THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 October 2013

Thêm 3 người bị bắt khi từ Philippines trở về Tân Sơn Nhất!

VIỆT NAM (NV) Wednesday, October 09, 2013 Sau khi 9 thanh niên tham gia khóa học về xã hội dân sự bị bắt khi trở về Việt Nam từ Philippines, thông tin mới nhất cho biết thêm 3 người nữa bị bắt khi vừa về đến sân bay Tân Sơn Nhất tối Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013.

Ba thanh niên, gồm Phạm Trần Quân, Trương Quỳnh Như và Bùi Thị Diện, hiện đang bị giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Các thanh niên bị bắt tại Tân Sơn Nhất, từ trái: Phạm Trần Quân, Trương Quỳnh Như và Bùi Thị Diện. (Hình: Voice)

Nhóm 3 người nói trên về Việt Nam là đợt thứ ba. Hai nhóm về trước vào các ngày Thứ Bảy, 5 tháng 10 và Chủ Nhật, 6 tháng 10 gồm 9 người đã bị bắt giữ và thẩm vấn nhiều giờ, tịch thu một số tài sản cá nhân trước khi được thả.

Hiện chưa biết số phận của hai cô gái và một thanh niên nói trên ra sao. Họ sẽ được trả tự do sau khi bị thẩm vấn ở phi trường Tân Sơn Nhất hay sẽ bị giữ luôn, chưa có tin tức gì.
Khóa học về xã hội dân sự, do ASIAN BRIDGE tổ chức, kéo dài 2 tuần tại Philippines, có nhiều tổ chức NGO và các định chế quốc tế gởi đại diện đến nói chuyện. Trong số này có Tổ Chức Hỗ Trợ Pháp Lý Nhân Quyền, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc,...

Cả ba thanh niên Phạm Trần Quân, Trương Quỳnh Như và Bùi Thị Diện đều đã biết tin các bạn về trước họ đã bị bắt thẩm vấn nhưng họ vẫn nhất định trở về dù có thể xảy ra bất cứ điều gì. Họ viết các lá thư cảm ơn tổ chức Asian Brigde đã giúp họ cơ hội nhìn thấy những điều trọng yếu để phát triển trong một xã hội gọi là văn minh. Xã Hội dân Sự.
“Được tham gia khóa học về Xã Hội Dân Sự do Asean Bridge tổ chức, đối với tôi là một khóa học rất hữu ích. Các kiến thức tôi học được qua chương trình này sẽ là những kiến thức vô cùng cần thiết mà tôi có thể áp dụng cho cuộc sống và công việc hiện tại của mình”. Cô Bùi Thị Diện viết trong thư gửi bà Bona Dea Mendoza, giám đốc điều hành Asean Bridge. Cô Diện cho hay năm nay cô 26 tuổi và hoạt động trong ngành truyền thông.
“Ông bà xưa đã nói 'Đi một ngày đàng, học một sàng khôn'. Đúng như thật vậy, trong 2 tuần đó, dù ngắn ngủi thôi, tôi đã thấy được những điều chưa được thấy, tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mà trước đây chưa có lời giải, và quan trọng hơn, tôi được hòa chung nhịp đập cùng những người trẻ Việt Nam khao khát đem sức trẻ của mình đóng góp cho cộng đồng, xã hội...” Cô Trương Quỳnh Như, 23 tuổi, viết trong như gửi lại cho Asean Bridge.

Còn anh Phạm Trần Quân, 25 tuổi, viết cho tổ chức vừa nói những lời “cảm ơn sâu sắc” vì “đã tạo điều kiện” cho anh trải nghiệm “rất nhiều điều bổ ích, có tính thực hành cao cho nghề nghiệp và cuộc sống sau này”. Anh cho biết đây là lần đầu tiên anh được tiếp cận với khái niệm “Xã hội dân sự” mà ở Việt Nam không thể thấy.
Cảm thấy nguy hiểm đang chờ khi đặt chân trở lại quê nhà, cả ba thanh niên nam nữ nói trên đều nhắn lại với Asean Bridge rằng nếu chẳng may họ bị bắt giữ, như Phạm Trần Quân viết “quá 3 ngày không thấy tin tức, mong nhận được sự giúp đỡ từ Asean Bridge Philippine” để “đòi lại sự công bằng cho tôi và mọi người”.
Khi hay tin 2 đợt tham dự viên về Việt Nam thì bị bắt giữ cuối tuần trước, bà Mendoza đã công bố một bản thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền CSVN “tôn trọng các quyền căn bản của người dân Việt Nam, đặc biệt là những tham dự viên của khóa học”.

Bà kêu gọi Hà Nội “Hãy để cho họ tự do đi lại và học hỏi về sự phát triển xã hội dân sự ở các quốc gia khác trong khu vực”.
Bà nhắc cho nhà cầm quyền CSVN biết là Việt Nam và Philipines đều là thành viên của tổ chức ASEAN, và tổ chức này có khẩu hiệu là “Một hướng nhìn, Một căn cước, Một cộng đồng”. Nếu như vậy, tất cả các nước ASEAN bao gồm cả Việt Nam “nên khuyến khích công dân của họ học hỏi về lịch sử và xã hội các nước khác, thay vì gây sợ hãi, nhờ vậy mà sứ mạng của ASEAN có thể sớm đạt được”.

Theo bà Mendoza cho biết, trong hai tuần ở thủ đô Manila, các tham dự viên khóa học đã được mời đi thăm viếng các tòa nhà quốc hội để biết về hệ thống chính trị nước này, đến thăm trụ sở của nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO).

Các tham dự viên đã được nghe viên chức của các tổ chức quốc tế có mặt ở Philippines thuyết trình như Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, Văn phòng Cao ủy Nhân Quyền LHQ nói về về các hoạt động của họ tại Việt Nam và các nước Á châu khác.

“Chúng tôi cảm thấy bất an khi các tham dự viên về Việt Nam thì bị bắt ngay mà không hề có lời giải thích nào hay thông báo gì”. Bà Mendoza viết.

Trong khi đó, ông Laurent Meillan - Đại diện của Văn phòng Cao ủy Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vùng Đông Nam Á cũng đã gửi thư đến Asean Bridge cảm ơn tổ chức này đã ông cơ hội gặp một nhóm người trẻ Việt Nam ông gọi là “thông minh và đáng mến” mà ông đã có cơ hội trao đổi về các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là một trong những nước ký cam kết tuân hành.

Khi nhóm đầu tiên về tới Tân Sơn Nhất sáng sớm Thứ Bảy 5 tháng 10, 2013 và bị bắt trong đó có blogger  Châu Văn Thi, Bùi Tuấn Lâm, Trần Hoài Bảo, các bloggers thân hữu đã lập tức biểu tình đòi trả tự do cho họ. (TN)

Ba bệnh viện lớn 'móc túi' bệnh nhân hàng trăm triệu đô la!

SÀI GÒN (NV) Tuesday, October 08, 2013 - Một cuộc kiểm soát “toàn diện” ba bệnh viện lớn nhất, nhì thành phố Sài Gòn cho thấy, tình trạng “ăn chặn” dưới hình thức “móc túi” bệnh nhân tràn lan.

Một số cán bộ lãnh đạo và y bác sĩ ba bệnh viện: Bình Dân, Chấn Thương Chỉnh Hình và Nguyễn Tri Phương bị buộc phải nộp lại số tiền khoảng 3,384 tỉ đồng, tương đương 170 triệu đôla.



Bệnh nhân càng đông đúc, tình trạng khám bệnh càng “quá tải,” nạn “ăn chặn” càng diễn ra tràn lan. (Hình: VNExpress)

Báo mạng VietNamNet cho biết, đoàn thanh tra của Sở Y Tế Sài Gòn đã mở lại hồ sơ hoạt động của ba bệnh viện trên trong ba năm, từ ngày 1 tháng 1, 2009 đến hết ngày 31 tháng 12, 2012. Phúc trình của đoàn thanh tra nói rằng, sai phạm tràn lan trong mọi hoạt động, từ việc tuyển dụng lao động; đấu thầu thuốc cung cấp; thu-chi trong lĩnh vực dịch vụ, cho đến việc thỏa thuận phân chia lợi tức hoặc tiền thuê thiết bị, máy móc của bệnh viện...

Kết luận của phúc trình này kết luận rằng, tình trạng thất thu diễn ra đều khắp tại ba bệnh viện lên đến hàng trăm triệu đô. 

Có bệnh viện còn để xảy ra tình trạng “đắp chiếu” các thiết bị, máy móc y tế: mua sắm bạc tỉ, rồi về để... nằm không.

Báo mạng VietNamNet còn cho biết, bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quận 5 đã để xảy ra vụ y bác sĩ cắt, ghép, tráo phim chụp X-quang của bệnh nhân để lấy tiền bỏ túi riêng. Thêm vào đó, một số bác sĩ còn lấy giờ công làm việc ở bệnh viện để mổ, thu tiền bệnh nhân ở khu vực dịch vụ.

VietNamNet cho hay, đã có hai bác sĩ của bệnh viện Nguyễn Tri Phương bị thu hồi trên 600 triệu đồng tiền “ăn chặn,” tương đương 30,000 đô. Hai ông này được cho là đã “tự nguyện” nộp đơn xin nghỉ việc sau khi phúc trình của đoàn thanh tra được công bố.

Còn theo báo Tiền Phong, Bác Sĩ Nguyễn Chí Hùng - cựu giám đốc bệnh viện Bình Dân bị buộc phải bồi hoàn cho ngân quỹ nhà nước trên 1.16 tỉ đồng, tương đương 50,000 đôla tiền “ăn chặn.”

Một số chi tiết khác được công bố nói rằng, ở bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và Bình Dân, các y, bác sĩ đã sử dụng phim X-ray cỡ nhỏ cho bệnh nhân thay vì phim đúng cỡ lớn hơn, “ăn chặn” ít nhất 500 triệu đồng, tương đương 25,000 đôla.

Kết luận từ cuộc “thanh tra toàn diện” ba bệnh viện nổi tiếng ở Việt Nam nêu trên, đã làm bùng nổ thêm dư luận bất lợi cho ngành y tế đã quá thối tha. (PL)

Phật Giáo Hòa Hảo tưởng niệm đồng đạo bị Việt Minh sát hại!

CẦNTHƠ (NV) Tuesday, October 08, 2013 Khoảng 200 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại Việt Nam đã tham dự lễ tưởng niệm các đồng đạo bị Việt Minh sát hại tại Cần Thơ cách nay 68 năm.

Buổi tưởng niệm này được tổ chức vào hôm 7 tháng 10, tại nhà một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, với sự tham gia của đại diện Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy tại các tỉnh: An Giang, Ðồng Tháp, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.

Cách nay 68 năm, vào ngày 7 tháng 10 năm 1945, chính quyền Việt Minh đã đem bốn vị: Huỳnh Thạnh Mậu, Trần Ngọc Hoành, Nguyễn Xuân Thiếp (thi sĩ Việt Châu) và Trần Nguyên Thiều ra xử tử tại sân vận động Cần Thơ.


Hình chụp một buổi sinh hoạt của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo  tại Việt Nam. Sau 1975, Phật Giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo bị đàn áp khốc liệt nhất. (Hình: Internet)

Ông Nguyễn Văn Ðiền, hội phó Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy cho biết: Sau khi “Cách mạng tháng 8” thành công ở Nam Bộ, ông Trần Văn Giàu - một đảng viên CSVN đã tự xưng là chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ. Ðiều này khiến nhiều người bất bình, đòi phải cải tổ tổ chức này. Ðây là lý do khiến ông Giàu lập kế hoạch tiêu diệt những người trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, bao gồm cả Ðức Huỳnh Giáo Chủ và Phật Giáo Hòa Hảo.

Theo chỉ thị của ông Giàu, ngày 8 tháng 9 năm 1945, chính quyền Việt Minh tại thành phố Cần Thơ đã bắt các ông: Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Nguyên Thiều, Trần Ngọc Hoành. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, ông Giàu ra lệnh cho Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an vũ trang) bao vậy trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở Sài Gòn để bắt Ðức Huỳnh Giáo chủ nhưng không thành công.

Lý do được ông Giàu viện dẫn để lùng bắt Ðức Huỳnh Giáo chủ và các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là Phật Giáo Hòa Hảo đã tổ chức biểu tình, chiếm cứ Cần Thơ.

Theo ông Nguyễn Văn Ðiền, trước đó, Phật Giáo Hòa Hảo có thông báo cho Ủy Ban Hành Chánh tỉnh Cần Thơ rằng Phật Giáo Hòa Hảo sẽ tổ chức biểu tình vào ngày 8 tháng 9 năm 1945. Sáng hôm đó, khoảng 20 ngàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã kéo về Cần Thơ để biểu tình ôn hòa như thông báo nhưng bị Quốc Gia Tự Vệ Cuộc của Cần Thơ xả súng bắn. Nhiều người bị thương và thiệt mạng.

Từ trước đến nay, Phật Giáo Hòa Hảo vẫn kiên trì khẳng định, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo không có ý định cướp chính quyền, họ chỉ biểu tình để (1) Biểu dương ý chí của quần chúng với thực dân Pháp, (2) Nêu nguyện vọng võ trang của những người dân để chống thực dân Pháp, (3) Phản đối sự lũng đoạn của cộng sản trong chính quyền lâm thời, (4) Chống độc tài dưới mọi hình thức.

Ðó cũng là lý do những người biểu tình không vũ trang. Còn ông Trần Văn Giàu thì ngụy tạo và sử dụng yếu tố “cướp chính quyền” để biện minh cho việc đàn áp và tàn sát tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.

Ngoài bốn ông: Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Nguyên Thiều, Trần Ngọc Hoành bị xử tử tại Cần Thơ, nhiều cán bộ cao cấp khác của Phật Giáo Hòa Hảo ở các tỉnh đã bị bắt và bị giết. Riêng tại tỉnh Trà Vinh các ông: Chung Bá Khánh, Ðỗ Hữu Thiều, Võ Văn Thời, Lâm Thành Nguyên đã bị dìm dưới sông cho chết ngộp. Nhờ may mắn đặc biệt, ông Lâm Thành Nguyên cởi được dây trói, trốn được. Cũng nhờ vậy, tội ác này mới được vạch trần.

Trong buổi tưởng niệm, hội phó Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, kể thêm, vào năm 1945, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tại Long Xuyên, Châu Ðốc là những người bị cộng sản khủng bố tàn bạo nhất.

Sau sự kiện 7 tháng 10 năm 1945, hàng năm, hàng trăm ngàn tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tổ chức tưởng niệm các đồng đạo bị Việt Minh sát hại. Sau 1975, tuy chính quyền cộng sản tìm đủ cách ngăn cản nhưng những lễ tưởng niệm này vẫn được tổ chức, dù số người tham dự chỉ còn vài trăm. (G.Ð)

Hỏa họan lớn ở chợ trái cây lớn nhất Mỹ Tho!

TIỀN GIANG (NV) - Vựa trái cây lớn nhất tỉnh Tiền Giang - chợ Mỹ Tho, thình lình phát hỏa trưa ngày 8 tháng 10, 2013. Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ không được ngăn chặn, ngọn lửa điên cuồng thiêu rụi 53 sạp chợ thành tro.
Theo VNExpress, đây là chợ đầu mối phân phối trái cây lớn nhất tỉnh Tiền Giang, còn gọi là chợ Thạnh Trị, tọa lạc tại phường 4, thành phố Mỹ Tho. Khu chợ nằm dọc theo đường Nguyễn Tri Phương, sát bờ sông Bảo Ðịnh.



Hỏa hoạn bốc khói đen mịt mù một vùng trời. (Hình: báo Người Lao Ðộng)

Theo cuộc điều tra sơ khởi, ngọn lửa bùng cháy khoảng 11 giờ 10 phút trưa ngày 8 tháng 10 tại vựa trái cây của bà Năm Cúc, rồi lan sang các quầy kế cận. Mất 20 phút sau, xe vòi rồng mới có mặt để trấn áp ngọn lửa từ mặt đường cũng như phía bờ sông. Tuy nhiên, hầu hết các sạp chợ được xây dựng bằng lều bạt hoặc mái tôn tạm nên sụp đổ nhanh chóng trước sức nóng của ngọn lửa. Kết quả, sau 30 phút hoành hành, ngọn lửa thiêu rụi sạch 53 sạp chợ cùng với hai căn nhà liền kề.



Trái cây chưa kịp chuyển vào sạp thì hỏa hoạn xảy ra. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Trong khi đó, theo người đứng đầu ngành công an thành phố Mỹ Tho, chợ Thạnh Trị bị cháy rụi là khu chợ trái cây đầu mối lớn nhất thành phố Mỹ Tho, có đến 63 sạp. Nguyên nhân gây hỏa hoạn, theo ông Ðoàn Văn Thanh, trưởng công an thành phố Mỹ Tho, lại phát sinh từ một vụ sử dụng máy hàn để sửa các khung sắt của sạp. Tuy nhiên, người ta chưa biết liệu là vì máy hàn làm chạm điện dẫn đến hỏa hoạn, hay mối hàn xì bén vào các thùng xốp và bìa carton chất đầy trong sạp gây cháy.


Ông Thanh còn cho biết, sạp chợ phát hỏa đầu tiên mới nhập trái cây về, vô tình làm mồi cho thần hỏa. Trị giá số trái cây bị cháy đen tại sạp này lên tới khoảng nửa tỉ đồng, tương đương 25,000 đôla.



Lửa bùng cháy dữ dội, lan nhanh, thiêu rụi hoàn toàn 53 vựa trái cây. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Hỏa hoạn xảy ra vào khoảng giữa trưa, số trái cây đã vơi dần ở hầu hết các vựa. Tuy nhiên, theo ông Thanh, nhiều chủ sạp không kịp lấy tiền ra khỏi hộc tủ cất tại quầy. Vì vậy, theo ông Thanh, trị giá tài sản bị thiêu hủy ước lượng khá lớn, cho đến nay chưa được thống kê đầy đủ.

Báo Thanh Niên cho hay, chính quyền thành phố Mỹ Tho nói sẽ dựng lên một chợ tạm để các tiểu thương buôn bán. Phía ông Ðảm thì cho rằng, có thể chính quyền sẽ xây dựng khu chợ mới ở một nơi khác, hoặc ở ngã ba kênh Xáng Cụt hoặc khu vực bến phà Rạch Miễu cũ, thuộc phường 6, thành phố Mỹ Tho. (PL)


'Chiêu' biến mực thối thành tươi



Cùng với trứng - thịt - gạo giả, mực tươi, mực khô cũng được làm giả với nhiều hình thức tinh vi.
Nếu như trước kia, chỉ có đồ gia dụng bị làm giả, làm nhái, thì giờ đây,  ngay cả thực phẩm cũng có thể làm “đểu” một cách rất tinh vi. Bắt đầu từ trứng giả, gạo giả, sau là thịt giả và mực giả
Nếu như trước kia, chỉ có đồ gia dụng bị làm giả, làm nhái, thì giờ đây, ngay cả thực phẩm cũng có thể làm “đểu” một cách rất tinh vi. Bắt đầu từ trứng giả, gạo giả, sau là thịt giả và mực giả.
Với nhu cầu sử dụng cao, mực tươi được  phơi thành mực khô, nhằm mục đích bảo quản và chế biến. Đây cũng là lúc nghệ thuật làm giả mực
Với nhu cầu sử dụng cao, mực tươi được phơi thành mực khô, nhằm mục đích bảo quản và chế biến. Đây cũng là lúc nghệ thuật làm giả mực "nảy mầm" và phát triển. Những chiêu trò tinh vi cùng hóa chất độc hại đều được sử dụng để chế biến, vì lợi nhuận khổng lồ mà công việc này mang lại.
Cấp độ thấp nhất của công nghệ làm mực khô “đểu”, đó là sử dụng loại mực xà (còn gọi là mực ma) để thay thế mực ống thường. Loài mực này có tên khoa học là Sthenoteuthis oualaniensis, có rất nhiều ở Biển Đông
Cấp độ thấp nhất của công nghệ làm mực khô “đểu”, đó là sử dụng loại mực xà (còn gọi là mực ma) để thay thế mực ống thường. Loài mực này có tên khoa học là Sthenoteuthis oualaniensis, có rất nhiều ở Biển Đông.
Quy trình làm mực xà khô giống hệt như làm mực ống khô thông thường. Tuy nhiên, đuôi mực xà có màu đen sậm, xòe như đuôi cá, to hơn hẳn so với mực thường
Quy trình làm mực xà khô giống hệt như làm mực ống khô thông thường. Tuy nhiên, đuôi mực xà có màu đen sậm, xòe như đuôi cá, to hơn hẳn so với mực thường.
Mực khô gắn keo là cấp độ tiếp theo của “nghệ thuật” làm giả mực hiện nay. So với mực khô thông thường, loại mực này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Đuôi mực dễ dàng được bóc ra do dính bằng keo, râu không quăn và không hề có mắt như tự nhiên
Mực khô gắn keo là cấp độ tiếp theo của “nghệ thuật” làm giả mực hiện nay. So với mực khô thông thường, loại mực này nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Đuôi mực dễ dàng được bóc ra do dính bằng keo, râu không quăn và không hề có mắt như tự nhiên.
Râu mực không quăn như mực
Râu mực không quăn như mực "xịn".
Một chiêu trò lừa đảo tinh vi hơn đó là công nghệ phục chế mực
Một chiêu trò lừa đảo tinh vi hơn đó là công nghệ phục chế mực "tươi" kém chất lượng để bán. Nguyên liệu đầu vào trong chu trình này là những sọt mực bốc mùi hôi, ngả màu tím đen, mốc meo vì quá hạn sử dụng, được thu lượm hàng loạt và bán cho các tiểu thương chợ lẻ.
Các tiểu thương sau đó ngâm mực hỏng vào những chậu nước có màu đục như nước vo gạo và khuấy đều. Sau một thời gian, mực mốc trở nên trắng phau, tươi rói như vừa được đánh bắt
Các tiểu thương sau đó ngâm mực hỏng vào những chậu nước có màu đục như nước vo gạo và khuấy đều. Sau một thời gian, mực mốc trở nên trắng phau, tươi rói như vừa được đánh bắt.
Hóa chất thần kỳ trên được dân trong nghề gọi là chất kiềm. Cứ 1kg mực hỏng, ngâm chất này thì sẽ thu về được 1,2kg - lãi 200g. Nếu mực bị biến chất, có mùi, người ta sẽ ngâm chúng thêm với chất tẩy trắng, giúp khử mùi hôi tanh, tăng độ giòn, dai cho mực
Hóa chất thần kỳ trên được dân trong nghề gọi là chất kiềm. Cứ 1kg mực hỏng, ngâm chất này thì sẽ thu về được 1,2kg - lãi 200g. Nếu mực bị biến chất, có mùi, người ta sẽ ngâm chúng thêm với chất tẩy trắng, giúp khử mùi hôi tanh, tăng độ giòn, dai cho mực.
Mới đây nhất, dư luận lại  xôn xao về một loại mực khô cực kỳ nguy hiểm: đó là mực cao su. Theo nhiều câu chuyện chia sẻ trên mạng, loại mực này khi đốt cháy đen rất nhanh, có mùi khét như mùi polymer cháy. Khi bóp thử thì vỡ vụn như than
Mới đây nhất, dư luận lại xôn xao về một loại mực khô cực kỳ nguy hiểm: đó là mực cao su. Theo nhiều câu chuyện chia sẻ trên mạng, loại mực này khi đốt cháy đen rất nhanh, có mùi khét như mùi polymer cháy. Khi bóp thử thì vỡ vụn như than.
 
Theo Trí Thức Trẻ

Quốc tang: Hà Nội đường nào được đi, đường nào cấm?



(Kienthuc.net.vn) - Để đảm bảo trật tự ATGT phục vụ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn bộ phương tiện bị cấm trên một số tuyến phố Hà Nội.

Chiều nay (9/10), Công an thành phố Hà Nội vừa ra thông báo phân luồng giao thông để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ công tác bảo vệ  Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cụ thể, từ 6h-22h ngày 12/10 và từ 6h-10h ngày 13/10: tạm cấm các xe ô tô tải (trọng tải từ 1 tấn trở lên), xe ô tô chở khách từ 25 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe thu gom rác, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ  Quốc tang), lưu thông trên các tuyến đường: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ (đoạn từ Lò Đúc đến Phố Huế), Trần Khánh Dư, Phố Huế, Lê Duẩn (chiều từ Đại Cồ Việt đến Trần Nhân Tông), Ngô Thì Nhậm, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân.
Từ 6h-12h ngày 13/10, các loại phương tiện nêu trên bị tạm cấm hoạt động trên các tuyến: Lê Thánh Tông, Tràng Tiền, Hàng Bài (đoạn từ Lý Thường Kiệt đến Tràng Tiền), Hàng Khay, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Độc Lập, Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương, Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu, Trần Phú, Lê Trực, Sơn Tây, Kim Mã, Cầu Giấy, Xuân Thủy.
CATP Hà Nội tạm cấm toàn bộ phương tiện trên một số tuyến phố ngày Quốc tang. Ảnh minh họa 
Đáng chú ý, CATP Hà Nội tạm cấm toàn bộ phương tiện (trừ xe có phù hiệu bảo vệ, xe phục vụ Lễ Quốc tang) đi trên các tuyến đường: Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Công Trứ (từ Trần Thánh Tông đến Lò Đúc), Yecxanh, Trần Thánh Tông, Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn (từ Nguyễn Cao đến Yecxanh), Nguyễn Cao (từ Lò Đúc đến Lê Quý Đôn), Hàn Thuyên, Hàng Chuối (từ Hàn Thuyên đến Nguyễn Công Trứ), Phạm Đình Hổ (từ Lò Đúc đến Tăng Bạt Hổ).
Để phục vụ công tác bảo vệ Lễ Quốc tang, CATP Hà Nội yêu cầu tất cả các chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ và sự hướng dẫn, điều tiết phân luồng phương tiện của lực lượng cảnh sát.
Người dân các địa phương về dự Lễ viếng, truy điệu cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi bằng phương tiện cá nhân phải gửi xe máy, ô tô (không thuộc diện tạm cấm) tại đường Lý Thường Kiệt (đoạn từ phố Phan Chu Trinh đến phố Lê Thánh Tông), đường Hai Bà Trưng (đoạn từ phố Phan Chu Trinh đến phố Lê Thánh Tông), đường Trần Quang Khải (đoạn từ phố Hàng Muối đến phố Tràng Tiền) và các điểm trông giữ xe ngoài phạm vi tạm cấm phương tiện.
Trong thời gian thực hiện phương án phân luồng giao thông, hướng đi của các loại xe tải, xe ca (bao gồm các xe ô tô không có việc phải đi vào trung tâm thành phố) như sau: Các xe ô tô trong diện tạm cấm từ Quốc lộ 5 đi QL1A, 1B qua cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì đi các tỉnh phía Nam. Xe từ QL1A, 1B đi QL5 đến Pháp Vân qua cầu Thanh Trì hoặc theo đường Tam Trinh, Minh Khai để qua cầu Vĩnh Tuy đi các tỉnh phí Bắc.
Xe từ các tỉnh phía Nam đi phía Bắc (qua cầu Thăng Long) đến Pháp Vân qua Lĩnh Nam - lên đường trên cao hoặc Pháp Vân - Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ - Nghiêm Xuân Yêm - đường trên cao - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long hoặc đến Văn Điển rẽ Phan Trọng Tuệ - QL70 - Văn La - Văn Phú - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Khuất Duy Tiến - đường trên cao - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long.
Xe từ cầu Thăng Long đi phía Nam theo hướng đường Phạm Văn Đồng - đường trên cao - QL1B.
Xe từ QL3 đi QL5 theo hướng Thăng Long Nội Bài - QL18 - QL1B - QL5.
Đại tá Đào Vinh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CATP Hà Nội) cho biết, lực lượng CSGT sẽ bố trí khoảng 150 chốt hướng dẫn, điều hành, phân luồng giao thông. Bên cạnh đó, các tổ CSGT cũng sẽ tuần tra trên các tuyến chính; một lực lượng sẽ điều hành xếp xe tại các khu vực quan trọng quanh nơi diễn ra Lễ Quốc tang; tổ chức dẫn đoàn đưa tang…
Trần Vũ

Bầm dập vì tố cáo tiêu cực


Thứ Tư, 09/10/2013 20:28

Trải qua nhiều thị phi, “lên bờ xuống ruộng”, thậm chí nguy hiểm tính mạng khi đứng ra tố cáo tiêu cực nhưng họ vẫn khẳng định sẽ kiên quyết đấu tranh cho đến lúc tìm được lẽ phải

Vụ tố cáo tiêu cực xảy ra đã 7 năm nhưng trong buổi trò chuyện với chúng tôi mới đây, “Người đương thời” Đỗ Việt Khoa luôn lặp đi lặp lại câu nói: “Tôi không đặt yêu cầu gì cho bản thân, chỉ mong cái sai bị xử lý”.
“Bố nó lôi ra thì chết”!
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006 tại Trường THPT Phú Xuyên A, tỉnh Hà Tây (cũ), bức xúc trước việc giáo viên bỏ vị trí coi thi, nhân viên phục vụ thì vào tận phòng phân phát bài giải sẵn cho thí sinh, thầy Khoa đã quay video và đưa ra công luận. Trước sức ép của dư luận, tháng 7-2006, ông Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đã từ chức.
Chị “Nguyệt - Hoài Đức”: “Lương tâm nghề nghiệp không cho phép tôi im lặng”  Ảnh: NGỌC DUNG
Ông Nguyễn Thiện Nhân lên làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, phát động phong trào “hai không”: Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong ngành giáo dục. Từ đó, nhiều tiêu cực trong ngành giáo dục được ngăn chặn. Thầy Khoa được Đài Truyền hình Việt Nam mời tham gia chương trình Người đương thời và nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về thành tích dũng cảm chống tiêu cực thi cử.
Tháng 12-2007, thầy Khoa tiếp tục tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của lãnh đạo Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ). Sở GD-ĐT Hà Tây bao che, không xử lý. Thầy Khoa bị trù dập, bôi nhọ. Người ta vu cáo ông là bị thần kinh, phản động.
Những người bị tố cáo còn thuê các đối tượng giang hồ hành hung, cướp tài sản, cảnh cáo thầy Khoa không được can thiệp vào các sai phạm của nhà trường. Cũng trong thời gian ấy, cô con gái lớn của ông vừa học hết tiểu học thì bị một trường THCS từ chối, không cho nhập học với lý do: “Bố nó chống tiêu cực, nhận nó vào lỡ nay mai có chuyện gì, bố nó lại lôi ra thì chết!”.
Nỗi buồn bị cô lập, bị người xung quanh ghẻ lạnh luôn đeo bám nhưng thầy Khoa vẫn kiên trì trên con đường đấu tranh làm rõ trắng - đen. Đơn tố cáo các sai phạm của Trường THPT Vân Tảo được ông gửi lên Sở GD-ĐT Hà Nội, Bộ GD-ĐT nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Những ngày tháng nặng nề kéo dài đến giữa năm 2010, thầy Khoa phải làm đơn xin thôi việc ở trường này. Tuy nhiên, trước áp lực của dư luận, Sở GD-ĐT Hà Nội đã điều động ông về công tác tại Trường THPT Thường Tín.
Năm 2012, thầy Khoa lại hỗ trợ một giáo viên và một thí sinh cung cấp cho báo chí những hình ảnh tiêu cực gây chấn động tại hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012.
“Tin đồn xấu về tôi nhiều lắm. Có lúc tôi mất niềm tin nhưng nghĩ lại, mình phải làm những gì đúng với trách nhiệm của người thầy. Như thế tôi mới được sống đúng lòng mình, đúng lý tưởng” - thầy Khoa thổ lộ.
Chúng tôi thắc mắc liệu có bao giờ thầy Khoa thấy nản lòng trên con đường chống tiêu cực? Ông tâm sự: “Không chỉ riêng tôi, người nào đấu tranh chống tiêu cực cũng nản. Chúng tôi bị “bạo hành tâm lý”, bị mất niềm tin vào bộ máy quản lý. Riêng mình, dù thế nào thì tôi cũng vẫn làm”.
Hiện mỗi tuần thầy Khoa dạy 16 tiết, thu nhập “có thể sống được”. Để tích lũy, nuôi 2 con ăn học, ông phải làm thêm việc chụp ảnh, kinh doanh máy tính và đang dự định mở quán nước tại nhà. “Tôi thấy vui vì mình kiếm tiền từ những công việc chính đáng, dù rất khó khăn. Mình có trong sạch thì mới kết nối, động viên được anh em chống tiêu cực. Cái xấu luôn được bao che nhưng còn sức thì tôi còn đấu tranh đến cùng” - ông quả quyết.
Chấp nhận hy sinh
Gặp lại chị “Nguyệt - Hoài Đức”, tức Hoàng Thị Nguyệt - cán bộ Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hoài Đức, TP Hà Nội - chúng tôi nhẹ lòng khi nụ cười đã trở lại trên môi chị. “Tôi tố cáo không ngoài mong muốn những sai phạm được thay đổi, bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh, an toàn và không còn bị lừa dối, trục lợi” - chị Nguyệt bộc bạch.
Khi chị Nguyệt quyết định viết đơn tố cáo, gia đình khuyên chị dừng lại, đồng nghiệp thì nói ra nói vào. Bản thân chị cũng lo lắng cho những đồng nghiệp làm sai sẽ bị kết tội nặng… “Nhưng lương tâm nghề nghiệp không cho phép tôi im lặng khi thấy những phiếu xét nghiệm trùng được in ra từng xấp. Chỉ trong 10 ngày, chúng tôi đã thu hơn 400 bản. Không thể lường hết được những hậu quả mà người bệnh phải gánh chịu từ việc làm sai trái, phi đạo đức đó. Một kết quả xét nghiệm được tận dụng in thêm để cùng trả cho nhiều người, việc lấy máu chỉ để bỏ đi, trong khi bệnh nhân phải chờ đợi vất vả, mệt mỏi, khổ sở. Chính vì vậy, tôi chấp nhận hy sinh” - chị bày tỏ.
Lá đơn tố cáo chưa được gửi đã bị lộ. Giám đốc BVĐK Hoài Đức phân công người xuống gặp chị Nguyệt để uy hiếp, bắt rút đơn, theo dõi mọi hoạt động... Chị đã gầy đi 5 kg, nhiều đêm không ngủ, thường xuyên căng thẳng và đau đầu. Đến cơ quan công an và báo chí để tố cáo, chị luôn trong tâm trạng căng thẳng vì sợ bị cướp giật toàn bộ hồ sơ, chứng cứ. Khi đơn đã gửi, chị lại lo lắng không biết sự việc sẽ được xử lý ra sao. Khi mọi việc được đưa ra ánh sáng, chị Nguyệt vẫn trăn trở, không an lòng vì chị Oanh, người giúp chị thu thập các bằng chứng để tố cáo, bị khởi tố.
Chị Nguyệt tâm sự: “Bây giờ, tôi phải thận trọng hơn vì còn có gia đình và các con. Tố cáo để đòi lại công bằng cho người bệnh và đồng nghiệp đang hết lòng với chuyên môn nhưng giờ đây, chính tôi cũng chưa hết ngổn ngang lo nghĩ”.
Sau vụ việc này, chị Nguyệt đề đạt nguyện vọng chuyển sang khoa khác. Không phải chị sợ hay né tránh nhưng không ai muốn hằng ngày gặp lại những người không cùng quan điểm trong công việc. Tuy vậy, chị Nguyệt vẫn xác định BVĐK Hoài Đức vẫn là môi trường gắn bó lâu dài, giúp chị tiếp tục theo đuổi nghề y mà mình say mê.
Phải bảo vệ người tố cáo
Theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi, Đoàn Luật sư TP HCM, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng... đã có nhưng còn thiếu những quy định cụ thể. Chẳng hạn, người tố cáo tham nhũng, tiêu cực được bảo vệ như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ họ vẫn chưa được quy định, phân công rõ.
Luật sư Thi cho rằng muốn chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả, trước hết phải bảo vệ cho được người tố cáo; đồng thời trừng trị nghiêm những kẻ có hành vi trả thù người tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
                                                                                     H.Hiếu
 
Kỳ tới: Vướng vòng lao lý
Yến Anh - Ngọc Dung