THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 October 2013

Làm rõ vụ học sinh lớp 4 bị thầy đánh bầm tím vì không thuộc bài

Hình ảnh một bé gái với toàn bộ phần mông thâm tím được cho là bị thầy giáo đánh do không thuộc bài đã được đăng tải trên mạng xã hội Facebook, gây bức xúc trong cộng đồng mạng.

Những ngày qua trên trang mạng Facebook của một người tên B.T. xuất hiện hình ảnh một bé gái tiểu học với toàn bộ phần mông bị bầm tím. Theo chủ nhân của trang Facebook nói trên, bé gái này học ở trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Thủ Đức, TPHCM), bị thầy giáo đánh vì không thuộc bảng cửu chương. Hình ảnh đã gây bức xúc cho cộng đồng mạng.
Hình ảnh toàn bộ phần mông của bé V. bị bầm tím...
Hình ảnh toàn bộ phần mông của bé V. bị bầm tím... xuất hiện trên mạng Facebook

Sáng ngày 1/10, PV Dân trí đã lần theo địa chỉ trên trang Facebook, gặp những người có liên quan nhằm xác minh làm rõ vụ việc.Anh H. (ngụ phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) khẳng định những tấm hình đó là do vợ anh đưa lên mạng. Anh H. cho biết, chiều ngày 27/9,  bé V. là học sinh lớp 4 trường tiểu học Lương Thế Vinh, sống gần nhà anh. Cháu được bố mẹ dẫn qua nhà anh chơi và kể lại việc bị thầy giáo đánh tàn nhẫn chỉ vì không thuộc bảng cửu chương. Vợ anh H. vô cùng bức xúc nên đã dùng điện thoại di động chụp lại hình ảnh thương tích của bé V. sau đó đưa lên trang cá nhân của mình để chia sẻ với bè bạn và cảnh báo về hành vi phản giáo dục của người thầy giáo.

Tiếp xúc với PV, mẹ của bé V. khá dè dặt và chia sẻ chị không muốn làm to chuyện. Theo lời kể lại của mẹ cháu V., cháu bị thầy đánh từ ngày 25/9. Tuy nhiên do sợ bị bố mẹ la chuyện không thuộc bài nên V. giấu kín, chịu đau bằng cách học bài thì nằm, ăn cơm thì đứng vì không ngồi được. Đến chiều ngày 27/9, cháu đi học về và không thể chịu đựng đau đớn, đã òa khóc nói: "Mẹ ơi con chịu hết nổi rồi".

Hốt hoảng kiểm tra, người mẹ này thấy toàn bộ phần mông của con bầm tím. Vô cùng bức xúc chị vội chở bé V. lên trường. Tại đây thầy Hải (chủ nhiệm lớp cháu V.) đang dự họp nên cả 2 mẹ con chị ngồi chờ. Sau đó thầy Hải đã gặp mẹ con chị và nhận lỗi đánh cháu V., mong gia đình tha lỗi. Thầy giáo cũng đề nghị cùng gia đình đưa bé V. đi bệnh viện để khám và chăm sóc vết thương. Trước  thành ý của thầy giáo, mẹ cháu V. đã không làm lớn chuyện, tự đưa con mình vào bệnh viện khám.

Sau 2 ngày nghỉ cuối tuần, đến ngày 30/9, cháu V. không dám đi học. Cuối giờ học cùng ngày, đích thân Hiệu trưởng trường tiểu học Lương Thế Vinh cùng giáo viên chủ nhiệm đã đến xin lỗi gia đình cháu V.

“Lúc đầu nhìn thấy thương tích của con tôi vô cùng căm giận và chắc chắn sẽ không tha thứ cho người thầy này. Tuy nhiên sau đó nghĩ lại tôi cũng đã thông cảm và bỏ qua vụ việc và chỉ mong thầy rút kinh nghiệm sâu sắc để dạy dỗ các cháu tốt hơn”, mẹ cháu V. chia sẻ.

Đồng thời người mẹ này cũng xác nhận do con gái mình có tiền sử dị ứng da nên có thể khi bị thầy đánh đã làm vết thương nhìn khá trầm trọng!
 
Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Thủ Đức-TPHCM)
Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Thủ Đức-TPHCM)

 
Sáng cùng ngày, PV đã đến liên hệ với Ban giám hiệu trường tiểu học Lương Thế Vinh. Tuy nhiên bảo vệ cho biết Ban giám hiệu không có mặt ở trường.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Minh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục quận Thủ Đức xác nhận đã nghe báo cáo ban đầu về vụ việc giáo viên đánh học sinh do không thuộc bài. Ông Tuấn cho biết đã chỉ đạo hiệu trưởng làm rõ, báo cáo lại để có hướng xử lý.
Tác giả bài viết: Vũ Lê Nguồn tin: Báo Dân Trí

An Ninh & Cán Bộ VC Vận Động Dân không đi dự phiên tòa Ls Lê Quốc Quân


Cán bộ phường đến nhà anh J.B Nguyễn Hữu Vinh 1/10/2013


An Ninh gọi đt anh Dũng Vova


An Ninh VC vô nhà anh trần thạch Linh

Phong thủy, một âm bản văn hóa Trung Quốc!...

ca-mat-hang-phong-thuy-o-mot-cua-hang-SG-305.jpg
Một cửa hàng bán các vật dụng trang trí phong thủy ở SG.
RFA photo
 Nhóm phóng viên tường trình từ VN -  2013-09-30
Nhiều năm gần đây, Sài Gòn bắt đầu xuất hiện những cửa hàng phong thủy có phong cách bài trí giống hệt các cửa hàng phong thủy của Trung Quốc. Quan niệm phong thủy Việt Nam bắt đầu có từ lúc Cao Biền, người Trung Hoa, đời nhà Đường sang nước Việt trảm long mạch và sau đó nhận Tả Ao làm đệ tử, cũng từ khoảng thời gian hơn 1000 năm về trước, quan niệm về phong thủy bắt đầu có mặt và phát triển cho đến bây giờ.
Theo lối Trung Hoa
Những đồ vật trấn phong thủy như la kinh, la bàn, đá phong thủy đồ thị, đồng tiền cổ của các đời vua, xương thú vật, cẩm thạch, đá thạch anh, bùa chú, châu sa thần sa… Nói chung là tùy vào giá tiền của người mua mà nhà cung cấp đưa ra những thứ hàng phong thủy có giá hợp với nhu cầu. Có nhiều loại thấp giá chừng vài trăm ngàn đồng, cũng có loại cao giá có vài chục triệu đồng, vài trăm triệu đồng như lõi trầm đã luyện qua thần chú hoặc gỗ huỳnh đàn luyện qua thần chú, la kinh bằng vàng. Thậm chí, có cả xương người và sọ người bị sét đánh đã qua luyện thần chú. Nhưng những thứ này được bán với giá vài trăm triệu đến tiền tỉ, không phải ai cũng mua được.
Ở Sài Gòn, có trên hai mươi cửa hàng phong thủy lớn nhỏ, trong đó, nhỏ nhất cũng có món hàng bán lên giá vài chục triệu đồng, các cửa hàng lớn đều do người Tàu quản lý và kinh doanh, có giá thành các món hàng cao cấp lên đến tiền tỉ. Nhưng phần lớn các món hàng phổ thông được bán với giá vài trăm ngàn đồng tới vài chục triệu đồng là bán chạy nhất và nhiều người ưa chuộng hơn cả.
Một người bán hàng phong thủy ở quận Gò Vấp, Sài Gòn cho biết: “Ví dụ như đá thạch anh có tác dụng khi đã ra thành phẩm là tỳ hưu, hoặc thiền thừ tức là con cóc. Đá rất quý nhưng phải ra sản phẩm khai hoang điểm nhãn mới có tác dụng. Ví dụ tỳ hưu có một sừng là chiêu tài. Nếu nó có râu, có vảy là bình an, nếu có cục đá không thì không có tác dụng gì. Phải khai hoang điểm nhãn, chú vào mới có tách dụng được, để nó nhìn thấy mới giúp mình được.
Ví dụ con tỳ hưu thì thường nó không có hậu môn vì nếu có hậu môn thì vàng vào là nó ra liền à. Con tỳ hưu chiêu tài nó sẽ không có hậu môn, như vậy thì vàng vào, nó sẽ giữ lại cho gia chủ. Một khi ra sản phẩm rồi thì mới khai hoang điểm nhãn vào rồi đặt vào vị trí chiêu tài thì nó chiêu tài, cầu bình an hay hết đau ốm thì đặt vào vị trí cần cầu, tất cả sẽ hết.”
Ông Trâm, cư dân quận Gò Vấp, là khách hàng thường xuyên lui tới của cửa hàng phong thủy số 5 đường Quang Trung, Gò Vấp, chia sẻ với chúng tôi rằng ông rất tin tưởng vào phong thủy, vì người phương Đông vốn mê phong thủy, ai cũng làm nhà theo cách thế phóng thủy nên năng lượng phương Đông cũng chảy theo luồng của các nhà phong thủy, bây giờ, nếu làm nhà hoặc bài trí nhà cửa, chỗ ngủ mà không theo phong thủy thì sẽ bị dính năng lượng đen, bị mắc phải hắc khí, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Ông Trâm còn chia sẻ thêm là ông thường thay đổi các đồ vật phong thủy mỗi khi các con của ông làm ăn thất bại, gia đình ông gặp khó khăn. Và trong vòng ba năm trở lại đây, ông đã đổi nhà hai lần và đổi các đồ vật phong thủy đến cả trăm lần để cho các con ông đỡ phải nguy hiểm khi họ mắc phải rắc rối với ngân hàng, làm ăn thua lỗ.
Cùng tâm lý giống như ông Trâm, bà Mỹ, cư dân quận 1 Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng bà và gia đình rất tin vào phong thủy, vì nó cho bà thứ năng lượng quí giá để làm ăn, không sợ ai phá phách. Nhưng khi chúng tôi hỏi thêm về năng lượng tốt đó như thế nào và cụ thể là ai phá phách thì bà im lặng, lắc đầu, nói rằng đây là huyền cơ, không thể nói thành lời.
Cán bộ nhà nước chuộng phong thủy
da-thach-anh-hong-dung-de-tran-phong-thuy-250.jpg
Đá thạch anh hồng được bày bán tại một cửa hàng ở SG. RFA photo
Hằng Đỗ, một Việt Kiều về nước làm việc và đầu tư kinh doanh ở Sài Gòn, bày tỏ nỗi quan ngại của cô khi phải làm việc với đội ngũ nhân viên rất mê tín vào phong thủy. Hằng Đỗ cho biết là trong mấy tháng đầu tiên, ngoài việc quản lý các dự án và cho dự án hoạt động tốt, cô còn phải ngấm ngầm điều tra đội ngũ nhân viên của mình vì họ đã lén lút mang các thứ đá phong thủy, bùa chú, đồng tiền cổ về treo trên phòng làm việc. Thậm chí xoay hướng bàn ghế, làm việc lệch lạc, nhìn căn phòng trở nên chật chội, luộm thuộm không thể tả. Và ngay cả một số nhân viên tin cậy của Hằng Đỗ cũng có cách làm việc hết sức kì cục, lẽ ra 9h đi ký hợp đồng vì đã hẹn với đối tác, họ lại đi trước hoặc dời qua buổi chiều vì theo họ, giờ hẹn rơi vào hắc đạo, đi sẽ không thành công. Cách làm việc như thế vừa cảm tính lại vừa thiếu khoa học, không ít lần làm đối tác thấy khó chịu.
Một người làm trưởng phòng nhân sự ở một công ty nhà nước tại quận 3 Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ với chúng tôi rằng hầu như 100% cán bộ nhà nước và cơ quan nhà nước bây giờ tin vào phong thủy, thậm chí mê tín dị đoan với phong thủy. Thay vì làm việc đúng giờ giấc, đúng lịch làm việc và chi tiêu một cách hợp lý để đảm bảo ngân sách nhà nước, họ lại mang không ít tiền từ nguồn thuế của nhân dân để nướng vào các lò phong thủy và tổ chức cúng đủ các thứ. Có nhiều cơ quan nhà nước, bên ngoài là một cơ quan hành chính sự nghiệp, nhưng bố trí bên trong trông giống như một cái điện thờ của đạo giáo mà ở đó, các quan chức giống y hệt các thầy phù thủy, các giáo chủ.
Một người bán hàng phong thủy ở quận 1, Sài Gòn, cho chúng tôi biết: “Tiền cổ thì may mắn về đường tài lộc, mình có thể treo trong nhà hoặc trong ví. Còn thạch anh hoặc ngọc hoặc đá mắt mèo thường để tạo bức hồng vân. Thạch anh hồng thì để trong nhà lấy lại sinh khí trong nhà. Thạch anh thì nó rất rốt, nó giúp mình tránh sóng điện từ của tivi, điện thoại. Người dùng thạch anh hồng, họ cũng thường để trong phòng ngủ để tình cảm vợ chồng đằm thắm hơn. Người nóng tính họ cũng dùng thạch anh hồng cũng giúp cho tính họ đằm hơn, dễ chịu hơn. Thạch anh hồng thì hai ký là bảy triệu ba sáu ba, nhưng nó cũng có nhiều loại ví dụ nửa ký thì khoảng một triệu sáu, mấy trăm gam cũng có.”
Hầu như các cán bộ cao cấp ở trung ương, tỉnh, thành phố đều là bạn hàng thân thuộc ở cửa hàng cô đang bán. Và người có chức càng cao, xài tiền cho phong thủy càng khủng, có nhiều cán bộ mà theo như cô nói là chỉ cần nói tên ra thì cả nước đều biết, có nhiều tháng họ chi cho các mặt hàng phong thủy lên đến tiền tỉ. Với họ, tiền bạc không quan trọng, miễn sao có được vật phong thủy đáng giá và bắt mắt, tạo được niềm tin và sự hanh thông cho hoạn lộ là sẵn sàng chi.
Giới nhà giàu và vợ các cán bộ cao cấp cũng chi cho phong thủy không ít một chút nào, thậm chí, có nhiều bà vợ cán bộ cao cấp do tìm hiểu quá nhiều về phong thủy, dần dà trở thành nhà tư vấn phong thủy cho cả cửa hàng phong thủy và cho các bà quan chức khác.
Với tình hình Trung Quốc đang ngày đêm xâm lấn trên biển Đông và trên các cửa ải đất liền, mục tiêu song hành của họ sẽ là đồng hóa Việt Nam trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc. Và khi mà phong thủy Trung Quốc trở nên đắc dụng, thịnh hành ở Việt Nam, có vẻ như người Trung Quốc đã đạt được phần lớn mục đích đồng hóa của họ!

Vụ xử Lê Quốc Quân: Dữ hay lành?!...

Thứ hai, 30 tháng 9, 2013


Nhiều giáo dân đã dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Lê Quốc Quân hồi tháng Bảy
Bất kỳ mức án nào nặng tay hơn khung hình phạt “treo” đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam.
Trước phiên xử ngày 2/10/2013, số phận của luật sư công giáo Lê Quốc Quân nằm trên “một đường mỏng manh”, như cụm từ “a delicate line” mà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã dùng để đặc tả về trạng thái “đi dây” của Hà Nội giữa Bắc Kinh và Washington.
Nếu căn cứ vào vụ việc người em trai của ông Quân là Lê Quốc Quyết bị “an ninh côn đồ” đánh bầm mặt vào những ngày cuối tháng 9/2013, không khó để suy đoán một dấu chỉ chẳng lành đang chờ đợi kẻ phạm nhân bị kín lối bởi bốn bức tường đen đúa.

Điềm dữ Bắc Kinh

Thêm một lần cố gắng trơ lì của ngành tư pháp Hà Nội khi muốn đóng vai trò bề trên để “rút phép thông công” đối với một con chiên không chỉ “kính Chúa yêu nước” mà còn chẳng ngần ngần ngại biểu hiện quan điểm trái ngược với giới cầm quyền Trung Nam Hải về chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Hiển nhiên, nếu vụ án Lê Quốc Quân được quán triệt đầy đủ theo đường lối Mao ít thì Tập Cận Bình có thể xoa tay nhấp rượu Mao Đài vì đã loại trừ được một cái gai trong mắt ông ta.
Bắt đầu trở nên khá nổi tiếng với khẩu ngữ “diệt cả hổ lẫn ruồi”, người đại diện cho khuynh hướng nhất thể hóa vai trò đảng và nhà nước ở Trung Quốc sẽ có thêm một dẫn chứng sinh động nhằm khuyến khích các học trò phương Nam của ông đi theo con đường không khoan nhượng tôn giáo, đặc biệt là Công giáo.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nổi tiếng với đường lối diệt "cả hổ lẫn ruồi"
Trên con đường đó, tất cả những con ruồi chưa thể hóa thành hổ đều cần bị triệt tiêu, dù vì nguyên do tham nhũng hay nguy cơ chính trị.
Đó cũng là một kinh nghiệm đắt giá của Bắc Kinh trong việc duy trì được thế “cân bằng lực lượng” với giáo hội Công giáo Vatican trong ít nhất vài thập kỷ qua, bởi đã không ít lần các linh mục và giám mục quốc doanh được thụ phong mà chẳng cần đến ý kiến của giáo triều Roma.
Cũng không có được một phản kháng đáng kể nào trong mấy chục năm qua, hoạt động công giáo ở Trung Quốc luôn bị chính quyền ghé mắt như “bầy chiên hiền lành” - hiện tượng khác hẳn với hiện tình sôi sục đầy bức bách của làn sóng giáo hội ly khai ở Việt Nam.
Đó cũng là nguồn cơn sâu xa cho thấy nếu “con chiên bất tuân” Lê Quốc Quân được hành xử tư pháp một cách nghiêm cẩn, Nhà nước Việt Nam sẽ có thể gỡ gạc phần nào danh thể từ sau vụ “nổi loạn” tại giáo xứ Mỹ Yên ở Nghệ An vào tháng 9/2013.
Không những thế, một hình án nặng nề đối với Lê Quốc Quân còn có thể tượng trưng cho lối “phạt vạ” của nhà cầm quyền đối với những kẻ dám bước ra ngoài ranh giới quy ước và tục lệ của cộng đồng thôn làng xưa cũ.
Tất nhiên, đó sẽ là bài học răn dạy cho những tín đồ nhiệt thành thái quá mà đã không thể kềm giữ được tinh thần thiếu tôn trọng khuôn mặt chính thể.

Điềm lành Vatican

Nhưng ở một bờ cạnh khác kém lộ liễu hơn nhiều, dường như Lê Quốc Quân lại đang dần bước từ bóng tối ra ánh sáng. Thậm chí ánh sáng ấy còn có nét mặc khải, với điều kiện nó phải xuất phát từ một cái gì đó thật sự tục thế và cả tục quyền.
"Một hình án nặng nề đối với Lê Quốc Quân có thể tượng trưng cho lối “phạt vạ” của nhà cầm quyền đối với những kẻ dám bước ra ngoài ranh giới quy ước và tục lệ của cộng đồng thôn làng xưa cũ. "
Chuyến “thăm và làm việc” ở Vatican của phái đoàn Ban Tôn giáo chính phủ nhà nước Việt Nam vào thời gian ngay sau khi căng thẳng vụ Mỹ Yên tạm lắng, đã khiến dư luận và giới phân tích chính trị lẫn tôn giáo có phần ngạc nhiên.
Không mang tính chất một cuộc gặp chính thức, phái đoàn do cựu trung tướng an ninh Bộ Công an dẫn đầu đã chỉ được tiếp đón bởi vài viên chức cấp thứ trưởng của Tòa thánh, và cuộc đàm luận cũng chỉ giống như một bản ghi nhận với nội dung đề xuất của phía Việt Nam về “giáo dân cần tôn trọng và tuân thủ pháp luật”.
Chuyến đi bất ngờ trên có thể khiến người ta nhớ lại một chuyến “hành hương” khác – nhưng thuộc về người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng, cũng đến Roma để gặp đích thân giáo hoàng Francis.
Sau cuộc gặp có vẻ thân mật ấy, mối quan hệ Vatican – Việt Nam “bỗng dưng” sáng hẳn lên, cũng không nghe Tòa thánh căn vặn một khuất tất nào liên quan đến việc sắc phong giáo chức hay những vụ việc gây ầm ĩ trong mối tương tác chẳng đặng đừng của chính quyền một số địa phương đối với các giáo xứ tại Việt Nam.
Mỹ Yên cũng là một trường hợp tiêu biểu về tính cách bình thản không bình thường của Tòa thánh.
Điều đáng ngạc nhiên và còn có thể được xem là thành tích của phái đoàn Ban Tôn giáo chính phủ là cho dù suýt chút nữa nổ ra bạo động tại Mỹ Yên cùng các giáo xứ lân cận, kéo theo sự hiệp thông chưa từng thấy của ít nhất phân nửa trong hơn 7 triệu tín đồ công giáo tại Việt Nam, phía Tòa thánh vẫn bình tĩnh cho là Nhà nước Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng về tự do tôn giáo trong những năm qua.
Dù chưa có bằng chứng xác thực về thái độ điềm tĩnh trên, song nhận định của Tòa thánh lại như có ẩn ý trong mối liên hệ với một động thái có tính ẩn dụ không kém: sau khi khởi tố vụ án mà không lập tức khởi tố bị can theo đúng quy định, cho tới nay vẫn chưa thấy cơ quan công an Nghệ An khởi tố thêm một giáo dân nào ở Mỹ Yên.
Có lẽ đây cũng là một hiện tượng lạ lùng từ nhiều năm qua ở Việt Nam.

Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Vatican hồi 1/2013 được cho là đã phần nào giúp cải thiện quan hệ giữa VN với Giáo hội La Mã
Sự im lặng của đảng bộ, chính quyền và ngành công an Nghệ An lại diễn ra đồng thời với chuyến đi Paris và New York của người đứng đầu chính phủ - ông Nguyễn Tấn Dũng.
Những cuộc bàn thảo của thủ tướng đang như hé lộ xác tín chính trị “xoay trục” cùng một lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam: hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP - có thể được phía Mỹ xem xét một cách “linh hoạt”.
Người Pháp cũng không quên hứa hẹn sẽ hợp tác quân sự với Việt Nam tại khu vực biển Đông. Thậm chí Nhà nước Việt Nam cũng chưa hết hy vọng được bổ sung vào Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc với vài tín hiệu được khơi mào từ khối Cộng đồng châu Âu.

Một giáo dân - một thủ tướng

Nếu nhân quyền là điều kiện then chốt được người Mỹ và Tây Âu đặt lên bàn đàm phán với Nhà nước Việt Nam liên quan đến giải thưởng có tên TPP, Lê Quốc Quân lại đang hóa thân thành một chú hổ dân chủ quốc nội trong con mắt của chính giới quốc tế.
Bất chấp nhiều phương án ngăn trở thông tin, vị luật sư công giáo này đã được giới dân chủ nhân quyền trên thế giới vinh danh và dường như đã không còn là “con ruồi” trong cặp mắt ngao ngán của chính quyền.
Người ta đang tự hỏi, phải chăng tình thế có thể tái hiện một kịch bản đột biến như vụ việc thả nữ sinh Phương Uyên chỉ nửa tháng sau chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang đến Washington?
Và lần này, đó là mối quan hệ còn ẩn trong làn sương trừu tượng, giữa một thủ tướng và một giáo dân.
Song chính trị lại là một trừu tượng vượt bậc của các trừu tượng. Không ai có thể biết trong mớ hỗn độn khói sương mờ ảo của nó, cái gì sẽ diễn ra và thực chất là thế nào. Nó có thể đến từ mọi quyền lợi, nhân danh các thế lực và cả từ tinh thần thiếu “hiệp thông” giữa các phe nhóm, trên con đường phục hồi thể diện cá nhân…
"Nếu nhân quyền là điều kiện then chốt được người Mỹ và Tây Âu đặt lên bàn đàm phán với Nhà nước Việt Nam liên quan đến giải thưởng có tên TPP, Lê Quốc Quân lại đang hóa thân thành một chú hổ dân chủ quốc nội trong con mắt của chính giới quốc tế. "
Một khi đã không còn bị xem là “con ruồi” theo não trạng Mao tuyển của nhóm hồng vệ binh Trung Hoa, bất kỳ mức án nào nặng tay hơn khung hình phạt “treo” đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn hết sức “nhạy cảm” hiện thời.
Cho dù vẫn cố phô bày vẻ ung dung về vị thế tự tại quyền lực của đảng, song hàng loạt phản ứng trong mấy năm gần đây từ giới công giáo như các vụ Cầu Rầm, Con Cuông, Tam Tòa, Mỹ Yên đã khiến những người theo đường lối “kiên định” không thể xem thường.
Một bản án quá “nhạy cảm” đối với người con của giáo hội sẽ không thể đổi lấy lòng “yêu nước” đồng nghĩa với khả tín “kính Chúa”.
Nếu việc hoãn xử án Lê Quốc Quân đã từng bị treo đến gần ba tháng khi bất chấp các quy định pháp luật, một phán quyết “treo” tiếp nối sẽ có thể không làm cho các cơ quan tư pháp nhà nước quá nặng lòng, trong khi Bắc Kinh vẫn tạm hài lòng vì dù sao sẽ có án, còn cực bán cầu cách Việt Nam nửa vòng trái đất cũng có thể tạm thỏa mãn với những cố gắng vận động trước đó của họ.
Tất cả đều được dung hòa và đều có được điều mà ngành kinh tế học phát triển gọi là “lợi thế so sánh”.
Chính trị luôn có thể là như vậy. “Của để dành” như Lê Quốc Quân luôn có lợi một khi ai đó muốn ngụ ý những người bất đồng chính kiến bị giam giữ là một thứ “tài nguyên nhân quyền” để trao đổi phòng khi túng thiếu.
Vào giữa năm nay, chỉ hai ngày sau chuyến công du thành công ở châu Âu, Tổng thống Thein Sein của Myanmar đã lập tức ra lệnh phóng thích đến bảy chục tù nhân chính trị còn bị giam giữ, kể cả những người mang án đủ sâu sắc với chế độ cầm quyền mà còn lâu mới có thể ra tù.
Bởi thế và khó có thể khác, sẽ là tốt hơn nhiều nếu hiện ra chỉ dấu điềm lành trong phiên xử ngày 2/10/2013 cho Lê Quốc Quân và cho cả chế độ.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Chí Dũng từ TP Hồ Chí Minh.

Hai tháng lần theo âm mưu tàn độc của gã Việt kiều !!



Năm mặc áo khoác, đội mũ xùm xụp, đeo kính râm, bịt khẩu trang kín mít... đón xe đò về Đồng Nai. Khi hắn cùng các sát thủ tìm đến nơi 9 người bên vợ của ông cậu Việt kiều thì bị cảnh sát hình sự bắt gọn.


Thông tin về Nguyễn Văn Long, "trùm" tội phạm hoạt động trong lĩnh vực buôn bán ma túy và rửa tiền tại Mỹ đang có âm mưu sát hại 9 người trong gia đình vợ tại tỉnh Đồng Nai được Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ ICE-HSI gửi đến Tổng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an vào đầu tháng 5/2012.
Do tính chất vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, Tổng cục đã giao cho Cục cảnh sát hình sự (C45B phía nam) nhiệm vụ “bằng mọi giá phải chặn đứng kế hoạch của nhóm tội phạm xuyên quốc gia", đồng thời bảo vệ tính mạng các nạn nhân đang nằm trong "danh sách đen" của Long.
Tuy nhiên, tài liệu từ ICE-HSI chuyển qua chỉ là những thông tin về nhân thân ở Mỹ của Long, những mối quan hệ ở Việt Nam hoàn toàn mơ hồ bởi ông ta đã vượt biên được gần 20 năm. Trước sinh mạng của các nạn nhân đang cận kề nguy hiểm, đại uý Nguyễn Tiến Dũng và các trinh sát chia thành nhiều nhóm lập tức lên đường rà soát dấu vết khắp các địa bàn phía Nam.
nam-2137-1380535603.jpg
Văn Xuân Khuê thừa nhận đã chỉ điểm cho các sát thủ thực hiện kế hoạch giết 9 người trong gia đình vợ gã Việt kiều. Ảnh: D.K.T
Cuối cùng, thông tin thu được từ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, quê của Long, cho thấy ông ta có một người cháu gọi bằng cậu tên Văn Xuân Khuê (42 tuổi), thường gọi là Năm. Sau ngày vượt biên, thỉnh thoảng Long vẫn liên hệ với người này. Năm hiện chuyển đến phường 5, TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) sinh sống.
Mọi động thái của Năm, từ đó, đều không qua được mắt của các trinh sát. Những chuyến xe đò của của ông ta về thị xã Long Khánh, Đồng Nai bị theo sát. “Nhiều khả năng các mục tiêu mà Long thuê sát thủ giết đang sống tại thị xã này”, đại úy Dũng nhận định và cho biết ngay sau đó đã phối hợp với Công an thị xã Long Khánh điều tra.
Tiếp tục rà soát, cảnh sát xác định, nhà anh Tuân và chị Thảo ở phường Xuân An có cô em gái hiện sống ở Mỹ. Đặc biệt, hồi tháng 1/2012, anh Tuân từng bị người khác chặn đường dùng dao đâm vào cổ nhưng may mắn thoát chết. Do lần đó anh này từ chối giám định sức khỏe nên công an không có căn cứ để khởi tố điều tra. Ráp nối các dữ kiện, cảnh sát xác định chính gia đình anh Tuân và chị Thảo là mục tiêu mà Long muốn các sát thủ ra tay. Từ đây, phương án bảo vệ mục tiêu được C45B lên kế hoạch phối hợp với công an sở tại thực hiện.
Sau hai tháng miệt mài đeo bám, đầu tháng 7/2012, cảnh sát phát hiện Năm mặc áo khoác xùm xụp, đeo kính râm, bịt khẩu trang kín mít… tiếp tục đón xe đò về Long Khánh. Không đi cùng chuyến với Năm, song hai người đàn ông khả nghi cũng bắt xe về Đồng Nai ngay sau đó.
Để không bị theo dõi, Năm nhiều lần xuống xe, vào quán uống nước quan sát tình hình xung quanh rồi lại đón xe khác tiếp tục cuộc hành trình. Toàn bộ động thái của nhóm người này đều nằm trong sự kiểm soát của các trinh sát. Nhóm chiến sĩ bảo vệ mục tiêu cũng sẵn sàng cho giây phút quyết định của chuyên án.
Khi Năm và hai sát thủ vừa xuất hiện tại khu vực nhà anh Tuân và chị Thảo đã bị các cảnh sát tóm gọn. Cùng lúc này, tại thành phố Seattle, Long bị Cục an ninh nội địa Hoa Kỳ bắt giữ.
Tại trụ sở Cục cảnh sát hình sự, Năm chối bỏ về kế hoạch giết người hàng loạt do Long chủ mưu. Phải mất rất nhiều thời gian, trước những chứng cứ mà cảnh sát đưa ra, nghi phạm mới chịu thừa nhận.
Năm khai, do còn thiếu Long 600 triệu đồng mà không có tiền trả, lại được cậu hứa xoá nợ rồi sẽ trả thêm công hậu hĩnh cho việc giám sát các sát thủ giết người nên anh ta "nhắm mắt làm liều". Mặt khác, Năm cho rằng mình chỉ là người chỉ điểm, sự việc được che giấu kỹ càng nên cảnh sát không thể nào phát hiện.
“Tôi thắc mắc vì sao lại phải ra tay dữ vậy, cậu không nói mà bảo tôi 'chỉ cần kiểm tra những người kia có giết chết cả nhà anh Tuân và chị Thảo hay không' để báo cho cậu. Nếu người nào còn sống, được đưa đi cấp cứu cũng không trả tiền”, Khuê khai.
Tương tự, các sát thủ được Long thuê cũng không biết lý do vì sao ông ta lại hận gia đình nhà vợ đến thế. “Cứ một người chết chúng tôi nhận được 6.000 USD. Ngay sau khi thanh toán hết gia đình anh Tuân và chị Thảo, chúng tôi được lệnh giết luôn cả Khuê để bịt đầu mối”, họ khai.
Trong khi đó, làm việc cới C45B, anh Tuân và chị Thảo cho rằng “có thể do hiểu lầm, mâu thuẫn trong tình cảm gia đình” chứ không nhận đã chiếm đoạt 100.000 USD của Long.
dai-ta-Nguyen-Tri-Phuong-2.jpg
Đại tá Nguyễn Tri Phương: "Âm mưu giết nhiều người của Long là cực kỳ dã man, nguy hiểm và chưa từng có ở Việt Nam". Ảnh: Vũ Mai.
Ngay sau khi chuyên án kết thúc, Cục an ninh nội địa, Cục thực thi pháp luật Hoa Kỳ đã cử đoàn công tác sang làm việc với lãnh đạo Tổng Cục cảnh sát. Họ bày tỏ lòng cảm ơn lực lượng công an Việt Nam đã tận tình, phối hợp chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời vụ án đặc biệt nghiêm trọng và giúp họ có thêm bằng chứng xử lý Nguyễn Văn Long theo pháp luật Mỹ.
“Âm mưu giết nhiều người của Long là cực kỳ dã man, nguy hiểm chưa từng có ở Việt Nam. Ngay sau khi nhận được yêu cầu phối hợp điều tra của Hoa Kỳ, Bộ Công an đã khẩn trương vào cuộc. Nếu không kịp thời chặn đứng âm mưu này thì hậu quả sẽ vô cùng ghê gớm”, đại tá Nguyễn Tri Phương, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự phía nam nói.
Tháng 7 vừa qua, công tố viên Hoa Kỳ cùng luật sư của Long được Bộ Công an cho phép tiến hành thẩm vấn nhân chứng và các bị hại tại Việt Nam để có căn cứ trong việc buộc tội kẻ chủ mưu.
Đến ngày 12/9, Tòa án Liên bang Hoa Kỳ tại Seattle đã ra phán quyết buộc tội Nguyễn Văn Long, 46 tuổi, ngụ tại thành phố Seattle, với hai tội danh Âm mưu giết người tại nước ngoài và Xúi giục người khác phạm tội có tính chất tàn bạo. Gã Việt Kiều có thể đối mặt với bản án 14 năm tù giam.
Dự tính, bản án dành cho Long sẽ được tòa án Mỹ tuyên vào đầu tháng 1/2014.
Quốc Thắng

Giảng viên người Nhật bị xe buýt cán chết!...

SÀI GÒN (NV).- Một nhà giáo người ngoại quốc đi bộ với chiếc nạng sắt không may bị xe buýt cán chết ngay tại trạm xe buýt Bến Thành, quận 1 hồi 3 giờ rưỡi chiều ngày 30 tháng 9. Người xấu số là bà Kakinuma Joji 50 tuổi, quốc tịch Nhật Bản, giảng viên Khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Sài Gòn.
Xe buýt cán chết giảng viên người Nhật trước trạm xe buýt Bến Thành. (Hình: báo Người Lao Động)
Báo Tuổi Trẻ cho biết, bà Kakinuma Joji ngụ tại quận 7, Sài Gòn. Mỗi ngày, bà rời nhà đến trường làm việc, rồi trở về bằng xe buýt. Vì mắc bệnh thoái hoá khớp, bà phải dùng một chiếc nạng sắt để di chuyển. Vào giờ nói trên bà Joji bước xuống xe buýt dừng lại ở trạm Bến Thành, đối diện bồn binh Sài Gòn, chuẩn bị đổi chuyến để về nhà. Đang tiến ra đường để đến chiếc xe buýt khác, bà Joji không may bị một chiếc xe buýt khác nữa trờ tới tông ngã, cán chết liền tại chỗ.

Theo báo Người Lao Động, bà Joji lâm nạn khi trên đường rời chiếc xe buýt thứ nhất tiến đến chiếc xe buýt thứ hai. Đang đi giữa đường, bà Joji không may bị ngã, đúng lúc một chiếc xe buýt thứ ba vừa tấp vào trạm dừng. Tài xế không thắng kịp, cán luôn qua người bà Joji khiến nạn nhân chết liền tại chỗ.

Đây là người ngoại quốc thứ ba bị thiệt mạng tại Sài Gòn trong vòng một tháng nay. Ngày 9 tháng 9, ông Wayne Madison 55 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ, đạp xe từ trường đến nhà, bị xe vận tải đụng chết tại một ngã ba đường ở quận 7.  Ông Wayne Madison là giáo viên dạy tiếng Anh tại một trường tiểu học trong vùng.

Chiều ngày 23 tháng 9, một công dân Hoà Lan bị hai chiếc xe gắn máy tông "bồi" liên tiếp nhau tại đường Bùi Thị Xuân, quận 1. Nạn nhạn là ông Blankenstein bị thương nặng, nhưng may mắn thoát chết. (PL)

'Cả 4 bé trai đều chết trong tư thế quỳ gối'



“Sau tiếng 'uỳnh' khô khốc, mọi người chạy đến đào bới những mảng tường vỡ nhưng 4 đứa trẻ đều bất động, gục chết hoặc thoi thóp trong tư thế quỳ gối, đầu cắm xuống đất", nhân chứng kể lại vụ sập tường làm 4 cháu bé tử vong.

1-9224-1380437497.jpg
Hiện trường nơi 4 bé trai bị vùi lấp. Ảnh: Lê Hoàng
Sáng 29/9, một ngày sau vụ tai nạn sập tường khiến 4 trẻ nhỏ thiệt mạng, cả xóm nghèo ở thôn Làng Ràm, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) chìm trong tang tóc. Thỉnh thoảng tiếng gào khóc của những người mẹ trẻ mất con lại vang lên nghe ai oán cả một góc rừng.
Suốt từ chiều tối qua, không ai bảo ai, bà con lối xóm đều lũ lượt kéo đến chia sẻ mất mát, động viên gia đình các nạn nhân. Do 4 bé trai thiệt mạng đều sống gần nhau nên dân làng phải phân chia lần lượt tiễn đưa các bé về đất mẹ. Những đám tang vội vã, không tang trắng, không trống kèn... Nhìn 4 ngôi mộ nhỏ nằm cạnh bên nhau, không ai có thể cầm được nước mắt.
Làm chủ ngôi quán nhỏ ngay sát địa điểm xảy ra tai nạn, anh Phạm Vương Thắng (38 tuổi, ở thôn Quỳ Hợp) là người đầu tiên phát hiện và tiếp cận hiện trường. 
Vẻ mặt chưa hết bàng hoàng, anh Thắng kể, khoảng 8h30 ngày 28/9, một thanh niên ngoài 30 tuổi lái chiếc máy xúc đến san lấp mảnh vườn cho gia đình bà Bùi Thị Lan (ở thôn Làng Ràm, xã Quang Trung). Vùng quê miền núi hẻo lánh vốn ít khi tiếp xúc với máy móc cơ giới nên lũ trẻ trong làng lạ lẫm, kéo đến xem anh thợ máy làm việc.
2-7802-1380437497.jpg
Nguyên nhân khiến bức tường đổ sập được cho là do người thợ máy đào sâu khiến chân tường bị hỗng, không còn điểm tựa. Ảnh: Lê Hoàng
Khi anh Thắng đang ngồi trong quán nói chuyện cùng vài người dân thì lũ trẻ xuất hiện. 5 bé trai đứng bên mảnh vườn chăm chú theo dõi chiếc máy hoạt động, vẻ mặt thích thú. “Thấy mấy đứa đứng gần bức tường bị khoét sâu, tôi có linh tính không lành nên đã ra cảnh báo, song lũ trẻ vẫn ngồi phía dưới chân tường. Duy chỉ có cháu Triệu (bé trai thoát nạn) là đứng ở xa”, anh Thắng nhớ lại.
Đến khoảng 9h10, một tiếng "uỳnh" vang lên. "Tôi quay ngoắt ra thì thấy bức tường cao gần 3m, rộng 5m ở  bên phải quán hàng nhà chị Lan đã đổ sập. Tôi vội lao ra nhưng tất cả lũ trẻ đều đã bị bức tường gạch vùi lấp, mất dấu”, anh Thắng nói.
Những người có mặt vội hô hoán, đào bới bằng tay không, lật những mảnh vỡ của bức tường tìm kiếm các cháu bé. Hơn chục phút sau, bé trai đầu tiên là cháu Phạm Văn Đăng (12 tuổi) được tìm thấy, tiếp theo là cháu Trương Văn Thành (10 tuổi)Bùi Phạm Ngọc Bảo và Bùi Văn Nam (cùng 9 tuổi).
“Thật kinh khủng, mấy đứa trẻ đều bất động, gục chết hoặc thoi thóp trong hơi thở yếu ớt. 4 cháu đều chung một tư thế quỳ gối, đầu cắm xuống đất. Đưa tụi nhỏ ra ngoài, tôi gọi điện báo tin cho các gia đình mà mãi không nói thành lời", anh Thắng kể bằng giọng nghèn nghẹn. 
Khi được đưa ra khỏi đống đổ nát, cháu Đăng và Thành đã chết. Cháu Bảo và Nam chỉ còn thở thoi thóp được đưa tới bệnh viện nhưng cũng qua đời sau đó khoảng 30 phút.
4-1378-1380437497.jpg
Bà Trương Thị Khoảnh ám ảnh giây phút moi đống đổ nát lần tìm xác cháu nội. Ảnh: Lê Hoàng
Trong căn nhà lụp xụp ở đầu thôn Quang Hợp, chị Phạm Thị Diện liên tục vật vã, giọng khản đặc gào khóc gọi tên con trai duy nhất, cháu Trương Văn Thành. Cũng có mặt tại hiện trường ngay thời điểm xảy ra tai nạn, bà Trương Thị Khoảnh (66 tuổi, bà nội cháu Thành) vẫn ám ảnh khi chính tay bà lật tìm thi thể đứa cháu xấu số.
Run run đưa bàn tay gầy guộc gạt dòng nước mắt, bà kể, khoảng gần 9h, trên đường đi gặt lúa về nhà bà ghé vào quán nước nhà anh Thắng ngồi nghỉ chân. Ít phút sau thì tai họa ập đến. Nghe tiếng động lớn, bà cùng mọi người lao tới cất tiếng gọi cháu nhưng không nghe trả lời. Bà vừa gào khóc vừa lật từng viên gạch tìm xác cháu.
"Nhấc được mấy tảng xi măng lên, tôi sững sờ khi thấy cháu nội mình 2 tay còn lồng đôi dép. Nhưng khi được đưa lên khỏi mặt đất thì Thành đã tắt thở, toàn thân tím tái”, bà Khoảnh nói trong hơi thở đứt đoạn.
Anh Trương Văn Dũng, cha cháu Thành cho biết, vợ chồng anh hiếm muộn nhiều năm. Cầu tự khắp nơi, mãi đến năm 2003, chị Diện mới sinh được Thành. Khi bé trai chào đời, anh chị vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc. Kinh tế khó khăn nên anh chị gửi bé Thành ở nhà cho ông bà nội trông nom rồi ra Hà Nội làm phụ hồ mưu sinh, thi thoảng mới về thăm con.
“Vợ chồng tôi chỉ có mình nó nên mọi tình thương đều dành cho con. Sáng qua, nó còn đòi mẹ mua sữa cho uống nhưng khi vợ tôi mang sữa về thì con trai đã mãi mãi ra đi”, anh Dũng bật khóc. 
Bên chiếc bàn thờ làm vội đặt ở giữa nhà, ngoài di ảnh và bát hương nghi ngút còn có một số đồ chơi trung thu và mấy hộp sữa mà Thành chưa kịp uống nên người thân mang ra thắp hương cho cậu.
Khi bức tường đổ sập, chỉ duy nhất cháu Trần Phú Triệu may mắn thoát nạn. Các nhân chứng cho biết, Triệu kịp rời khỏi hiện trường là do lúc đó em đang đứng nên vùng chạy thoát. Tuy nhiên, chứng kiến cảnh 4 đứa bạn bất ngờ lâm nạn nên Triệu vẫn đang rất hoảng loạn.
3-4301-1380437497.jpg
Chị Phạm Thị Diện đau đớn khi đứa con trai duy nhất của gia đình mất mạng. Ảnh: Lê Hoàng 
Đại diện chính quyền xã Quang Trung cho hay, gia cảnh 4 nạn nhân thiệt mạng đều rất khó khăn. Trong số 4 bé trai thiệt mạng, có hai em là con trai độc.
Trong đó, thương tâm nhất là cậu bé mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi, cháu Bùi Phạm Lương Bảo. Gương mặt dúm dó, anh Việt (36 tuổi) ngồi bất thần bên di ảnh con trai. Anh kể, năm 2003, gia cảnh khó khăn nên anh phải vào tỉnh Bình Phước lập nghiệp rồi cưới được một cô giáo hiền lành. Một năm sau thì cháu Bảo chào đời. Tháng 7/2008, trong một cơn bạo bệnh, mẹ Bảo qua đời. Lo xong 49 ngày cho vợ, anh Việt đưa con trai về quê sống với bà nội.
Ở lại miền nam làm công nhân cao su thêm ít năm nhưng vì thương nhớ con nên anh Việt quyết định hồi hương về chung sống cùng mẹ già cũng là để tiện chăm sóc con nhỏ. Hôm Bảo gặp nạn, anh Việt đang đi làm thì nhận được hung tin. Nghe người thân thông báo, anh tất tả chạy về nhưng không kịp cứu con trai. “Số phận thật trớ trêu, vợ con đều bỏ tôi mà đi, làm sao tôi có thể sống tiếp được đây”, người đàn ông ngửa mặt lên trời, ánh mắt đầy đau khổ.
Ngày 29/9, trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Công Mạnh, Trưởng công an xã Quang Trung cho biết, Công an tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất thủ tục khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Bà Bùi Thị Lan và người lái máy xúc đã được triệu tập về trụ sở công an để lấy lời khai, xác minh vụ việc. Chiếc máy xúc, tang vật vụ án cũng đã bị cơ quan điều tra tạm giữ.
“Theo quan sát hiện trường và qua lời khai của các nhân chứng, nguyên nhân bức tường đổ sập đè chết 4 đứa trẻ là do trong quá trình thi công, người thợ máy đã múc quá sâu vào chân tường khiến bức tường hổng chân, không còn điểm tựa nên đổ sập”, ông Mạnh nhận định.
Lê Hoàng

Đầu tư bế tắc, tiền “chết” trong ngân hàng ngày một nhiều!...

SM - Khi hoạt động đầu tư trên các thị trường truyền thống như vàng, bất động sản, chứng khoán cùng các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác tiếp tục bế tắc thì người dân buộc phải để tiền “chết” trong ngân hàng, chấp nhận khả năng lãi suất thực âm. Thà mất ít còn hơn mất nhiều.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặc dù lãi suất huy động duy trì ổn định ở mức thấp, từ 17 – 19%/năm thời điểm giữa năm 2011 rút xuống chỉ còn khoảng 7 - 10%/năm như hiện nay, song kênh gửi tiết kiệm vẫn đang “hút khách”.
Cụ thể, lãi suất huy động không kỳ hạn của nhóm các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nay chỉ còn 1-1,2%/năm, kỳ hạn 1 - 6 tháng khoảng 5 - 6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 - 12 tháng khoảng 6,5 - 7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng là 7,5-8%/năm. Đối với nhóm NHTM cổ phần, các mức lãi suất này tương đương hoặc cao hơn khoảng 0.5 – 1%,
Tuy lãi suất huy động thấp hơn hẳn một vài năm về trước, song hoạt động huy động vốn của ngân hàng tính đến giữa tháng 9/2013 vẫn tăng trưởng 11,74% so với cuối năm 2012, trong đó huy động VNĐ tăng 11,63% và ngoại tệ tăng 12,43%. Tiền gửi VNĐ của dân cư tăng 13,78% so với cuối năm 2012, con số này hồi tháng 6/2013 thậm chí còn ở mức 15,91%.
Trước hiện tượng này,  Vụ Chính sách tiền tệ NHNN lý giải do biện pháp giảm trần lãi suất 2 từ mức 14%/năm (9/2011) xuống còn 8%/năm (cuối năm 2012) và 7,5%/năm (3/2013)  đã  tác động tích cực tới việc bình ổn thị trường vốn, đồng thời, các biện pháp bóc tách nợ xấu, sát nhập ngân hàng yếu kém và hỗ trợ NHTM của NHNN cũng góp phần vào việc phục sức cho ngành ngân hàng và trấn an tâm lý người gửi.
Tuy nhiên, môi trường đầu tư thực tế của nền kinh tế thời gian qua cho thấy việc người dân bỏ tiền vào tiết kiệm ngân hàng không đơn thuần như vậy. Tiền đổ vào các tài khoản tiết kiệm với kỳ vọng mất ít nhất, chứ không phải được nhiều nhất.
Trước hết có thể kể đến thị trường kim loại quý với sự can thiệp mang dấu hiệu độc quyền từ NHNN làm cho giá vàng luôn cao hơn hẳn giá thế giới khiến việc đầu tư vào vàng ở thời điểm hiện tại có quá nhiều rủi ro. Trong khi đó, thị trường chứng khoán mấy phiên gần đây tuy có dấu hiệu tăng nhiệt với thanh khoản cải thiện ở một số mã blue-chip, thậm chí, báo chí nước ngoài còn bình luận “thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động trở lại, song “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Thực tế, thị trường vẫn lình xình chưa xác định rõ xu thế, và đặc biệt, nền kinh tế vĩ mô chưa có bất cứ dấu hiệu cải thiện nào, thì ngay cả việc thị trường đi lên cũng chỉ là một dạng bong bóng, hoặc bị đầu cơ bởi “đội lái” giàu quan hệ và kinh nghiệm. Hầu hết các công ty tư vấn và chuyên gia tài chính đều đưa ra lời khuyên “tọa sơn quan hổ đấu” cho các nhà đầu tư chứng khoán vào thời điểm này, nếu không muốn tiếp tục “mua kinh nghiệm”.
Một kênh đầu tư khác còn ít được kỳ vọng hơn nữa, là bất động sản. Hiện thị trường một mặt không những không được cải thiện về tính thanh khoản, mà còn rơi vào tình trạng nhiều chủ đầu tư đang “chơi chiêu” với khách hàng thông qua các thông báo giảm giá, hạ giá úp mở, bán hàng giá thấp sau khi đã thay đổi thiết kế và nói là hạ giá. Đặc biệt ở trường hợp của Bầu Đức, vốn nổi tiếng với tuyên bố giảm giá nhà tới 50% so với các sản phẩm cùng vị trí, đã phó Tông GĐ Công ty BĐS Thế Kỷ Phạm Thanh Hưng “bóc mẽ” rằng chỉ là cách nói bóng gió dụ khách chứ không có ý nghĩa thực tế.
Thấy tiền đổ vào ngân hàng nhiều chớ vội mừng, bởi đó là tín hiệu của một nền kinh tế ì trệ và suy thoái, sự bế tắc trong đầu tư và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi người dân không biết sử dụng đồng tiền vào đâu để có hiệu quả hơn, họ buộc phải để tiền “chết” trong ngân hàng.

Làm giả con dấu, chế bằng cấp như thật !...

SỐNG MỚI - Chiều 23/9, sau khi đặt làm con dấu giả của các cơ quan, trường học, một nhóm người đã tổ chức sản xuất các loại bằng cấp và rao bán với giá 6-8 triệu đồng. Đây được coi là đường dây làm giả bằng cấp có quy mô lớn nhất từ năm 2011 tới nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thu giữ số bằng, giấy tờ giả - Ảnh: Thanh niên
Theo điều tra, từ tháng 8/2011, Trần Ngọc Sỹ (SN 1980, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), Nguyễn Thành Lê (SN 1979, trú phường Hoà Thuận, TP.Tam Kỳ, cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Quảng Nam), Nguyễn Bá Thấn (SN 1989, trú quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), Trần Huyền Ân (SN 1956, trú xã Bình Sam, huyện Thăng Bình: Bí thư chi bộ thôn Tiên Đũa) và Huỳnh Đức Trí (SN 1979, trú thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) tổ chức làm giả con dấu, tài liệu, bằng đại học, cao đẳng… để bán cho các cá nhân có nhu cầu.
Trong vòng một năm qua, đường dây này đã cung cấp hàng trăm văn bằng, dấu và tài liệu giả cho những người có nhu cầu. Tùy theo loại bằng cấp mà số tiền cũng khác nhau (bằng đại học, cao đẳng giá 8,5 triệu đồng; bằng trung cấp giá 6,5 triệu đồng…). Đặc biệt, đường dây này còn làm giả cả tài liệu, con dấu của Bộ Công an và UBND tỉnh Quảng Nam.
Cơ quan An ninh điều tra đã bắt khẩn cấp 3 đối tượng: Trần Ngọc Sỹ, Nguyễn Thành Lê và  Nguyễn Bá Thấn vì có hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Đồng thời thực hiện khám xét đối với Trần Huyền Ân và Huỳnh Đức Trí.
Công an tỉnh Quảng Nam cũng đã công bố các số điện thoại 0510.3852589 - 0985007775 để những người liên quan cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra.

Ai đang thực sự né tránh vấn đề Biển Đông?!...

ĐẤT VIỆT - 30/09/2013  (Quan hệ quốc tế) – Vấn đề Biển Đông được chính quyền Philippines khẳng định nước này và Mỹ sẽ không né tránh với Trung Quốc, Việt Nam cũng kêu gọi nhìn nhận thẳng thắn về vấn đề Biển Đông. Còn Trung Quốc, họ đang nghĩ gì?
Mỹ - Philippines: nhìn thẳng vào sự thật
Tờ Inquirer (Philippines) đưa tin trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền thanh, Ricky Carandang, Trưởng nhóm phát triển thông tin liên lạc và lập kế hoạch chiến lược của Tổng thống Philippines, cho biết hai Tổng thống Aquino và Obama sẽ thảo luận sâu về hợp tác quốc phòng, đặc biệt về vấn đề cho phép quân đội Mỹ “hiện diện luân phiên” tại nước này.
Dự kiến cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Philippines sẽ diễn ra vào ngày 11/10 hoặc 12/10.
Ông Carandang cũng nhấn mạnh hai nước sẽ tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền và những hành động bành trướng của Trung Quốc ra để bàn luận.
“Tôi nghĩ chúng tôi không thể không đề cập tới vấn đề này (tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc) bởi lẽ đây là một phần lí do khiến chúng ta phải tăng cường an ninh hàng hải. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất không chỉ Philippines mà cả Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Nhật Bản đều quan ngại”.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị ASEAN tại Bali, Indonesia năm 2011.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị ASEAN tại Bali, Indonesia năm 2011.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp với những người đồng cấp ASEAN tại New York hôm 27/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nhắc lại quan điểm không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. 
Đồng thời, Ngoại trưởng Mỹ đã hối thúc Trung Quốc và các quốc gia láng giềng châu Á cần giải quyết những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nhanh nhất có thể. Đặc biệt, Ông Kerry cũng yêu cầu Trung Quốc khẩn trương đàm phán COC với ASEAN vì an ninh khu vực.
Người Mỹ đã chứng tỏ họ nhìn nhận được sự quan trọng của vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông, và họ sẵn sàng tham gia một cách công khai, không né tránh tiến trình mang lại sự ổn định cho vùng biển này. Có thể, nước Mỹ có những lợi ích quan trọng về chiến lược “chuyển trục” khi tham gia vào vấn đề Biển Đông, nhưng trên hết, họ khách quan và minh bạch quan điểm của mình.
Việt Nam nhìn nhận thẳng thắn vấn đề
Từ trước đến nay, Việt Nam luôn tỏ ra là một quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng các bên  và giữ vững lập trường giải quyết vấn đề bằng phương pháp hòa bình, đàm phán.
Từ việc nhất quán tư tưởng và phương châm hành động, Việt Nam ngày càng khẳng định được uy tín và trách nhiệm của mình trên trường quốc tế. Tiếng nói của Việt Nam có tiếng vang, đặc biệt về vấn đề Biển Đông.
Ngày 27/9, phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thẳng thắn đưa ra quan điểm: "Việt Nam trước sau như một nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam muốn giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhịn nhận thẳng thắn vấn đề: “Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh".
"Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, là một quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cùng nhau thực tâm, chân thành thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực xây dựng COC. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung". Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi.
Có thể thấy Việt Nam, cũng như tất cả các nước thành viên khối ASEAN đều có chung một mong ước. Không chỉ dừng lại ở khu vực, mong ước của Việt Nam đã được sự ủng hộ của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có tiếng nói đồng tình của rất nhiều nước lớn.
Trung Quốc có dám nhìn thẳng vào sự thật?
Đáp lại những lời kêu gọi hòa bình và đàm phán của ASEAN, của Mỹ, của Nhật Bản, Trung Quốc đã có những hành động gì?
Tại cuộc họp báo hằng tháng, ngày 27/9, đề cập đến cuộc tập trận chung gần đây giữa Mỹ và Philippines trên Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh khuyến cáo các các quốc gia trong khu vực không nên hành động tùy tiện, thiếu thận trọng dựa vào sự hỗ trợ của các thế lực bên ngoài khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ các ngoại trưởng ASEAN tại New York
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ các ngoại trưởng ASEAN tại New York
“Hòa bình, ổn định và thịnh vượng là nguyện vọng của nhân dân trong khu vực và cần phải được tất cả các bên liên quan gìn giữ, duy trì”, ông Cảnh cho hay.
Bên cạnh đó, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng nhấn mạnh: “Các nước bên ngoài khu vực nên có nhiều hành động ủng hộ hòa bình và ổn định hơn, chứ không nên gieo rắc bất đồng”.
Như vậy, Trung Quốc đã dùng cách “đánh tráo khái niệm” để né tránh vấn đề Biển Đông. Nước này chụp mũ những động thái kêu gọi đàm phán của Philippines hay bất cứ quốc gia nào có tranh chấp là gây rối và làm phức tạp vấn đề. Mọi hợp tác song phương giữa các nước đều bị Trung Quốc áp đặt là “thiết lập liên minh, chống lại Trung Quốc”.
Và từ đó khẳng định mọi hành động tăng cường sức mạnh quân sự của nước này là cần thiết để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài.
Thậm chí, không ít học giả đeo hàm tướng tá như Đỗ Văn Long của Trung Quốc khẳng định quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho những cuộc tấn công phủ đầu để bảo đảm quyền lợi.
Trung Quốc đã thẳng thắn vấn đề Biển Đông nhưng thẳng thắn theo cách nghĩ của họ, và cách nghĩ này không đồng nhất với cộng đồng quốc tế và luật pháp thế giới, lương tri nhân loại.
Minh Tú

VIỆT NAM GIỮA NGÃ BA ĐƯỜNG – CHỌN NGA HAY BA LAN



word-kinhte

1.  Chính trị là để phục vụ kinh tế:

Khi bàn luận về khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhiều người ủng hộ đảng, ủng hộ chính quyền thường hay biện luận “ở đâu mà không có khủng hoảng, Mỹ đang suy thoái, châu u ngập đầu nợ công, Hy lạp , Tây Ban Nha,…bạo loạn,….Nước giàu mạnh còn vậy huống chi Việt Nam. Việt Nam hiện nay khủng hoảng là cũng do ảnh hưởng của tình hình chung trên thế giới. Đảng, nhà nước chèo chống được như vậy là giỏi rồi. Kinh tế như hình sin, lên rồi xuống, xuống rồi lên, lo gì. Hãy tin vào lãnh đạo của Đảng. Rồi kinh tế sẽ khởi sắc.
Lối biện luận như vậy nhằm mục đích duy nhất là lấp liếm những sai lầm to lớn của lãnh đạo, muốn giữ vững thể chế chính trị và cũng là giữ nồi cơm cho họ. Rõ ràng, họ không hiểu hết mối quan hệ giữu chính trị và kinh tế. Suy cho cùng chính trị sinh ra là để phục vụ cho hoạt động kinh tế. Chính trị như hệ điều hành trong máy tính. Một khi kinh tế bị khủng hoảng tức là hệ điều hành tồi, bị lỗi. Nếu chịu khó quan sát ta sẽ thấy, tất cả các nước khi có khủng hoảng kinh tế là chính phủ sụp đổ. Một chính phủ mới được dân cử lên. Sụp càng sớm thì kinh tế càng phục hồi nhanh, càng lâu càng trầm trọng vấn đề, có khi còn bạo động. Tại sao như vậy?
Khi kinh tế khủng hoảng hoặc là do nguyên nhân sai lầm hoặc bị lũng đoạn. Con người thường tự ái, hoặc ngu dốt nên khó mà tự nhận mình sai lầm, do vậy người sai lầm cần ra đi để người mới lên khắc phục. Nếu kinh tế bị lũng đoạn thì chính phủ càng nên bị thay thế. Một chính phủ mà một nhóm nhỏ lũng đoạn làm kinh tế suy sụp thì tự nó không thể khắc phục được. Nhóm đó sẽ cố bu bám để giữ quyền lợi mình đến cùng, như vậy sẽ ngăn cản cải cách hoặc cải cách đủ để mình không bị thiệt. Việc này giống như bệnh nhân không thể tự cầm dao mổ chính mình.
Hy vọng những ai còn muốn bảo vệ sự “ổn định” chính trị để khắc phục khủng hoảng sẽ thấy được đằng sau sự ổn định là cái gì?

2.  Hệ thống đúng của xã hội loài người:

Trong khuôn khổ một bài viết ngắn không đủ để lập luận nhằm chỉ ra hệ thống đúng của xã hội là gì. Và đồng thời bác bỏ những lối ngụy biện để bảo vệ một hệ thống sai. Phần lớn ngụy biện đến từ những người ủng hộ hệ thống sai để hưởng lợi.
Chúng ta đồng ý với nhau một điều là trong xã hội loài người cần có sự cạnh tranh mới có sự đổi mới, sáng tạo và phát triển.
Nền kinh tế tư nhân hay nhà nước bảo đảm yếu tố này? Rõ ràng chỉ có nền kinh tế tư nhân mới bảo đảm các yếu tố trên. Các siêu phẩm như Iphone, Boeing, Lexus, facebook,….đều được sáng tạo bỡi nền kinh tế tư nhân. Không một doanh nghiệp nhà nước nào có sáng tạo ra hồn, nếu có thì cũng là sự lên gân thành tích và vô cùng tốn kém, không bền vững.
Nền chính trị nào bảo đảm tính cạnh tranh? Rõ ràng từ đông sang tây, không một nền chính trị độc tôn nào bảo đảm được tính cạnh tranh. Đến thượng đế cũng phải bó tay trước công việc là làm thế nào một cửa hàng duy nhất tại thị trấn có tính cạnh tranh. Do vậy cố đi làm cho một đối tượng duy nhất cạnh tranh hoặc là ngây thơ hoặc là lừa bịp.
Nhiều ý kiến sẽ cho rằng cạnh tranh có hai mặt: tốt là giúp phát triển, xấu là phá hoại nhau. Đồng ý. Do vậy để cạnh tranh hướng đến tốt cần có một nền luật pháp nghiêm, minh bạch. Cạnh tranh trong tối là đâm nhau, cạnh tranh ngoài sáng là đua nhau.
Nhiều người cho rằng con người khác con vật, nơi mạnh được yếu thua. Đồng ý. Do vậy xã hội cần có các chính sách nhân đạo. Làm sao vừa nhân đạo, vừa bảo đảm cạnh tranh? Xã hội qui định một mức sống tối thiểu, ai không may mắn rơi xuống mức đó thì nhà nước phát chi phiếu trợ cấp. Tất cả những ai được hưởng chi phiếu hỗ trợ đều phải minh bạch tránh lạm dụng, ỷ lại. Cách này vừa bảo đảm tính nhân văn trong xã hội loài người, vừa tránh dùng giải pháp doanh nghiệp nhà nước phá hủy cạnh tranh, nuôi dưỡng tham nhũng, mảnh đất tốt cho hoa hồng nở rộ.
Vậy một hệ thống đúng để loài người hưởng hạnh phúc là: kinh tế tư nhân; chính trị cạnh tranh; luật lệ minh bạch, nghiêm và một chế độ phúc lợi bằng chi phiếu cho nhóm nghèo.

3.  Bài học từ nước Nga:

Một quan chức nước Nga đã đau xót khi thốt lên: “đầu thế kỷ 20, nước Nga và thế giới đi trên một đoàn tàu, tuy không là toa đầu nhưng cũng là những khoang hạng nhất. Nước Nga đã tự tin tách khỏi đoàn tàu để mở lối đi riêng. Ngày nay nước Nga buộc phải quay lại đoàn tàu và đứng hàng những toa áp chót”. Nước Nga của Lenin và Maxim Gorki đã vận hành một hệ thống sai: chính trị không cạnh tranh; kinh tế nhà nước; luật lệ tù mù; phúc lợi mị dân, lũng đoạn.
Không một chiếc máy bay nào bay tốt, không rơi khi không hoạt động đúng qui luật. Nước Nga năm 1990 của Gorbachov và Boris Yeltsin bị rơi là tất yếu.
Máy bay rơi thì hậu quả rất thảm khốc, nền kinh tế sụp đổ bi thảm không kém. Hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng mua bánh mì mốc mà không có là thảm cảnh dân Nga phải gánh chịu. Nước Nga bao la, tài nguyên phong phú, con người thông minh quả cảm nhưng đã cùng nhau xây nên một chiếc máy bay tồi thì phải chịu hậu quả.
Nước Nga dưới sự lãnh đạo của tổng thống quả cảm Yeltsin lao vào khắc phục vấn đề. Và người ta đã làm gì? Xây dựng thiết chế chính trị dân chủ, tự do kèm theo bán đổ tài sản quốc doanh.
Tình hình hiện nay, ở nước Nga, nền kinh tế tư nhân, có. Có cạnh tranh không? Rất ít. Vì sao vậy? Vì một nhóm nhỏ đã thao túng phần lớn nguồn lực kinh tế từ dầu mỏ, hàng không, khai khoáng, báo chí,….Những trùm tài phiệt này bắt tay với chính quyền để lũng đoạn hơn là cạnh tranh. Tình hình kinh tế còn bi thảm hơn thời Xô Viết. Dưới thời tổng thống Yeltsin, vì quá khó khăn nên nhiều người đã hoài cổ về thời vàng son Xô Viết, cho ông là tội đồ phá hoại đất nước.
Putin lên có sửa lại bằng cách đánh các nhóm tài phiệu không theo phe cánh, quốc hữu hóa các công ty và ủng hộ một số tên trùm mới. Putin có khắc phục một số lỗi nhưng lại tạo ra lỗi hệ thống nghiêm trọng hơn.
Lỗi kinh tế sẽ tất yếu tác động đến chính trị, do vậy dù được bầu cử tự do nhưng cặp đôi Putin, Medvedev như hai diễn viên duy nhất trên sân khấu chính trị. Bản hiến pháp dân chủ như tên hề câm lặng, không có một chút sức mạnh chính trị.
Bi kịch của dân Nga là không thấy hoặc không đủ sức đưa đất nước vào hệ thống đúng dứt khoát. Quá trình sửa chữa là chắp vá với chằng chịt lợi ích phe nhóm.

4.  Bài học từ Ba Lan:

Tình hình Ba lan hoàn toàn giống nước Nga vào những năm 1990. Nhân dân Ba lan dưới sự lãnh đạo của công đoàn đoàn kết, đứng đầu là Lech Walesa đã sửa lỗi hệ thống dứt điểm. Thay vì tư nhân hóa bán rẻ, bị đầu sỏ thâu tóm, người Ba lan đã tư nhân hóa một cách khôn ngoan là cấp phát chi phiếu (chủ sở hữu trả nợ cho nhà nước dần dần) sở hữu doanh nghiệp nhà nước cho công chúng. Quá trình tư nhân hóa được tiến hành minh bạch. Dù không có vốn để mua tài sản nhà nước nhưng mọi người vẫn có phần, suy cho cùng tài sản nhà nước là công sức của toàn dân. Đi đôi quá trình này là việc xử lý hàng trăm mối lợi ích chằng chịt nhau giữa người dân cũng như giới hưởng lợi cũ.
Ba lan đã thành công trong việc chuyển đổi hệ thống, đã xây dựng được nền kinh tế tư nhân năng động, nền chính trị cạnh tranh, nền luật pháp ổn định, nghiêm minh. Hiện nay Ba lan là một nước giàu có với nền phúc lợi rất tốt.

5.  Việt Nam giữa ngã ba đường:

Hiện nay, Việt Nam đang đứng giữa nga ba đường, đó là sự thay thế một hệ thống bị lỗi nghiêm trọng để chuyển sang một hệ thống mới tốt hơn. Có rất nhiều phiên bản cho Việt Nam lựa chọn. Chi phí và giá trị phiên bản luôn đi đôi với nhau. Liệu người Việt Nam có đủ khôn ngoan để cùng nhau lựa chọn một phiên bản tốt nhất với giá thấp nhất?
Suy cho cùng, phiên bản tốt nhất sẽ mang lại lợi ích cho tất cả nhưng động lực quyền lợi và trí tuệ lại là thế lực cuối cùng quyết định.
Bài viết thể hiện chính kiến của tác giả trước thời cuộc, mong nhận được sự quan tâm bàn luận.