THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 October 2013

VIDEO - Cao Bằng Đàn Áp Cưỡng Chế Dã Man Nhà Dân Người H-Mông






Dân Làm Báo - Cập nhật lúc 15h - Thứ Năm, 24.10.2013

Như thông tin Dân Làm Báo đã đưa sáng nay, đêm khuya 23, rạng sáng 24/10/2013, CA đã huy động một lực lượng rất hùng hậu đến vườn hoa Lý Tự Trọng, nơi hàng trăm đồng bào dân tộc phía bắc từ 4 tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Cạn xuống Hà Nội khiếu kiện đất đai dựng lều bạt để ngủ qua đêm. Lợi dụng đêm tối, họ dùng vũ lực bắt ép bà con lên xe, đánh đập dã man và thu giữ mọi đồ đạc của bà con ở đó. Rất nhiều vật dụng như nồi niêu, xong chảo và một số lương thực của bà con được những nhà hảo tâm ở Hà Nội quyên góp giúp đỡ đã bị CAP Thụy Khuê, Ba Đình cướp giật mang lên xe đi mất.

Theo thông tin bà con báo, nhà cầm quyền đã bắt buộc lên 3 chiếc xe ô tô và chở đi nhiều nơi khác nhau.

Chiếc xe thứ nhất chở một số bà con ra một khu đất vắng các thị trấn Bảo Lâm (Cao Bằng) chừng 10km và đẩy mọi người xuống xe. Đồng thời, lao thẳng chiếc xe vào chỗ bà con đang ngồi khiến đồng bào kinh hãi, bỏ chạy toán loạn.

Chiếc xe thứ hai chở bà con đến thị trấn Bảo Lâm, dừng xe ở đó. Bà con phản đối cách hành xử dã man của công an với họ nên đã nhất quyết không xuống xe. Vì thế, CA huy động một lực lượng rất đông đến, mang theo xe cứu thương, dùi cui và nhiều vũ khí khác để trấn áp. Tin báo tình hình rất nguy cấp.

Chiếc xe thứ ba chở nhiều phụ nữ và hiện tại đã mất liên lạc hoàn toàn với những người này.

Thêm nữa, từ tối hôm qua, đã có một số người bị đánh đập, lôi kéo nên ngất xỉu, thương tích nặng. Hiện tại, chưa rõ tình trạng của những người này ra sao. Bà con thông báo từ tối qua đến chiều nay, vẫn chưa ăn uống bất cứ thứ gì. Đồng bào phản đối cách hành xử dã man của đám côn an và lo ngại họ có thể bỏ thứ gì vào thức ăn nên đã đồng loạt tuyệt thực.

Rõ ràng, sau hành vi đánh đập dã man 2 người là em Hoàng Thị Vàng và Dương Văn Phùng phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp cách đây vài ngày, đến hôm nay, lực lượng còn đảng còn mình đã quyết tâm trấn áp, bắt bớ những người đồng bào dân tộc đến Hà Nội để kêu cứu. Hành động này không những vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà còn thể hiện bộ mặt của nhà cầm quyền cộng sản, quyết tâm ép những người dân đến bước đường cùng.

Liệu rằng một nhà cầm quyền như thế, chúng ta có thể ngồi yên?

*
Theo FB Thuy Trang Nguyen: 2 người đã bị bắt đưa đi mất tích, một số bị đánh đập, 2 người bị thương nặng, ông phó chủ tịch UBND Huyện lái xe đâm xe thẳng vào Dân Oan H'Mông...



*
Tin từ CTV Dân Làm Báo Hà Nội: lúc 23h ngày 23/10/2013 gần 400 công an, cảnh sát cơ động và dân phòng đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng cưỡng chế, bắt giữ đưa bà con H'Mong lên khoảng mười cái xe bus chở đi mất. Toàn bộ đoạn đường xung quanh vườn hoa Mai Xuân Thưởng bị cấm, mọi máy ảnh đưa lên đều bị giật mất. Đồ đạc, vật dụng sinh hoạt, thức ăn của đồng bào H’Mông thời gian qua được những nhà hảo tâm giúp đỡ đều bị cướp và chuyển lên xe công an phường chở đi đâu không rõ. Chúng tôi đã liên lạc được với anh Ma Văn Pa, dân tộc H’Mông:

1/ Anh có thể cho biết tình hình hiện tại bà con thế nào?
- Lúc tối bà con chúng em đang ngủ thì có rất đông công an đến. Công an giựt sập lều trại của bà con, đập phá đồ dùng sinh hoạt và bắt bà con lên xe buýt chở đi đâu không rõ. Em may mắn thoát đươc nhưng bây giờ chẳng biết đi đâu.
2/ Anh có thể cho biết là lúc bà con bị bắt có bị đánh đập gì không?
- Lúc bà con bị bắt tình hình hỗn loạn, có một số người trong chúng em bị chúng nó đánh dã man. Chúng còn thu điện thoại của bà con.
Cảm ơn anh rất nhiều, sẽ có người gọi điện lại cho anh, và giúp anh được an toàn. Sau đó, chúng tôi liên lạc được với anh Q, một nhà hoạt động nhân quyền có mặt tại thời điểm đó:

*
1/ Anh có thể cho tôi biết cụ thể về việc bắt giữ bà con dân tộc H'Mông tối nay?

- Theo tôi được biết thì có rất đông côn an, an ninh kéo đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nơi có bà con người H'mông đang ở đó. Khi tôi thấy tin tức như vậy thì lập tức chạy ra lấy tư liệu nhưng khi ra đến nơi chúng nó đã đưa bà con lên xe buýt và đưa đi đâu không rõ. Theo nguồn tin tôi hỏi được ở mấy người bảo vệ quán bar gần đó thì chúng bắt bớ bà con hơn 100 người nhét hết lên xe buýt.

2/ Trong số những người bị bắt có ai bị đánh đập không thưa anh?

Tôi mới liên lạc được với một người trong số bà con bị bắt. Chúng vẫn đang đưa bà con đi trên xe buýt mà không biết đi về đâu. Còn vấn đề đánh đập thì tôi không rõ vì ra đến nơi chúng đã đưa bà con đi hết rồi. Hỏi mấy người quanh đó thì họ nói ko biết. Chỉ biết thấy xe công an ùn ùn kéo đến rồi có xe buýt, xe 113 thế là chúng nó đưa hết bà con lên xe. 

3/ Anh có đánh giá thế nào về vụ bắt bớ lần này của côn an? Bắt bớ vào lúc đêm khuya thế này là có mục đích gì?

Theo đánh giá khách quan của tôi có thể là do kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa 13 đang diễn ra. Côn an họ không muốn làm xấu bộ mặt thủ đô và chắc do áp lực ở trên nên chúng nó mới làm đêm như vậy! Ngoài ra bà con H’Mông còn đấu tranh cho tự do tôn giáo, nên sợ các tổ chức quốc tế biết nên dẹp bà con sớm.

Cám ơn anh, và mong anh tiếp tục giữ liên lạc với bà con H’Mông để giúp đỡ họ.





Được biết trước đó ngày 15/10/2013, hơn 100 đồng bào dân tộc H’Mông thuộc 4 tỉnh phía Bắc đã kéo xuống Hà Nội để khiếu kiện về việc bắt người trái pháp luật và đòi quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên bà con H’Mông đã bị đàn áp dã man, kết quả là em Hoàng Thị Vàng và anh Dương Văn Phùng bị đánh phải nhập viện. Nhiều ngày qua những nhà hoạt động đã đến để trao cho bà con H’Mông những phần quà từ thiện gồm mì gói, gạo, xoong nồi, bạt che... tuy nhiên đến hôm nay đã bị cướp phá hết. 

(Tin bài đã đăng:) Người H Mông 4 tỉnh phía Bắc đổ về Hà Nội đòi thả người


CTV Dân Làm Báo tiếp tục cập nhật thông tin và chia sẻ với bà con trong thôn.

------------------------------------------------------------------------------------

Đoàn người H’mong về Hà Nội khiếu kiện bị trấn áp buộc phải rời nhà thờ ra đi trong đêm mưa.
Đoàn người H’mong về Hà Nội khiếu kiện bị trấn áp buộc phải rời nhà thờ ra đi trong đêm mưa.
Photos blog Nguyen Tuong Thuy

Nghe bài này
Đo Đoàn người H’mong về Hà Nội khiếu kiện cả tháng rồi vào đêm ngày 23 tháng 10 bị lực lượng chức năng trấn áp giải tán và đưa đi khỏi thủ đô. Vây ráp trong đêm đưa đi Thông tin truyền tải trên mạng Internet trong những ngày qua cho biết có một nhóm đồng bào người H’mông mấy chục người từ 4 tỉnh phía Bắc gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang xuống Hà Nội khiếu kiện phải sống vật vạ tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng như những dân oan các tỉnh khác lâu nay phải bám trụ tại đó để tiếp tục khiếu kiện. Một số người hảo tâm tại Hà Nội đã đến giúp đỡ cho họ trong suốt những ngày qua. Thế nhưng đến đêm 23 tháng 10, lực lượng chức năng đã đến và đưa họ đi. Một phụ nữ trong đoàn khi đang trên xe mà không biết bị đưa đi đâu, trả lời qua điện thoại kể lại chuyện bị bắt đưa đi như sau: Người ta đến đánh, dùng roi điện giật bà con. Họ là công an thành phố kết hợp với công an trên tỉnh, họ có người mặc sắc phục, có người không. Bà con cầm tay nhau, những người bên trong thoát, nhưng phía ngoài lăn ra đất hết. Họ lôi ra xe buýt, đưa về đàn áp tại chỗ tiếp công dân. Sau đó đưa lên xe về Cao Bằng, có ba xe. Khi lên xe, tôi thấy một người nằm tại đống rác là các chiếu mà bà con Hà Nội cho dùng tạm, người đó không còn tính mạng nữa rồi!
Người ta đến đánh, dùng roi điện giật bà con. Họ là công an thành, công an trên tỉnh, họ có người mặc sắc phục, có người không. Bà con cầm tay nhau, những người bên trong thoát, nhưng phía ngoài lăn ra đất hết..Khi lên xe, tôi thấy một người nằm tại đống rác...người đó không còn tính mạng nữa rồi!
Một phụ nữ H'mong
Blogger Lê Thiện Nhân tại Hà Nội, người hay tin số người H’Mong bị đưa đi đã đến và kể lại những điều chứng kiến vào tối 23 tháng 10 như sau: Khi nghe tin, tôi sang vườn hoa Mai Xuân Thưởng, lúc đó họ đã dọn hết đồ đạc của bà con quăng lên xe và đưa đi đâu không biết. Còn bà còn thì họ đưa về số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Khi chúng tôi xuống, công an giăng barrier- hàng rào sắt chặn hai đầu phố Ngô Thì Nhậm không cho ai ra vào cả. Một bà con bên trong báo qua điện thoại nói họ đưa bà con lên ba xe Cao Bằng chở đi đường khác. Khi tiếp cận gần nhất khoảng 50 mét, chúng tôi chỉ thấy ba xe nữa chở bà con đi Cao Bằng. Họ bủa vây rất kỹ không thể có thêm thông tin gì. Người đưa tin ra thì sự quan sát không tốt, lời nói cũng khó nghe.
Một số người  H'Mong bị đánh hôm 15/10, ông Dương Văn Phùng và cháu Hoàng Thị Vàng được đưa vào điều trị tại bệnh viện quận Hà Đông. Photos Blog Nguyen Tuong Thuy
Một số người H'Mong bị đánh hôm 15/10, ông Dương Văn Phùng (ảnh trên) và cháu Hoàng Thị Vàng được đưa vào điều trị tại bệnh viện quận Hà Đông. Photos Blog Nguyen Tuong Thuy
Lý do khiếu kiện Chị phụ nữ người H’Mong cho biết lại lý do vì sao họ phải về Hà Nội khiếu kiện: Bà con H’mong chúng tôi thời xa xưa khi ông bà chết phải treo xác trên nhà bảy ngày, bảy đêm; rồi phải giết trâu, giết bò cúng ma. Khổ quá, nên đến năm 1989 có anh Dương Văn Minh đứng lên dạy bảo bà con chúng tôi hết thế kỷ rồi phải bỏ ma, hướng về Chúa Trời thôi. Phải bỏ kèn, bỏ trống, chết phải bỏ kèn trống…Lấy Thập Ác để tiễn đưa linh hồn. Bà con đã thay đổi được 25 năm và có cuộc sống văn minh. Đến năm 2007, bà con dựng một nhà nhỏ chừng 2 mét vuông để đồ tang lễ, khi có người mất đem ra sử dụng. Nhưng người ta bảo làm thế là trái pháp luật và bắt bà con chúng tôi phải trở về phong tục cổ hủ, lạc hậu ngày xưa. Chúng tôi không đồng ý nên họ dùng lực lượng đến cưỡng chế, đánh đập bà con, nhà cửa tan nát.
Họ không treo xác chết trong nhà nữa theo phong tục của người H’mong, bây giờ họ làm một xe dạng nhà mồ để xác và đưa ra xa nơi ở. Chính quyền địa phương không cho phép mà bắt người dân tộc H’mong phải theo phong tục cổ hũ ngày xưa.
Blogger Lê Thiện Nhân
Blogger Lê Thiện Nhân, người tiếp xúc với số người H’mong trong thời gian ở Hà Nội nói lại điều được chính những người đi khiếu kiện cho biết: Nguyên nhân khiếu kiện là họ muốn thay đổi, có nếp sống mới. Một bác lớn tuổi hướng dẫn họ không treo xác chết trong nhà nữa theo phong tục của người H’mong, bây giờ họ làm một xe dạng nhà mồ để xác và đưa ra xa nơi ở. Chính quyền địa phương không cho phép mà bắt người dân tộc H’mong phải theo phong tục cổ hũ ngày xưa. Chúng tôi không biết vì sao chính quyền lại không cho người dân tộc H’mong thực hiện điều đó; nhưng theo suy đoán thì đây là một trong những biện pháp nhằm ngu dân của họ. Theo đơn của bà con Cao Bằng họ ghi rõ lẽ ra phải cho phép thực hiện những điều theo nếp sống mới, thế nhưng lại không cho. Thay vì giải quyết cho người dân, thì họ lại đàn áp và phá những nhà mồ đó của bà con. Nguyện vọng người dân Người phụ nữ H’Mong cho biết nguyện vọng của họ: Nguyện vọng của bà con được sống tự do, cuộc đời xã hội văn minh. Điều nữa là mong Đảng, Nhà nước trả lại công bằng và tiếng tăm cho anh Dương Văn Minh. Blogger Lê Thiện Nhân bày tỏ quan ngại số người dân tộc H’Mông bị đưa đi như thế khi về quê nhà sẽ bị sự đàn áp từ chính quyền địa phương: Chúng tôi rất lo ngại khi về lại địa phương họ lại dùng những biện pháp vũ lực để hành hung bà con. Bà con người H’mong ở Cao Bằng có nói chuyện là chính quyền họ không đồng ý cho bà con làm mồ của người chết, họ xông vào đánh rất dữ, họ đe dọa nếu xuống Hà Nội và quay lại sẽ bị đánh tiếp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không có phương án nào cả.  Một thông tin chưa được kiểm chứng là trong đợt truy quét đưa người H’Mong đi vào tối ngày 23 tháng 10, có người bị đánh đến ngất đi và có thể đã tử vong. Tuy nhiên mọi sự tiếp cận số người H’mong về Hà Nội khiếu kiện đều bị lực lượng chức năng chặn lại, các phương tiện liên lạc với họ đều rất khó khăn.
 

VIDEO - Chị Nga Đối Chứng Với Côn Đồ Côn An VC

Thẩm mỹ giết người: Đừng chỉ gọi mỗi tên Bộ trưởng Tiến!

(Soha.vn) - 24/10/2013 


Khi hành vi vứt xác khách xuống sông của GĐ trung tâm thẩm mỹ Cát Tường bị phát giác, không ít người đã kêu tên Bộ trưởng Y tế dù biết bà đang đi công tác nước ngoài.

Sau nhiều sóng gió dồn dập đến từ hệ thống y tế khiến người dân uất ức, thì việc Bộ trưởng Y tế được gọi tên thêm một lần nữa, là chuyện dễ hiểu. "Bãi chiến trường y đức" ngổn ngang, bê bết, rõ ràng “Tư lệnh ngành” không thể thoái thác trách nhiệm.
Nhưng chỉ gọi tên bà Tiến, e rằng chưa đủ, dù ghế bộ trưởng Y tế là một chiếc ghế đang quá nóng; dù đã có người lập cả Facebook đòi bộ trưởng phải từ chức vì nhiều sai phạm của y, bác sĩ.
Nhưng không vì cái sự nóng quá của chiếc ghế mà chúng ta quên rằng: Sự sa lầy của y đức đang nằm trong sự sa lầy chung của đạo đức và nhân tính trong xã hội.
Dư luận phẫn nộ bao nhiêu với hành vi thiếu nhân tính của bác sĩ Tường - một người mang trên mình danh hiệu lương y - thì cũng sửng sốt bấy nhiêu trước thái độ vô cảm đến ghê rợn của một kẻ không hề phải thề lời thề Hippocrates.
Mới 17 tuổi, nhưng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh, đồng phạm của vụ vứt xác, vẫn không hề sợ hãi khi bị bắt và thản nhiên nói rằng mình thấy rất bình thường sau khi phạm tội. Hành vi của Khánh không đến mức tàn ác như Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa, nhưng thái độ thản nhiên sau tội ác, thì Khánh không hề thua kém hai sát thủ máu lạnh.
Cuộc vận động chống tiêu cực trong giáo dục cách đây mấy năm, dù chiêng trống ầm ĩ, cuối cùng vẫn được coi là thất bại.
Người ta nhận ra rằng không thể chống việc thầy cô giáo nhận phong bì, nhận dạy thêm, học thêm trục lợi, khi mà chính thầy cô đó cũng phải xì phong bì lúc xin học cho con, đi làm sổ đỏ, nằm viện, xin việc.
Những người nghiện hoàn toàn cắt cơn ở trung tâm cai nghiện nhưng lại nhanh chóng tái nghiện khi trở lại cộng đồng, vì ở nơi ấy vẫn còn những con nghiện khác và những kẻ buôn ma túy.
Cũng theo cái lý ấy, chống tiêu cực trong giáo dục không chỉ là việc riêng của Bộ trưởng Giáo dục. Chống tái nghiện, cũng không phải là phép thần thông của riêng bộ trưởng Bộ Y tế. Nó phải là việc chung của toàn xã hội, trong đó y tế và giáo dục đóng vai trò chủ công.
Vì vậy, nếu chỉ kêu tên một Bộ trưởng nào đó mà quên mất cái căn nguyên: Điều gì làm đạo đức xã hội suy thoái, thì dân lành vẫn sẽ gặp ngày càng nhiều cán bộ “ăn của dân không từ thứ gì”, nhiều sát thủ máu lạnh có gương mặt trẻ thơ, nhiều bác sĩ có vỏ bọc Tốt Lành (Cát Tường) nhưng lại hành nghề đao phủ.

Trần Huỳnh Duy Thức với kỷ niệm của Điếu Cày

000_Hkg8933729-305.jpg
Bên ngoài một nhà tù ở miền Bắc VN chụp hôm 30/8/2013, ảnh minh họa.
AFP photo

Trần Văn Huỳnh gửi RFA
2013-10-23
Hôm Chủ Nhật 6/10 rồi, tôi cùng gia đình lại quày quả từ Sài Gòn đi Xuyên Mộc thăm Thức. Tình cảnh trớ trêu của những gia đình tù nhân lương tâm: người tù và người thân gia quyến sống cách xa nhau hàng trăm cây số. Thế nên mới có chuyện những người mẹ, người vợ, người con trên khắp dải đất hình chữ S này sẵn sàng bỏ cả công ăn việc làm, lặn lội nghìn trùng mặc nắng mưa, cốt để được nhìn thấy, được yên lòng, được tìm đến cái ôm lấp đầy nỗi trống vắng từ người con, người chồng, người cha thân thương. Dù chỉ là 30 phút chóng vánh, hay xót xa hơn là 5 phút trong cái chớp mắt. Bởi đơn giản đó là người thân máu mủ của chúng tôi.
Đó là điều dễ hiểu. Chắc rằng ai trong vị trí như chúng tôi cũng sẽ làm vậy thôi. Điều khó hiểu là vì sao lại có khoảng cách quá xa và không cần thiết như thế? Tôi mong sao người thân chúng tôi được đưa về gần nơi chúng tôi sống. Người có lương tâm nào cũng thấy sự cần thiết của yêu cầu này. Và tôi tin đó cũng là chính sách nhân đạo vốn luôn được Nhà nước khẳng định trong các tuyên bố và phát ngôn.
Lần thăm này, gia đình tôi chỉ được gặp Thức trong 15 phút. Tình cờ chúng tôi gặp cháu Na, vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Cường, ở cổng trại giam. Cháu vừa trở ra từ buổi thăm chồng mình, đang chờ bắt xe ngược về Sài Gòn. Cháu Na cho biết chỉ được gặp Cường trong 15 phút, thế là tôi cùng mấy đứa con, đứa cháu cũng theo đó chuẩn bị tinh thần trong điều kiện thời gian rút ngắn. Có lẽ trong cùng cảnh ngộ con người ta dễ hiểu và cảm thông cho nhau hơn, nên cuộc trò chuyện với cháu Na như muốn dài thêm mãi. Có quá nhiều trăn trở, quá nhiều nỗi niềm, quá nhiều lo lắng trong lòng gia đình các tù nhân lương tâm. Còn với cháu Na, một trong những nỗi lo lúc này là sức khỏe tinh thần của chồng mình. Do bị biệt giam nhiều tháng liền không tiếp xúc với ai nên Cường đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu trầm cảm.
Nhìn dáng cháu liêu xiêu bước trên con đường đất đỏ dưới trời nắng đổ, bất giác đầu tôi hiện ra hình ảnh những người phụ nữ đã mất chồng con về tay giặc ngoại bang cách đây hơn chục năm về trước. Nghĩ đến điểm tương đồng giữa người mẹ đất đỏ Bà Rịa năm xưa và cháu Na mà lòng tôi quặn thắt.
Vì là ngày cuối tuần nên hôm ấy thân nhân đi thăm khá đông. Trong khi đó phòng thăm gặp ở Xuyên Mộc lại nhỏ. Thế là các cán bộ trại đã chọn phương án gây bức xúc cho nhiều gia đình: các phạm nhân chỉ được cho gặp mặt 5 phút để nhận quà và ra về. Đến lượt gia đình tôi, cán bộ bất ngờ thông báo chúng tôi không được gặp Thức, bởi vì chúng tôi lên không đúng ngày so với tháng trước. Trước một lý do rất đỗi vô lý như vậy, tôi yêu cầu vị cán bộ này dẫn ra cơ sở pháp lý cụ thể, và đề nghị gặp cán bộ quản lý để giải quyết cho tường tận. Đến đây thì sổ thăm gặp của gia đình tôi được tiếp nhận, nhưng hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ sau đó tôi mới được nhìn thấy con trai mình. Lòng tôi cảm nhận thấy có một áp lực nào đó đang dành cho gia đình chúng tôi.
Đến khi gặp Thức, cảm giác về áp lực đó càng được khẳng định. Có những cách đối xử với con tôi mà tôi chỉ có thể kết luận đó là sự hành hạ dựa trên các nội quy không thể tìm thấy căn cứ pháp lý nào mà thấp thoáng đằng sau đó là sự lạm quyền và ngầm trừng phạt sau sự việc ở Xuân Lộc. Cụ thể:
- Từ Xuân Lộc chuyển sang Thức có mang theo mền, áo ấm và áo gió. Nhưng trại Xuyên Mộc chỉ cho phép dùng duy nhất 1 cái mền dù dạo gần đây trời trở lạnh nhiều, còn áo ấm và áo gió họ tịch thu. Những ngày mưa bão vừa qua, mặc cho nhiệt độ xuống thấp, trời gió to, trại giam cấm tuyệt đối con tôi không được đóng cửa sổ. Trong khi đó Thức vốn có bệnh suyễn bẩm sinh, một lần tại trại tạm giam B34, con tôi đã suýt mất mạng trong buồng giam đóng kín nếu không được người bạn tù cùng phòng phát hiện. Tôi chợt nhớ lại trường hợp của luật gia Cù Huy Hà Vũ và hiểu được vì sao anh phải phản ứng như đã thể hiện.
- Dép của Thức bị rọc dao để kiểm tra bên trong xem có giấu gì không. Dép không dùng được nữa nên Thức nhờ gia đình sớm gửi vào đôi mới.
- Đồ ăn khô gia đình gửi vào đủ dùng, đã bao bì bảo quản được cả tháng thì nay chỉ ăn được trong ngót nghét tuần lễ. 3 phần dùng kịp, phần còn lại hư hỏng hết do bị lục tung khám xét.
- Tôi có cho Thức biết đã gửi quà theo bưu điện hàng tháng nhưng tháng 7 và tháng 8 bưu điện đều trả về không cho nhận. Trong khi Xuân Lộc vẫn cho phép. Tôi muốn hỏi luật này là luật gì? Con tôi cũng không nhận được thư từ, bưu thiếp bạn bè gửi đến (cả nước ngoài) mà không có lấy một lý do chính đáng. Từ lúc Thức về Xuyên Mộc, gia đình tôi cũng chưa hề nhận được lá thư nào từ con trai tôi, mặc dù Thức nói đã nhờ trại giam gửi đi.
- Trong thời gian 3 tháng chuyển đến đây mà Thức đã bị soát phòng 3 lần.
Qua những điều kể trên, dường như trại giam đang cố tâm tìm mọi lý do hòng gây áp lực tinh thần lên con trai tôi. Việc giam cách ly không cho giao tiếp đã đủ khiến con người rơi vào trạng thái trầm cảm, nay họ còn tạo ra những sự việc căng thẳng đánh vào tinh thần. Mục đích của trại giam là gì?
Đúng như cháu Na nói, tôi chỉ được gặp con mình trong vỏn vẹn 15 phút. Gần nhau chưa được bao nhiêu thì giờ thăm đã hết. Nhìn quà nhà gửi vào, Thức chỉ trầm ngâm. Khi đó tôi biết chắc rằng con mình sắp phải chịu đựng một đợt tra xét mới, những món ăn thức uống với biết bao tâm tình của gia đình một lần nữa rồi sẽ bị phá hủy không thương tiếc.
Nếu tình trạng đối xử phân biệt và hà khắc còn tiếp diễn với Thức, gia đình tôi nhất định sẽ làm đơn khiếu nại trại giam cho ra lẽ. Việc xảy ra cho Thức lại trở về câu hỏi tôi băn khoăn bấy lâu nay. Thật lòng tôi không thể hiểu được vì sao cơ quan công quyền trong nước luôn có thái độ ngờ vực và tiêu cực với công dân của chính mình. Như 2 cháu tôi vừa rồi sau khi tham gia khóa học xã hội dân sự từ Philippines về đã bị câu lưu 24 tiếng vì những mối nghi ngờ thiếu căn cứ. Không rõ người ta đã làm việc với chúng ra sao, nhưng cháu tôi đã nói thế này với tôi, những điều nó đã không nói được trong 24 tiếng đồng hồ kia:
“Họ bảo gia đình mình đừng cố đòi tự do cho cậu nữa, có làm gì hay nhận sự giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế thì sẽ thiệt cho mình. Bản án xử cậu là đúng người đúng tội. Nhưng ông ơi, nếu đúng người đúng tội, sao ông không được cho vào phòng xử án ngày người ta xét xử cậu, dì dượng phải đứng bên ngoài đội mưa không được vào sân tòa, dù đó được khẳng định là phiên tòa công khai? Nhóm hành động chống giam giữ tùy tiện (WGAD) thuộc Hội đồng Nhân quyền LHQ đã lên án bản án của cậu và yêu cầu cậu được tự do, vậy sao nhà nước mình chưa phản hồi, trong khi Việt Nam đang cố gắng trở thành 1 thành viên Hội đồng?”
Niềm tin của người dân sẽ có khi một nhà nước minh bạch và có trách nhiệm. Miễn là nhà nước trả lời thỏa đáng câu hỏi của cháu tôi, cũng như có giải pháp đúng đắn cho nỗi lòng người dân, lúc đó sẽ không còn sự đối kháng, hay thậm chí là đối đầu giữa cơ quan công quyền và nhân dân. Tôi tin một chính quyền minh bạch, có trách nhiệm và đặt phẩm giá con người lên hàng đầu là những giá trị mà các lãnh đạo có lòng luôn hướng đến. Vấn đề nằm ở chỗ làm sao đưa những giá trị danh nghĩa này tìm gặp các giá trị đang thực tế tồn tại. Đó cũng là điều con tôi mong mỏi qua cuốn sách dang dở “Con Đường Việt Nam”.
Xin kết thúc bài viết này bằng 1 câu chuyện vui. Lúc vừa gặp mặt, Thức đã đem ra 1 quả dưa hấu cho con gái nặng gần 3 kg và nói đây là trái dưa do anh Điếu Cày trồng. Sau đó, Thức nói rằng vừa được biết phòng mình cạnh phòng giam anh Điếu Cày trước đây. Ngẫu nhiên nhớ lại bài viết của anh Nguyễn Ngọc Già  “Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức” cách nay mấy tháng, tôi chợt thấy vui vì dường như có cái duyên nào đó giữa hai người.
Việt Nam 22/10/2013

'Quan chức' lái xe đụng người rồi đứng nhìn!

HÀ TĨNH (NV) Phó giám đốc Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh vừa bị tố đã tỏ thái độ vô cảm khi đụng người té nhào xuống đường rồi đứng nhìn thản nhiên.
Tai nạn xe cộ xảy ra khoảng 8 giờ sáng ngày 23 tháng 10, trước “bàng dân thiên hạ” tại bùng binh góc đường Phan Ðình Phùng, Hà Nội, làm một người đàn ông bị thương nhẹ.


Ông phó giám đốc sở đụng người té nhào, rồi đứng nhìn. (Hình: báo Pháp Luật Sài Gòn)

Một số người đi đường chứng kiến vụ tai nạn cho biết, chiếc xe hơi hiệu Toyota Altis thình lình tông phải chiếc xe gắn máy tại bùng binh vào giờ nói trên. Chiếc xe gắn máy nằm gọn dưới gầm xe hơi, còn người cỡi xe thì văng xa một đoạn khoảng 4 thước. Rất may, ông này chỉ bị xây xát nhẹ, cho biết tên Kiều Thái Hồng 48 tuổi, ngụ tại phường Hà Huy Tập, Hà Tĩnh.

Công an giao thông địa phương xuất hiện, thấy không có gì nghiêm trọng xảy ra nên bỏ đi, để mặc những người trong cuộc tự giải quyết sự việc. Ông Kiều Thái Hồng cho biết, người cầm lái chiếc xe hơi là ông Phan Văn Dương, cựu chủ tịch chính quyền huyện Lộc Hà, hiện là phó giám đốc Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh.

Một số nhân chứng còn nói rằng, sau khi gây tai nạn, ông Phan Văn Dương mở cửa xe ra ngoài, đứng tại chỗ lấy mắt nhìn, không một lời hỏi thăm, xin lỗi. Còn nạn nhân tự động lồm cồm ngồi dậy. Ông Dương còn buộc ông Hưng phải đưa một triệu đồng, tương đương 50 đô để gọi là bồi thường những vết trầy xước trên chiếc xe hơi.

Một số người đi đường chứng kiến sự việc đã bày tỏ sự bất bình và nói rằng họ bất mãn trước thái độ vô cảm của ông phó giám đốc Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh. (PL)

Giới kinh doanh du lịch lo tour Thái ‘cõng’ phí sân bay!

VIỆT NAM (NV) - Tin chính phủ Thái Lan buộc du khách nhập cảnh sân bay nước này phải nộp thêm lệ phí, đang làm các công ty du lịch Việt Nam lo mất khách.
Báo Thanh Niên dẫn tin của Bangkok Post cho biết, Bộ Y Tế-Thể Thao-Du Lịch Thái Lan vừa ra thông báo nói rằng, du khách nhập cảnh Thái Lan sẽ phải nộp phí nhập cảnh, kể từ đầu tháng 1, 2014. Khoản lệ phí này sẽ được thu tại các phi trường của Thái Lan, ít nhất là 500 baht, tức 350,000 đồng Việt Nam, tương đương 17.5 đô.


Thái Lan lâu nay được coi là “điểm đến thường xuyên” của nhiều người Việt nhờ giá tour rẻ. (Hình: báo Thanh Niên)

Nguồn tin này cũng nói rằng, tất cả du khách vào Thái Lan theo diện miễn chiếu khán hoặc phải xin chiếu khán nhập cảnh đều phải nộp lệ phí nêu trên. Thông báo của Bộ Y Tế-Thể Thao-Du Lịch Thái Lan cũng quy định du khách vào Thái bằng đường bộ cũng phải đóng lệ phí lưu trú, khoảng 21,000 đồng Việt Nam, tương đương 1 đô một ngày.

Cũng theo nguồn tin trên, chính phủ Thái thu lệ phí nhập cảnh là để thay thế phí bảo hiểm y tế trước đây buộc du khách ngoại quốc phải mua, trước khi nhập cảnh Thái Lan.

Báo Thanh Niên cho hay, chủ trương buộc du khách nộp lệ phí nhập cảnh đã gây phản ứng trong giới kinh doanh du lịch Thái. Báo này dẫn lời ông Sitdiwat Cheevarattanaporn, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Thái Lan nói rằng họ không đồng tình với chính sách mới của Bộ Y Tế-Thể Thao-Du Lịch Thái, vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức thu hút của ngành du lịch Thái Lan.

Trong khi đó, một số công ty du lịch ở Việt Nam cũng cho rằng, lệ phí nhập cảnh Thái Lan sẽ làm giá tour ở Việt Nam đến nước này tăng lên. Lâu nay, Thái Lan được coi là rẻ nhất trong các tour du lịch ngoại quốc của người Việt Nam. Có người còn coi Thái Lan là nơi lui tới mỗi dịp cần nghỉ ngơi. Chủ trương thu lệ phí nhập cảnh có thể sẽ khiến một số du khách Việt phải “xem lại điểm đến” này.

Ông Sitdiwat Cheevarattanaporn cho biết, đang hy vọng cơ quan thẩm quyền Thái Lan sẽ xem xét và hủy bỏ quyết định nói trên. (PL)

Bà Liên, mẹ blogger Đinh Nhật Uy mời mọi người tham dự phiên tòa!

VRNs (23.10.2013) – Long An – Blogger Đinh Nhật Uy là anh trai của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha sẽ bị Tòa án tỉnh Long An xét xử theo điều 258, ngày 29.10.2013 sắp tới. Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của hai người con này đã viết thư gởi đến đồng bào Việt Nam, kêu gọi mọi người đến tham dự làm chứng cho con bà trong phiên tòa này.
Bà viết: “Thay vì, các cơ quan công quyền của nhà nước Việt Nam phải thực thi nghiêm túc bảo vệ quyền căn bản con người, thì một lần nữa, công an tỉnh Long An đã bắt giam Đinh Nhật Uy khi buộc cho Uy đã “xúc phạm” các tổ chức, cá nhân thông qua việc phản bác phiên tòa buộc tội Đinh Nguyên Kha. Ngoài những buộc tội đó, quan điểm chống Trung quốc gây hấn tại biển Đông (Việt Nam) cũng được xem là một trong những “chứng cớ” để khởi tố, truy tố Đinh Nhật Uy. Ủy ban chống bắt giữ tùy tiện và độc đoán của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã có thông báo “việc blogger Đinh Nhật Uy bị bắt giữ khi thể hiện quan điểm là vi phạm quyền căn bản con người, quyền tự do ngôn luận.””
Đây là nguyên văn thư mời:

THƯ MỜI THAM DỰ PHIÊN TÒA BLOGGER ĐINH NHẬT UY

Kính gởi: 
• QUÝ ĐỒNG BÀO VIÊT NAM.
• CÁC CƠ QUAN NGOẠI GIAO QUỐC TẾ TẠI VIÊT NAM.
• CÁC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG, TỔ CHỨC BẢO VÊ NHÂN QUYỀN.
Kính thưa Quý vị,
Blogger Đinh Nhật Uy sinh năm 1983, bị bắt vào ngày 15 tháng 6 năm 2013 với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” điều 258 của bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam, theo lời cáo buộc của cơ quan Công an tỉnh Long An.
Đinh Nhật Uy là anh của Đinh Nguyên Kha, một tù nhân lương tâm Việt Nam (vừa bị kết án 4 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và đang đối mặt với một bản án “khủng bố” mà Kha là một nạn nhân của sự bức cung). Vì lo lắng cho tình trạng của em mình đang bị bắt giam, Đinh Nhật Uy đã dùng phương tiện truyền thông trên internet (blog, facebook…) để lên tiếng bênh vực cho Đinh Nguyên Kha trước bản án bất công, đồng thời cũng chính là bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến…của người dân đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992 của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên của Liên Hợp quốc, tham gia tự nguyện vào Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị, trong đó quy định các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền con người.
Thay vì, các cơ quan công quyền của nhà nước Việt Nam phải thực thi nghiêm túc bảo vệ quyền căn bản con người, thì một lần nữa, công an tỉnh Long An đã bắt giam Đinh Nhật Uy khi buộc cho Uy đã “xúc phạm” các tổ chức, cá nhân thông qua việc phản bác phiên tòa buộc tội Đinh Nguyên Kha. Ngoài những buộc tội đó, quan điểm chống Trung quốc gây hấn tại biển Đông (Việt Nam) cũng được xem là một trong những “chứng cớ” để khởi tố, truy tố Đinh Nhật Uy. Ủy ban chống bắt giữ tùy tiện và độc đoán của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã có thông báo “việc blogger Đinh Nhật Uy bị bắt giữ khi thể hiện quan điểm là vi phạm quyền căn bản con người, quyền tự do ngôn luận.”.
7 giờ 30 phút, sáng ngày 29 tháng 10 năm 2013, tòa án thành phố Tân An (tỉnh Long An) sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án của Đinh Nhật Uy tại số 116 Trương Định – Phường 1 – Thành phố Tân An – Tỉnh Long An.
Gia đình chúng tôi, Cha Mẹ, chị (Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như), em (Đinh Nguyên Kha) kính mời toàn thể Quý vị cùng đến tham dự phiên tòa để ủng hộ cho Đinh Nhật Uy và gia đình. Sự có mặt của Quý vị là niềm khích lệ không chỉ cho gia đình, cho blogger Đinh Nhật Uy mà còn là sự xiển dương quyền con người đã được luật pháp Quốc tế, luật pháp Việt Nam bảo vệ. Vì là một phiên tòa công khai, do đó tất cả mọi người đều có thể tham dự mà không ai có quyền ngăn cản.
Chân thành cám ơn và trân trọng kính chào
Long An, Ngày 22 tháng 10 năm 2013
Thay mặt gia đình, Mẹ của Đinh Nhật Uy
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Hành trình tôi trở thành phản động!

VRNs (24.10.2013) - Facebook - Tôi, một công dân đầu 8x, thế hệ mà người ta thường khôi hài, mỉa mai gọi đó là sản phẩm lỗi của xã hội, của nền giáo dục dưới một thứ chủ nghĩa hoang tưởng, phi thực tế. Tôi, như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, hồn nhiên lớn, hồn nhiên sống, hồn nhiên yêu đời, yêu quê hương với những lý tưởng sục sôi dưới mái trường XHCN.
Tôi, con nhà nòi cộng sản, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, và cả ba tôi đều cống hiến hết mình cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước vĩ đại. Ba tôi từng là Trợ lý Cục chính trị Quân khu 4, từng tập kích vào chiến trường B, tham gia chỉ huy những trận đấu ở Quảng Trị, và gặp mẹ tôi. Năm 1982, khi mẹ hạ sinh 2 anh em sinh đôi là tôi và anh trai, ba quyết định xuất ngũ với chế độ về hưu mất sức lao động. Tôi lớn lên với một niềm tin mãnh liệt và một niềm tự hào lớn lao về quê hương, xứ sở, về những chiến tích lẫy lừng của cha ông. Điều kỳ lạ là, từ khi tôi biết nhận thức cho đến ngày ba tôi mất, ông chưa hề một lần kể cho chúng tôi nghe về những chiến công hay những khó khăn gian khổ trong chiến tranh mà ông đã trải qua, cũng chưa một lần định hướng cho anh em tôi gia nhập vào đội ngũ của Đảng. Ông là người khá kín tiếng, mực thước, tinh anh, với vốn kiến thức uyên bác, có tầm nhìn rộng và những nhận định sắc bén về mọi vấn đề trong cuộc sống. Hàng xóm và người dân trong khu phố đều kính trọng ông. Những năm tháng còn học phổ thông, tôi để ý thấy ba hay theo dõi thời sự, và đặc biệt là ban đêm, ba tôi hay mở đài BBC, VOA và RFA để nghe, những đài mà với hiểu biết của tôi là phản động. Tôi thường thấy ba ngồi lặng lẽ ưu tư, trầm mặc. Nhưng hồi đó, với tuổi ăn tuổi lớn, tôi quên bẵng những ưu tư đó của ba và cứ thế hồn nhiên va vào cuộc sống. 
Và rồi, có một sự kiện đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi về những điều cố hữu mà tôi từng tin, từng cho là đúng. Đó là năm tôi học đại học năm thứ 2, một lần đi học tiết chính trị thay cô bạn (dạo đó sinh viên thường hay học thế cho nhau) ở một trường đại học khác, thầy dạy môn chính trị hôm đó có quá chén với bạn, trong hơi men, thầy đã khóc. Thầy bảo với chúng tôi rằng thầy vô cùng đau đớn khi phải đứng trên bục giảng, ngày ngày say sưa rao giảng về những mớ lý thuyết rất cao cả, nhân văn nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, với vô vàn những khuất tất mà nhà nước này cố tình che đậy, giấu giếm, nhưng vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống, thầy đành chấp nhận cắn răng chịu đựng, và làm điều ngược lại với lương tâm của mình, khiến thầy vô cùng đau khổ và day dứt. Tôi bàng hoàng, sửng sốt. Tôi không muốn tin vào những điều tai đang mình nghe. Nhưng cũng từ đó, tôi bắt đầu âm thầm tìm hiểu. Sự tò mò, hiếu kỳ và bản năng luôn tìm kiếm thông tin từ đó bắt đầu đưa tôi bước sang một bước ngoặt khác. Những năm tháng đó, Internet cũng đã có mặt ở VN nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, và tôi cũng chưa được tiếp cận với nhiều luồng thông tin như hiện nay. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc ba vẫn đêm đêm nghe những đài mà tôi tin là phản động, và tôi cũng đã nghĩ ba nghe chỉ để cảnh giác, đối phó với những thứ gọi là diến biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của những thế lực thù địch ấy. Ban đầu, tôi hoang mang, vì những thông tin ấy hoàn toàn trái ngược với những gì tôi luôn có niềm tin mãnh liệt. Tôi như bơi giữa dòng nước lớn, ngộp thở, bất định. Rồi tôi dần dần tiếp cận, dần dần phân tích bằng những lập luận khoa học, logic, và đối chiếu với thực trạng của đất nước, của bộ máy công quyền, tôi mới bắt đầu hiểu, những thứ mà mình vẫn có niềm tin cố hữu kia, những điều mà mình luôn đinh ninh là đúng, nó hoàn toàn ngược lại. Tôi chua xót. Và tôi nghĩ, có lẽ sự trầm mặc, ưu tư của ba cũng bắt nguồn từ những phân tích nhận định như trên, mà cho đến cuối đời, ông chưa hề hé răng nói một lần, và cũng có lẽ, ông đã mang theo xuống mồ những bí mật nào đó mà tôi không hề biết được. Sau này, tôi gặp gỡ và kết thân với nhiều người bạn, họ cũng là con em cán bộ cộng sản như tôi, và họ kể cho tôi nghe về những khuất tất trong cuộc chiến, những cuộc thanh trừng chính trị, những toan tính không hề mang dáng dấp của một cuộc chiến lẫy lừng vĩ đại mà thế hệ tôi vẫn từng được học.
Điều tôi đau đớn nhất, đó ko phải là những gì mình trải nghiệm, mà đó là sự bi hài, oái oăm mà lịch sử đã để lại cho dân tộc này những niềm tin lệch lạc, mù quáng. Giá họ biết được rằng mình sống trong một giai đoạn lịch sử mà mọi sai trái khó lòng được sửa chữa nhưng vì quyền lực tối đa của nhà nước đặt lên trên mọi quyền lợi của nhân dân nó lớn quá, khó có thể một sớm một chiều thay đổi mà cố cắn răng âm thầm chịu đựng thì tôi đã phần nào bớt đau đớn. Đằng này, sự bi ai và đáng sợ của nó lại nằm ở chỗ, đa số mọi tầng lớp nhân dân đều tin tưởng đến cuồng dại cái thể chế sai lầm và lừa phỉnh lòng dân này, đó mới chính là nỗi đau đớn tột cùng.
Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng. Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!
Lê Thu Hà

Tràn lan bột nhừ siêu tốc

Trên thị trường TP.HCM, loại “bột nhừ siêu tốc” không rõ nguồn gốc, thành phần… đang bán tràn lan, trong khi các chuyên gia cảnh báo nếu lạm dụng sẽ “rước bệnh vào người”.
Tràn lan bột nhừ siêu tốc
Bột nhừ có màu trắng mịn, khô, không mùi - Ảnh: Hoàng Việt
Hầu như chợ nào ở TP.HCM cũng có bán loại bột làm nhừ thực phẩm. Tại các chợ Thủ Đức, Thủ Đức B (Q.Thủ Đức), Phước Bình, Tăng Nhơn Phú B (Q.9), Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh)… khi chúng tôi hỏi mua bột nhừ (có chợ gọi là muối diêm), lập tức các tiểu thương hàng gia vị chào bán loại bột màu trắng mịn, khô, không mùi, giống hệt bột mì, thử nếm có vị chua cay, the the, giá bán lẻ 40.000 đồng/kg. Có nơi bột nhừ đựng trong gói ni lông nhỏ, trọng lượng vài kg/gói, trên túi ghi chữ nước ngoài, có nơi đựng trong túi ni lông trơn (không nhãn mác), khách mua bao nhiêu cân bán bấy nhiêu.
Khi ngâm đậu bỏ bột này vào, ngâm chừng 10 phút rồi nấu, rất nhanh mềm. Nếu hầm thịt, khi nước vừa sôi lên bỏ thịt vào, chỉ cần bỏ tí bột này bằng đầu muỗng cà phê thôi thì thịt mềm ngay lập tức
Chủ một sạp gia vị chợ Thủ Đức B (TP.HCM)
Tại chợ Phước Bình (Q.9, TP.HCM), nghe khách hỏi mua bột nhừ, một tiểu thương hàng gia vị vừa hỏi “mua bao nhiêu” vừa lấy trong sạp ra gói bột màu trắng đưa cho khách. Nhờ chỉ cách dùng bột nhừ này để hầm đậu nấu chè, khách được hướng dẫn: “Nước vừa sôi lên, đậu hơi héo héo thì bỏ bột nhừ vào, đậu nhanh mềm lắm. Tùy theo nồi đậu, nếu nấu đủ 1 gia đình 4 người ăn chỉ cần bỏ 1/2 muỗng cà phê, nồi đậu to bỏ vào 1 muỗng cà phê bột nhừ là đủ”.
Còn chủ một sạp gia vị chợ Thủ Đức B hướng dẫn: “Khi ngâm đậu bỏ bột này vào, ngâm chừng 10 phút rồi nấu, rất nhanh mềm. Nếu hầm thịt, khi nước vừa sôi lên bỏ thịt vào, chỉ cần bỏ tí bột này bằng đầu muỗng cà phê thôi thì thịt mềm ngay lập tức”.
Hầu hết các chợ mà chúng tôi khảo sát đều có bán bột nhừ siêu tốc và “muốn mua bao nhiêu cũng có”. Nhưng khi hỏi nguồn gốc, thành phần, hạn dùng ra sao thì những người bán hàng đều không trả lời rõ ràng, chỉ biết “lâu nay tôi vẫn bán có ai hỏi đâu”.
Theo chị Lê Thủy (Q.Bình Thạnh), người từng phụ việc cho cơ sở nấu đám tiệc, hầu như những nơi chị làm qua đều dùng bột nhừ hầm xương, thịt, đậu để đỡ tốn gas, tiết kiệm thời gian. “Loại bột nhừ này chỉ bán ở các chợ, không thấy nhãn mác gì và giá rất rẻ. Tôi thấy có cơ sở mua một ký dùng bao nhiêu đám tiệc không hết”, chị Thủy nói.
Chị Phương Uyên (Bình Dương), người từng có thời gian phụ việc cho quán nhậu, cũng cho biết khi nấu lẩu, các quán nhậu thường bỏ bột nhừ vào nên thịt rất nhanh mềm. “Điều lạ là tôi chỉ thấy người ta nấu đồ ăn bán mới xài, chứ nấu gia đình ăn họ không bao giờ bỏ bột này vô”, chị Phương Uyên nói.

Nguy hại sức khỏe
Trao đổi với Thanh Niên, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết chất làm thực phẩm nhanh mềm được phép sử dụng trong thực phẩm thường có hai dạng là natri hydrocarbonat và natri bicarbonat. Đây là phụ gia thực phẩm có mã số quốc tế INS 500 ii. Theo quy định của Bộ Y tế, chất này được dùng cho hơn 20 nhóm thực phẩm và không quy định hàm lượng cụ thể, nhà sản xuất phải kiểm soát sản phẩm theo thực hành sản xuất tốt.
Tuy nhiên bác sĩ Mai cảnh báo, dù được phép sử dụng cho thực phẩm nhưng nếu lạm dụng, hoặc dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc rất dễ gây nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể sẽ gây ức chế hấp thu phốt pho ở đường ruột, làm mất can xi, làm giảm quá trình ô xy hóa dẫn đến gây thiếu ô xy ở cơ tim, có thể gây bệnh lý ở dạ dày, tăng huyết áp...
Thanh Tùng
Hoàng Việt

TGĐ “thổi” giá thiết bị từ 100 triệu lên 130 tỉ để chia chác



Mua lại thiết bị lặn với giá 100 triệu đồng song Tổng giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II (thuộc Agribank) Vũ Quốc Hảo cùng các tòng phạm đã “thổi” lên thành 130 tỉ đồng, gấp 1.300 lần, để chia chác.

TGĐ “thổi” giá thiết bị từ 100 triệu lên 130 tỉ để chia chác
 
Nguồn tin ngày 23-10 cho biết Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra vụ án hình sự về hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty Cho thuê Tài chính II (ALCII thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank); Công ty cổ phần Cát Long Hải và một số đơn vị liên quan.
Đồng thời cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố 10 bị can, trong đó có nguyên Tổng giám đốc công ty ALCII Vũ Quốc Hảo cùng 4 người nguyên là phó tổng giám đốc, trưởng, phó phòng thuộc công ty ALCII.
Các bị can còn lại gồm: Hoàng Lộc, Tổng giám đốc công ty cổ phần giám định Việt Nam (Vivaco); Lê Phúc Đức, Trưởng phòng giám định kỹ thuật Vivaco; Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xuân Việt; Vũ Đức Hoà và Lê Thị Minh Huệ, Giám đốc và Kế toán trưởng công ty Cát Long Hải.
Trong số này có 4 bị can đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố trong vụ án tham nhũng tại ALCII gây thiệt hại hơn 531 tỉ đồng, riêng bị can Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt 88 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra, năm 2003, Vũ Quốc Hảo đã chỉ đạo thành lập công ty Cát Long Hải, phân công Phạm Minh Tuấn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vũ Đức Hoà làm Giám đốc để kinh doanh.
Năm 2006, Vũ Quốc Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, điều hành công ty ALCII. Trong thời gian này tình hình kinh doanh của các công ty khó khăn để phát sinh thua lỗ, nợ khó đòi, nợ xấu lớn.
Với mục đích để làm chủ sở hữu gần 89,5 ngàn m2 đất Trạm dừng chân Miền Tây tại Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và có tiền thanh toán nợ xấu cho các công ty sân sau của mình, Vũ Quốc Hảo đã bàn bạc, thống nhất với Phạm Minh Tuấn thực hiện việc hợp pháp hoá nguồn gốc thiết bị lặn Tinro 2 là tài sản do một doanh nhân người Nhật giao cho công ty Cát Long Hải sử dụng.
Các bị can đã vận chuyển thiết bị lặn này ra Hải Phòng và cố tình để Hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng.
Sau khi hợp pháp hoá được nguồn gốc, Hảo chỉ đạo nhân viên công ty Cát Long Hải thông qua Hoàng Lộc, Tổng giám đốc công ty Vivaco, để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên 130 tỉ đồng.
Đồng thời, Vũ Quốc Hảo đưa ra chủ trương, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ, cán bộ dưới quyền bỏ qua việc thực hiện các quy định của ngành ngân hàng trong hoạt động cho thuê tài chính để lập thủ tục và trực tiếp kỹ, thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính nhằm giải ngân 130 tỉ đồng đảo nợ, mua đất đứng tên công ty Cát Long Hải. Như vậy giá trị của thiết bị lặn Tinro2 đã bị nâng giá lên đến 1.300 lần.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã thu giữ, kê biên tài sản gồm 39 triệu đồng công ty Vivaco nộp khắc phục hậu quả, thiết bị lặn Tinro2 trị giá hơn 2,5 tỉ đồng, 2 lô đất tại tỉnh Tiền Giang trị giá trên 107 tỉ đồng.
1 trong 10 "đại án" tham nhũng
Theo Viện KSND tối cao, vụ án xảy ra tại ALCII là một trong 10 “đại án” tham nhũng. Ngoài ALCII, 9 “đại án” tham nhũng còn lại xảy ra tại: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Công ty dệt kim Phương Đông và một chi nhánh Agribank ở TP HCM; Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank; Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên; Chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank; và Tập đoàn Vinashin.
Theo Nguyễn Quyết
Người lao động

“Thẩm mỹ viện hoạt động rành rành mà không phép, rõ ràng có vấn đề”


(Dân trí) - “Sự việc ở thẩm mỹ viện xảy ra mà cơ quan quản lý nhà nước bảo không biết là không đúng. Chưa nói đến quy định trách nhiệm, về góc độ quản lý nhà nước, một cơ sở trên địa bàn hoạt động rành rành mà không được cấp phép, rõ ràng có vấn đề…”.
 

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nói về vụ bác sĩ làm chết người, vứt xác khách hàng xuống sông Hồng để phi tang.
Đã có rất nhiều bình luận, nhiều từ ngữ với đủ độ đau xót mà nhiều người dùng để nói về vụ bác sĩ vứt xác khách hàng tại thẩm mỹ viện Cát Tường 2 ngày qua. Sự việc đặt ra nhiều vấn đề về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, kiểm soát hoạt động làm thêm, kinh doanh thêm của bác sĩ cũng như các cơ sở y tế tư nhân?
Nói đến câu chuyện quản lý nhà nước và quản lý tại các bệnh viện, qua sự việc này phải tăng cường công tác quản lý. Các địa phương, các Sở đều phải tăng cường quản lý. Nguyên tắc, các cơ sở y tế tư, phòng khám tư, bệnh viện tư trên địa bàn, cơ quan quản lý nhà nước phải nắm được, phải thường xuyên thẩm tra. Anh nào không có phép thì phải đình ngay hoạt động, thậm chí có phép rồi nhưng vi phạm, gây ra sự cố cũng phải dừng ngay hoạt động.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai
Nhưng rõ ràng, trong vụ việc này, thẩm mỹ viện Cát Tường đã hoạt động “chui” 6 tháng, có rất nhiều khách mà lúc xảy ra việc, Sở Y tế mới nói cơ sở chưa được cấp phép. Còn phía bệnh viện – cơ quan chủ quản của vị bác sĩ vô lương - cũng thanh minh không biết nhân viên của mình mở phòng khám gần sát ngay bệnh viện?
Đối với các bệnh viện, vấn đề đặt ra là phải quản lý cán bộ công nhân viên chặt chẽ hơn và sau nữa theo tôi phải có quy định bác sĩ ra làm ngoài, làm tư, dù cho phép nhưng bệnh viện, cơ quan chủ quản phải biết được là ngoài công việc chính, ngoài giờ hành chính người đó có 1 phòng khám tư bên ngoài. Việc này trước hết để tránh hiện tượng mà dư luận đã nói lâu nay là bác sĩ câu kết, đưa bệnh nhân trong bệnh viện ra phòng khám bên ngoài của mình. Mà những sự cố xảy ra tại phòng khám bên ngoài như thế cũng gây ra những vấn đề không hay cho bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường thực tế đã làm ngoài cả chuyên môn của mình khi được đào tạo về chấn thương chỉnh hình nhưng lại đi làm phẫu thuật thẩm mỹ. Ngay cả việc này bệnh viện cũng không nắm được. Rõ ràng có lỗ hổng trong các cơ chế kiểm soát?
Vì thế nên giờ phải quay lại vấn đề giám sát. Cơ quan cấp phép làm căn cứ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mà bộ Y tế đã hướng dẫn. Còn bây giờ phải rà soát lại, nếu việc này vượt quá chuyên môn của người ta thì cần khoanh vùng lại.
Thẩm mỹ viện mở ngay cạnh bệnh viện, cùng cả dãy cơ sở thẩm mỹ, phòng khám tư khác tại khu vực đường Giải Phóng, rất nhiều trong số đó của các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai mà bệnh viện không nắm được. Thẩm mỹ viện cũng lập trang web, quản cáo trên báo chí về hoạt động của mình mà Sở Y tế cũng không hay. Người dân có quyền đặt vấn đề nghi ngờ không phải thanh tra bệnh viện, thanh tra Sở không biết mà có việc làm lơ, lắt léo ở đây?
Giờ sự việc xảy ra như thế mà các cơ quan quản lý nhà nước bảo không biết thì rõ ràng không đúng vì những vấn đề của ngành trên địa bàn nhất thiết phải quản lý. Còn nếu có cơ sở nào không được cấp phép vẫn tồn tại hoạt động thì dù biết hay không biết vẫn thuộc về trách nhiệm quản lý nhà nước. Điều đó phải nói rõ ràng như thế.
Chưa nói đến quy định trách nhiệm nhưng về góc độ quản lý nhà nước, một sơ sở trên địa bàn của mình hoạt động rành rành mà không được cấp phép, rõ ràng có vấn đề.
Sau những vụ việc xảy ra với ngành, khi giám sát tối cao về lĩnh vực này vừa qua, chúng tôi luôn nói, vấn đề quản lý đối với ngành y tế luôn phải được đặt lên hàng đầu. Còn quản lý nhà nước mà chỉ tập trung hoạt động chuyên môn, không đầu tư công tác thanh kiểm tra sẽ dễ để xảy ra các sự cố rất đáng tiếc.
Như bà nói, dễ thấy là công tác quản lý, thanh kiểm tra có lỗi, có thể đặt vấn đề quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan thanh tra, quản lý này không? Nhiều người cho rằng, từ trước đến giờ, chưa có vị Chánh Thanh tra hay Giám đốc Sở Y tế nào bị kỷ luật, cách chức, điều chuyển công tác hoặc buộc thôi việc… do không làm tròn trách nhiệm nên chưa tạo ra sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt?
Theo tôi, khi sự việc nghiêm trọng như này xảy ra, phải xem lại toàn bộ các quy trình, quy định liên quan đến vấn đề chịu trách nhiệm. Còn thực tế hiện nay, trong công tác quản lý nhà nước, khi để xảy ra những vụ việc nghiêm trọng cũng không phải chưa bao giờ chúng ta quy trách nhiệm với các hình thức kỷ luật khác nhau. Cũng đã có những trường hợp người đứng đầu bị cách chức, hạ chức, buộc thôi việc chúng ta từng làm trong toàn hệ thống nói chung chứ không chỉ ngành y tế.
Bên cạnh việc khắc phục hậu quả sau vụ việc, một lần nữa, câu chuyện y đức lại được đặt ra. Vấn đề thuộc lĩnh vực giám sát của UB Các vấn đề xã hội, lãnh đạo UB có lên lịch, đề xuất về 1 cuộc giám sát tối cao về nội dung này?
Về vấn đề giám sát, Bộ Y tế phải kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến y đức. Bộ phải mạnh tay hơn, các địa phương cũng phải thắt chặt hơn việc kiểm tra hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn này. Làm được vậy mới đưa đến việc đặt y đức lên cao. Còn không làm công tác này thường xuyên, chặt chẽ thì cứ 1-2 tháng lại rộ lên một việc như này, phải nói là dư luận sẽ thiếu niềm tin.
UB Các vấn đề xã hội trong quá trình làm việc với Bộ trưởng Y tế về việc thực hiện lời hứa khi chất vấn tại Quốc hội vừa qua cũng đã yêu cầu Bộ trưởng phải làm tích cực hơn, phải có hoạt động thanh kiểm tra sát sao mạnh mẽ hơn, phải tạo nên sự thống nhất quan điểm chứ cứ để lâu lâu lại nổi lên một vụ việc như này, thì thực sự, dù là ít nhưng không thể chấp nhận được.
Những vụ việc sai phạm, tiêu cực trong ngành liên tiếp xảy ra như bà đề cập, với mức độ nghiêm trọng qua mỗi vụ lại tăng thêm khiến bức xúc trong dư luận lại cồn lên và chính điều đó làm xám đi bức tranh chung của ngành y tế?
Tôi cũng đã nói với lãnh đạo ngành nhiều lần là xã hội rất chia sẻ những nỗ lực của ngành. Cả ngành có hàng trăm chục ngàn cán bộ y bác sĩ rất tâm huyết, cũng muốn hết lòng tập trung trị bệnh cứu người. Hàng trăm triệu ca bệnh được cứu chữa mỗi năm (chỉ riêng hoạt động khám chữa bệnh bằng BHYT đã khoảng 100 triệu ca bệnh/năm). Nhưng chỉ cần để xảy ra một số vụ việc nghiêm trọng như này đã làm ảnh hưởng tồi tệ đến hình ảnh của ngành y tế, làm giảm sự tin cậy, giảm lòng tin của người dân. Vì vậy cần phải tăng cường để lấy lại sự tin cậy, lòng tin của nhân dân với ngành.
Xin cảm ơn bà!
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai
Phó GĐ Sở Y tế TPHCM Phạm Khánh Phong Lan: “Bác sĩ muốn ra ngoài làm thêm phải được bệnh viện đồng ý”
Tôi chấn động trước thông tin về vụ việc. Tôi cũng rất bàng hoàng, sửng sốt không biết phải nói thế nào. Chuyện xảy ra, ngay cả với "xã hội đen" cũng là bất ngờ huống chi là với một bác sĩ. Điều này rất đau xót. Dù là lý do nào thì đó cũng là một việc làm không thể chấp nhận được đối với những người làm ngành y hay với bất cứ công dân nào.
Bất cứ bác sĩ nào khi ra ngoài làm thêm phải có sự đồng ý của cơ quan chủ quản vì trong hồ sơ xin cấp phép đều yêu cầu nội dung này. Vấn đề bác sĩ này đã hành nghề “lậu”.
Trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, quy định siết rất chặt trong khâu cấp phép. Nhiều cơ sở thẩm mỹ tại TPHCM hay than thở là việc cấp phép lâu quá, nhưng đó là vì Sở phải lật lại hồ sơ xem bác sĩ đã qua bao nhiêu ca, bằng cấp nơi nào cấp… Nhưng đó mới chỉ là tiền kiểm thôi, còn hậu kiểm mới quan trọng. Cho nên ở đây không thể chối bỏ trách nhiệm quản lý ngành.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Không có sự đồng lõa, sao dám làm điều tồi tệ như vậy?

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Không có sự đồng lõa, sao dám làm điều tồi tệ như vậy?
Người ta nói về y đức của người bác sĩ. Một bác sĩ có thể do sự kém cỏi về kỹ thuật gây nên cái chết của bệnh nhân. Nhưng ứng xử, xử lý tình huống rủi ro xảy đến mức thành một vụ án hình sự thì ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Bởi, ông ấy vẫn đang là bác sĩ của một cơ sở y tế đầu ngành lớn của nhà nước.
Tâm trạng không phải riêng tôi mà mọi người là bất ổn. Không biết tin vào ai. Đến bệnh viện có thể có thương hiệu rất lớn, nhiều bác sĩ có phẩm hàm, nhưng bản thân mình giờ cũng phải đặt câu hỏi có đáng tin không?
Điều tôi quan tâm nhất là hệ thống chính quyền ở cơ sở. Chưa khi nào chúng ta có bộ máy dày đặc như thế, đông đảo như thế, nhiều quyền năng như thế mà để cho trên địa bàn có một cơ sở kinh doanh mà hầu như họ làm gì không biết. Người dân có thể biết về cái sự gọi là bảo kê, trách nhiệm thấp. Nhưng có lẽ hơn cả là sự đồng lõa - môi trường cho phép người ta dám làm một điều tồi tệ như vậy.
P.Thảo (ghi)