THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 October 2013

Mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập khắp TP HCM

(Dân trí) - Triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn vào chiều tối 21/10 đã khiến hàng loạt tuyến đường tại TPHCM bị ngập sâu, giao thông rối loạn. Nhiều hộ dân phải dùng bao cát để ngăn nước tràn vào nhà.
 >>  Triều cường nhấn chìm nhiều tuyến phố Sài Gòn
 >>  Tát nước triều cường, nam thanh niên bị điện giật chết

Cơn mưa lớn vào cuối giờ chiều 21/10 kết hợp với nước sông Sài Gòn dâng cao đã khiến hàng loạt tuyến đường tại nội thành và các quận vùng ven TPHCM bị ngập nặng. Các tuyến đường như Nguyễn Duy Trinh, Trần Não (quận 2), Xô Viết Nghệ Tĩnh, quốc lộ 13 (quận Bình Thạnh), Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7), Bến Bình Đông, Bến Phú Định (quận 8), Hồ Học Lãm (quận Bình Tân)…nước ngập đến nửa mét. Thậm chí nhiều nơi ngập đến 1 mét khiến hàng loạt xe bị chết máy.
Nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng do triều cường kết hợp với mưa lớn
Nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng do triều cường kết hợp với mưa lớn
Nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng do triều cường kết hợp với mưa lớn
Nhiều tuyến đường khác như Bùi Hữu Nghĩa, Ngô Tất Tố, Bình Quới (quận Bình Thạnh), khu dân cư Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức), Kinh Dương Vương, Võ Văn Kiệt (quận 6)… cũng ngập sâu không kém. Tại những khu vực thấp trũng, nước tràn qua nhiều tuyến đê bao chảy thẳng vào nhà dân khiến nhiều đồ đạc bị ướt.
Đến khoảng 19h, dòng nước đen ngòm tràn vào các con hẻm, nhà dân trên đường Bến Phú Định khiến các hộ dân phải dùng bao cát chặn lối vào nhà, nhiều gia đình phải bê hết đồ đạc lên cao để  tránh lũ. Trong khi đó một số người dân lại tranh thủ triều cường để rửa xe…
Hàng loạt xe chết máy do đường ngập sâu
Hàng loạt xe chết máy do đường ngập sâu
Hàng loạt xe chết máy do đường ngập sâu
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đỉnh triều trong chiều nay 21/10 là 1,65m. Với đỉnh triều như trên, có ít nhất 16 tuyến đường nội thành bị ngập nặng, nhiều khu vực ngoại thành sẽ bị tràn bờ bao.
Một số hình ảnh về đợt ngập trên diện rộng ở TPHCM do PV Dân trí ghi lại:
 
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo
Đình Thảo

Đêm thứ 2 dân TP HCM dầm mình lội triều cường lịch sử

Tối 21-10, gia đình anh Võ Văn Vũ (phường An Phú Đông, quận 12) phải mua giường sắt rồi kê cao lên để “ngủ” với triều cường - Ảnh: Minh Mẫn
Đến thời điểm này, nước đã bao vây các tuyến đường như Nguyễn Bình, Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát, Phạm Hữu Lầu (Q.7).

Tại đường Lê Văn Lương huyện Nhà Bè nước ngập cả tuyến đường dài, sâu hơn nửa mét hàng loạt xe chết máy. Nước ngập sâu đến đầu gối ở các con hẻm trên đường. 

Chiều tối 21-10, người dân Sài Gòn tiếp tục đối mặt với ngập lụt nhiều nơi khi đỉnh triều được dự báo sẽ vọt lên 1,65m vào lúc 18g30. Nhóm PV, CTV Tuổi Trẻ đang có mặt ở những điểm nóng ngập lụt ghi nhận tình hình
Từ con hẻm nằm sát bờ sông trên đường Lê Văn Lương (ấp 1 xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) chị Trinh người dân ở đó cho biết nước đã bủa vây hầu hết căn nhà ở khu vực này, nước sông cứ cuồn cuộn trôi vào nhà. 

Người dân trong hẻm dù đã kê hết đồ đạc lên cao nhưng nước dâng lên cao quá nên một số vật dụng bị ướt. 

Tại đường Phạm Hữu Lầu (P.Phú Mỹ, Q.7) nước cũng ngập đến nửa bánh xe, các nhà dân hai bên đường có nền thấp đều ngập nước. 

Ngập dữ dội nhất là đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7) nước ngập các đoạn ở P.Phú Mỹ, P.Tân Phú, hàng trăm người dân quay cuồng lội nước đẩy xe. Các xe ôtô băng qua, tạo thành từng đợt sóng xô ngã người đi đường, nước tràn ồ ạt theo từng đợt vào nhà dân. 

Chị Nguyễn Kim Trinh nhà ở P.Phú Mỹ, Q.7 cho biết dù đã biết triều cường dâng cao nên chị đã đi làm về sớm tuy nhiên khi đi trên con đường Huỳnh Tấn Phát thì mắc kẹt giữa dòng nước ngập. Nước sâu có đoạn hơn nửa mét, đồng thời kéo dài cả km khiến người dân phải tấp vào lề đường chờ nước rút. 

Đến 19g30, người dân lưu thông trên đường Huỳnh Tấn Phát vẫn đang vật lộn với ngập.
Khoảng 19g20: tại khu vực sông Vàm Thuật (khu phố 2, phường An Phú Đông) nước bắt đầu dâng lên. Ghi nhận tại hiện trường, khu vực cạnh phà An Phú Đông, nước đã dâng lên quá gối. Một số gia đình đã dùng đến 4-5 bao cát chất chồng lên nhau để ngăn nước tràn vào nhà.
Còn tại khu vực phường 5, Q.Gò Vấp do đã chuẩn bị từ 1 ngày trước nên một số hộ dân đã hạn chế được nước tràn vào nhà.
 
Nước dâng lên, rắn bò vào nhà
18g00: một số hộ dân có nhà tạm bợ kế bên sông Phú Xuân, đoạn qia huyện Nhà Bè phải di dời sang những nhà khác, để tránh tình trạng nước rút gây sạt lở, làm sập nhà
17g30, nước tiếp tục tràn vào các con hẻm ở ấp 1, ấp 2 huyện Nhà Bè gây ngập nhà dân. Trong khi nước dâng lên rắn từ ngoài sông bò vào hẻm số 2 đường Lê Văn Lương huyện Nhà Bè khiến nhiều người dân lo sợ.
Nước bủa vây hẻm dọc bờ sông ở ấp 1 khiến hàng loạt nhà dân chìm trong nước. Căn nhà không số nằm trước nhà 141 đường Lê Văn Lương ấp 1 xã Phước Kiển ngập nặng. Tại thời điểm này, tiếng rú ga để sửa xe máy đang vang lên ầm ĩ ở các tuyến đường ngập tại huyện Nhà Bè.
Cùng thời điểm, người dân ở các tuyến đường như Lương Định Của (Q.2), Bến Phú Định (Q.8), Kinh Dương Vương (Q.6)...ngập nước lênh láng.
Trước đó vào chiều cùng ngày, người dân ở ấp 2 xã Phước Kiển đã nhanh chóng vây cá dưới ao đưa đến các nơi khác để tránh nước sông tràn vào gây ngập.
17g00: Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, chủ tịch UBND P.5, Q.Gò Vấp, cho biết "sau đêm 20-10, phường đã xuống hiện trường ở khu phố 12, P.5, Q.Gò Vấp bị ảnh hưởng do triều cường. Vào trưa ngày 21-10, phường đã dùng 150 bao cát để gia cố bờ bao. Trong chiều tối ngày hôm nay, lực lượng của phường sẽ túc trực ở dọc bờ sông và khu vực nhà dân có khả năng sẽ bị ngập để hỗ trợ. Trong trường hợp ngập nặng, phường sẽ hướng dẫn cho người dân tạm trú ở hai nhà thờ trên địa bàn. Mặt khác, phường cũng đã liên hệ với chùa Như Lai để cung cấp lương thực trong trường hợp cần thiết".
16g30: Tại khu vực sông Vàm Thuật, thuộc khu phố 2, phường An Phú Đông, Q.12, người dân cũng đang chuẩn bị để đối phó với triều cường. Trời mưa rất lớn, cộng bờ bao bị bể vào tối 20-10, khiến nước ngập nhà dân
Một số hộ dân tự mua đất, xà bần để gia cố bờ bao (đoạn bờ sông bị nước tràn vào). Một số khác sống ở dọc bờ sông đã dọn đồ đạc như áo quần, giày dép lên cao hơn. Ngoài ra, một số khác tự mua bao cát về để che chắn, ngăn nước trước cổng nhà.
Chị Hà, một người dân sống ở đây cho biết: "vào chiều tối 20-10, khi triều cường lên, người dân ở đây phải thức trắng đêm đi di chuyển đồ đạc, vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa tát nước ra khỏi nhà".
Người dân ở ấp 2 xã Phước Kiển huyện Nhà Bè bắt cá dưới ao - Ảnh: Đức Phú
Thủy triều tràn vào nhà dân ở ấp 1 xã Phước Kiển - Ảnh: Đức Phú
Một người dân có căn chòi ở con hẻm số 2 đường Lê Văn Lương, xã Nhơn Đức ngập nước - Ảnh: Đức Phú
Rắn bò lên hẻm số 2 đường Lê Văn Lương xã Nhơn Đức - Ảnh: Đức Phú
Dọn nhà chạy lũ
15g30: Ghi nhận tại quận 12, quận Gò Vấp... người dân đang hối hả di chuyển các vật dụng trong gia đình để chuẩn bị đón đợt triều cường mới. Một số hộ đóng luôn cửa nhà và di chuyển đi nơi khác vì nước ngập hôm qua đến giờ vẫn chưa rút.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hà (khu phố 12, đường Nguyễn Thái Sơn, phường 5, quận Gò Vấp) bị trôi hầu hết các vật dụng trong gia đình. Nhiều năm qua, cứ đến mùa triều cường, khu vực này lại ngập nặng.
Do đây là khu quy hoạch treo, dù bị ngập nhưng người dân vẫn không được sửa chữa nhà cửa (nâng cấp nền nhà để chống lại triều cường).
5 ngày gồng mình chịu ngập
Đến gần 17g00, nước từ sông Phú Xuân (đoạn qua huyện Nhà Bè) nước bắt đầu ngập tràn vào các con hẻm. 17g30 nước tràn vào nhà dân. Tính tới thời điểm hôm nay là ngày thứ 5 người dân phường Phú Mỹ (H. Nhà Bè) phải chịu cảnh ngập úng.
Nước từ sông Phú Xuân liên lục dâng cao khiên nhiều em nhỏ lo sợ - Ảnh: Lê Văn Phong
Người dân dùng xe ba gác để chuẩn bị chuyển đồ nhưng nước đã ngập gần tới đế xe - Ảnh: Lê Văn Phong
Chị Đinh Thị Nhơn (55 tuổi) cho biết: “Mỗi ngày nước ngập 2 lần khiến tôi quá mệt mỏi. Lần đầu lúc 1g khuya kéo dài đến 5g sáng. Lần thứ 2 ngập từ 17g đến 21g”.
Trên tuyến đường Huỳnh Tấn Phát (H. Nhà Bè) các miệng cống bắt đầu dâng nước ra ngoài đường, khiến tình trạng ngập tiếp tục diễn ra.
Đồ dùng sinh hoạt được kê lên cao - Ảnh: Lê Văn Phong
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đỉnh triều sáng 21-10 là 1,58m, đến 18g30 phút đỉnh triều sẽ vọt lên 1,65m. Với đỉnh triều như trên, có ít nhất 16 tuyến đường nội thành bị ngập nặng, nhiều khu vực ngoại thành sẽ bị tràn bờ bao.
Cũng trong sáng 21-10, ông Nguyễn Minh Giám - phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết đỉnh triều thực đo tối ngày 20-10 cao bất thường, lên đến 1,68m (cao hơn dự báo 4cm) - vượt đỉnh triều lịch sử năm 2012 đến 6cm và là đỉnh triều cao nhất từ trước đến nay.
Đỉnh triều lịch sử trên đã làm hàng loạt khu vực tràn bờ gây ngập tại nhiều khu vực ngoại thành. Hơn 16 tuyến đường khu vực nội thành và hàng loạt các tuyến đường nội bộ, hẻm tại khu vực quận 6, 8, Bình Thạnh, Bình Tân, huyện Bình Chánh… bị ngập sâu trong nước
NHÓM PV, CTV TUỔI TRẺ

Máy bay Vietnam Airlines ATR 72 rơi bánh khi bay!

Ngày 21-10, chiếc máy bay ATR 72 của Vietnam Airlines (VNA) thực hiện chuyến bay số hiệu VN 1367 từ Hải Phòng đi Đà Nẵng đã rơi mất 1 bánh ở phía trước (bánh mũi) trong quá trình bay.

Tuy nhiên, chiếc máy bay vẫn hạ cánh an toàn bằng một bánh mũi còn lại xuống sân bay Đà Nẵng và sự việc chỉ được phát hiện ra khi máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng.


Chiếc ATR 72 số hiệu VN – B 219 xảy ra sự cố rơi bánh (nguồn ảnh Internet)

Trao đổi với PV, một cán bộ của Ban tiêu chuẩn An toàn bay (Cục Hàng không Việt Nam) cho biết sự việc đã được báo cáo lên Cục Hàng không. Cục Hàng không đã lập tổ điều tra vào Đà Nẵng điều tra sự cố trên và yêu cầu VNA dừng toàn bộ đội bay ATR 72 trong quá trình điều tra, làm rõ nguyên nhân.

“Một bánh phía trước của chiếc máy bay bị văng trong quá trình bay có nhiều khả năng là do lý do kỹ thuật. Loại máy bay này không không có tính năng thông báo tín hiệu mất áp suất lốp khi gặp sự cố như trên nên tổ bay không phát hiện ra” – vị cán bộ trên cho biết.

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, chiếc máy bay ATR 72 xảy ra sự cố trên mang số hiệu VN – B219 thuộc đời máy bay ATR 72-500.
(Tuổi Trẻ)

Truyền Thông Và Cuộc Chiến Giải Trừ Gian Dối

Vào năm 2006, khi còn là phó chủ nhiệm quốc hội “CHXHCNVC”, ông Trần quốc Thuận đã công khai lên tiếng, đánh giá, xác minh về các bản chất trong sinh hoạt của chế độ cộng sản là: “Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống… Nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất mất đạo đức, nhưng đó lại là đạo đức của cách mạng! (của Việt cộng)”.

Sau đó một khoảng thời gian, một con cưng khác của chế độ, mang quân hàm đại tá, cũng là đại biểu của quốc hội, là phó chủ tịch của hội nhà văn CS, ông Nguyễn Khải, trước khi xuôi tay về với thiên đàng Mác Lê, trong Đi tìm cái tôi đã mất đã viết: “Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ… và người ta không dám hỏi lại những điều được nghe ấy đúng sai ra sao?

Thật ra thì chẳng cần đến việc hai nhân vật này nói ra, viết ra như thế người ta mới biết đến việc cộng sản chủ trương xây dựng một xã hội dựa trên nền tảng gian dối. Trái lại, hầu như tất cả mọi ngưòi đã biết rất rõ, một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước cộng sản là phải tạo ra và bảo vệ gian dối. Nếu CS không tạo ra và bảo vệ được sự gian dối, cộng sản sẽ bị hủy diệt. Tuy thế, lời công bố của hai nhận vật này cũng giúp đưa ra vài chỉ dẫn.

Một mặt, họ xác minh việc gian dối, hay nói dối tràn làn trong cuộc sống của người Việt Nam ngày nay không phải là sự gian dối mang tính tự phát của người dân. Nhưng nó là một thành quả xuất sắc bắt nguồn từ chủ trương của đảng và nhà nước CS trong tiến trình đào tạo và huấn luyện các đoàn đảng viên, cán bộ của đảng và nhà nước. Để từ đó, những người này đem vào xã hội.

Dưới áp lực khủng bố quá lớn và sự sợ hãi, người ta không dám hỏi lại, hay tìm hiểu cái xuất xứ của những câu nói từ đảng, từ nhà nước, từ cán bộ là đúng hay sai. Trái lại, chỉ còn biết tuân theo và lập lại như thế mà sống. Kết quả, gian dối từng bước huỷ diệt tận căn nhân thiện của con người trong xã hội, trong tôn giáo và được thay thế vào đó là thứ “đạo đức cách mạng”, là sự đồng bộ trong gian dối và làm nô lệ cho gian dối. Nên những ai tranh đấu cho công lý, cho sự thật thì đều có thể bị quy kết là chống nhà nước CHXHCN/VC với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền CS. Một thể chế mà không đáng được tồn tại thêm một giờ, một phút nào nữa!

Mặt khác, khi phấn khởi hay ta thán về thành qủa bất hủ của nhà nước CS, cà hai vị này đã đưa ra được những lời cảnh tỉnh, gởi cho những ai còn thao thức với vận mệnh của dân tộc, của đất nước biết là: Nếu còn cộng sản, chúng ta không bao giờ thoát ra khỏi được sự gian dối lấp đè lên gian dối. Trái lại, càng lúc càng bị CS đưa từng thế hệ này tới thế hệ khác lún sâu vào cuộc sinh hoạt trong dối trá do họ chủ trương. Kết quả, tiền đồ của đất nước không còn, tương lai của dân tộc bị hủy diệt.

Bởi vì, có những sự thật như chúng ta đã bị Tàu đô hộ bao nhiêu năm nay rồi, có thể từ ngày 2-9-1945, mà người ta vẫn dối trá bảo không. Không một ai dám bảo là có. Tệ hơn, CS còn rêu rao cuộc nô lệ ấy là tình hữu nghị! Và họ bảo vệ cái tình hữu nghị ấy bằng mọi giá! Theo đó, những ai còn nghĩ đến tiền đồ của tổ quốc, tương lai của dân tộc thì không thể khoanh tay trước cái chủ trương vong bản của CS.

Lời cảnh báo ấy, không phải là không có lý lẽ. Bỏi vì, trổi vượt lên trên cái bản ngã nói dối mà sống của từng cá nhân. Sự dối trá của chế độ đã trở thành một khuôn mẫu để làm tiêu chuẩn cho lãnh đạo. Khuôn mẫu này được chứng minh rõ nét nhất là ở cuộc chiến tranh gọi là “giải phóng Miền Nam, chống Đế Quốc Mỹ xâm lược”! Khẩu hiệu to hơn những cái mồm to nhất.

Kết qủa, nó chỉ là một cuộc lừa dối trắng trợn nhất, vĩ đại nhất trong chủ trương của cộng sản đã thực hiện. Để ở đó, có hàng triệu người chết mất xác đến nay vẫn chưa thể tìm ra. Những nghĩa trang liệt sỹ thì đầy những bia mộ, có tên nhưng không có cốt. Có hàng vạn thương phế binh của cả hai miền, hàng triệu gia đình ly tan. Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, anh chị em mất nhau chỉ để đánh đổi lấy một kết luận đanh thép của đảng CS do Lê Duẫn công bố: “trận chiến này, ta đánh là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Và còn tồi tệ hơn thế, trong cuộc gặp gỡ Mao trạch Đông vào năm 1970.

Ho Chi Minh and Mao Zedong
Ho Chi Minh and Mao Zedong

Lê Duẫn đã tự hào kể công, kể thành tích của một tên nô lệ với chủ là:“Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch”! Có còn ai tìm ra thứ ngôn ngữ kể công nào bóng bẩy hơn thế nữa? Theo đó, đất nước ta có bị tập đoàn CS / HCM áp đặt vào vòng nô lệ của Tàu thì cũng không có gì lạ. Có lạ là chúng ta không nhìn ra được những gian dối của chúng! Và lạ là không cùng nhau tìm phương cách thoát ra khỏi nanh vuốt của CS mà thôi.

Trở lại “ chuyện đánh Mỹ cứu nước” dù đây có là một cao điểm của phản trắc và lửa dối thì nó cũng đã thuộc về qúa khứ. Có hối cũng bất cập. Có nói cũng bằng không. Nhưng hiện nay, sự gian dối, lừa đảo của nhà nước CS vẫn phủ lấp trên tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội. Từ gia đình đến học đường, thậm chí trong cả lĩnh vực thuộc về tôn giáo, không có một nơi nào mà sự dối trá của đảng và nhà nước cộng sản không luồn lách vào. Mà một trong những lừa dối vĩ đại nhất, hào nhoáng nhất, có khả năng phù lấp, hủy hoại tiền đồ của đất nước, tiêu diệt tương lai của dân tộc là trường hợp Hồ chí Minh, một con cờ do cộng sản tạo ra?

Hồ chí Minh là ai? Ông ta là người Tàu hay là ngưòi Việt Nam? Nguyễn ái Quốc có phải là Hồ chí Minh, hay ông ta đã chết vì bệnh lao phổi sau khi ra khỏi nhà tù vào năm 1931? Có phải dưới sự chỉ đạo của CS/QT, Hồ tập Chương đã đóng vai Hồ chí Minh từ 1932 và xâm nhập vào cơ chế trong đảng CSVM?

Sự thật ra sao, chưa rõ thực hư. Nhưng nghi án này càng lúc càng lớn, làm cho người Việt Nam vuốt mặt không kịp. Trong khi đó, tập đoàn đảng và nhà nước CHXHCNVC vẫn tiếp tục ca bài phường chèo, ra rả ngày đêm xưng tụng, đánh bóng HCM là một loại cha già dân tộc ( không biết là dân tộc nào, Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan chăng?). Rồi xếp cho Y có địa vị, chỗ ngồi cao hơn cả quốc tổ Hùng Vương, cao hơn các anh hùng, cứu tinh của dân tộc như Đức Hưng Đạo Vương, Đức Lê thái Tổ, Đức Quang Trung Nguyễn Huệ….

Đã thế, còn ngày đêm thúc dục mọi người, mọi giới phải học tập theo gương của HCM, mà không hề có lấy một lời làm rõ, nêu lên những chứng cứ khả dĩ, đủ xác định và chứng minh HCM là Nguyễn ái Quốc, người làng Kim Liên. Cũng không hề đưa ra những chứng minh thực tế về hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ 1932 đến 1942 để phản bác những lý luận trong cuốn sách kia. Cũng không mời những nhà khoa học thực nghiệm đến làm DNA cho HCM để xác nhận nguồn gốc lý lịch thật sự của cái xác gỉa ở Ba Đình kia là Nguyễn ái Quốc hay Hồ tập Chương?

ZZMAR13.-24-evil-Ho

Theo đó, giả sử — tôi giả sử –, nếu Hồ chí Minh là người Tàu đúng như những gì mà tác gỉa Hồ tuấn Hùng, trình bày trong cuốn sách Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành ngày 01-11-2008. Và theo ông Phạm quế Dương, “cuốn sách chủ yếu nói về Nguyễn Ái Quốc. Sau vụ án Hương Cảng, 1931 cụ sang Liên xô nhưng bị lao phổi và chết ở Liên xô từ năm 1932. Sau đó, Quốc tế Cộng sản phân công Hồ Tập Chương, người Đài Loan cùng hoạt động với cụ Nguyễn Ái Quốc thay cụ Nguyễn Ái Quốc làm cách mạng ở Việt Nam.

Ông Hồ Tập Chương lấy tên là Hồ Chí Minh” thì chúng ta, những người còn sống đây, rồi đến những thê hệ nối tiếp sau đây sẽ phải ăn nói làm sao? Lịch sử nghìn năm chống phương bắc sẽ phải viết lại thế nào? Rồi căn chòi nào, mảnh đất rừng nào sẽ còn được phép lưu danh những Anh Hùng nước Việt Nam đây? Tôi cho rằng, câu hỏi này chỉ có thể là nỗi tủi nhục cho người Việt Nam thôi? Về phía đảng và nhà nước Việt cộng thì chắc đã có sẵn kế sách rồi. Bịp được đến bao giờ thì cứ bịp. Không bịp được nữa thì bỏ chạy sang Tàu, sang Tây là hết chuyện!

1

Như thế, gỉa sử ấy không phải là một bi quan, cũng không đơn thuần là một diều đáng lo, đáng quan ngại. Trái lại, nó có thể là một thảm hoạ cho đất nước và dân tộc Việt Nam nếu như nó tiếp tục được kéo dài. Theo đó, nếu chúng ta, thế hệ hôm nay muốn đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng nhân bản, làm nô lệ cho gian dối, làm nô lệ cho chủ nghĩa vong bản cộng sản. Hoặc gỉa, muốn tái tạo lại một đất nước có tình người, có cuộc sống lương tri chân thật, có văn hóa, có nhân bản, có cội nguồn dân tộc thì chúng ta chỉ có một con đường duy nhất là cùng bạch hóa nghi vấn này. Bạch hoá bằng cách:

1. Tất cả mọi người, không trừ ai, hãy mạnh mẽ đem tiếng nói của công lý vào truyền thông. Chuyển tải sự thật đến mọi nơi, mọi chốn, để giải phóng người dân ra khỏi mọi gian trá từ cuộc tuyền truyền bất lương của đảng và nhà nước cộng sản.

Trước hết, nhờ tính năng động của tuổi tré, vận động mọi người, mọi giới cùng tham gia vào phong trào làm DNA, tìm hiểu sự thật về lý lịch của Hồ chí Minh. Hãy nhắn tin cho cả nước biết những hoài nghi của dân ta về Hồ chí Minh. Hãy nói chuyện với bằng hữu, người thân về những chứng cứ hiện có, gởi đi những tin nhắn qua các diện thoại cầm tay, để mọi người cùng đi tìm sự thật, Hồ chí Minh là ai? Ông ta là ngưòi Việt Nam hay người Tàu?

Tôi tin rằng, dù chỉ là vài mẫu chuyện nhỏ do nhiều người chứng kiến và kể lại cách xử thế của Hồ chí Minh với mẹ và chị gái của ông ta, nếu được chúng ta chuyển tải rộng ra cả nước, đến với mọi người ở mọi nơi, mọi chốn. Nó không còn là câu chuyện nhỏ bé nữa. Trái lại nó có khả năng tác động cực mạnh trong lòng người và tạo ra một sức mạnh vô bờ, có đủ khả năng đập tan sự gian dối.

Chuyện là, vào năm 1957, Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không đến thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan dù ngôi mộ không xa địa diểm Hồ chí Minh đến thăm là bao. Trước đó, năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, Hồ chí Minh cũng tránh mặt, không dám gặp. Tại sao lại thế? Nếu Hồ chí Minh là con bà Hoàng thị Loan thì có lẽ nào Y lại không giữ phận làm con đến bên mộ, khóc òa, tạ tội bất hiếu không thể phụng dưỡng cha mẹ. Rồi thắp nhang cho mẹ, báo đáp ơn đức sinh thành? Nếu là chị em ruột tại sao HCM không dám gặp bà Nguyễn thị Thanh?

Chỉ có một lý giải là: Hồ chí Minh là Hồ tập Chương người tàu, không phải là Nguyễn ái Quốc con của bà Hoàng thị Loan, nên Y không thể nào đến thắp nhang “ báo đáp ơn sinh thành” cho cụ Hoàng thị Loan . Nhưng tại sao không gặp lại người chị duy nhất của mình sau bao năm xa cách? Sợ phải nhận họ hàng, làm chị em với bà nhà quê hay sợ bị phát giác ra sự gỉa mạo là em của bà chăng? Nên nhớ, có tật thì giật mình thôi, chứ hình dáng của Hồ chí Minh có đổi khác đi, tiếng nói có khác xưa thì bà Thanh cũng không thể nhìn ra ngay được.

Như thế, câu trả lời vắn gọn là: Hai người này cũng chẳng phải là chị em với nhau. Gặp chẳng tỏ bày được tình thân, còn có thể lộ tẩy trong những câu chuyện của gia đình khi xưa. Nên Hồ tập Chương, không gặp, không đốt nhang chẳng có gì là lạ. Có lạ là về phía nhà nước VC vẫn giữ im lặng. Im lặng cho đến chết? Tuy nhiên, khi không dám công khai có ý kiến trước dư luận, cũng không làm thực nghiệm DNA về HCM để trả lời, phản chứng, thì cũng chính là lúc họ xác nhận sự thật Hồ chí Minh không phải là Nguyễn ái Quốc.

Kế đến, vận động các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu sử ở trong nước, hải ngoại, các nhà văn, nhà báo hãy cứu nước, cứu dân bằng những bài viết của họ. Người thì làm thực nghiệm với chứng cứ của khoa học, kẻ khác bằng phương pháp sử liệu. Nếu không thể thực nghiệm trực tiếp trên cái xác của Hồ chí Minh với thân nhân ruột thịt, đề nghị làm cách gián tiếp từ Nguyễn tất Trung với những thân nhân ruột thịt này.

Mặt khác, cũng có thể vận động GS Hồ tuấn Hùng làm DNA với ngưòi chú (Hồ chí Minh) để tìm ra những điểm tương đồng có thể chứng minh là có liên hệ máu huyết ay không? Dĩ nhiên, những thử nghiệm gián tiếp không thể đưa ra được một kết luận vững chắc. Nhưng dù sao thì nó cũng cho ra những chứng cứ để làm sáng tỏ thêm sự liên hệ giữa những người này.

Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc là. Việc xét nghiệm DNA dù là gián tiếp cũng không khả thi. Bởi lẽ, với một quá trình và chủ trương ” tráo rồng đổi phượng” thì dĩ nhiên, tro cốt của Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đã bị cộng sản tiêu hủy toàn bộ từ lâu rồi. Đên ngay cái xác của Hồ tập Chương trong lớp áo Hồ chí Minh cũng chỉ là cái xác giả. Riêng cái cốt thật của Hồ tập Chương dù mới chết 1969 thì tập đoàn CS cũng chẵng còn để lại một dấu vết nhỏ nào. Và có thể chính Liên Sô là người đã thực hiện hai vụ phi tang này.

Phần cá nhân, Hồ Tập Chương vì phải bảo vệ bí mật của chính mình và tổ chức của CSQT, nên khi còn ngồi ghế chủ tịch nhà nước, Y có thể đã ra lệnh cho thủ hạ tiêu hủy hoàn toàn hài cốt của những vị có liên hệ huyết thống vói Nguyễn ái Quốc như cụ Hoàng thi Loan, bà Nguyễn thị Thanh hay ông Nguyễn Sinh Khiêm rồi. Riêng phần mộ của ông Nguyễn sinh Sắc, có thể chôn ở miền nam. Nhưng trong những năm chiến tranh, ai dám bảo đảm rằng Hồ tập Chương đã không ra lệnh cho cán bộ, du kích trên danh nghĩa là tìm kiếm bảo vệ. Nhưng thực ra là tiêu hủy toàn bộ dấu vết của ông và thay vào đó là những cái hài cốt chẳng có một tý liên hệ nào đến dòng họ Nguyễn sinh Sắc? Theo đó, việc DNA tưởng là dễ và chính xác nhất thì lại không khả thi.

Theo đó, sự việc chỉ còn trông chờ các nhà sử học đứng đắn. Nhờ họ, qua các cuộc nghiên cứu sử liệu từ các thư viện mật của Nga, Trung quốc, hy vọng tìm ra được những những tài liệu lịch sử khả tín về cái chết của Nguyển ái Quốc vào năm 1932. Hay những sinh hoạt của Hồ tập Chương trong thời bí mật từ 1932-42 ở Liên sô, trước khi Y được giới thiệu với nhóm Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp với cái tên Hồ chí Minh rồi cùng vào sinh hoạt trong Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí hội của cụ Hồ Học Lãm. Nguyễn ái Quốc khi đến Pháp và sang Liên Sô rồi về làm chủ tịch đảng CSVN chắc cũng còn để lại nhiều giấy tờ ghi nhận về chiều cao, kích thước, hình dạng. Đây cũng là những chứng liệu hữu ích cho cuộc đi tìm sự thật.

Về phía các nhà văn nhà báo, bloggers, cũng có thể làm xét nghiệm DNA Hồ chí Minh qua các tác phẩm của ông ta, để tìm xem trong đó có hơi hám của Việt Nam hay không. Bởi lẽ, văn là người. Thơ là hơi thở. Không một người làm thơ, viết văn nào phải xa quê hương mà trong thơ văn của nguời đó không thao thức, không nhắc đến quê hương hay những người thân, không nhắc đến những đồng ngô nương sắn, thành thị, nơi mình đã đi qua. Nhờ những chứng từ đó, chúng ta có thể có được một đáp số trung thực hơn về lý lịch của Hồ chí Minh. Dù kết qủa thế nào, phải hay là không, thì điều này cũng giúp dân ta và đất nước ta có được một chỗ đứng nghiêm chỉnh hơn. Dứt khoát, không thể trông chờ CS làm việc này cho chúng ta.

15

2. Vận động toàn dân tham gia vào cuộc đảnh đổ gian dối, làm chuyển hóa và xóa bỏ chế độ vong bản cộng sản để đưa dất nước vào cuộc sống trong hoà bình ổn định, trong công lý, nhân quyền, nhân ái.

Trong khi chờ có được những bằng chứng khả tìn trong tay, Hồ chí Minh là Hồ tập Chương là ngưòi Tàu theo họ Mật La, Đài Loan, hay là người Việt Nam để công bố cho toàn dân. Chúng ta phải vận động mọi người, mọi giới, không trừ ai, kể các các đoàn đảng viên cộng sản, hãy vì danh dự của tổ quốc, vì tiền đồ của dân tộc, cùng với toàn dân tham gia vào cuộc đánh đổ gian dối, dành lại Độc Lập cho Tổ Quốc. Đem lại Tự Do cho cho con người.

Vận động mọi ngưòi cùng nắm tay nhau, biến sợ hải, nhút nhát, vô cảm thành một phong trào lớn mạnh. Cương quyết giải trừ trường hợp Hồ chí Minh ra khỏi dòng lịch sử Việt Nam. Giải phóng đất nước ra khỏi cuộc đánh tráo dơ bẩn và gian dối của cộng sản.

Đây là công việc trường kỳ, nó đòi hỏi chúng ta tốn phí nhiều thới gian. Hơn thế, còn đòi buộc chúng ta phải có thái độ dứt khoát và cương quyết nữa. Từ nhiều năm qua, vì nhiều lý do. Phần vì e dè, phần vì sợ hãi, phần vì né trách nên những cuộc tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Công Lý cho Việt Nam dưới nhiều hình thức đều được mở hàng bằng những mớ ngôn từ vay mượn của Hồ chí Minh. “ bác nói thế này, bác nói thế kia”. Coi những lời ấy như một thứ thuẫn che đạy cho chủ kiến và hành động của mình. Điều này không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta phải chọn lấy một hình thức tích cực mới. Bởi vì:

Theo Kinh Thánh: “Không thể nhân danh quỷ để mà trừ qủy”. Trái lại, chỉ có Công Lý, chỉ có Sự thật mới giải trừ được gian dối. Theo đó chúng ta cần mạnh dạn hơn, nghiêm khắc và can đảm hơn với chính mình. Hãy dùng tiếng nói của công lý, của nhân tâm dân tộc, của tiền nhân, của nhân tâm con người mà tạo nên nền móng vững chắc cho những hoạt động giải trừ cái bạo tàn, gian dối của đảng và nhà nước cộng sản tại Việt Nam.

Sẽ không, không bao giờ còn dùng bất cứ những ngôn từ nào của HCM như là một cái thuẫn, giúp chúng ta chống lại tập đoàn này. Trái lại, phải loại trừ trường hợp của HCM ra khỏi ý thức tư tưởng của Việt Nam. Việc làm này, khỏi đầu có thể lạ lẫm và hơi khó khăn. Tuy nhiên, đó là việc cần phải khởi đầu.

Có làm được như thế, chúng ta mới sứng đáng và hãnh diện mình là nòi giống của Tiên Long, là thần tử của Quốc Tổ Hùng Vương, là con cháu của các anh hùng dân tộc, của Hai Bà Trưng, của Ngô vương Quyền, Hưng Đạo Vương, Lê Thái Tổ, Quang Trung… mới xứng danh là những hậu duệ của Trần bình Trọng, Lý thường Kiệt… hét vào mặt quân thù rằng: “Thà làm qủy nước nam còn hơn làm vương đất bắc.”

Có giải trừ được gian dối, đem trả sự thật về cho nghi án của dân tộc thì con cháu ta mai sau mới còn có chỗ đứng riêng trên mảnh đất mang tên Viêt Nam.

Bảo Giang
- See more at: http://www.namviet.net/blog/?p=397#sthash.zWYMQHsP.dpuf

ĐỀ NGHỊ XEM XÉT TƯ CÁCH 2 ĐBQH NGUYỄN SINH HÙNG VÀ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chủ nhật, ngày 20 tháng mười năm 2013

ĐỀ NGHỊ XEM XÉT TƯ CÁCH 2 ĐBQH NGUYỄN SINH HÙNG VÀ NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Hai công dân Nguyễn Đăng Quang và Nguyễn Văn Khải vừa gửi đơn tới Bà Nguyễn Thị Nương, trưởng ban công tác Đại biểu Quốc hội, đề nghị xem xét tư cách hai đại biểu Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng.








Đề xuất thí điểm lập ‘khu đèn đỏ’ ở Việt Nam

TP -  20/10/2013 -  Quy hoạch thí điểm một “khu đèn đỏ” để quản lý nhưng không chính thức công nhận mại dâm như một nghề là đề xuất táo bạo trước đây nay được nhắc lại tại buổi hội thảo về phòng chống mại dâm do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức gần đây.
Gái mại dâm taị phố đèn đỏ ở Singapore. Ảnh: VNE
Gái mại dâm taị phố đèn đỏ ở Singapore. Ảnh: VNE.
Bà Nguyễn Thị Huệ, trưởng phòng can thiệp giảm tác hại Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, cho biết hiện có ít nhất 15.000 nữ bán dâm có mặt khắp TP.HCM. Đại diện các quận huyện đã nêu ra hàng loạt giải pháp như: tuyên truyền, tăng cường kiểm tra xử phạt, kiểm tra thường xuyên cơ sở dịch vụ nhạy cảm khiến khách hàng ngại lui tới, vận động chủ nhà không cho những chủ kinh doanh vi phạm thuê nhà, vận động quán xá tại các “điểm nóng” không bán hàng cho người bán dâm...
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Huệ nhắc lại một đề xuất táo bạo từng được nêu ra tại các hội thảo về quản lý vấn nạn mại dâm trước đây, đó là việc thí điểm quy hoạch một “khu đèn đỏ” để quản lý hiệu quả. Bà cung cấp một thông tin đáng lưu ý: các “khu đèn đỏ” tại Thái Lan tuy “sáng đèn” nhưng quốc gia này không chính thức công nhận nghề mại dâm. Không thấy có ý kiến phản ứng khi bà Huệ gợi nhắc lại đề xuất này.
Nhưng thực tế cho thấy các giải pháp này đã không mang lại hiệu quả cao. Theo đại diện quận Bình Thạnh, nhiều chủ cơ sở dịch vụ nhạy cảm khi vi phạm bị lập biên bản thì ung dung mở cơ sở khác và không thèm đóng phạt, còn “các chị” liên tục thay đổi địa bàn hoạt động, khi bị rượt đuổi thì dạt sang địa bàn giáp ranh để thoát thân.
Ông Lê Văn Quý, phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP.HCM, cho biết hoạt động mại dâm trên địa bàn TP tiếp tục diễn biến phức tạp dưới các hình thức ngày càng tinh vi. Hoạt động này không chỉ diễn ra tại các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, quán karaoke... mà còn tại các quán cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, cơ sở xông hơi xoa bóp, spa săn sóc da...
Theo ông Quý, khác với mại dâm công khai trên đường phố, rất khó kiểm soát hoạt động mua bán dâm qua điện thoại, Internet hay xuất cảnh bán dâm, chưa kể các đường dây gái gọi hạng sang với những cô xưng danh người mẫu, diễn viên.
LĐ-TB&XH các quận huyện có mặt tại hội thảo đều cho rằng hoạt động mại dâm diễn ra nhiều hơn, phức tạp hơn sau khi nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 2-7-2012 (theo đó, không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm). Theo các vị này, mặc dù quy định nói trên có tính nhân đạo khi theo kết quả khảo sát, phần lớn “các chị” tham gia bán dâm đều vì hoàn cảnh khó khăn, nhưng cũng tỏ ra lo lắng vì “các chị” nay hoạt động “dạn dĩ” hơn trước.
Khó quản lý gái mại dâm
Khó quản lý gái mại dâm.
Giải pháp: giảm tần suất bán dâm
Đồng cảm việc phần lớn “các chị” bán dâm vì hoàn cảnh khó khăn, đại diện Công an quận 4 cho rằng chỉ nên xử lý người mua dâm, nhưng nếu gửi thông báo về địa phương hay gia đình người mua dâm có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn khác. Ở góc độ khác, vị này cho rằng cảnh sát khu vực “biết tuốt”, vấn đề còn lại là có bao che hay không. Nhưng ý kiến khác cho rằng dẹp chỗ này chủ cơ sở sẽ mở chỗ khác, như vậy cũng không giải quyết được vấn nạn chung.
Một số ý kiến khác đề xuất hỗ trợ sinh kế bền vững cho người bán dâm hướng đến chuyển đổi cách mưu sinh. Theo ông Lê Văn Quý, hiện Sở LĐ-TB&XH, Hội Liên hiệp phụ nữ và Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM đang thí điểm mô hình hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho các chị có nhu cầu hoàn lương.
Ông Quý cho biết mô hình này không bắt buộc người bán dâm ngay tức khắc bỏ bán dâm, nhưng phải giảm tần suất bán dâm để đầu tư học nghề nghiêm túc và hướng đến việc kiếm sống bằng nghề được học. Đến nay mô hình này đã hỗ trợ 21 chị học các nghề cắt tóc, trang điểm, làm móng, nấu ăn... Ngoài ra còn kết hợp hỗ trợ tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng kinh doanh và chăm sóc y tế.
Theo TT

VP CLHB trả lời vụ công an huyện Đăk Tô vi phạm trắng trợn tự do tôn giáo!

VRNs (21.10.2013) – Thưa quý vị, vào trung tuần tháng 7.2013, nhà cầm quyền huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum ngăn cản và bắt dừng công trình xây dựng nhà nội trú cho các em dân tộc vùng xâu vùng xa do cha Bênêđictô Nguyễn Văn Bình quản lý, thuộc Giáo phận Kontum.
Sự việc bắt đầu vào tháng 7.2012, Giáo phận Kotum mua thửa đất nông nghiệp hơn 1.200 m2 từ một người dân thuộc huyện Đắk Tô, tỉnh Kontum. Đến tháng 11.2012, một người thân cận của cha Bình đứng tên và xây dựng nhà nội trú cho các em dân tộc với diện tích thổ cư nhà cầm quyền cho phép là 120 m2 nhưng do nhà nội trú cần phần đất rộng hơn nên cha Bình đã nới rộng thêm diện tích đất thổ cư phù hợp với nhu cầu xây cất là 275 m2 (trên 1.200 m2 đất).
Vào trung tuần tháng 7.2013, nhà cầm quyền biết nhà nội trú này của cha Bình nên họ đã đã gây khó khăn, bắt tạm dừng thi công. Nhà cầm quyền cho rằng cha Bình đã vi phạm pháp luật về quy định hạn mức đất thổ cư của Huyện Dak Tô,cũng như không xin phép nhà cầm quyền trước khi xây dựng… nên nhà cầm quyền huyện Đắk Tô đã phạt hành chính cha Bình hơn 15 triệu đồng.
Không những thế, ban đêm, công an xã đến đe dọa, hạch sách các em học sinh và không cho các em ở trong nhà nội trú. Công an nói rằng, nếu các em còn ở trong nhà nội trú sẽ bị đuổi ra khỏi nhà và cho các em nghỉ học. Ở trường, các em ở trong nhà nội trú bị thầy cô hạch sách khi các em thể hiện niềm tin tâm linh của các em.
Để hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của cha Bình, chương trình Việt Nam Tuần Qua có buổi trò chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng VP Công lý và Hòa Bình của DCCT Sài Gòn.
1. Thưa cha, qua sự việc của cha Bình ở huyện Đắk Tô, nhà cầm quyền cho rằng, cha Bình đã vi phạm pháp luật vì đã không xin phép nhà cầm quyền huyện Đắk Tô trước khi xây cất nhà nội trú và cha Bình đã vi phạm vượt hạn mức đất thổ cư theo quy định. Cha nhận xét như thế nào về điều này?
Trước hết, cần phải xác định pháp luật hiện hành chỉ điều chỉnh “nội trú” của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, như vậy, việc Cha Bình xây nhà mà Cô Huyền Trang đề cập chỉ được xem là “công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”như Điều 1 Luật Nhà ở qui định. Theo các thông tin được biết thì công trình này là nhà ở riêng lẻ, toạ lạc tại “vùng sâu, vùng xa” thuộc miền rừng núi huyện Dak-Tô, Tỉnh Kon Tum. Theo qui định tại điểm d khoản 1 Điều 62 Luật Xây Dựng, khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP thì công trình xây dựng này không phải có Giấy phép xây dựng. Còn theo Quyết định số 43/2005/QĐ-UBND ngày 24/8/2005 của UBND tỉnh Kon Tum (được Quyết định số 05/2011 ngày 4/3/2011 của UBND Tỉnh Kon Tum dẫn lại) thì hạn mức đất ở tại nông thôn như nơi ở của Cha Bình là 400m2. Hạn mức đất ở thấp nhất của Tỉnh Kon Tum là tại khu vực thành phố Kon Tum cũng là 200m2. Như vậy, theo thông tin, Cha Bình chỉ được công nhận 120 m2 đất ở để xây dựng nhà là không phù hợp.
 2. Thưa cha, nhà nội trú của các cơ sở Tôn Giáo cũng như nhà nội trú của Cha Bình có vi phạm đến pháp luật khi cho các em học sinh sinh viên ở nội trú với mục đích là có cơ hội học hành?
Như trên tôi đã nói, Thông tư số27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT chỉ điều chỉnh “nội trú của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân’’. Còn các công trình xây dựng “để ở, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cá nhân” được xem là nhà ở. Trường hợp này, chủ nhà có quyền cho ở nhờ, và thực hiện qui định về tạm trú theo Luật Cư trú. Cụ thể là khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú qui định trong trường hợp cụ thể này là trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã. Được biết, Cha Bình đã thực hiện đăng ký tạm trú nên việc nhà cầm quyền gây khó dễ cho ngài hoặc các em đang ở nhà này vừa là vi phạm pháp luật, vừa là xâm phạm quyền công dân, và nói theo ngôn ngữ những người “dân tộc” anh em thì “họ là những người xấu”.
Cần nhấn mạnh là việc sử dụng nhà của mình, cho các em học sinh ở nhờ chẳng những là việc làm phù hợp pháp luật mà còn được tôn vinh. Chẳng những là quyền mà còn là nghĩa vụ mọi người dân mọi tổ chức Tôn giáo. Cụ thể, Luật Giáo Dục qui định: “Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.” (Điều 12); Tổ chức và công dân có trách nhiệm: “c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.” (Điều 97); và “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho giáo dục.” Ngoài việc được trừ chi phí thu nhập, được miễn gàim thuế, Điều 104 Luật Giáo dục còn qui định: “Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phục vụ cho giáo dục; đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận bằng hình thức thích hợp.”
 3. Thưa cha, các em ở trong nhà nội trú bị công an và thầy cô đe dọa, hạch sách và gây khó khăn khi các em thể hiện niềm tin tôn giáo của các em như là các em tham dự thánh lễ, đọc kinh, cầu nguyện… thì cha bình luận như thế nào về điều này?
Thực sự thì Luật Giáo dục có Điều 19 qui định: “Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.”. Như vậy, việc côn an, những người xưng là Thày, Cô đe dọa, hạch sách các em ở nhà của Cha Bình về việc các em thể hiện niềm tin Tôn giáo của mình như tham dự Thánh lễ tại Nhà Thờ, đọc kinh, cầu nguyện, học hỏi Giáo lý,…nếu có là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền tự do Tôn giáo Công dân. Cụ thể, Điều 70 Hiến Pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. …Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo…”. Cũng vậy, Điều 1 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dânKhông ai được xâm phạm quyền tự do ấy…. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.” Và khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh này quy định “1.Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo.”
 4. Thưa cha, qua sự việc của cha Bình thì cha Bình nên làm gì ạ?
Qua trình bày vừa kể, Văn phòng Công lý và Hoà Bình Dòng Chúa Cứu Thế xin được đề nghị với Cha thế này, Cha có thể yêu cầu nhà cầm quyền cung cấp qui định về Giấy phép xây dựng của Uỷ ban Huyện Dak- Tô, trong đó phải cụ thể “các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp Giấy phép xây dựng” trong đó có nhà của Cha, theo đúng qui định tại khoản 2 Điều 62 Luật Xây dựng. Nếu không có qui định, Cha có quyền xây dựng công trình trên đất của Cha mà không phải có Giấy phép. Cũng vậy, việc chỉ công nhận cho Cha 120m2 đất ở là trái với Quyết định số 43/2005/QĐ-UBND ngày 24/8/2005 của UBND tỉnh Kon Tum, Cha cần trình bày rõ, khu vực nông thôn của Cha phải được sử dụng 400m2 đất ở. Nếu nhà cầm quyền, hoặc những người xưng là Thầy, Cô …đe dọa, gây khó dễ, hạch sách…về việc cư trú tại Nhà của Cha cho các em ở nhờ hoặc bày tỏ đức tin, thực hành nghi thức Tôn giáo…của các em, Cha có quyền phản ánh, khiếu nại… Văn phòng sẵn sàng giúp Cha soạn thảo các Đơn trình bày, khiếu nại này.

Nông dân gặp nợ 'trên trời rơi xuống'!

TP - 21/10/2013 -  TAND tỉnh Sóc Trăng vừa xử sơ thẩm, buộc ông Trương Bình phải trả nợ cho Agribank Sóc Trăng 14 tỷ 466.821.050 đồng (cả gốc và lãi). Nếu ông Bình không trả nợ thì Agribank Sóc Trăng có quyền yêu cầu thi hành án xử lý tài sản thế chấp là nhà đất của 12 hộ nông dân.
Các hộ dân bị nợ “nợ trên trời rơi xuống”.
Các hộ dân bị “nợ trên trời rơi xuống”.
Các hộ dân kêu “nợ trên trời rơi xuống” vì không biết mặt ông Trương Bình cũng như chưa hề đến Agribank Sóc Trăng.
Ông Trương Bình là chủ DNTN Trương Bình ở xã Thuận Hòa (Châu Thành, Sóc Trăng). Còn các hộ dân ở TX Vĩnh Châu và huyện Trần Đề, gần chục năm trước cần vốn nuôi tôm nên nhờ ông Trần Văn Đỉnh là người quen biết, đi vay giùm.
Nhiều hộ đưa sổ đỏ đất cho ông Đỉnh và nhiều năm sau vẫn không nhận được tiền vay, ông Đỉnh giải thích “đang làm thủ tục”, rồi ông Đỉnh mất vì bệnh ung thư. Sổ đỏ của nông dân không biết ở đâu.
Giữa năm 2009, các hộ dân nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án, nguyên đơn là Agribank Sóc Trăng, bị đơn là ông Trương Bình, 12 hộ là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.
Theo hồ sơ, ông Bình thế chấp sổ đỏ của các hộ dân (hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba) vay 5,9 tỷ đồng, thêm lãi đến khi khởi kiện là trên 14,4 tỷ đồng.
Sau nhiều năm thụ lý, ngày 30/9/2013, TAND tỉnh Sóc Trăng xử sơ thẩm, tuyên ông Bình phải trả nợ, nếu không sẽ xử lý tài sản thế chấp là nhà đất của 12 hộ. Mỗi hộ được xác định nợ ngân hàng, thấp nhất là hơn 51 triệu, cao nhất gần 800 triệu đồng.
Tuy nhiên, giám định chữ ký của người dân trong các hồ sơ vay vốn, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Sóc Trăng cũng như Phòng Giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Quốc phòng đều khẳng định, chữ ký trên hợp đồng và chữ ký trên các mẫu so sánh “không phải chữ của cùng một người ký ra”.
Bà Nguyễn Thị Hồng bị ghi nợ gần 125 triệu đồng cho biết, bà có nền nhà 50 m2 đang ở, đem hộ khẩu và chứng minh nhân dân cho ông Đỉnh nhờ vay vốn, chưa nhận được đồng nào nhưng nay lại có sổ đỏ thế chấp ngân hàng.
Ông Trần Minh Thọ bị ghi nợ gần 368 triệu đồng, khi đưa sổ đỏ cho ông Đỉnh có ký tên vào hồ sơ vay vốn nhưng nay, hồ sơ vay vốn lại có thêm chữ ký của vợ?
Ông Trần Hoàng Trung, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp (TX Vĩnh Châu) thấy rất vô lý khi nông dân đưa sổ đỏ cho ông Đỉnh mà nay sổ đỏ thế chấp vay tiền ngân hàng lại ở trong tay DNTN Trương Bình.
“Chúng tôi đã nhận được kêu cứu của các hộ dân, yêu cầu làm rõ điều này mà trong bản án chưa làm rõ được”.
TUẤN ANH

Giữ tiền đồng hay ngoại tệ?!

TP - Sau khi có thông tin Chính phủ có thể tiếp tục điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong năm nay với mức tối đa 2%, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân đã chuẩn bị kế hoạch riêng để phù hợp tình hình mới.
Việc giữ tiền VND hay chuyển đổi sang ngoại tệ cần cân nhắc kỹ càng
Việc giữ tiền VND hay chuyển đổi sang ngoại tệ cần cân nhắc kỹ càng. Ảnh: Thanh Niên
Việc điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong thời điểm này được các chuyên gia đánh giá là cần thiết, nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.
Tính từ đầu năm đến nay, tiền đồng VN giảm 1,3% giá trị trong khi đồng nội tệ của các quốc gia khác như Philippines và Malaysia đã giảm 5%, hay đồng rupee của Ấn Độ đã mất giá khoảng 12% so với đồng USD tính từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 9.2013 (có thời điểm, đồng rupee mất giá khoảng 20% so với đồng USD)..., dẫn đến lợi thế xuất khẩu của hàng hóa VN không bằng các nước này.
Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của VN đã khá tích cực và ổn định nên việc điều chỉnh tỷ giá sẽ không tác động lớn đến cán cân thanh toán của VN. Thực tế, VN đã điều chỉnh tỷ giá 1% hồi cuối tháng 6, sau khi giữ nguyên tỷ giá trong 1 năm rưỡi trước đó.
Sau vài ngày điều chỉnh đó, thị trường giao dịch tự do tăng khá mạnh, có lúc lên sát mức 22.000 đồng/USD nhưng đã nhanh chóng giảm và trở lại mức ổn định. Thậm chí hiện nay, tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng chỉ xoay quanh mức giao dịch 21.075 - 21.125 đồng/USD, giảm 0,9% so với mức cuối tháng 6 và đầu tháng 7.
Điều này cho thấy nguồn cung trên thị trường không ở mức khan hiếm như một số người e ngại. Đặc biệt, trong đó có sự đóng góp đáng kể từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và lượng kiều hối chuyển về trong 9 tháng đầu năm nay.
Cân nhắc khi chuyển đổi qua ngoại tệ
Nếu tỷ giá USD được điều chỉnh sẽ có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân. Chị Liên Hoa, một nhà đầu tư tại TP.HCM, cho biết danh mục đầu tư của chị hiện chia ra nhiều loại tài sản, gồm bất động sản, chứng khoán, gửi tiết kiệm bằng tiền VND và ngoại tệ như USD, EUR.
Theo tính toán của chị, với 220 triệu đồng nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 7%/năm (tương đương 0,583%/tháng) thì sau 3 tháng số tiền lãi chị nhận được là 3,85 triệu đồng. Trong khi đó, nếu quy đổi 220 triệu đồng với tỷ giá mua vào hiện nay sẽ được khoảng 10.400 USD (theo tỷ giá 21.150 đồng/USD).
Với lãi suất gửi tiết kiệm USD là 1,2%/năm (tương đương 0,1%/tháng), sau 3 tháng tiền lãi thu được là 31,2 USD. Nếu từ nay đến cuối năm tỷ giá USD được điều chỉnh tăng 1% thì sẽ ở mức 21.361,5 đồng/USD.
Như vậy tổng số tiền Việt quy đổi và lãi chị Hoa sẽ thu về được là 222,82 triệu đồng, không lợi hơn so với giữ tiền đồng.
Tuy nhiên, nếu tỷ giá USD được điều chỉnh tăng thêm 2% so với mức hiện nay thì tỷ giá sẽ là 21.573 đồng/USD và số tiền chị nhận được là 225,032 triệu đồng, nhiều hơn so với gửi VND.
“Mức chênh lệch lợi nhuận giữa USD và VND ở trên không nhiều, nhưng điều quan trọng nhất là tôi muốn phân tán rủi ro theo nguyên tắc đầu tư, không thể bỏ tất cả trứng vào một rổ và chuyển một phần sang ngoại tệ nhằm bảo toàn vốn”, chị Liên Hoa nói.
Theo TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Ngân hàng Trường ĐH Mở TP.HCM, nhiều khả năng tỷ giá USD sẽ được điều chỉnh trong thời gian ngắn ở mức 1% và qua đầu 2014 mới có thể được điều chỉnh tiếp 1% để tránh gây biến động cho thị trường tiền tệ.
Khi tỷ giá VND/USD được điều chỉnh thì theo nguyên tắc, các loại đồng tiền khác cũng sẽ có mức điều chỉnh tương ứng vì đều được quy chiếu theo đồng USD.
Nhà đầu tư có thể phân bổ số tiền thành các loại ngoại tệ khác nhau như USD, EUR, JPY… nhưng chỉ nên theo tỷ lệ thích hợp và cũng chỉ có tác dụng với số tiền lớn. Hơn nữa, điều này mang tính chất bảo toàn vốn nhiều hơn là đặt kỳ vọng về lợi nhuận đầu tư.
Riêng với những người đã gửi tiết kiệm bằng VND và chưa đến kỳ hạn rút vốn thì không nên mạo hiểm chuyển đổi vì sẽ bị thiệt hại nhiều hơn khi mất tiền lãi do rút vốn trước hạn. Bản thân các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng nên hạn chế việc vay USD vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận cuối năm.
Theo Thanh Niên

600 người Rục bị nước lũ cô lập gần 2 tháng!

TP - Ngày 20/10, PV Tiền Phong vượt nước lũ vào 3 bản đồng bào người Rục là Yên Hợp, Ón và Mò o Ồ ồ (Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình) - nơi có hơn 600 dân bị nước lũ cô lập gần 2 tháng nay.
Bữa cơm của nhiều gia đình đồng bào Rục chỉ còn sắn và ngô
            Ảnh: H.N
Bữa cơm của nhiều gia đình đồng bào Rục chỉ còn sắn và ngô Ảnh: H.N.
Theo ông Trần Xuân Tư, Trưởng bản Ón, nước lũ cô lập đồng bào Rục từ cơn bão số 8. Đường nối từ đường Hồ Chí Minh vào các bản người Rục, đoạn Hung Trâu, bị ngập sâu, có nơi hơn 5m.
Trước lũ lụt, bộ đội biên phòng phát nhu yếu phẩm cho dân, nhưng vì nước lũ cô lập quá lâu nên nhiều nhà đã hết gạo. Lương thực của người dân nơi đây chủ yếu là ngô và sắn, còn thực phẩm thì gần như không có. Thỉnh thoảng ai bắt được con cá, con chuột thì bữa ăn được cải thiện.
Xã Thượng Hóa đã điều vào Hung Trâu một chiếc thuyền máy để phục vụ miễn phí việc đi lại của bà con. Nhưng theo ông Tư, người dân không ra ngoài vì không có tiền để mua sắm. Dự báo, nước lũ còn cô lập đồng bào Rục vài ba tháng nữa. Ông Tư kêu gọi các nhà hảo tâm cứu trợ đồng bào Rục, vì họ đang rất thèm cơm.
Hoàng Nam

Cử tri kiến nghị xử nghiêm 10 ‘đại án’ tham nhũng!

VNE - 21/10/2013

Tổng hợp ý kiến cử tri trước kỳ họp cho thấy người dân tiếp tục mong muốn Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, điều tra truy tố, xét xử và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ án tham nhũng lớn.

Trước kỳ họp thứ 6 khai mạc ngày 21/10, Quốc hội khóa XIII, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổng hợp hơn 1.100 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội bày tỏ ý kiến về nhiều vấn đề, lĩnh vực cũng như đưa ra các kiến nghị.
Về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai, cử tri và nhân dân bày tỏ mong muốn Quốc hội chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp cần được kế thừa.
Với Dự án Luật đất đai (sửa đổi), nội dung được đông đảo cử tri quan tâm và kiến nghị là vấn đề thu hồi đất. Theo đó, quy định về thu hồi đất với trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, công cộng nhận được sự tán thành cao. Tuy nhiên đối với mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì còn nhiều ý kiến băn khoăn và chưa thật sự đồng tình. Kiến nghị được đưa ra là Quốc hội, Chính phủ cần có quy định chặt chẽ bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư khi thu hồi đất.
vinashin-5857-1379691546-2295-1382282996
Một trong những vụ án tham nhũng thuộc diện lớn nhất nước đã bị phát hiện tại tập đoàn Vinashin.
Cử tri bày tỏ sự hoan nghênh với việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành lập 7 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, giám sát, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng phức tạp vừa qua. Ý kiến người dân bày tỏ hy vọng trong thời gian tới công tác này sẽ có những chuyển biến rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI), đáp ứng niềm tin của nhân dân vào quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Kiến nghị cụ thể ở lĩnh vực này được đưa ra là đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, điều tra truy tố, xét xử và xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiện, đặc biệt là với 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, gồm vụ án tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Vinalines; Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn); Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên...
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng qua được cử tri nhìn nhận có những chuyển biến song kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc. Một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra như GDP, giải quyết việc làm, tổng đầu tư toàn xã hội; đời sống của nhiều nông dân gặp nhiều khó khăn, do thu nhập rất thấp, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa; một số nơi có hiện tượng nông dân bỏ ruộng...
Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp hơn, hiệu quả hơn cho nông dân. Năm 2014, các cơ quan chức năng cần tập trung kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất và buôn bán phân bón, thuốc thú y, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc giả; hỗ trợ đào tạo nghề hiệu quả hơn cho nông dân
Trong thời gian qua, đời sống người dân một số địa phương gặp khó khăn, mất mát do thiên tai, nhất các tỉnh miền Trung và một số nơi như Cà Mau, Lào Cai. Đặc biệt, các cơn bão số 10, số 11 đổ bộ vào khu vực miền Trung vừa qua đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng đòi hỏi sự giúp đỡ kịp thời, thiết thực của Chính phủ, các bộ ngành và toàn xã hội để giúp nhân dân và chính quyền các địa phương sớm khắc phục hậu quả sau bão.
Người dân kiến nghị cần quản lý chặt chẽ và quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan trong việc đảm bảo chất lượng công trình và an toàn các hồ chứa nước, đập thủy điện, nhất là ở khu vực miền Trung, tránh tình trạng người dân vừa phải chịu bão, lũ vừa phải chịu ảnh hưởng do xả lũ gây úng ngập.
Về lĩnh vực y tế, ý kiến cử tri phản ánh việc thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc gây bức xúc xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo một số bệnh viện và sự quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan chức năng ngành y tế dẫn đến một số vi phạm nghiêm trọng, điển hình như vụ “nhân bản” xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, thành phố Hà Nội; việc sử dụng Vaccine viêm gan B dẫn đến chết người tại Quảng Trị và một số địa phương; việc quản lý và sử dụng không đúng vật tư y tế, tài chính của một số cơ sở y tế.
Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và chính quyền các địa phương làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những vi phạm của từng cơ quan, cá nhân trong từng cấp quản lý đồng thời yêu cầu ngành y tế triển khai quyết liệt hơn các giải pháp giảm quá tải ở các bệnh viện.
Bên cạnh đó, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành nỗi lo thường trực của người dân trước tình trạng sử dụng hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc trong bảo quản thực phẩm; phun quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật  hoặc chất không được phép sử dụng lên rau xanh; dùng chất độc huỳnh quang trong sản xuất bún
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi diễn ra ngày càng trầm trọng, điển hình như vụ chôn lấp hóa chất bị cấm và thuốc bảo vệ thực vật hết hạn của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; vụ vận chuyển, xử lý phân, rác thải từ máy bay ở sân bay Nội Bài và nhiều vụ việc khác mà báo chí đã nêu và công luận đang rất bức xúc hiện nay.
Cử tri và nhân dân kiến nghị cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc buông lỏng quản lý về môi trường; tăng mức xử phạt và xử lý nghiêm các cá nhân là lãnh đạo các doanh nghiệp có hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường.
Nguyễn Hưng

Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 4.000 tỷ như thế nào!

VNE - 20/10/2013

Nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank chi nhánh TP HCM Huỳnh Thị Huyền Như bị cáo buộc đã sử dụng 8 con dấu giả để lập chứng từ, hợp đồng chiếm đoạt số tiền cực lớn của 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân.

Trong quý IV, vụ án sẽ được đưa ra xét xử tại TAND TP HCM.
Ngày 18/10, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP HCM về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank TP HCM, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 
Liên quan vụ án, 21 bị can khác bị truy tố theo các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại TP HCM và TP Hà Nội. Trong số này có hơn 13 nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, phòng Giao dịch Đinh Tiên Hoàng cùng thuộc Vietinbank và phòng Giao dịch Võ Văn Tần, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP HCM.
5-doi3006-450-5960-1382240820.jpg
Như (đánh dấu X) và các đồng phạm trong vụ án. 
Theo cáo trạng, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã thuê làm giả 8 con dấu để tạo lập các giấy tờ chứng từ, hợp đồng và trả lãi suất cao huy động tiền của các tổ chức, cá nhân, chiếm đoạt tổng số tiền gần 4.000 tỷ đồng.
Võ Anh Tuấn bị cáo buộc giúp sức tích cực cho Như trong việc huy động tiền của các ngân hàng gửi thông qua một số công ty trách nhiệm hữu hạn. Biết Như giả mạo danh nghĩa Vietinbank huy động tiền, Tuấn đã tạo điều kiện cho Như chiếm đoạt gần 1.600 tỷ đồng của 4 công ty. Trong quá trình huy động tiền của các đơn vị, cá nhân; Tuấn được Như chuyển cho 10 tỷ đồng qua Công ty Xuất nhập khẩu Hoàng Khải để Tuấn đầu tư xây dựng nhà máy lau bóng gạo tại An Giang. Số tiền này theo Như khai là số tiền thu lợi từ việc Tuấn đưa cho Như 500 triệu đồng để kinh doanh chứng khoán, bất động sản từ năm 2007. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng thực chất đây là tiền Như lừa đảo chiếm đoạt được và chia cho Tuấn.
Ngoài ra, theo cơ quan chức năng, bị can Huỳnh Hữu Danh, nguyên nhân viên Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế (VIB) Chi nhánh TP HCM đã làm thủ tục hồ sơ cho 12 cá nhân do Như giới thiệu đến Ngân hàng VIB vay hơn 480 tỷ đồng. Danh bị cáo buộc không làm đúng trách nhiệm kiểm tra, thẩm định tài sản đảm bảo; tin tưởng các xác nhận phong toả tài sản đảm bảo do Như chuyển cho dẫn đến việc Như lừa đảo, chiếm đoạt 180 tỷ đồng.
Liên quan vụ án, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã khởi tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, được tách ra trong vụ án Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên).
Về vật chứng và tài sản thu giữ trong vụ án, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thu 8 con dấu giả; kê biên, thu giữ tài sản các loại trị giá hơn 624 tỷ đồng; gần 157.000 euro, trên 217 tỷ đồng; 7 sổ tiết kiệm trị giá 30 tỷ; 4 ôtô trị giá 5 tỷ đồng; kê biên 20 bất động sản trị giá 361 tỷ đồng…
Theo Công an nhân dân