hơn”.
Anh Trọng

Báo Nga: Đặc công Việt Nam thiện chiến 'ngoài sức tưởng tượng' (I)



TPO-Khả năng bí mật đột nhập, luồn sâu đánh hiểm, sống còn trong môi trường khốc liệt với sức chịu đựng ngoài sức tưởng tượng, đặc công Việt Nam khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
'Ngoài sức tưởng tượng'
Việt Nam trong thế kỷ 20 đã trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn và ác liệt để đấu tranh giành độc lập, bảo vệ tổ quốc với Pháp (1944-1954), Mỹ (1967-1975), chống bè lũ diệt chủng Pol Pot (1975-1978) và chiến tranh biên giới (1979-1980).
Với học thuyết quân sự mang tính cách mạng trong chiến tranh hiện đại mà người xây dựng nên cơ sở căn bản là chủ tịch Hồ Chí Minh, người đưa học thuyết quân sự Việt Nam lên tầm nghệ thuật là đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã hình thành một hệ thống lý thuyết của đấu tranh vũ trang trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Địa hình đất nước Việt Nam dường như rất thích hợp cho một cuộc chinh phục tổng lực của các siêu cường, nhưng lại rất chông gai cho những thế lực hiếu chiến.
Học thuyết quân sự Việt Nam dựa trên sức mạnh của tinh thần yêu nước, mục đích cuối cùng là toàn vẹn lãnh thổ, từ đó hình thành và phát triển các lực lượng vũ trang nhằm đạt được mục đích đó, tư duy chiến lược và tư tưởng chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật định hướng theo nhiệm vụ trước mắt và hướng phát triển tiếp theo cũng nhằm mục đích toàn vẹn lãnh thổ. Từ đó nảy sinh những lực lượng đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực tế của chiến trường và đối tượng tác chiến. Hình thành nghệ thuật quân sự linh động và sáng tạo qua mỗi thời kỳ.
Lực lượng Đặc công, trên một khía cạnh nào đó được hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự Việt Nam. Do phải đấu tranh chống lại kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần, những lý luận ban đầu của tư duy quân sự được hình thành từ chiến tranh du kích, sự phát triển biện chứng của các quân binh chủng dựa trên cơ sở lực lượng chính quy và chiến tranh du kích đã hình thành các đơn vị tác chiến đặc biệt – các lực lượng đặc nhiệm (thực hiện công tác đặc biệt). Và hiệu quả của nó đã khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
Từ những chương trình huấn luyện của Team Six, SFC Thụy sĩ, GSG-9 của Đức, SBS Hải quân của Anh, Seal của Hải quân Mỹ, lực lượng Denphil, Vampel của Nga, có thể thấy được những dấu ấn rất đặc thù của Đặc công Việt Nam, đó là khả năng bí mật đột nhập, khả năng luồn sâu, khả năng phá hoại và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, khả năng sống còn trong môi trường đặc biệt khó khăn (rừng hoang nhiệt đới, đầm lầy, sông hồ, trên biển, trên sa mạc) với sức chịu đựng vượt ngoài sự tưởng tượng của con người.
Hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt chống lại một siêu cường quân sự, hùng mạnh cả về binh lực và phương tiện chiến tranh hiện đại, những phương thức và kỹ năng tác chiến của Đặc công Việt Nam đã trở thành một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng luôn thường trực cùng quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Những đòn tấn công vào những nơi được canh giữ cẩn mật nhất, lực lượng đặc công phá hủy các sân bay quân sự, kho tàng, bến cảng, tiêu diệt các đoàn vận tải quân sự, ngăn chặn và gây tổn thất nặng nề các cuộc hành quân, đánh phá các căn cứ quân sự và bắt hoặc tiêu diệt các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và Sài Gòn, thậm chí lực lượng Đặc công – Biệt động còn tiến hành các trận tập kích hỏa lực ngay giữa nội đô thành phố. Đặc công – biệt động đã biến miền Nam trở thành một chiến trường không có hậu phương và không có bất cứ một nơi nào an toàn cho quân đội Mỹ.
Đột nhập căn cứ địch
Đột nhập căn cứ địch.
 
Ngay từ cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, lực lượng bộ đội “đặc biệt tinh nhuệ” đã thể hiện được bản lĩnh và năng lực tác chiến hiệu quả trước một đội quân thường trực chiến đấu chuyên nghiệp, vũ khí trang bị hiện đại của Pháp và lực lượng lính đánh thuê lê dương. Lực lượng lê dương thực tế là một đội quân chiến tranh chuyên nghiệp có khả năng tác chiến tốt nhất và nguy hiểm nhất của quân đội Pháp. Nhận xét về lính lê dương của cựu binh trung sĩ trung sĩ Claude-Yves Solange: “Có thể sẽ là quá khoa trương khi nói về đội quân lê dương, nhưng trong lực lượng này tham gia chiến đấu là những chiến binh thật sự, không chỉ có người Pháp, có cả người Đức, Scandinavia, Nga, Nhật Bản, thậm chí một số người Nam Phi, Đức và cả người Nga. Toàn những chiến binh bẩm sinh ra dành cho chiến tranh”.
Quân đội Pháp cũng có những lực lượng đặc nhiệm, được tổ chức từ các quân nhân SS cũ, đã chiến đấu trên chiến trường thành các lữ đoàn biệt kích luồn sâu phá hoại và tấn công. Tuy bộ đội Việt Minh không có các phương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng họ có những vũ khí vô cùng lợi hại khác. Những chiến sĩ Việt minh hiểu biết sâu sắc địa hình và các kỹ thuật chiến đấu bí mật, bất ngờ. 
Thời điểm đầu tiên, cuộc chiến vô cùng khó khăn gian khổ. Các trận đánh thông thường đều có những tổn thất nặng về người, dưới sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ đội Việt Minh đã thay đổi cách chiến đấu. Phải thừa nhận rằng, lực lượng đặc nhiệm là sự phát triển cao độ của du kích quân, và người Việt Nam là những chiến sĩ du kích giỏi nhất thế giới. Các lực lượng bộ đội đặc biệt tiến hành các đợt trinh sát luồn sâu và chiến đấu trong lòng địch, trong các đội quân đó, điển hình là các chiến sĩ cảm tử với khẩu hiệu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đó là những chiến sĩ công kiên trên các tuyến phòng ngự dày đặc đồn bốt địch, họ mang theo thuốc nổ (bộc phá) và mở con đường tấn công cho các lực lượng công kích, cửa mở qua các tuyến hàng rào dây thép gai, chông mìn và lưới đạn súng máy dày đặc luôn thấm đẫm máu và lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảm tử.
Phương thức tác chiến khởi điểm ban đầu là tác chiến Mật tập (bí mật đột nhập hệ thống phòng ngự đồn bốt) kết hợp với tác chiến Cường tập (sử dụng lực lượng tập trung công đồn). Trong những giai đoạn này đã hình thành hai lữ đoàn đặc công bộ đầu tiên là 112 và 113. Kết hợp với tác chiến trên bộ là sự phát triển của đặc công nước nhằm tấn công các tuyến đường vận tải đường sông của đối phương, đặc biệt là khu vực Miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sông rạch và kênh vận tải, yểm trợ hỏa lực.
Các trận đánh khốc liệt trên sông nước miền Nam đã hình thành lực lượng đặc công “Rừng Sác” đầu tiên. Những chiến công của họ đã bẻ gẫy mọi ý đồ chiến trang và đưa Lực lượng vũ trang Việt Nam từ chiến thắng này đến chiến thắng khác ngày một lớn hơn. Những năm 1953 –1954 là những năm phát triển mạnh mẽ nhất của các lực lượng đặc nhiệm Việt Minh khi những lực lượng nhỏ, được trang bị tốt và có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, từ các chiến khu Miền Nam tấn công mạnh mẽ vào các đơn vị phòng ngự của quân đội Pháp. Họ đã gây những tổn thất nặng nề về binh lực, đồng thời những đòn tiến công liên tiếp vào sân bay, kho tàng quân sự, các đoàn congvoa quân sự và các tuyến đường vận tải trên khắp đất nước đã phá hủy hoàn toàn tham vọng xây dựng 18 binh đoàn cơ động mạnh của tướng Nava và đẩy quân đội Pháp vào một trận đánh cuối cùng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Đặc công Miền Nam với lời thề Quyết tử
Đặc công Miền Nam với lời thề Quyết tử.
 
Đặc biệt tinh nhuệ, lẫy lừng chiến công 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, cùng với định hướng xây dựng quân đội chính quy, các đơn vị trinh sát biệt động đã có những bước đi ban đầu khá mạnh mẽ. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, đã có quyết định xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không, lữ đoàn dù 305 đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có căn cứ tại Bắc Giang. Lực lượng nhảy dù bao gồm các cán bộ đặc nhiệm cốt cán, được huấn luyện tại Trung Quốc, sau đó, các sĩ quan đặc nhiệm đã biên chế thành lữ đoàn dù và tiến hành các công tác huấn luyện, thực hành chiến đấu với các huấn luyện viên Liên Xô (5 chuyên gia). Cuộc đấu tranh chính trị đòi thực hiện hiệp định Genève ở Miền Nam đã chuyển thành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng.
Từ miền Bắc, các lực lượng đặc nhiệm đã hành quân theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, tiếp cận chiến trường Miền Nam, xây dựng các lực lượng đặc công, biệt động tại chỗ trên các chiến khu. Từ đó, hình thành các đơn vị đặc nhiệm chính quy của Quân Giải phóng nhân dân Miền Nam Việt Nam, những đơn vị bán chính quy (dân quân du kích) trên khắp miền Nam. Được huấn luyện trong các chiến khu, kỹ thuật tác chiến của đặc công được phát triển và nhân rộng trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, từ đột nhập các khu căn cứ địch dưới nhiều hình thức, vận chuyển vũ khí khí tài vào hậu phương trong lòng địch đến các trận đánh bí mật bất ngờ, các lực lượng đặc công hình thành ở tất cả các binh chủng trên chiến trường, được phân chia thành hai ba mô hình chiến thuật tổ chức lực lượng – trinh sát đặc công, đặc công và biệt động.
Các lực lượng trinh sát đặc công thường tác chiến trong đội hình của một đơn vị binh chủng hợp thành, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và khi cần, sẵn sàng tiến hành các đòn tiến công mở đầu cho một trận đánh, các lực lượng đặc công thủy và bộ có những trận đánh độc lập hoặc phối thuộc, là một binh chủng riêng biệt, các lực lượng biệt động là những lực lương bán chính quy, tập trung chủ yếu ở hậu phương của đối phương, biệt động có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ tình báo chiến dịch chiến thuật, tấn công các mục tiêu quan trọng hoặc có ý nghĩa chính trị lớn (các nhân vật quan trọng của đối phương) đến các hoạt động phá hoại, bắt tù binh và hỗ trợ các chiến dịch tuyên truyền.
Chỉ tính riêng trong tháng 2.1964 đã diễn ra 7 cuộc tấn công tiêu diệt các đối tượng nguy hiểm của chính quyền Sài Gòn và của quân đội Mỹ, các đòn tấn công của các chiến sĩ biệt động nhằm cả vào các nhân vật quan trọng của Mỹ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tướng William C. Westmoreland-Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Những đòn tấn công của đặc công Việt Nam diễn ra khắp mọi nơi, kể cả những khu vực được coi là căn cứ quân sự được bảo vệ tốt nhất và chắc chắn nhất trên thế giới như Tổng kho Long Bình, sân bay Tân Sơn Nhất, các khách sạn dành riêng cho các sĩ quan cao cấp Mỹ và cuối cùng mục tiêu là đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị tấn công ngày 30.3.1965.
Mục tiêu tác chiến của đặc công các binh chủng (đặc công, trinh sát đặc công công binh, đặc công pháo binh – tên lửa) chủ yếu nhằm vào các kho tàng bến cảng và căn cứ quân sự, đặc biệt nhất là sân bay – vốn là chỗ dựa hỏa lực chính và cũng là ưu thế mạnh nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hòa từ 31.10 đến ngày 1.11.1964 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ, phá hủy 15 máy bay, tiêu diệt nhiều binh sĩ Mỹ, tiếp theo đó là trận tập kích và trại Holloway gần Pleiky 7-8.02.1965 (8 quân nhân Mỹ chết, 106 bị thương, 5 máy bay trực thăng bị phá hủy).
Trong các trận tấn công liên tiếp vào các căn cứ kho tàng hậu cần kỹ thuật như trận tấn công vào kho xăng Esso ngày 5.8.1965 ở Đà Nẵng đã đốt cháy 10 triệu lít xăng, mất 40% tổng dự trữ xăng dầu của Mỹ ở Việt Nam. Ngoài ra, các lực lượng đặc công còn tiến hành các trận pháo kích vào các khu sân bay dã chiến, các sở chỉ huy và các địa điểm quan trọng của thành phố Sài Gòn, như trận tập kích hỏa lực súng cối ngày 27.10.1965 kết hợp với mật tập đã tiêu diệt hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu tại căn cứ Mably Mauthen gần Phú Bài của lính thủy đánh bộ Mỹ.
Kho xăng nhà Bè bị đốt cháy năm 1968
Kho xăng nhà Bè bị đốt cháy năm 1968.
 
Tổng kết toàn bộ thành tích của Đặc công QĐNDVN trong chiến tranh đã phá hủy 1.600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự, 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu; đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng chiến đấu, hàng nghìn máy bay chiến đấu các loại. 
Cắt hàng rào dây thép gai
Cắt hàng rào dây thép gai.
Trinh sát đặc công
Trinh sát đặc công.
Máy bay F-4C bị đặc công tiêu diệt tại sân bay
Máy bay F-4C bị đặc công tiêu diệt tại sân bay .
 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đặc công trên bộ là đặc công nước Việt Nam, số lượng và kỹ năng tác chiến của lực lượng này vượt xa tất cả những hiểu biết về khả năng tác chiến ngầm của tất cả các lực lượng trên thế giới. Theo báo cáo của lực lượng tình báo hải quân Mỹ, đến năm 1969 trên chiến trường Miền Nam có 3 tiểu đoàn, 4 đại đội và hai trường huấn luyện đặc công nước ở ngay miền Nam. Ngoài ra còn có trung đoàn đặc công nước số 126 hoạt động gần khu vực vĩ tuyến 17. Lực lượng đặc công nước Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đánh chìm chiến hạm USS Card với nhiều máy bay trực thăng chiến đấu trên boong tàu vào 02.05.1964, tàu USS Baton Rouge Victor 23.8.1966 cùng với hàng ngàn tàu xuồng vận tải chiến đấu và kho tàng bến cảng. Có những thời điểm đặc công nước đã phong tỏa cả quân cảng Cam Ranh, gây nhiều tổn thất cho hoạt động cung cấp trang thiết bị, khí tài quân sự đường biển cho quân đội Mỹ.
Chiến dịch chiến đấu tiến công lớn nhất và cũng là quan trọng nhất, chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới về sử dụng lực lượng đặc nhiệm là tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Lực lượng đặc công, biệt động, trinh sát đặc công kết hợp với các lực lượng vũ trang toàn miền Nam tiến hành một cuộc tấn công và nổi dậy trên toàn bộ chiến trường, tập kích vào tất cả các cơ quan đầu não, căn cứ quân sự của Mỹ.
Điển hình nhất là cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ, một pháo đài thật sự ở giữa Sài Gòn. Cuộc tập kích đã tiêu diệt và làm bị thương gần 190 quân nhân Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả, nó đánh gãy tư tưởng chiến lược chiến tranh của quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tiêu hủy mọi hy vọng giành thắng lợi ở chiến trường và làm dấy lên cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam ở Mỹ và khắp thế giới.
Đòn tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất
Đòn tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất.
 
Trong chiến tranh khốc liệt, lực lượng đặc công cũng được biên chế tổ chức và xây dựng theo hướng hiện đại. Hình thành các đơn vị trinh sát, các đơn vị đột kích luồn sâu. Trong đó có đoàn bộ đội đặc công 198 được tổ chức biên chế theo hướng hiện đại đầu tiên. Tính đến năm 1975. lực lượng vũ trang Việt Nam có khoảng 47 tiểu đoàn và 13 đại đội độc lập.
Một trong những lực lượng đặc công ít người biết đến là lực đặc nhiệm tác chiến trên đường Trường Sơn với nhiệm vụ chống các toán biệt kích phá hoại của quân đội Mỹ. lực lượng này có nguồn gốc từ Lữ đoàn 305 bộ đội nhảy dù, theo các báo nước ngoài thì có khoảng 9 tiểu đoàn tác chiến dọc tuyến đường Trường Sơn, được huấn luyện theo phương pháp biệt kích. Các đơn vị này đã trực tiếp đối đầu với các lực lượng biệt kích của sư đoàn đổ bộ đường không số 1 Mỹ trong khu vực A Sầu – A Lưới và đường 9 Nam Lào. Lực lượng đặc nhiệm đã chiến đấu rất quyết liệt, đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị thám báo, biệt kích của đối phương.
Những binh sĩ Mỹ bị thương trên chiến trường mong chờ cứu hộ
Những binh sĩ Mỹ bị thương trên chiến trường mong chờ cứu hộ.
 
Các hoạt động tác chiến của bộ đội Đặc công Việt Nam không giới hạn ở đường biên giới, khi chiến tranh mở rộng, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Campuchia và ở Thái Lan cũng bị tấn công bởi lực lượng đặc công. Trận đánh khá nổi tiếng Lima Site 85 trên đỉnh Phathi thuộc biên giới Lào đã tiêu diệt căn cứ radar trinh sát dẫn đường và chỉ huy tác chiến đường không của Mỹ. Đặc công Việt Nam cũng nhiều lần tập kích các căn cứ không quân Mỹ ở Udon và Utapao. Đặc biệt, trận tập kích của lực lượng đoàn 1 Đặc công đã đánh thiệt hại nặng 8 máy bay ném bom B-52 của Mỹ ở căn cứ Utapao.
Trong chiến tranh biên giới, lực lượng Đặc công Việt Nam cũng là những lực lượng chính quy đầu tiên tham chiến chống lại lực lượng đặc nhiệm “Sơn cước”. Đồng thời tiến hành những hoạt động tập kích phục kích tiêu diệt cả đoàn vận tải quân sự và cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật xăng dầu của đối phương, đánh chặn những đợt đột nhập của các lực lượng biệt kích đối phương trên các tuyến đường biên giới.
Thực tế cho thấy, nếu so với các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, Đặc công Việt Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất, có kỹ năng chiến đấu hoàn hảo nhất và cũng có nhiều kinh nghiệm tác chiến tốt nhất trong môi trường chiến trường phức tạp và lực lượng đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần. Không có được sức mạnh yểm trợ của hỏa lực đường không và các loại khí tài hiện đại, với kỹ năng tác chiến và sức chịu đựng vượt ngoài giới hạn con người, lực lượng Đặc công Việt Nam là một mô hình lực lượng mà hầu hết các lực lượng đặc nhiệm, bao gồm cả Lực lượng Hải cẩu Mỹ, lực lượng Vampel của Nga đều nghiên cứu và học tập.
(còn nữa)
Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Tạp chí lực lượng Đặc nhiệm bratishka-Nga