THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 September 2013

Tây Ninh: Đạo Cao Đài tiếp tục bị vi phạm tự do tôn giáo

Upload Music Files - Listen Audio - Tây Ninh: Đạo Cao Đài ...

VRNs (12.09.2013) – Tây Ninh – Vào lúc 15 giờ, ngày 12.09.2013, Chánh trị sự Hứa Phi, Đức Trọng, Lâm Đồng loan tin: “Hội Cao Đài ở xã Bàu Năng, tỉnh Tây Ninh đang thượng tôn Đức Thượng Đế tại tư gia nhưng Hội Đồng Chưởng Quản (Cao Đài của nhà cầm quyền lập nên) đến làm khó dễ và nhiều công an đứng bên ngoài. Một số đồng đạo và Hiền Huynh bị Hội Đồng Chưởng Quản hành hung nhưng công an không can thiệp.”

Hiền huynh Huỳnh Văn Phan nói: “Gia đình bà Nga mời các vị chức sắc Cao Đài chân truyền đến cầu an cho gia đình bà tại tư gia. Nhưng công an đã ngăn cản hơn 100 người không cho đến tham dự lễ cầu an. Có hơn 40 người gồm các vị chức sắc Cao Đài và tín đồ đang ở trong nhà bà Nga bị Hội Đồng Chưởng Quản hành hung, còn công an đứng nhìn. Bây giờ, những người ở trong nhà bà Nga thì công an không cho về. Tại sao nhà cầm quyền lại không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân?”.

Hiền huynh Huỳnh Văn Phan cho biết: “Vào ngày 08.09.2013, gia đình bà Nga đã làm tờ trình gửi đến Tỉnh, Ủy ban nhân dân, Ban Tôn giáo Tỉnh, Ban Tôn giáo xã… để báo cho họ biết nhưng hôm nay họ lại hành hung như thế này.”
PV. VRNs

Báo Nghệ An nói sai về giáo xứ Cẩm Trường


VRNs (12.09.2013) – Nghệ An – Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, chánh xứ Cẩm Trường, ngày 10.09, đã gởi văn thư trực tiếp đến BBT báo Nghệ An, cơ quan của đảng bộ đảng CSVN tỉnh Nghệ An, yêu cầu báo này phải đính chính những điều nói sai về linh mục chánh xứ và giáo dân Cẩm Trường, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành tại VN.
02
03

Phút tuyệt mệnh dưới chân tượng Phật của người bắn cán bộ

Sau khi nổ súng bắn nhiều cán bộ làm việc trong UBND thành phố Thái Bình, Viết trốn vào chùa, ngồi dưới chân tượng Quan Âm rồi dùng súng bắn vào tim.


Dưới cơn mưa tầm tã, lần theo con đường ngoằn ngoèo chỉ có thể đi vừa một xe máy, chúng tôi đã có mặt tại chùa Đông Sơn (thôn Dục Dương, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), nơi Đặng Ngọc Viết tự sát bằng súng sau khi vào UBND TP Thái Bình xả súng.
Bà Tám kể lại với phóng viên.
Kể lại sự việc, bà Lê Thị Tám, một phật tử tại chùa, người phát hiện Đặng Ngọc Viết tự sát, cho biết: “Khoảng 15h ngày 11/9, có một người đàn ông đi xe máy tới chùa xin vào chơi, sau khi tôi hỏi thăm được biết anh ta tên là Viết và là người dân gốc ở làng. Sau đó anh Viết ngồi chơi uống nước tại chùa”.

Khi ở chùa, Đặng Ngọc Viết cũng kể lại với những người phật tử về việc bất mãn đền bù đất.
Theo bà Tám, đến khoảng 18h cùng ngày, khi tới giờ cơm, Đặng Ngọc Viết có xin một bát cơm chay ở nhà chùa để ăn, sau đó ra phía lăng quan âm phật bà rồi ngồi im tại đó.
VIết nằm chết dưới tượng Phật bà Quan Âm.
Các Phật tử trong chùa cũng thấy làm khó hiểu vì trời đã tối nhưng Viết không về mà vẫn ở lại chùa và còn ngồi trầm tư không nói gì. Thi thoảng Viết quỳ gối dưới chân bức tượng. Một số người lo sợ Viết là kẻ trộm cắp giả vờ vào chùa nhưng theo dõi lại không thấy người này có biểu hiện gì bất thường.

Cho đến 19h, khi bà Tám đang làm việc trong bếp bất ngờ nghe thấy hai tiếng nổ lớn, giống như tiếng pháo, một Phật tử khác trong chùa là Phạm Công Uynh (76 tuổi) là hội trưởng hội Phật tử cũng nghe tiếng vội lấy đèn pin ra soi thì thấy Đặng Ngọc Viết đã nằm xuống dưới chân tượng Quan Âm, thở phì phò và không nói gì.

Do trời quá tối, ông Uynh và bà Tám dòng dây điện để kéo bóng đèn ra soi thì thấy Viết đã nằm yên bất động, miệng sùi bọt mép, nên vội cấp báo lên công an ở xã. Khi công an tới, Viết đã tử vong. Lật người Viết lên, mọi người mới phát hiện ở ngực có vết thương như súng bắn.

Sau đó, lực lượng công an đã cho người dùng nam châm để mò và phát hiện khẩu súng dưới ao. Viết được xác định đã dùng súng tự bắn vào tim sau đó ném súng xuống dưới ao rồi tử vong.

Liên quan đến sự việc, thầy Thích Đàm Hương – Trụ trì chùa Đông Sơn cho biết: “Hôm xảy ra sự việc, tôi phải đi học về Phật giáo nên không hay biết, cho đến sáng ngày hôm nay (12/9) về đến chùa mới được nghe các Phật tử kể lại. Theo người dân nói thì anh Viết vốn là người dân ở đây, có bố là ông Đặng Văn Vu hiện đang bị liệt phải nằm một chỗ”.

Khoảng 14h ngày 11/9, Đặng Ngọc Viết đến gặp ông Vũ Ngọc Dũng (51, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình) rồi dùng súng bắn ông này thiệt mạng. 4 người khác ở trung tâm cũng bị Viết bắn thương. 

Lãnh đạo công an tỉnh Thái Bình cho biết, một tháng trước, Đội giải phóng mặt bằng có tiến hành giải quyết đền bù cho một số trường hợp, trong đó có Viết. Tuy nhiên, anh ta không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng.
Lê Tú
Theo Tri Thức
THÔNG BÁO KHẨN - TRUYỀN THÔNG LƯU Ý - CÔNG AN ĐÃ ĐƯỢC LỆNH TẤN CÔNG GIÁO XỨ MỸ YÊN VÀO ĐÊM NAY ĐỂ BẮT NGƯỜI - XIN THÔNG BÁO GẤP CHO GIÁO XỨ MỸ YÊN CÙNG QUÍ CHA.


Người bắn 4 cán bộ UBND Thái Bình đã chuẩn bị sẵn di ảnh

Trước khi vào UBND nổ súng bắn chết 1 người và làm 3 người khác bị thương, Đặng Ngọc Viết đã chuẩn bị sẵn di ảnh cho mình.

Sáng ngày 12/9, trong cơn mưa xối xả trút xuống thành phố Thái Bình, thi thể của hung thủ Đặng Ngọc Viết (SN 1971), người đã vào tận UBND thành phố Thái Bình xả súng và nạn nhân Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, Phó giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình), đã được người thân đưa về tổ chức tang lễ.

Tại căn nhà nơi diễn ra đám tang của Đặng Ngọc Viết, hàng trăm người dân đã đến dự, tất cả mọi người đều không ngờ rằng Viết dám mang súng vào tận ủy ban nhân dân để giết người vì bình thường Viết vốn là một người hiền lành, ít nói. “Khi nghe tin về vụ việc, tôi không thể ngờ được hung thủ là Viết vì tính nó hiền lành, có bao giờ gây sự, đánh nhau với ai đâu”, cô Lan - một người dân tham dự đám tang chia sẻ.
Người dân đến dự đám tang của Đặng Ngọc Viết.
Anh Đặng Ngọc Vinh, anh trai hung thủ, cho biết: “Khoảng 14h30 tôi nhận được tin báo rằng em trai đã gây ra chuyện động trời, chạy lên ủy ban đã thấy công an phong tỏa hiện trường còn em trai tôi đi đâu không biết. Cho đến khoảng 19h,  em trai tôi đã tự dùng súng bắn vào tim để tự sát tại một ngôi chùa”.

Cũng theo anh Vinh, Viết vốn rất ngoan và nghe lời, sau khi học hết cấp 3, Viết đi xuất khẩu lao động ở Nga một thời gian và mới về Việt Nam được vài năm. Viết đã có vợ và hai con, con gái lớn 18 tuổi con trai 10 tuổi. Do mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng nên hai người đã ly thân, vợ của Viết hiện tại đang cư trú tại Nga, hai người vẫn thường xuyên liên lạc với nhau.
Viết đã chuẩn bị sẵn di ảnh trước khi đi nổ súng.
Hiện tại, Viết ở cùng bố, sức khỏe rất yếu và một người anh trai là Đặng Văn Công bị chất độc màu da cam, thần kinh không ổn định. Mẹ Viết vừa mất cách đây khoảng 1 năm vì bệnh hiểm nghèo.

Hé lộ nguyên nhân vụ xả súng

Về nguyên nhân dẫn tới hành động xả súng vào cán bộ UBND của Đặng Ngọc Viết, người nhà hung thủ cho biết đều xuất phát từ việc đền bù giải phóng mặt bằng. Theo đó, căn nhà nơi Viết đang ở có diện tích khoảng 200m2, được đền bù gần 500 triệu và muốn chuyển sang khu tái định cư phải bù thêm tiền trong khi Viết không thể xoay xở được.
Ban đầu Viết định lấy tiền đền bù bằng tiền mặt nhưng phía UBND không trả một lần mà chia ra làm nhiều đợt. Sau khi lấy được 3 đợt, Đặng Ngọc Viết muốn chuyển sang hình thức nhận đất ở khu tái định cư và trả lại tiền mặt đã nhận nhưng không được chấp thuận.
Đặng Ngọc Viết đã làm đơn kiến nghị nhiều lần nhưng không được giải quyết nên xảy ra mâu thuẫn với ông Tư và ông Dũng là Giám đốc và Phó giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình.
Trong một diễn biến khác, theo một người anh em đồng hao của Đặng Ngọc Viết, trước khi vào UBND xả súng, Viết đã chuẩn bị sẵn “di ảnh” cho mình, tự đi chụp ảnh và treo lên khung. Người nhà khi phát hiện cũng đã lo ngại và hỏi về dự định nhưng Viết không nói.
Hiện tại, vụ việc đang khiến dư luận thành phố Thái Bình xôn xao, phía cơ quan điều tra cũng đang tích cực vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc.
Lê Tú
Theo Tri Thức

Nghi phạm dùng súng bắn 5 cán bộ tại Thái Bình đã tự sát!

(Dân trí) - Đại tá VC Nguyễn Đình Chung, Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết, đã tiếp nhận thông tin nghi phạm Đặng Ngọc Viết, SN 1971, trú tại tổ 48, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình dùng súng bắn 5 cán bộ thương vong đã tự sát.
 >>  Xông vào trụ sở UBND TP Thái Bình bắn 4 cán bộ

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đình Chung - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết, nghi phạm nổ súng khiến 5 cán bộ UBND thành phố Thái Bình bị thương vong tên là Đặng Ngọc Viết  (SN 1971, trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã tự sát. Thi thể của nghi phạm Viết được người dân phát hiện tại một khu vực thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Ông Vũ Thanh An - Chủ tịch UBND TP Thái Bình cho biết, khoảng 14 giờ chiều cùng ngày, khi lãnh đạo UBND TP Thái Bình đang họp tại hội trường tầng 4 thì nhận thông tin kẻ lạ mặt xông vào trụ sở bắn bị thương 5 cán bộ tại Trung tâm phát triển Quỹ đất TP Thái Bình (văn phòng tại tầng 1, trụ sở UBND TP Thái Bình, đường Trần Phú, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình).
Các nạn nhân của kẻ gây án gồm: ông Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố) bị thương tích ở đầu; ông Nguyễn Thanh Dương, (SN 1975, cán bộ trung tâm) bị thương phần mắt; anh Vũ Công Cương (SN 1990) và ông Bùi Đức Xuân ( SN 1975) cùng là cán bộ trung tâm cùng bị thương khá nghiêm trọng ở đầu.
Riêng bà Phạm Thị Lan Anh (SN 1977, Phó Giám đốc trung tâm) bị kẻ gây án bắn thẳng vào người nhưng rất may đạn đã sượt qua màng tai phải.
Gia đình một nạn nhận bị tử vong dưới hòng súng của nghi phạm Đặng Ngọc Viết.
Gia đình một nạn nhân bị tử vong sau vụ việc.
Cho biết về nguyên nhân vụ việc, cơ quan chức năng TP Thái Bình đã xác định có thể do có mâu thuẫn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án liên quan đến anh em đối tượng Đặng Ngọc Viết.
Đến thời điểm này, Cơ quan điều tra đã  xác định các cán bộ trong trung tâm này không có mâu thuẫn hay hằn thù cá nhân gì với đối tượng gây án.
Như Dân trí đã đưa tin, nghi phạm Viết đã sử dụng phương tiện gây án là loại súng col quay bắn đạn chì do Trung Quốc sản xuất.
Trước khi đến gây án, đối tượng đã hắt nước bẩn vào một người dân gần khuôn viên UBND TP Thái Bình. Khi ập vào phòng gặp các cán bộ trung tâm phát triển quỹ đất, y còn vờ dò hỏi cán bộ này cán bộ kia rồi bất ngờ rút súng chĩa thẳng vào người các cán bộ để nổ súng.
Gây án xong, thủ phạm đã chạy xuống sân, trèo lên xe máy bỏ trốn khỏi hiện trường. Tiếp nhận thông tin, lập tức cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, truy bắt. Đối tượng Viết đã tự sát vào đêm 11/9. 
Theo thông tin vừa được công bố, Đặng Ngọc Viết có cha tên là Đặng Ngọc Vu, trú tại số nhà 11, ngõ 345,  tổ 48, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình. Mẹ của y là bà Lưu Thị Bướm đã chết. 
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc nghiêm trọng này.
Quốc Đô

Sản xuất rượu giả ở vựa ve chai

Từ lời khai của một đối tượng bị bắt quả tang chở 360 chai rượu ngoại không có chứng từ, công an Q.12, TP.HCM tiến hành kiểm tra lò rượu dỏm của Hoàng Văn Quang (30 tuổi, quê H. Nghĩa Đàn, Nghệ An) tại khu phố 8 P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, thì phát hiện đây là một vựa ve chai.
Sản xuất rượu giả ở vựa ve chai
Khu sản xuất rượu giả của Quang - Ảnh: Hoài Nam
Tại đây, cơ quan công an thu giữ gần 700 chai rượu ngoại thành phẩm (có dán tem chống hàng giả), hàng ngàn vỏ chai các loại, dụng cụ đóng nắp chai, tem xác thực nguồn... Bước đầu ông chủ lò rượu dỏm này khai mua vỏ chai ở các vựa phế liệu, sau đó dùng nước pha với cồn rồi cho công nhân đóng thành chai, bỏ vào thùng chở đi tiêu thụ.
Ngoài vựa ve chai ở P. Tân Chánh Hiệp, cơ quan công an còn khám xét khẩn cấp thêm một địa điểm sản xuất khác của Quang ở Bình Dương.
Hoài Nam

Vụ án 'mổ bướu, liệt chân'

Từng là chủ doanh nghiệp, có nhà mặt tiền, giờ đây sau 8 năm đi 'mổ bướu', ông Nguyễn Văn Nghệ không những đã liệt mất đôi chân mà hành trình chạy chữa cũng ngốn luôn hết gia sản.
 Vụ án “mổ bướu, liệt chân”
Ông Nghệ với hoàn cảnh bi đát sau khi phẫu thuật - Ảnh: Lê Nga
Sau khi Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm của TAND TP.HCM tuyên hủy án sơ thẩm vì phát hiện ra TAND Q.10 đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng, chúng tôi quyết định đi tìm ông Nguyễn Văn Nghệ, người đã phát đơn kiện một bác sĩ (BS) từng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy để đòi lại công bằng vì cho rằng đã khiến ông liệt chân và tán gia bại sản.
Liệt chân
Ông Nghệ trước đây là chủ DNTN tư nhân Minh Phong, sản xuất nước khoáng đóng chai nhãn hiệu Model và Olympic.
Còn những ngày đầu tháng 9 này, sau khi chúng tôi vất vả thuyết phục và được ông đồng ý tiếp xúc, thì trước mắt chúng tôi là một người đàn ông ngồi xe lăn đầy mặc cảm. "Từ thắt lưng trở xuống mất dần cảm giác và liệt hẳn. Hai chân cứ va chạm là bầm tím, còn móng chân thì, chị thấy đó, lúc nào cũng tụ máu bầm đen và bị thối", ông Nghệ chỉ vào đôi chân bị liệt nói.
Trước đây ông Nghệ có căn nhà mặt tiền đường số 10, phường Linh Trung, quận Thủ Đức diện tích 135 m2, bây giờ vợ chồng ông đang tá túc trong căn nhà 49 m2 nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở Thủ Đức, DNTN sản xuất nước khoáng đóng chai cũng đã bán. "Vào lúc bi đát nhất, tôi phải chạy tới, chạy lui nuôi anh Nghệ trong bệnh viện, 3 đứa con nhỏ nheo nhóc, không còn vay mượn được ai, chúng tôi đành phải thế chấp căn nhà này cho ngân hàng, vay 500 triệu đồng để thuốc thang, sinh sống. Đến nay vẫn chưa trả được", vợ ông Nghệ cho biết hoàn cảnh của mình.
Còn ông Phan Đăng Sơn, người đại diện cho ông Nghệ trong vụ án chưa có tiền lệ này thì cho biết: “Tinh thần của Nghệ bây giờ rất khủng hoảng và còn có ý định sẽ tìm đến tận bệnh viện mổ ông để tự thiêu”.
Ông Nghệ được chẩn đoán khối u mỡ bẩm sinh ở vùng thắt lưng. Năm 2005 thì bắt đầu có cảm giác tê, mỏi chân phải nên tìm đến BS Võ Xuân Sơn thăm khám. Nhưng qua hai lần mổ thì chân của ông bị liệt hẳn. Hội đồng giám định y khoa TP.HCM xác nhận ông mất 85% sức lao động. Nhiều lần khiếu nại không thành, ông kiện BS Sơn ra tòa đòi bồi thường thiệt hại sức khỏe hơn 2,6 tỉ đồng, nhưng xử sơ thẩm TAND Q.10 chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của ông Nghệ. Sau đó, cả ông Nghệ và BS Sơn đều kháng cáo.
'Không có lỗi'
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm 4.9, HĐXX thuyết phục hai bên hòa giải. Đại diện của ông Nghệ bày tỏ mong muốn kết thúc sớm vụ án nên chỉ đề nghị phía BS Sơn hỗ trợ 250 triệu đồng. Tuy nhiên, đại diện cho BS Sơn chỉ đồng ý hỗ trợ 100 triệu đồng với điều kiện ông Nghệ xác nhận BS Sơn không có lỗi và rút đơn khởi kiện. Nếu ông Nghệ chấp nhận thêm việc “xin lỗi bác sĩ Sơn” thì BS Sơn đồng ý hỗ trợ 130 triệu đồng.
Do hòa giải không thành nên tòa tiếp tục xét xử. Trình bày yêu cầu kháng cáo, ngoài khoản tiền mà tòa cấp sơ thẩm đã chấp nhận, phía ông Nghệ yêu cầu tòa buộc BS Sơn bồi thường thêm các khoản: tiền ăn, tiền thuê người chăm sóc, nuôi dưỡng, tổn thất tinh thần và trả lại chi phí 2 lần BS Sơn phẫu thuật thất bại… tổng cộng khoảng 1,3 tỉ đồng.
Phía BS Sơn không chấp nhận yêu cầu này và khẳng định không có lỗi, làm đúng quy trình và dẫn chứng: Công văn 996 (ngày 5.3.2012) của Sở Y tế TP.HCM xác định trường hợp này có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bướu mỡ và gỡ dính. Hội đồng khoa học công nghệ của Sở Y tế TP.HCM cũng nêu: “…bệnh của ông Nghệ là bệnh lý bẩm sinh thoát vị tủy - màng tủy do bướu mỡ có biến chứng thần kinh liệt 1/3 chân. Bệnh không khỏi vì không thể cắt bỏ toàn bộ bướu mỡ và do khả năng tái sinh của bướu mỡ”.  Công văn 30/SYT-Ttra (ngày 7.1.2011) của Sở Y tế gửi Thanh tra Bộ Y tế xác nhận BS Sơn phẫu thuật cho ông Nghệ là “hoạt động đúng phạm vi chuyên môn, thực hiện phẫu thuật đúng quy trình có đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng theo quy định”.
Phản ứng lại, đại diện của ông Nghệ cho rằng: “Các xét nghiệm cho thấy khối u của ông Nghệ là khối u lành tính, ông Nghệ đã sống chung với khối u này 40 năm qua không có vấn đề gì và không biết thời gian cũng như không thể chắc chắn rằng 10 năm hay lâu hơn ông Nghệ mới bị liệt. Nhưng sau 2 lần mổ ông Nghệ bị liệt là một thực tế”.
3 bản án
Bảo vệ quyền lợi cho BS Sơn, luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng trong vụ án này có đến 3 bản án sơ thẩm khác nhau. Cụ thể, án tuyên tại tòa khác với án văn giao cho đương sự và khác với bản án có trong hồ sơ vụ án. Trong đó, thành phần HĐXX giữa các bản án khác nhau, số tiền bồi thường cũng khác nhau. Đặc biệt, số tiền bồi thường trong phần nhận định và phần quyết định của một bản án không khớp nhau và ba bản án có ba số tiền khác nhau…
“Bản án tuyên tại tòa buộc BS Sơn bồi thường 44,2 triệu đồng (mất thu nhập và tiền công chăm sóc) và hỗ trợ cho ông Nghệ 850.000 đồng (không quy định từ thời điểm nào đến thời điểm nào). Bản án giao cho bị đơn tuyên bác sĩ Sơn bồi thường 57,380 triệu đồng (mất thu nhập và tiền công cho người chăm sóc) và bồi thường chi phí hợp lệ cho người chăm sóc mỗi tháng là 430.700 đồng (không tuyên thời hạn bồi thường là bao lâu). Trong khi đó, bản án lưu trong hồ sơ có nội dung  mâu thuẫn. Trong phần xét thấy số tiền bồi thường nâng lên 61,938 triệu đồng nhưng phần quyết định thì số tiền bồi thường lại là 57,380 triệu đồng và tiền công chăm sóc mỗi tháng là 861.400 đồng/2 = 430.700 đồng”, luật sư Đức phân tích và đề nghị hủy án để xét xử lại.
Theo HĐXX, những sai sót mà luật sư nêu là những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên tòa phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án để xét xử lại. Do có những vi phạm về mặt thủ tục nên HĐXX không xét đến nội dung vụ án.
Như vậy, sau nhiều năm trôi qua, tranh chấp giữa bệnh nhân và BS vẫn chưa có hồi kết. 

'Thừa nhận bác sĩ không có lỗi'
Trong một diễn biến khác, sau khi phiên tòa kết thúc hai bên đã có buổi gặp gỡ, thương lượng hòa giải với nhau ngoài tòa án nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Phía BS Sơn vẫn yêu cầu ông Nghệ phải làm đơn thừa nhận BS Sơn không có lỗi và số tiền hỗ trợ có cao hơn một chút so với con số phía BS Sơn đưa ra tại tòa.
Lê Nga

2 chế độ trong một bệnh viện

Sáng qua, Ủy ban TVQH đã thảo luận Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tếgiai đoạn 2009-2012. Nhiều ý kiến cho rằng bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm còn bị phân biệt đối xử, và đề nghị phải phân tích rõ thực trạng này để có biện pháp chấn chỉnh.
2 chế độ trong một bệnh viện
Phải tạo dịch vụ khám chữa bệnh hấp dẫn mới thu hút được người dân tham gia BHYT - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đại diện cơ quan chủ trì giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho hay, trong giai đoạn 2009-2012, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã tăng từ 58,2% năm 2009 lên 66,8% năm 2012. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2012 vẫn còn 18 tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT dưới 60%; một số nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT nhưng tỷ lệ đạt thấp...
Một trong những nguyên nhân khiến người dân chưa mặn mà là do hoạt động khám chữa bệnh (KCB) BHYT tại bệnh viện chưa thực sự hấp dẫn. Theo bà Mai, hiện nay, đa số các bệnh viện đều hoạt động theo cơ chế tự chủ và mở rộng xã hội hóa, qua đó sử dụng khá nhiều thiết bị kỹ thuật y tế theo mô hình góp vốn, dành 5-10% số giường làm dịch vụ để thu phí cao. Bệnh nhân BHYT chỉ được hưởng những dịch vụ cơ bản do BHYT chi trả, khi sử dụng dịch vụ xã hội hóa họ phải trả thêm phần tiền chênh lệch.
“Xã hội hóa công tác KCB tuy đạt nhiều thành tựu, có nhiều điểm tích cực, song cũng hình thành 2 chế độ trong một bệnh viện nhà nước, bệnh nhân BHYT với 2-3 người/giường và bệnh nhân KCB theo yêu cầu với 1 người/phòng với đầy đủ thiết bị. Sự tương phản này cùng với yêu cầu về y đức chưa được cải thiện nhiều làm cho BHYT thiếu hấp dẫn, gặp khó khăn trong việc mở rộng”, bà Mai phân tích.
Nếu đi khám mà câu đầu tiên bác sĩ hỏi có bảo hiểm hay không, bệnh nhân đã nảy sinh tâm lý sợ bị phân biệt đối xử. Bác sĩ không nên yêu cầu bệnh nhân phải khai. Việc của anh là cứ khám, bệnh nhân khám xong thì sẽ xuống khu vực khác để nộp tiền
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc
Bỏ tiền túi để tránh phiền toái
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc nhìn nhận, việc tham gia BHYT giúp cho người dân hưởng lợi rất nhiều, đặc biệt là với những bệnh nhân nghèo, nhưng thực tế thì vẫn có rất nhiều người dân chưa mặn mà do bị phân biệt. “Cái chính là phải tạo dịch vụ hấp dẫn thì chính sách mới bền vững được. Nếu đi khám mà câu đầu tiên bác sĩ hỏi có bảo hiểm hay không, bệnh nhân đã nảy sinh tâm lý sợ bị phân biệt đối xử. Bác sĩ không nên yêu cầu bệnh nhân phải khai. Việc của anh là cứ khám, bệnh nhân khám xong thì sẽ xuống khu vực khác để nộp tiền”, ông Phúc đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cảnh báo: “Vừa rồi xảy ra trường hợp hai mẹ con sản phụ bị tử vong do khi gặp sự cố bệnh viện cấp huyện vẫn cố giữ lại vì nếu cho chuyển lên tuyến trên thì BHYT cũng sẽ bị cắt đi theo. Cho nên nếu BHYT sử dụng không đúng sẽ ảnh hưởng đến cả tính mạng của người dân”.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng đề nghị phải phân tích tại sao ở miền núi, Tây nguyên, điều kiện sống khó khăn hơn mà tỷ lệ tham gia BHYT lại cao hơn, trong khi những tỉnh, thành phố lớn, điều kiện kinh tế phát triển thì tỷ lệ tham gia của dân lại thấp. Theo ông Lưu, vấn đề là phải cải cách thủ tục hành chính vì trên thực tế, thủ tục phức tạp, rườm rà, phải chờ đợi lâu, bị gây khó dễ… khiến cho bệnh nhân rất ngại dùng thẻ BHYT khi đến cơ sở KCB. Những người có tiền sẵn sàng bỏ tiền túi để KCB theo dịch vụ yêu cầu để tránh các phiền toái.
Phát biểu sau đó, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhìn nhận báo cáo mới chỉ dừng lại ở mô tả về tình hình sử dụng BHYT, tình hình KCB phục vụ BHYT mà chưa chỉ ra được nơi nào làm tốt, mô hình nào là mô hình tốt, nơi nào thực hiện chưa tốt và cần chỉ ra trách nhiệm đơn vị, cơ quan, địa phương vi phạm. “Ví dụ khiếm khuyết trong KCB, báo cáo nêu chủ yếu tình hình sử dụng kinh phí là chính, rồi chi trả là chính, nhưng còn thực trạng KCB đối với những người có thẻ BHYT hiện nay còn tồn tại mấy vấn đề: Thứ nhất là không được đối xử công bằng như những người có tiền; Hai là địa phương muốn giữ người có BHYT làm cho tình trạng bệnh trầm trọng; Ba là chi trả cho những người BHYT rất lâu và rất khó khăn, thậm chí có nơi chi trả không đủ. Người có thẻ BHYT rất là cực. Chất lượng KCB đối với người có thẻ BHYT thế nào, cần có kết luận sắc nét hơn trong Báo cáo giám sát”, Phó chủ tịch nước đề nghị.
“Ăn của dân không từ một cái gì”
Liên hệ đến những vấn đề khác, Phó chủ tịch nước cho rằng nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước rất tốt đẹp nhưng khi triển khai thực hiện ở địa phương thì bị biến dạng đi rất nhiều, như tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỉ đồng, vừa bị khởi tố; tiền của gia đình liệt sĩ, thương binh cũng bị ăn chặn; rồi liều vắc xin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu, xảy ra ngay tại Hà Nội… 
“Tôi càng đi nhiều càng thấy buồn, chỉ vui vì dân vẫn tin tưởng Đảng nhưng buồn nhiều vì chế độ chính sách đến với dân như vậy. Đến tiền liệt sĩ, thương bệnh binh còn ăn được, bây giờ ăn của dân không từ một cái gì. Cho nên QH cần phải có biện pháp thế nào đó để chấn chỉnh tình trạng luật pháp không nghiêm, không ai sợ pháp luật, không ai sợ bị trừng trị”, Phó chủ tịch nước chia sẻ.

“Bắt buộc” để tiến tới BHYT toàn dân
Chiều qua Ủy ban TVQH đã thảo luận xung quanh dự thảo luật BHYT sửa đổi. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định việc sửa đổi luật lần này mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Thay vì phải chi trả một phần BHYT, tới đây người nghèo sẽ được nhà nước hỗ trợ 100%, hộ cận nghèo được hỗ trợ 95%. Ngoài ra người nghèo, cận nghèo còn được hưởng tiền vận chuyển, tiền ăn, tiền đi lại...
Liên quan đến quy định BHYT là bắt buộc, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn: “Ban soạn thảo có lường hết được việc mở rộng từ tự nguyện sang bắt buộc có thực hiện được hay không? BHXH bắt buộc còn thu chẳng được, nói gì đến BHYT”. Rất nhiều ý kiến cũng cho rằng việc bắt buộc mua BHYT là chưa hợp lý. Tuy nhiên Bộ trưởng Y tế giải thích BHYT lo hết cho người nghèo và người cận nghèo, nếu không bắt buộc không thể tiến tới BHYT toàn dân.
 Thu Hằng
Cần Thơ: 8 tháng, 5 vụ sai sót nghiêm trọng
Ngày 11.9, UBND TP.Cần Thơ đã triệu tập cuộc họp toàn ngành y tế địa phương để chấn chỉnh chuyên môn và y đức sau hàng loạt những sai sót liên tiếp xảy ra trên địa bàn. Cuộc họp do ông Lê Hùng Dũng, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Cần Thơ chủ trì. Có 5 vụ việc sai sót xảy ra trong 8 tháng qua được đưa ra phân tích. Vụ đầu tiên xảy ra vào tháng 1.2013, khi sản phụ Đào Thị Mai tử vong tại Bệnh viện đa khoa Ô Môn do bị băng huyết sau sinh. Sai sót của các y, bác sĩ là theo dõi tình trạng bệnh nhân sau khi sinh không chặt chẽ, khi bệnh của chị Mai trở nặng thì hồi sức cấp cứu không còn hiệu quả và bệnh nhân tử vong. Đến ngày 24.5.2013, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ "căng thẳng" khi người nhà một bệnh nhi tử vong bức xúc và không chịu đưa thi thể cháu về nhà. Theo kết quả kiểm thảo tử vong, bệnh nhi này tử vong do sốc nhiễm trùng huyết từ tiêu hóa vì nhiễm khuẩn Escherichia Coli. Một phần trách nhiệm thuộc về các y bác sĩ vì đã không nắm bắt được diễn biến bệnh và xử lý không kịp khi bệnh trở nặng. Cũng tại bệnh viện này, ngày 13.8, còn xảy vụ việc điều dưỡng cấp thuốc Hydrite đã quá hạn sử dụng cho bệnh nhân. Theo lý giải của lãnh đạo bệnh viện thì do sai sót trong quản lý dược. Một bác sĩ đã đem 90 gói  Hydrite dùng để cho từ thiện đã hết hạn sử dụng vào bệnh viện cất và điều dưỡng đã lấy thuốc này để phát cho bệnh nhân. Tháng 7.2013, xảy ra vụ việc điều dưỡng của Bệnh viện Phụ sản quốc tế Phương Châu tiêm nhầm khí dung (ventolin 1,5mg+Natri Chlorua 9%0 dùng để phun qua đường mũi) vào tĩnh mạch cho bệnh nhi qua bơm tiêm tự động. Sau đó bệnh nhi bị biến chứng nặng và may mắn được cấp cứu kịp thời. Mới đây nhất là vụ bệnh nhân bị tràn khí màng phổi trái nhưng bác sĩ lại mổ đặt ống dẫn lưu màng phổi phải xảy ra tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi TP.Cần Thơ hôm 30.8.
Sau 5 vụ sai sót trên có 16 cán bộ, y bác sĩ bị kỷ luật. Tuy nhiên hình thức kỷ luật cũng chỉ là khiển trách, hạ bậc thi đua tháng, nhắc nhở rút kinh nghiệm. Ông Lê Hùng Dũng cho rằng những vụ việc xảy ra cho thấy sai sót do trình độ chuyên môn kém cũng có mà do sự tắc trách cũng có. Tuy nhiên, cách xử lý sai phạm của các đơn vị là chưa tới nơi, tới chốn.
Đình Tuyển
Bảo Cầm

Dưới lớp áo tù, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải gầy trơ xương

Dưới lớp áo tù, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải gầy trơ xương



CTV Danlambao - Vào ngày 4 tháng 9 vừa qua anh Nguyễn Trí Dũng đã vào thăm bố là blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An). Cuộc thăm viếng diễn ra tạm suôn sẻ, nhưng rất buồn vì bà con giáo dân Mỹ Yên lại bị đàn áp đẫm máu cùng ngày và cùng giờ.

Tại lần gặp này cán bộ cai tù vẫn cho người thân gặp anh Điếu Cày ở phòng gặp cũ trước đây. Tuy nhiên, bây giờ phòng này lại được trang bị rất mới: thêm kính không lỗ, 4 điện thoại màu đỏ ở 4 góc phòng, 2 điện thoại màu trắng giữa phòng để hai bên nói chuyện. Khi bố con blogger Điếu Cày vừa mới bắt đầu thăm hỏi nhau thì ngay lập tức 4 công an trại tù ở 4 góc phòng nhấc máy lên nghe.

Anh Điếu Cày cho biết tình trạng khắc nghiệt của lao tù vẫn không đổi khác vì các cai tù chỉ giải quyết những khiếu nại, chống chế một cách miễn cưỡng. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát Nghệ An không hề trả lời vào vấn đề mà anh Điếu Cày đã hỏi, ngược lại chỉ ra văn bản trả lời một cách bao che, biện bạch chung chung. Anh Điếu Cày cho biết đã tiếp tục gửi đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Blogger Điếu Cày cũng cho biết đã xem được đoạn phóng sự xuyên tạc trên VTV và đã gửi đơn lên đài truyền hình trung ương để khiếu nại về vấn đề này. Nội dung khiếu nại cụ thể là VTV đã dùng những hình ảnh dàn dựng tại buồng giam số 5 (chứ không phải phòng khám sức khỏe) vài ngày sau khi anh đã chấm dứt cuộc tuyệt thực (vào chiều ngày 27 tháng 7 năm 2013). Anh Điếu Cày cũng đã vạch trần và khiếu nại việc VTV và cai tù Trại 6 Thanh Chương đã sử dụng giấy khám sức khỏe giả mạo chữ ký để dàn dựng xuyên tạc hiện thực trong tù.

Trong dịp này anh Điếu Cày đã yêu cầu gia đình nỗ lực tiếp tục đấu tranh khiếu kiện đến cùng để ít nhất là lột được bộ mặt nạ của hệ thống truyền thông lề đảng dối trá và bản chất tàn ác nhưng lật lọng các cai tù cho toàn thế giới được biết.

Về tình hình bên ngoài, anh Nguyễn Trí Dũng đã cập nhật cho bố việc các Dòng Thiên Chúa Giáo từ Nam ra Bắc và cả nhiều nước trên thế giới đã cầu nguyện mỗi chủ nhật đầu tháng cho anh Điếu Cày; các nhân sĩ trí thức gửi thư ủng hộ và cổ vũ tinh thần; các văn nghệ sĩ làm thơ vẽ tranh đấu giá và công bố cho toàn thế giới; những cuộc biểu tình ở Nhà trắng tại thủ đô Washington - Hoa Kỳ, và tuần hành đường phố ở nước ngoài ủng hộ cho Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Nghe thuật chuyện và thông tin, theo lời của Dũng, anh Điếu Cày cười tươi vô cùng và dặn: "Con phải thay mặt bố cám ơn tất cả mọi người, bảo mọi người yên tâm vì niềm tin của bố không bao giờ lung lay, trong lòng mình phải giữ được lửa thì mình mới truyền lửa cho người khác được."

Nguyễn Trí Dũng đã nói bố mình: "Không bao giờ phải lo vì con luôn luôn cám ơn và ghi nhận tất cả tình cảm của mọi người."

Về môi trường lao tù, anh Điếu Cày cho biết thời tiết ở Nghệ An rất khắc nghiệt vào mùa lạnh và ăn uống cần phải từ từ cẩn thận. Khi được hỏi thăm về tình trạng của các tù nhân khác anh Điếu Cày nói: "Bác Nghĩa bị thằng Tiến đánh rồi, thằng gián điệp Trung Quốc bị tù chung thân đã đánh bác Nhàn bố kể hôm nọ con có nhớ không".

Ngay lập tức cả đám công an nhao nhao dập máy điện thoại xuống để cắt cuộc nói chuyện của hai bố con qua 2 chiếc điện thoại màu trắng và bảo là không được phép nói chuyện người khác.

Tuy điện thoại đã bị cắt nhưng qua lớp kính mỏng hai bố con ráng nói lớn lên cũng nghe được. Anh Điếu Cày cho biết vài điều cũng không kém phần quan trọng sau: "Tất cả tù nhân chính trị tại Trại giam số 6, Thanh Chương - Nghệ An đều bị giam giữ theo một thông tư số 37. Thông tư này có nội dung toàn là những quy định trái luật như "phạt giam riêng nếu không nhận tội, hay hạn chế quyền được học tập đọc sách báo tiếp cận tin tức của tù không cải tạo tốt..."

Qua việc này, anh Điếu Cày đã nhấn mạnh đến việc cần phải cho Hội đồng nhân quyền LHQ và thế giới biết rằng VN đang sử dụng rất nhiều những văn bản quy phạm pháp luật, dưới luật để diễn giải hoặc quy định lại một cách trái luật và vi hiến hòng đàn áp không chỉ tù nhân chính trị mà cả tự do báo chí, tự do ngôn luận. Điển hình nhất là Nghị định 72.

Anh Nguyễn Trí Dũng cho biết anh đã cố gắng tìm kiếm rất nhiều, ngay cả việc tham khảo luật sư về Thông tư 37 nhưng hoàn toàn là con số 0. Tất cả các thông tư mang số 37 tìm được đều là xử lý vi phạm giao thông và anh nghi ngờ có sự dàn dựng láo toét trong tù nhằm lừa bịp người tù và nhân cơ hội này khi người nhà công bố ra báo chí sẽ làm mất uy tín của người đó.

Đến cuối cuộc gặp anh Nguyễn Trí Dũng đã lách qua cửa sắt để ôm được bố mình. Anh cho biết khi ôm chặt bố anh nhận ra dưới lớp áo tù thân thể của blogger Điếu Cày gầy trơ xương.

Anh Nguyễn Trí Dũng cho biết anh sẽ sẽ sớm quay lại Nghệ An và Hà Nội để trình bày và khiếu nại những cơ quan có thẩm quyền tới cùng về vụ việc gia đình của anh cũng như blogger Điếu Cày đã khiếu nại.


CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Bà Doan: Ăn của dân không từ một cái gì



NGUYENTHIDOAN

Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11-9.
Tại phiên họp, những vấn đề bất cập nhất được đề cập là chất lượng khám chữa bệnh với người có thẻ bảo hiểm y tế, việc cấp trùng hàng trăm ngàn thẻ bảo hiểm y tế…

Người có thẻ bị chích đau hơn người có tiền

Ông Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị báo cáo trình Quốc hội phải nêu rõ việc thực hiện khám chữa bệnh thế nào, y đức trong việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế ra sao? “Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền là mệt, cô y tá chích vào người cũng đau hơn…” - ông Sơn nói.
“Hiện nay số kết dư quỹ bảo hiểm y tế 13.000 tỷ. Số này chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn” - phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng.
Tuy nhiên, bà Doan cũng chia sẻ rằng “bức xúc ngành y tích tụ từ trước đến nay, chứ không phải chỉ ở nhiệm kỳ này, cho nên nhiều lúc bộ trưởng cũng bị oan”.
Nhân phát biểu về bảo hiểm y tế, phó chủ tịch nước nói về hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà rất đau lòng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”.
Bà Doan tiếp lời: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.

Một người có nhiều thẻ bảo hiểm y tế

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho biết: “Có tỉnh nghèo như Gia Lai mà chi không hết tiền bảo hiểm y tế nên phải trả lại trung ương. Hỏi ra thì mới biết khi khám chữa bệnh bà con phải cùng chi trả một phần, tỷ lệ ít thôi nhưng đồng bào không có tiền để nộp, nên không thanh toán được bảo hiểm.Tôi hỏi chẳng lẽ không có thuốc thì cho bà con về à? Lãnh đạo tỉnh bảo cuối cùng phải chi tiền ngân sách tỉnh ra để bù vào”.
“Trong khi đó, có anh cán bộ người dân tộc khoe với tôi là bản thân em có ba cái thẻ bảo hiểm. Quản lý như thế nào mà để xảy ra tình trạng như vậy?” - ông Ksor Phước hỏi.
Ông Phước cũng đặt vấn đề về tình trạng bệnh viện quá tải, tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến. “Hiện nay quá tải là quá tải ở những bệnh viện chuyên khoa, phải xử lý kỹ thuật cao. Điều này liên quan đến quy hoạch bệnh viện các tuyến rất hạn chế. Cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên bây giờ mới làm cái bệnh viện ung bướu ở Đà Nẵng” - ông nói.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn các ý kiến góp ý và cho rằng đó là những ý kiến thẳng thắn về những bất cập đang tồn tại trong lĩnh vực này. “Hạn chế thì chắc chắn hạn chế rất nhiều. Và vài thập kỷ nữa vẫn còn hạn chế. Bởi vấn đề an sinh xã hội thì phải luôn cần được cải thiện” - bà nói.
Theo bà Tiến, ở các nước, người ta có bộ y tế và an sinh xã hội, tức là phải hai bộ của mình ghép vào nhau. Bảo hiểm y tế nó đặc thù, cần quản lý đặc thù, nhưng ở ta thì quản lý rất chồng chéo, phức tạp.
“Bộ Y tế quản lý nhà nước nhưng không được quản lý tiền. Chủ tịch quỹ là ở Bộ Tài chính, còn quỹ bảo hiểm y tế thuộc bảo hiểm xã hội quản. Như vậy là chúng tôi quản lý nhà nước về ngành, nhưng tiền cũng không có, quân cũng không có, quyền thì không đủ” - bà Tiến trình bày.
Bà Tiến nói: “An sinh xã hội của ta cũng tốt hơn nhiều nước. Vì vậy cũng không nên kết luận bức tranh xám quá”.
THEO TUỔI TRẺ

Phát hiện 215 tân binh bị điếc, da liễu, cận thị, biến dạng hộp sọ…



Phát hiện 215 tân binh bị điếc, da liễu, cận thị, biến dạng hộp sọ…

(LĐO) - Thứ tư 11/09/2013 20:37 -CẦN THƠ-

Trang chủ | Xã hội

Ngày 11.9, ông Lê Hùng Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ đã tổ chức cuộc họp với ngành y tế thành phố để chấn chỉnh những vấn đề về y đức. Vấn đề nổi cộm khiến ông Dũng bức xúc là chuyện có hàng trăm tân binh ở địa phương này khi được phúc tra sức khoẻ đã phải trả về địa phương vì sức khoẻ quá kém.

Cụ thể, theo báo cáo của bà Bùi Thị Lệ Phi – Giám đốc Sở Y tế TP.Cần Thơ, Sở này vừa phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự TP.Cần Thơ, Công an TP và Sở GDĐT tiến hành phúc tra kết quả khám tuyển sức khoẻ nghĩa vụ quân sự theo hướng dẫn của Thông tư Liên tịch số 36/2011 của Liên Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng, có 215 tân binh sức khoẻ không đạt.

Trong số này, có 79 tân binh mắc bệnh tim mạch, 44 tân binh khác bị bệnh về huyết áp, 43 trường hợp khác bị tật khúc xạ ở mắt.

Nghiêm trọng hơn, nhiều tân binh khác bị mắt những bệnh “ai nhìn cũng thấy” như trường hợp tân binh bị tai nạn giao thông, biến dạng hộp sọ cũng được tuyển vào; có trường hợp tay bị co rút cũng trúng tuyển. Ngoài ra, nhiều tân binh khác bị mắc bệnh da liễu, bị trĩ nặng cũng đạt sức khoẻ…

Kẻ nổ súng tại trụ sở UBND TP Thái Bình tự sát



Thông tin mới nhất từ Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Đặng Ngọc Viết – đối tượng nổ súng bắn bị thương 5 người ở UBND TP Thái Bình đã tự sát không lâu sau khi gây án.

THai binh
Trụ sở UBNDTP Thái Bình sau khi xảy ra sự việc.

4 cán bộ bị bắn tại trụ sở UBND thành phố Thái Bình

18h hôm nay (11/9), sau cuộc họp khẩn cấp, UBND TP Thái Bình thông báo ban đầu về vụ nổ súng tại trụ sở UBND TP Thái Bình, làm 5 cán bộ, nhân viên của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Thái Bình bị thương.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình xác định hung thủ là Đặng Ngọc Viết (SN 1971, trú số 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Sau khi gây án, biết không thể trốn thoát, Viết tự sát tại xã Trà Giang (huyện Kiến Xương, Thái Bình).
Theo ông Vũ Thanh An – Chủ tịch UBND TP Thái Bình, khoảng 14 giờ ngày 11/9, khi lãnh đạo UBND TP Thái Bình đang họp tại hội trường tầng 4, thì nhận thông tin kẻ lạ mặt xông vào trụ sở bắn bị thương 5 cán bộ tại Trung tâm phát triển Quỹ đất TP Thái Bình (văn phòng tại tầng 1, trụ sở UBND TP Thái Bình, đường Trần Phú, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình).

Nạn nhân Vũ Ngọc Dũng – phó Giám đốc Trung tâm – do vết thương quá nặng, đã tử vong sau khi được đưa tới Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Năm cán bộ bị thương là Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố; bị bắn vào đầu); Nguyễn Thanh Dương (SN 1975, cán bộ trung tâm; bị bắn vào mắt phải); Vũ Công Cương (SN 1990, cán bộ trung tâm, bị bắn vào đầu); Bùi Đức Xuân (SN 1975, cán bộ trung tâm, bị bắn vào đầu); bà Phạm Thị Lan Anh (SN 1977, Phó Giám đốc trung tâm, bị bắn sượt qua mang tai phải).
Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình có mặt để bảo vệ, khám nghiệm hiện trường và truy tìm hung thủ.
Chiều cùng ngày, cảnh sát đã xác định nghi phạm gây ra vụ việc chính là Đặng Ngọc Viết.
Nguyên nhân
Cơ quan điều tra xác định, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sự việc liên quan đến vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án thuộc phường Kỳ Bá. Cán bộ trong trung tâm không có mâu thuẫn cá nhân với Viết.
Theo đó, khi triển khai dự án, Viết đồng ý phương án đền bù tái định cư, nhưng sau đó lại đòi chuyển sang phương án nhận tiền mặt, dẫn tới mâu thuẫn.
Viết làm việc tại TP Hồ Chí Minh, mới trở về địa phương. Khẩu súng y sử dụng gây án là loại súng colt quay bắn đạn chì, do Trung Quốc sản xuất.
Trưa 11/9, y chuẩn bị súng để lên trụ sở UBND TP Thái Bình. Trước khi đi, y dùng nước bẩn hắt vào một người dân gần đó, rồi lên gặp một số cán bộ, dò hỏi người này người kia rồi bất ngờ gây ra vụ nổ súng.
Tiền Phong sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc.
 Theo Tiền Phong


Vụ súng ở Thái Bình: Đã có 2 người chết



Vụ súng ở Thái Bình: Đã có 2 người chết



11/09/2013 21:23 GMT+7



 - Tối 11/9, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, nghi phạm nổ súng khiến 5 cán bộ UBND Thành phố Thái Bình trọng thương là Đặng Ngọc Viết đã tự sát. Trước đó, một nạn nhân trong vụ việc cũng đã tử vong.


Rất nhiều người dân hiếu kỳ tụ tập nơi xẩy ra sự việc

Cơ quan chức năng xác nhận nghi phạm Đặng Ngọc Viết (SN 1971, trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã tự sát.

Thi thể của y được phát hiện tại một khu vực thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, vào hồi 14 giờ ngày 11/9, khi lãnh đạo UBND TP Thái Bình đang họp tại hội trường tầng 4 thì có một kẻ lạ mặt xông vào trụ sở bắn bị thương 5 cán bộ tại Trung tâm phát triển Quỹ đất TP Thái Bình (văn phòng tại tầng 1, trụ sở UBND TP Thái Bình, đường Trần Phú, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình).

Trong đó, ông Vũ Ngọc Dũng (SN 1962, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố) bị bắn vào đầu; ông Nguyễn Thanh Dương (SN 1975, cán bộ trung tâm) bị bắn vào mắt phải; anh Vũ Công Cương (SN 1990, cán bộ trung tâm) bị bắn vào đầu; ông Bùi Đức Xuân (SN 1975, cán bộ trung tâm) bị bắn vào đầu; bà Phạm Thị Lan Anh (SN 1977, Phó Giám đốc trung tâm) bị bắn sượt qua mang tai phải.

Đến chiều tối cùng ngày, ông Vũ Ngọc Dũng đã tử vong. Những nạn nhân còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Nguyên nhân ban đầu được lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình xác là do mâu thuẫn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai một dự án ở Kỳ Bá đối với anh em Đặng Ngọc Viết.

Bởi khi triển khai dự án, Viết đồng ý phương án đền bù tái định cư nhưng sau đó lại đòi chuyển sang phương án nhận tiền mặt dẫn tới mâu thuẫn.

Cảnh sát cũng xác định các cán bộ trong trung tâm không có mâu thuẫn cá nhân với Viết.

Trưa 11/9, đối tượng chuẩn bị phương tiện gây án là loại súng col quay bắn đạn chì do Trung Quốc sản xuất để lên trụ sở UBND TP Thái Bình.

Trước khi đi, hắn dùng nước bẩn hắt vào một người dân gần đó rồi lên gặp một số cán bộ, dò hỏi người này người kia rồi bất ngờ gây ra vụ nổ súng.

Sau khi gây án, Viết đã lên xe máy bỏ trốn. Trong khị bị truy bắt, hắn đã tự sát.

Hoàng Sang