THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 October 2013

Lo ngại khi Trung Quốc "cứu" xuất khẩu gạo Việt Nam

Năm 2013, thế giới xảy ra tình trạng thừa gạo. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy Trung Quốc đột ngột gia tăng nhập khẩu gạo đã cứu nguy cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trung Quốc đột ngột gia tăng nhập khẩu gạo 
Ngày 24/10, ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng phải thừa nhận: “Nếu không nhờ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì”.
Ông Phong nói: "Năm nay, từ chỗ thừa lương thực đã dẫn đến giá gạo thế giới trong những tháng vừa qua tụt giảm rất nghiêm trọng, đặc biệt là Thái Lan. Gạo 5% B cùng kỳ năm trước của Thái Lan bán ra ở mức 565 USD/tấn nhưng nay chỉ còn 430 USD; các nước như Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam cũng sụt 10 – 20%. 
Chính vì giá gạo Thái Lan sụt giảm quá mạnh đã kéo mặt bằng giá gạo xuất khẩu ở các nước xích lại gần nhau hơn. Điều này càng làm tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải rất cố gắng tìm kiếm, giành giật từng thị trường, từng khách hàng, nhiều lúc phải chấp nhận bán giá thấp, bán lỗ để có hợp đồng.

Ông Trương Thanh Phong.
Ông Trương Thanh Phong.
Trong bối cảnh khó khăn chung như vậy, rất may là năm nay Việt Nam có thêm thị trường Trung Quốc nhập khẩu với số lượng khá lớn. 
Theo thống kê của VFA, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã mua khoảng 3 triệu tấn gạo của Việt Nam (tăng nửa triệu tấn so cả năm 2012), trong đó có 1,8 triệu nhập qua đường chính ngạch, 1,2 triệu tấn còn lại theo đường tiểu ngạch. 
Như vậy, đến thời điểm này lượng gạo xuất sang Trung Quốc chiếm hơn phân nửa sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (mười tháng đầu năm khoảng 5,5 – 5,6 triệu tấn)".
Lo ngại khi phụ thuộc vào Trung Quốc
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại, Việt Nam đã nhận nhiều quả đắng khi phụ thuộc vào phía đối tác Trung Quốc. Ví dụ trong việc xuất khẩu thanh long. Thương lái Trung Quốc ngừng thu mua khiến hàng trăm xe thanh long xuất khẩu đang bị ứ hàng tại cửa khẩu Tân Thanh không thể tiêu thụ và chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hủy.
Tại các địa phương chuyên xuất khẩu thanh long theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc giá hàng cũng đang giảm thảm hại khiến người trồng và thương lái thiệt hại nặng nề.
Tại Ninh Thuận, nơi 90% sản lượng thanh long thành phẩm đều được xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc thì thương lái nước này đã thao túng hoàn toàn thị trường, giá cả thu mua đều do họ định đoạt.
Tình trạng trên cũng xảy ra ở Tiền Giang, thương lái Trung Quốc thường xuyên điện thoại đặt mua thanh long với giá cao, nhưng khi giao hàng bên mua luôn chê bai, dìm giá, ép giảm giá 30-40% nhưng thương lái, nông dân Việt vẫn phải bán do không thể vận chuyển thanh long trở lại và không tìm được nơi tiêu thụ tại thị trường Việt.
Trước đó vào tháng 5 năm nay, khi thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng thu mua dưa hấu đã khiến giá dưa tại ĐBSCL giảm đột ngột từ 8.000 xuống chỉ còn 1.300 đồng đến 2.000 đồng/kg song vẫn khó bán. Nhiều xe dưa tại cửa khẩu đã phải đổ hàng đi do không bán nổi vì bị hư hỏng. Vì vậy những nông dân nơi đây dù có được mùa dưa mà vẫn… đắng ngắt.
Nhìn nhận về vấn đề này, TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế nói: "Việc bị từ chối hợp đồng nhất là đối với các đối tác Trung Quốc như một mánh khóe để ép giá đã từng xảy ra. 
Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều trường hợp doanh nghiệp Trung Quốc yêu cầu người nông dân của mình trồng sắn rồi chặt ra khoảng 30 cm phơi khô đế xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng sau đó họ lật lọng không mua hàng thì người nông dân phải chịu".
Huyền Hồ (Tổng hợp SGTT, Phunutoday, ĐVO)

'Bò viên' từ thịt chuột vào nhà hàng Việt như thế nào?






Hàng ngày, bò viên làm bằng thịt chuột ở Campuchia được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.

Từ cơ sở “bò đểu” ở Phnom Penh
Nằm sâu trong một con hẻm vắng vẻ ở Steung Meanchey, phía sau đường Choam Chao, là một nhà kho nhỏ chỉ rộng 40m². Sau cánh cửa nhôm có 5 người đàn bà lớn tuổi, tóc đều bạc, ngồi dưới đất. “Bò viên” từ nơi đây xuất ra không hề thơm tự nhiên hoặc có nhiều gia vị như bò viên thật, bởi nguyên liệu chính là thịt chuột cống.
Trong 2 cái thùng xốp là hàng trăm thớ thịt chuột được xếp thành lớp, hôi nồng nặc, da đã lột, đầu cũng đã cắt ra, chỉ còn chiếc đuôi dài khoảng 15cm thì vẫn gắn liền với tấm thân thối rữa. Phần đầu tiên trong công đoạn chế biến: màu nhân tạo sẽ được bỏ vào trong thùng thịt để có “màu bò tự nhiên”. Hai người đàn bà ngồi ghế đẩu sẽ cho từng con vào một cái máy nghiền cũ. Ở đầu bên kia “ói” ra một thứ thịt vàng vàng, vẫn cứ hôi thối. Sau khi tất cả bị ném xuống cái sàn nhà kho bẩn, quy trình chế biến đổi từ “chuột cống thành phố” thành “bò đểu” bắt đầu.
Sau khi xay hết thịt, một cô gái người Khmer sẽ bỏ nước mắm, bột thịt bò, bột tiêu, bột nêm vào thịt trộn đều cho đến lúc thịt quánh lại. Khi đã được “vị thịt tự nhiên”, những thợ làm thịt Khmer đó sẽ vô tư bọc thêm một lớp bột thịt bò bên ngoài, tức là bao miếng thịt chuột cống vào trong một lớp bột dày màu vàng. Sau khi được phủ bột gia vị và màu nhân tạo, thịt chuột cống bây giờ trông giống như thịt bò đàng hoàng, và trông không khác gì bò bằm thứ thiệt.

Trong góc kho, bên một nồi đun nước khổng lồ là một người đàn bà Khmer khoảng 60 tuổi, một tay cầm xẻng gỗ, một tay cho thịt đã quết vào nồi để luộc cho đến chín. Khi thịt chín đều, bà lấy “chuột viên” ra, bỏ vào một tô thép, chờ xe tải đến chở đi giao hàng qua biên giới Việt Nam. Hàng sẽ được cân tại kho theo từng bịch nhựa loại 15, 25, 30kg không nhãn mác, để khi qua biên giới, sẽ chỉ còn là những túi nhỏ từ 3kg trở lên.
Đến nơi chế biến thịt chuột
Theo lời kể của anh Seapchey Som, một lái buôn đường dài theo xe từ Phnom Penh thường xuyên đi Poi Pet, số thịt chuột này đều lấy từ một đại lý dưới gầm cầu Steng Meanchey, ngay phía sau bãi rác trung tâm của thành phố Phnom Penh. Chuột sau khi cân và lột da mà chưa cắt đầu thì có giá 3 ngàn riel/kg (mua vào) và còn giá bán là 5.000 đến 6.000 riel/kg. Ngoài thị trường, chuột cống và chuột đồng có giá bán như nhau. Chuột cân xong được vào thùng xốp không ướp đá, mùi hôi thối của thịt bốc ra nồng nặc, được chở đi chờ chế biến. “Trên quãng đường gần 400km này, tụi tôi rất dễ bị công an kiểm tra để phải 'cúng' thường từ 50 -100 USD tùy theo số lượng”.

Phần lớn số thịt này sẽ đem bán ở Thái Lan với mác “chuột đồng”. Nhưng chính tay Som khi đi mua thịt đã mang nó đến xưởng làm bò viên ở 2 cơ sở: một là ở biên giới Thái còn một nữa ở trong khu Steung Meanchey. Chỉ có mấy cơ sở thủ công nhỏ tại nhà thì mới làm thịt chuột, còn các công ty lớn thì không bao giờ. Nguy cơ bị công an bắt rất cao, nên ít ai dám đánh liều tiền bạc của mình vào đầu tư máy móc. Một phần số chuột cống bẩn này sẽ gửi qua cửa khẩu Khánh Bình, xã Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang để đem bán lậu cho người Việt Nam.
Ở Campuchia, sát biên giới Khánh Bình, cơ quan chức năng nhìn chung vẫn còn hoạt động rất lỏng lẻo. Nhiều hàng hóa chỉ được xử lý hay kiểm dịch rất vội vã và tắc trách. Những ai trông giống người bản địa qua lại hai bên đều không bị khám xét. Chiếc xe nào có biển số quen đều có thể chạy tự do qua cổng với những binh sĩ biên phòng Khmer đứng nhìn thờ ơ. Thật không may cho người tiêu dùng Việt Nam, chính tình tình trạng lỏng lẻo này đã tạo điều kiện cho các đường dây mua bán thịt chuột hoạt động.
Lộc (nhân vật đã được đổi tên), một tiểu thương Việt Nam quen mua bán chuột giữa Phnom Penh và cửa khẩu Khánh Bình giải thích: “Tôi mua chuột với giá 4-5 riel rồi bán lại với giá 6-7 riel, tùy theo sức mua của thị trường vào ngày hôm đó. Chuột đồng rất có giá vào mùa khô và khi qua chế biến rồi thì chuột đồng và chuột cống chỉ là một”.

Đối với dân buôn bán người Việt, chuyện làm thịt giả là đi quá giới hạn luật pháp và cả sức tưởng tượng. Nhiều cửa hàng làm giò chả, từng đồng ý làm hàng của mình từ tôm hoặc cá cũ, nay nếu làm giả từ… thịt chuột thì thật quá “nghiêm trọng”. “Người ta sợ Sở Y tế phát hiện ra thì sẽ bị phạt hoặc bị bắt” – Anh Nguyễn Vi Hưng, một cò xe ôm làm ăn giữa hai bên biên giới cho biết.
Thế là để làm “bò đểu xuất khẩu”, những nhà cung cấp chuột sẽ tìm đến một số cơ sở nhỏ ít vốn đầu tư, không thu hút sự chú ý của các cơ quan kiểm tra, nằm ở ngoại ô Phnom Penh. Ngay ở tầng hầm và sân sau của những trung tâm mua bán lớn ở Phnom Penh, là một nhóm những cơ sở nhỏ, bất hợp pháp đang đánh cược số phận của mình vào nguy cơ bị phạt tiền và thậm chí bị bỏ tù để chế biến những viên thịt chuột cống nhiễm bẩn thành những miếng bò viên được đóng gói cẩn thận. Không quan tâm đến phúc lợi cộng đồng hay người tiêu dùng có thể bị mắc bệnh. Lợi nhuận đã làm mờ mắt tất cả những con người này khi họ tham gia vào cả một ngành công nghiệp sản xuất “bò đểu”.

Tiền Giang: 19 trẻ nhập viện sau khi tiêm vacxin

Sáng ngày 26/10, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang ghi nhận có 19 trẻ nhập viện sau khi tiêm vacxin Quinvaxem. 
 
 
Trong đó huyện Cai Lậy 10 trẻ, Gò Công Tây 3 trẻ, Cái Bè 2 trẻ, còn các huyện Chợ Gạo, Tân Phước, Gò Công Đông và TP Mỹ Tho mỗi nơi có 1 trẻ.
 
Ông Trần Thanh Thảo, quyền giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, cho biết sau khi trao đổi với Viện Pasteur TP.HCM, sở đã quyết định tạm ngưng tiêm vacxin Quinvaxem tại huyện Cai Lậy vì có khoảng 10 trẻ của huyện nhập viện theo dõi sốt sau khi tiêm.
 
Qua sàng lọc phát hiện có 1 trẻ ở huyện Cai Lậy sốt do bệnh viêm phế quản trước khi tiêm chủng. Sau khi nhập viện, các trẻ này được cho uống thuốc hạ sốt, lau mát, theo dõi sát. Đa số đã xuất viện tối 25/6. Hiện còn 6 trẻ đang được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy.
 
Sở Y tế chỉ đạo tiếp tục tiêm chủng mở rộng ở các huyện còn lại trong ngày 26/10 và theo dõi sát các trường hợp đã tiêm.
 
Trước đó, Bình Định có 3 trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi phải nhập viện cấp cứu sau khi tiêm vacxin “5 trong 1” Quinvaxem.
 
Ngày 29/12, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Định cho biết, thành phố Quy Nhơn có 3 trẻ phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh sau khi tiêm vacxin “5 trong 1” Quinvaxem, vì có những biểu hiện phản ứng thuốc.
 
Trong đó, 2 cháu bé có biểu hiện tím tái, khóc thét và một cháu bé có triệu chứng ngưng thở. Rất may, do được cứu chữa kịp thời nên các cháu đã qua khỏi cơn nguy kịch. 
 
Vacxin dùng để tiêm chủng cho 3 cháu bé trên thuộc lô vacxin phân về khu vực miền Trung và Tây Nguyên, số hiệu 1453077, có hạn sử dụng đến ngày 10-11-2015, khác với lô vacxin ở khu vực miền Bắc (trong đó có 3 trẻ ở tỉnh Nghệ An tử vong).
 
Ông Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Định, cho biết: “Sau vụ 3 trẻ nhập viện cấp cứu, Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo giám sát chặt chẽ việc tiêm chủng, tăng cường đảm bảo an toàn tiêm chủng, bảo quản vacxin và bơm tiêm kim; giám sát tại Trạm Y tế xã, phường 30 phút sau khi tiêm, đồng thời hướng dẫn người nhà tiếp tục theo dõi”.
 
 Thành phần ho gà vacxin dễ gây tai biến
 
Sau những sự cố liên tiếp liên quan đến vacxin 5 trong 1 Quinvaxem,  Cục Quản lý dược (bộ Y tế) đã có công văn khẩn yêu cầu sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng, trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm ngừng sử dụng vacxin "5 trong 1" Quinvaxem
 
 Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó cục trưởng cục Quản lý dược (bộ Y tế), cho biết quyết định ngừng sử dụng vacxin "5 trong 1" Quinvaxem được đưa ra dựa vào căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế...
 
Được biết, Hàn Quốc là nước sản xuất loại vacxin Quinvaxem cung cấp cho Việt Nam. Theo nhà sản xuất tại Hàn Quốc, Quinvaxem được cung cấp cho 91 quốc gia sử dụng từ năm 2006 với 427 triệu liều. 
 
Tuy nhiên, chính Hàn Quốc lại không sử dụng Quinvaxem vì các chuyên gia cho rằng nó có chứa thành phần ho gà vacxin toàn tế bào (dùng xác vi khuẩn ho gà) dễ gây phản ứng cho cơ địa của trẻ.
 
 Liên quan tới vấn đề này, một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêm chủng cho rằng: "Giá của vắc xin "5 trong 1" Quinvaxem rất rẻ trong khi giá của vắc xin tương tự nhưng có thành phần ho gà vô bào, tinh khiết hơn có giá bán lẻ lên đến 550.000 đồng/liều, gấp nhiều lần Quinvaxem. 
 
Chính vì thế nếu không dùng Quinvaxem thì Việt Nam cũng khó tìm được loại thay thế vì giá quá cao, không thật sự phù hợp với một nước đang trong quá trình phát triển như Việt Nam hiện tại?!
 
Bộ y tế khẳng đinh an toàn khi tiêm vacxin
 
Ngành y tế tỏ rõ quyết tâm đưa công tác tiêm chủng vào nề nếp, đảm bảo an toàn, không để những sự việc như vừa qua tái diễn. Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo siết chặt công tác tiêm chủng ở các bệnh viện sản, nhi.
 
Sáng 27/9 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về “Triển khai Kế hoạch tăng cường công tác an toàn tiêm chủng” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
 
Ngoài việc khẳng định “chất lượng vacxin đảm bảo”, Bộ trưởng Tiến đặc biệt lưu ý đến quy trình và công tác tập huấn cho cán bộ y tế tham gia tiêm chủng.
 
Theo bà Tiến, việc tập huấn là thường xuyên song đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực này luôn có sự thay đổi, vì vậy, không phải tập huấn một lần là xong mà cần tập huấn đi tập huấn lại.
 
Bà Tiến cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo các địa phương trong việc bảo đảm an toàn cho công tác tiêm chủng.
 
“Ngành y tế đảm trách vấn đề chuyên môn kỹ thuật, còn lãnh đạo các cấp ở địa phương cần vào cuộc cùng để quản lý, giám sát, đôn đốc”, bà Tiến nhấn mạnh.
 
Mặc dù liên tiếp trong thời gian gần đây xảy ra nhiều trẻ sơ sinh tử vong do tiêm vacxin, đặc biệt là vụ 4 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vacxin viêm gan B tại Quảng Trị làm dư luận xôn xao. Nhưng các bác sỹ đầu ngành vẫn khuyên nên tiêm loại vắc xin này.
 
Trong lúc nhiều người vẫn còn băn khoăn, có nên tiếp tục tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ không? Ngày 24/7, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, vẫn tiếp tục tiêm vacxin này cho trẻ.
 
BS. Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh rất cần thiết. Vấn đề này cũng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo và có đầy đủ tính khoa học.
 
“Việc tiêm hay không tiêm cho trẻ ngay sau sinh không phải là vấn đề bàn cãi. Bộ Y tế cũng yêu cầu tất cả các cơ sở có phòng đẻ phải thực hành tiêm viêm gan B mũi một trong 24 giờ đầu”, Bác sỹ Quyết nói.
 
Huyền Hồ (Tổng hợp)

Ông Vũ Đức Đam:Không phải cứ xảy ra việc thì... từ chức !

“Chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách rất nghiêm khắc trước tiêu cực, nhưng tất cả chúng ta cùng phải nỗ lực để mọi chuyện tốt hơn” – Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10/2013, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thẳng thắn trả lời câu hỏi của báo chí về trách nhiệm Bộ trưởng Y tế trong vụ việc bác sĩ vứt xác bệnh nhân để phi tang.

Theo ông Vũ Đức Đam, hành động của bác sĩ Tường phải lên án, xử lý nghiêm, đặc biệt khi xem xét dưới khía cạnh đạo đức của một người thầy thuốc. Ngành y tế phải tăng cường quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này, đặc biệt là vấn đề y đức.
Ông Đam khẳng định: “Chưa cần làm đến chức Bộ trưởng mà bất cứ người dân nào khi nghe tới những hành vi thiếu nhân tính gây ảnh hưởng tới tính mạng con người đều rất phẫn uất. Ngay tại buổi họp báo Chính phủ sáng nay (ngày 26/10/2013), Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến đã rất khổ tâm”.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
Về câu hỏi của báo chí về đề xuất Bộ trưởng Y tế nên đứng ra nhận trách nhiệm người đứng đầu, thậm chí nên từ chức, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói: “Cá nhân tôi không nghĩ rằng cứ xảy một sự thì nghĩ ngay đến việc từ chức hay không từ chức. Đầu tiên phải nghĩ tại sao tình hình như vậy, do chủ quan hay do khách quan, do thời kỳ mình chỉ đạo hay do nhiều thời kỳ dồn lại, phải có lộ trình làm sao cho tốt hơn…”.
Ông Đam nhắn nhủ: “Chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách rất nghiêm khắc trước tiêu cực, nhưng tất cả chúng ta cùng phải nỗ lực để mọi chuyện tốt hơn”.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến cũng đã lần thứ hai trả lời báo chí về vụ việc này. Theo đó, Bộ trưởng Tiến đã một lần nữa nhận trách nhiệm về việc quản lý không chặt chẽ, sát sao của cơ quan chức năng và chính quyền các cấp đã dẫn đến việc không ngăn chặn kịp thời các vi phạm.
Trước đó, trả lời một tờ báo ngay sau chuyến công tác trở về, Bộ trưởng Y tế đã thẳng thắn: “Vụ việc này xảy ra, trước tiên là lỗi quản lý của ngành”.
Theo bà Tiến, ngày ngày 22/10, Bộ Y tế yêu cầu Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Hà Nội và chính quyền địa phương nắm tình hình; tổng hợp, cung cấp thông tin; phối hợp cơ quan điều tra, các cơ quan có thẩm quyền khác trong chức năng, nhiệm vụ được giao theo qui định của pháp luật, đồng thời lập đoàn công tác đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân và thành thật nhận lỗi với nhân dân.
>>Thẩm mỹ viện vứt xác: Sở Y tế Hà Nội...không liên quan!

Dân phòng “quơ gậy”, một người dân nhập viện!

TTO - Ngày 25-10, ông Nguyễn Văn Lãnh (trưởng công an xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) xác nhận có nhận đơn khiếu nại của anh Trần Hoài Phương, 36 tuổi, ngụ xã Tân Thuận Bình) về việc bị một dân phòng dùng gậy đánh bị thương phải nhập viện.
Vết thương trên mặt anh Trần Hoài Phương, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo sau khi xuất viện - Ảnh: Trường Giang

Tuy nhiên, ông Lãnh cho rằng anh Phương đang chạy xe với tốc độ cao nên dân phòng ra tín hiệu dừng xe. Do anh Phương không chấp hành mà chạy luôn nên va chạm vào gậy mà dân phòng quơ ra để ra hiệu dừng xe nên bị thương. 

“Theo tôi thì không có việc anh Phương bị dân phòng của xã đánh bị thương. Tuy nhiên hiện tôi đang yêu cầu đội dân phòng làm việc đêm hôm đó làm bản tường trình báo cáo lại toàn bộ sự việc để làm rõ”, ông Lãnh nói.

Theo trình bày của anh Phương, khoảng 22g30 ngày 21-10 anh cùng hai người bạn đang chạy xe máy từ thị trấn Chợ Gạo về xã Tân Thuận Bình. Khi đến khu vực Hợp tác xã Tân Thuận Bình thì gặp một tổ dân phòng của xã đứng chốt và ra hiệu dừng xe. 

Lúc mới dừng xe lại thì một người trong nhóm dân phòng dùng gậy ba trắc đánh rất mạnh vào mặt khiến anh choáng váng. Đánh xong cả nhóm dân phòng bỏ đi. Một lát sau hai người bạn của anh Phương đưa anh đi bệnh viện trong tình trạng máu từ miệng chảy rất nhiều. Anh bị khâu 7 mũi ở vùng mặt.
         TRƯỜNG GIANG

Trung Quốc : Dân làng nổi dậy chống thu hồi đất!

RFI 

Xe cảnh sát bị đốt phá tại thị trấn Tấn Trữ (Jinning), tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sau vụ nổi dậy của người dân chống thu hồi đất đai, 23/10/2013 (Ảnh : Vi Bác - Trung Quốc)
Xe cảnh sát bị đốt phá tại thị trấn Tấn Trữ (Jinning), tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, sau vụ nổi dậy của người dân chống thu hồi đất đai, 23/10/2013 (Ảnh : Vi Bác - Trung Quốc)

Anh Vũ
AFP dẫn nguồn tin báo chí chính thức Trung Quốc cho biết người dân một làng thuộc tỉnh Vân Nam ( tây nam) Trung Quốc bị cưỡng chế thu hồi đất đã nổi dậy chống trả lực lượng công an khi hai người dân bị bắt.

Tân Hoa Xã hôm qua (23/10) loan báo có 27 công an bị thương và hơn 30 xe của chính quyền bị đập phá trong cơn phẫn nộ của những người dân làng.
Khoảng 200 nông dân đã phong tỏa lối vào làng Quảng Tế ngăn không cho công an tới bắt hai dân làng bị tình nghi « giữ người bất hợp pháp và cố tình gây thương tích » . Sự cố lớn đã bùng phát khi công an được điều động tăng cường tới hiện trường.
Nhiều công an đã bị người dân bắt giữ trong làng, nhưng theo Tân Hoa Xã, những người bị bắt đã trốn thoát.
Sau vụ nổi loạn, quan chức chính quyền địa phương đã yêu cầu phải « tôn trọng nguyện vọng của người dân làng liên quan đến việc mua bán đất đai ».
Hai bố con được cho là đại diện cho quyền lợi của những người dân làng bị bắt cũng đã được thả ra trong ngày.
Nguyên nhân của vụ nổi dậy được báo chí khẳng định là do việc thu hồi mua bán đất đai của nông dân.
Theo các chuyên gia, ở Trung Quốc, hàng năm xảy ra tới 90 000 « sự cố đám đông », ngôn từ dùng để chỉ các vụ nổi dậy, biểu tình tập trung, khiếu kiện đông người ở Trung Quốc. Phần đông các vụ này đều xuất phát từ việc cưỡng chế thu hồi, trưng thu đất đai hay đền bù giải phóng mặt bằng bất công.

Thỉnh nguyện thư của bà Đỗ Ty, mẹ tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh

VRNs (26.10.2013) – Sài Gòn – Ngày 24.10, từ Lâm Đồng, bà Đỗ Ty, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh đã gửi Thỉnh Nguyện Thư tới bà Jenife Neidhart Ortiz, viên chức chính trị của lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn. Trong thư, bà Đỗ Ty cho biết, cách đối xử tồi tệ của trại giam cũng như tình trạng sức khỏe “nguy kịch” của con bà là tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và nhờ bà Jenife Neidhart Ortiz can thiệp.
Sau đây là nguyên văn Thỉnh Nguyện Thư của bà Đỗ Tỵ.


Lâm Đồng, ngày 24 tháng 10 năm 2013

 

THỈNH NGUYỆN THƯ


Kinh gửi : – Bà Jenifer Neidhart Ortiz  - Đại Sứ Quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tôi tên là Đỗ Ty.
Sinh năm 1947 tại Huyện Triệu Phong – Tỉnh Quảng Trị
Hiện nay thường trú tại : Tổ 4 – Khu phố 5 – Thị trấn Di Linh- Huyện Di Linh – Tỉnh Lâm Đồng – VIỆT NAM
Nay tôi xin gửi thư này đến Bà Jenifer Neidhart Ortiz  để thỉnh cầu một việc như sau:
Nguyên con gái của tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh
Sinh ngày 13 tháng 03 năm 1985,
Đang bị giam giữ tại phân trại 3 – trại giam Thanh Xuân – Xã Xuân Dương – Huyện Thanh Oai – Hà Nội
Bị kết án 7 năm tù giam .với tội danh ‘‘Phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật hình sự  nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam‘‘ .
Vì con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đau lòng trước thực trạng xã hội của đất nước và đã đứng lên tham gia hoạt động giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ dân oan bị mất đất, mất nhà ở, đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho người lao động và dân oan, lên tiếng phản đối sự bất công của nhà nước Việt Nam mà bị nhà nước cộng sản Việt nam đã bắt giam , đã đánh đập rất tàn nhẫn, bị xử án nặng nề bằng 7 năm tù giam cùng với hai người bạn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam và Đoàn huy Chương 7 năm tù giam, qua những phiên tòa không minh bạch. Con tôi thường xuyên bị chuyển đến các nhà tù khác nhau, bị ép buộc nhận tội, bị cưỡng bức lao động và bị đánh đập trong các nhà tù cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian bị giam giữ, Đỗ Thị Minh Hạnh đã phản đối việc trại giam bóc lột sức lao động của tù nhân, bắt tù nhân phải làm việc vất vả  trong môi trường độc hại, tù nhân thường bị tay chân lở loét, sức khỏe sa sút , những tù nhân chính trị nếu không nhận tội khi bị bệnh sẽ không được khám bệnh và điều trị , đồng thời dù bệnh nặng vẫn phải lao động .Trong nhà tù, công an trại giam thường xuyên dùng tù nhân hình sự để hành hạ đánh đập tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo và tù nhân chính trị, mà Đỗ Thị Minh Hạnh là một trong những nạn nhân.
Trong thời gian bị giam cầm tại trại tù Xuân Lộc – Đồng Nai, Đỗ Thị Minh Hạnh đang lâm trọng bệnh, một bên ngực bị teo dần và đau nhức đồng thời mỗi buổi chiều đều lên cơn sốt. Gia đình chúng tôi nghi ngờ có khả năng là bệnh ung thư vú của phụ nữ.
 Vào ngày 02/10/2013 công an trại giam đã chuyển Đỗ thị Minh Hạnh cùng một nữ tù nhân tín đồ Phật Giáo Hòa hảo là Mai Thị Dung đến trại giam Thanh Xuân – Hà Nội.
Ngày 11/10/2013, tôi đến trại giam Thanh Xuân – Hà Nội tìm thăm con tôi , thì được con tôi cho biết  như sau:
1 – Con tôi – Đỗ thị Minh Hạnh và Mai Thị Dung đang trong tình trạng bệnh nặng nguy kịch đã bị nhà nước Việt Nam chở trên chiếc xe chở tù nhân , bị xích chân và còng tay trong thùng xe bịt bùng vận chuyển hai người bệnh nặng nói trên đi từ tỉnh Đồng Nai đến trại giam Thanh Xuân Hà Nội với đọan đường dài trên 1700km, cả hai người bị ngất xỉu nhiều lần và kiệt sức, ngày 11/10/2013 Mai Thị Dung phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Khi đến trại giam Thanh Xuân, công an thường xuyên ép buộc cả hai phải nhận tội để được nhà nước khoan hồng.
2 – Tình trạng sức khỏe của con tôi hiện nay đang bị đau thần kinh  do những lần bị đánh đập tại trại tù Xuân Lộc – Đồng Nai, một bên ngực teo nhỏ bị đau nhức và đang uống, chích thuốc để trị bệnh. Con tôi cho biêt vào khoảng đầu tháng 09 năm 2013, nhà tù Xuân Lộc có cho con tôi khám bệnh và kết luận con tôi bị bệnh phụ nữ và có cho uống và chích thuốc nhưng hiện nay gia đình chúng tôi không biết rõ Đỗ Thị Minh Hạnh đang uống và chích thuốc gì. Gia đình chúng tôi rất lo cho tình trạng sức khỏe của con tôi.
Nay tôi khẩn thiết thỉnh cầu Bà Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ dùng ảnh  hưởng và uy tín của Bà để can thiệp với nhà nước Việt Nam trả tự do cho con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương là hai người cùng hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt nam mà bị kết án nặng nề, đồng thời thả nữ tù nhân lương tâm Mai Thị Dung đang trong tình trạnh bệnh tình nguy kịch. Sự can thiệp của quý vị sẽ kịp thời giúp con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh và tù nhân Mai Thị Dung được khám và điều trị sớm tránh được nguy hiểm đến tính mạng.
Thay mặt gia đình tôi xin gửi đến Bà lời chân thành cám ơn và lời chúc sức khỏe.
Người thỉnh nguyện
Đỗ Ty

Sản phụ chết thảm vì...thiếu 1 triệu đồng?!

TMO -  Dư luận vẫn chưa hết xót xa sau cái chết của hai mẹ con Sản phụ ở Thanh Hóa. Theo lời kể lại của người nhà nạn nhân cho thấy sự tắc trách, vô cảm đến cùng cực của các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa.

Rạng sáng ngày 18/10/2013, sau nhiều tiếng đồng hồ vật vã đau đẻ, sản phụ Nguyễn Thị Xuân (SN 1973, ngụ làng Mật Thôn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã chết trên bàn mổ cùng thai nhi chưa kịp nhìn ánh mặt trời.
Chồng nạn nhân, anh Nguyễn Văn Đông đau đớn cho biết vợ mình cả đời cực khổ, cuối cùng lại phải chịu một cái chết tức tưởi như thế.
“18h chiều ngày 17/10, vợ tôi bắt đầu chuyển dạ, tôi vội đưa vợ lên BV Đa khoa huyện Thiệu Hóa. Bác sĩ Lê Xuân Dũng tiếp nhận, cho làm xét nghiệm mà không qua khâu siêu âm. Kết quả hoàn toàn bình thường, chỉ chờ để đẻ. Đến khoảng 3h sáng ngày 18/10, vợ tôi lên cơn đau dữ dội. Nghĩ vợ sắp sinh, tôi vội gọi chị gái vợ lên bệnh viện để hỗ trợ những việc cần thiết”, người chồng nhớ lại.
Tiếp tục câu chuyện, chị gái nạn nhân là chị  Nguyễn Thị Ca kể “Khi tôi đến, em tôi cứ níu lấy tôi mà la: Chị ơi  gọi bác sĩ cứu em với, em đau quá rồi. Lúc đó, mắt em tôi dại đi,  liên tục kêu tức ngực, khó thở.
Cũng từng có kinh nghiệm sinh nở nên tôi thấy em tôi có dấu hiệu bất thường. Vì thế, tôi nhiều lần chạy sang cầu xin các bác sĩ đến để thăm và khám nhưng họ vẫn không đến".
Sau nhiều lần cầu cứu các y tá, bác sỹ, mãi đến 5h10, các bác sĩ mới quyết định đưa sản phụ đi mổ.
Sau lúc vào phòng mổ, gia đình không thấy chị Xuân kêu và la gì nữa. Mọi người nghĩ chị được tiêm thuốc mê nên phần nào cũng yên tâm, cứ đứng chờ bên ngoài. Tuy thế, mãi vẫn không thấy tiếng trẻ khóc, sốt ruột, chị gái sản phụ hỏi một bác sĩ đi ra, nhận được câu trả lời: Bé yếu lắm, đang chăm sóc.
“Đến khoảng 5h20, các bác sĩ phẫu thuật cũng như y tá thực hiện kíp mổ lẳng lặng đi ra, người nhà hỏi nhưng không ai trả lời bất cứ điều gì. Chúng tôi rất nóng ruột nhưng cũng chẳng biết làm sao. Mãi đến hơn 6h, không thể nhịn được, chúng tôi đánh liều chạy vào phòng mổ.
Gia đình không ai kìm lòng được trước cảnh tượng quá xót xa. Em tôi bị quấn bằng một đống giẻ, bên cạnh là cháu bé đỏ hỏn, cả hai mẹ con đều đã tắt thở từ lúc nào. Không có bất kỳ bác sĩ, y tá nào trong phòng. Họ bỏ mặc người chết nằm đấy”, chị gái nạn nhân đau đớn kể lại trong nước mắt.
Theo lời kể của gia đình nạn nhân, sản phụ vốn có một cuộc đời khá bi kịch. Bi kịch hơn nữa là chị đã mất mạng bởi nguyên nhân gia đình cho rằng “không có 1 triệu đáp ứng yêu cầu vòi vĩnh của y bác sỹ”.

Quán ăn dùng bột làm sạch bồn cầu để nấu cho thực khách!

NĐT - 25/10/2013 --  Trên thị trường hiện nay, nhiều người bán nhập nhèm bột mềm công nghiệp (thường có thành phần asen, thủy ngân và nhiều tạp chất khác) giá rẻ, vốn chỉ được dùng trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc để làm sạch các vết bẩn trên gạch men, bồn sứ, nệm da, sàn nhà… với bột mềm thực phẩm.

Không được bày bán công khai, nhưng bột nhừ (bột khai) đang trở thành “bí quyết làm mềm xương, mềm thịt vừa nhanh vừa ngon” tại nhiều quán ăn, cửa hàng chế biến đồ ăn sẵn. Thậm chí cả khi luộc lạc, luộc ngô, khoai, sắn người ta cũng dùng loại bột  này để rút ngắn thời gian chế biến…
20 phút là… nhừ hết
Tại các chợ như chợ Bưởi, chợ Đồng Xuân hay chợ Hôm, người tiêu dùng dễ dàng tìm mua được bột nhừ với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng nói là các kiot đều không bày bán công khai loại hàng này. Khi khách có nhu cầu, chủ kiot sẽ hỏi mua bao nhiêu, nếu chắc chắn mua thì người bán mới lấy hàng ra.
Tại chợ Bưởi, bột nhừ bán với giá 20.000 đồng/kg, chợ Hôm giá 25.000 đồng. Cá biệt, tại chợ Đồng Xuân, nếu hỏi bột nhừ giá rẻ, khách có thể mua được với giá cực sốc:12.000 đồng/kg. Tất cả các loại này đều được chuyển về từ Trung Quốc.
Tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi được coi là “lò" bán buôn các chất phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ. Bà chủ một kiot đồ khô ngay đầu chợ cho biết, hiện cửa hàng bà có bán "cần sủi" là bột để làm nhừ thịt. Khi muốn thịt bò, chân giò hay bất cứ cái gì dai và muốn nhừ nhanh thì chỉ cần cho ít bột này vào thịt cùng với nước lạnh, sau đó đun sôi là nhừ. Chân giò, thịt bò khi dùng bột này vừa nhừ mà không bị nát.
“Để ninh nhừ xương cho ngọt nước dùng phải mất hơn một tiếng đồng hồ. Nhưng dùng thêm loại bột này chỉ mất khoảng 30 phút là xương có thể đã mủn ra. Một nồi nước dùng đủ cho 30 người ăn chỉ cho khoảng một nắm vừa trong tay. Nếu cho nhiều quá, xương sẽ mủn nát ra, nước dùng vì thế không còn trong, không còn ngọt. Người tinh sẽ thấy hơi chát.
Bột làm nhừ thực phẩm hay còn gọi là cần sủi được bán rất nhiều ở các chợ trên địa bàn HN.
Tương tự như tác dụng làm nhừ xương, nếu có thêm bột này vào đỗ đen sẽ bở tơi. Vì thế, những cửa hàng bán chè cũng là đối tượng có nhu cầu sử dụng bột nhừ. Đối với những loại hạt như đỗ đen, nếu ninh thủ công bằng bếp than, hay dùng gas thì hết lãi. Dùng bột nhừ thì chỉ mất khoảng 10 phút là hạt đỗ có thể bở tơi bời..”, bà này giới thiệu
Tại kiot này, bột nhừ được để ở trong một chiếc thùng carton phủ bên trên một lớp giấy bóng dày,và được nhét mãi dưới gầm kệ để hàng. PV phải đợi khá lâu mới thấy chủ moi từ dưới đáy lên một túi bột trắng, thứ bột này được đựng trong 1 túi nilon trắng, hoàn toàn “trắng” về thông tin sản phẩm: nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ,…
Theo quan sát của PV, loại bột này có màu trắng mịn, vừa mở gói bột ra đã thấy mùi rất khai. “Bột này ngoài tên gọi bột nhừ, người ta còn gọi là bột khai…”, chủ kiot giải thích.
Cũng theo tiết lộ của chủ kiot, các quán bún phở, quán cơm bình dân, chế biến đồ ăn sẵn, ngay cả những hàng bán ngô luộc, khoai sắn luộc cũng thường xuyên mua bột nhừ này về sử dụng.
“Những người bán ngô, khoai, sắn luộc thì hay mua soda, cũng làm nhừ thức ăn được. Dùng cái này vừa giúp thực phẩm nhanh nhừ, nhất là với lạc luộc, dùng soda sẽ vừa làm lạc nhanh nhừ vừa trữ nước trong lạc giúp lạc nặng cân hơn, và để cả tuần cũng không sợ thiu”, vừa nói chị vừa lôi từ trong góc ra một hộp baking soda toàn bằng tiếng nước ngoài, không hề có phụ đề tiếng Việt cũng như hạn sử dụng.
Mở hộp soda người bán đưa cho, đó là một thứ bột trắng, nhãn hiệu rất là sơ sài, không có địa chỉ cũng như số điện thoại liên lạc với nhà sản xuất. Bột soda được bán với giá khoảng 25.000 đồng/kg đến 30.000đồng/kg.
Về xuất xứ hàng hóa bà chủ không giấu diếm và nói, bột làm mềm thịt này là của Trung Quốc.
Chỉ cần cho loại bột này vào nồi hầm xương thì 20 phút sau xương đã nhừ mủn
Không dùng bột nhừ thì… hết lãi
Tại một quán phờ bò trên đường Ngọc Lâm (Long Biên, HN), bà chủ hàng vừa nhanh tay thả những khúc xương bò to bằng bắp tay vào nồi ninh vừa tiết lộ: Nếu hầm 4-5 kg xương bò theo cách thông thường thì phải mất khoảng 5-6 giờ mới mềm và ra hết chất. Tuy nhiên, chỉ cần thêm 1-2 thìa bột mềm thì chỉ khoảng 30 phút là đã có được nồi nước dùng thơm ngon và rất trong. Nếu dùng bột mềm hầm thịt, gân, đuôi bò hay chân giò heo, ngoài việc nhanh mềm, thịt còn có độ dẻo rất ngon. Bột mềm dùng hầm đậu nấu chè cũng rất nhanh…
Tìm hiểu từ nhiều người kinh doanh quán ăn, PV được biết họ vẫn thường dùng loại bột mềm này trong chế biến thực phẩm nhưng không biết tác hại của nó thế nào.
Chị Mộc, chuyên bán bún giò heo ở gần cổng BV Phụ sản HN cho biết: “Thấy bạn cùng buôn bán truyền tai nhau bí quyết sử dụng loại bột này nên tôi cũng mua về dùng thử. Hầm cả chục ký chân giò chỉ mất khoảng nửa giờ là xong. Khi vớt ra, chân giò rất mềm nhưng vẫn còn nguyên miếng. Trong khi đó, nếu hầm theo cách thông thường thì phải mất vài giờ nhưng xương, thịt lại hay bị vỡ vụn, nhìn kém hấp dẫn hẳn.
Khi PV hỏi: “Chị không sợ độc hại cho khách hàng của mình sao?”, thì chị Mộc trả lời: “Người ta bán công khai loại bột này, mà hầu hết những quán ăn họ đều sử dụng để hầm xương, luộc thịt gà, luộc lạc,… đã thấy khách hàng nào bị ngộ độc vì chất này đâu. Nếu ninh chân giò bằng cách thông thường thì chi phí cho ga, than là rất lớn, như vậy thì lấy đâu ra lãi nữa.
Cũng theo chị Mộc, bột nhừ không chỉ được dùng ninh xương, làm mềm thịt mà còn được hòa thêm vào bột làm bánh bao, bánh chuối, bánh khoai để các loại bánh này có độ phồng, tạo xốp.
Các quán chè cũng sử dụng loại bột này để ninh đỗ nhanh nhừ
Nguy hại lớn đến sức khỏe
Bột nhừ là một trong những tên gọi của muối natri hydro carbonat (NaHCO3). Trong chế biến thực phẩm, loại phụ gia này có tác dụng điều chỉnh độ chua, chống đông vón và tạo xốp. Vì thế, bột nhừ thường được sử dụng để ninh chè đỗ đen, ninh xương, thịt bò,... Mục đích sử dụng đúng như tên gọi của phụ gia này: Giúp thực phẩm nhanh nhừ, tiết kiệm thời gian và năng lượng đun nấu. 
Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ dùng 45gram/kg, tức là tối đa 1 - 2 thìa canh trong 1kg thực phẩm cần chế biến. NaHCO3nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, tuy nhiên, cần phân biệt rõ hóa chất NaHCO3 loại dùng trong công nghiệp với loại dùng trong thực phẩm (có độ tinh khiết cao). NaHCO3 dùng trong công nghiệp thường có mùi vôi nồng. Còn loại dùng chế biến thực phẩm thường không mùi, không vị và đặc biệt là màu rất trắng do có độ tinh khiết cao.
Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Công nghệ Hóa học, ĐHKHTN (ĐHQGHN), bột nhừ chính hiệu bản chất là các enzim tiêu hóa, được sử dụng để làm mềm thức ăn nhanh nhưng rất khó sản xuất đại trà và giá không hề rẻ.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ bột nhừ thật lại có giá 30.000đồng/kg. Ở Việt Nam chưa sản xuất được bột nhừ chính hiệu, nếu nhập về và bán thì giá phải lên đến hàng triệu đồng/kg”, ông Hùng nhấn mạnh.
Trên thị trường hiện nay, nhiều người bán nhập nhèm bột mềm công nghiệp (thường có thành phần asen, thủy ngân và nhiều tạp chất khác) giá rẻ, vốn chỉ được dùng trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc để làm sạch các vết bẩn trên gạch men, bồn sứ, nệm da, sàn nhà… với bột mềm thực phẩm. Dùng bột mềm công nghiệp để chế biến thực phẩm sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.
Nhiều chuyên gia y tế cho biết, thủy ngân có độc tính rất cao. Dùng thức ăn có chứa thủy ngân thì chất này sẽ tích lũy dần trong não, thận, gan, tóc và da, tồn tại dai dẳng trên cơ thể con người, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trong khi đó, asen cũng là chất cực độc. Nếu thâm nhập cơ thể con người mỗi ngày một ít với liều lượng nhỏ nhưng trong thời gian dài, chất này sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, sạm da, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, viêm dạ dày và ruột... Lâu dài hơn, asen còn có thể gây ung thư.
Có thể phân biệt bột nhừ thực phẩm và bột nhừ công nghiệp bằng cảm quan: Bột nhừ dùng trong công nghiệp có mùi vôi khá rõ do lượng khí hydro sục không đủ; trong khi loại dùng trong chế biến thực phẩm thường không mùi, không vị và đặc biệt là màu rất trắng.
Ngọc Anh

CSVN bị lên án vì vụ xử ông Đinh Nhật Uy

SÀI GÒN (NV) .- Nhiều nơi, nhiều tổ chức lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền CSVN sau khi nghe tin Đinh Nhật Uy sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 29 tháng 10 tới đây ở tỉnh Long An.


Biểu tình phản đối việc truy tố - kết án hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại Tân An, Long An hồi tháng 8. Những hình anh này có thể sẽ lặp lại vào ngày 29 tháng 10 khi đưa Đinh Nhật Uy ra xử. (Hình: Internet)


Ông Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, bị bắt ngày 15 tháng 6 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 258 của luật hình sự CSVN. Ông Uy là anh trai của sinh viên Đinh Nguyên Kha hiện đang ở tù – người bị cáo buộc là “tuyên truyền chống nhà nước” cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Dự tính xét xử ông Đinh Nhật Uy là lý do khiến Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) tố cáo Việt Nam đang tìm mọi cách để đàn áp những người bất đồng quan điểm với nhà nước.

RSF nhận định, việc truy tố Đinh Nhật Uy cho thấy tính chất khốc liệt của các vụ đàn áp các quyền tự do căn bản của con người, tại Việt Nam.

Trao đổi với VOA, ông Benjamin Ismail, phụ trách Ban Á Châu-Thái Bình Dương của RSF, nói rằng, chuyện bắt một người dùng mạng xã hội như Facebook để đòi công lý và kêu gọi phóng thích em trai của mình là bằng chứng cho thấy sự đàn áp nhân quyền của chế độ Hà Nội đã tới cực điểm.

Mẹ ông Đinh Nhật Uy đã ngỏ lời mời tất cả mọi người và đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức nhân quyền, cơ quan truyền thông quốc tế đến tham dự phiên xử ông Uy. Ông Ismail bảo rằng, ông lấy làm tiếc khi RSF không thể tham dự phiên tòa này vì CSVN không hoan nghênh RSF.

Tuy nhiên, theo ông, ông Zuckerberg, sáng lập viên Facebook nên dự phiên xử Đinh Nhật Uy để có cơ hội nhận ra rằng, trong khi facebook có thể mọi người trên thế giới chia sẻ thông tin và biểu đạt quyền tự do ngôn luận thì tại một số nơi như Việt Nam, nhiều người dùng facebook bị tù tội.

Không chỉ có RSF chỉ trích chế độ Hà Nội truy tố ông Đinh Nhật Uy, Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng vừa lên tiếng tố cáo việc truy tố là tùy tiện, vi phạm nhân quyền và họ đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nên cân nhắc khi xem xét thỉnh cầu trở thành thành viên trong hội đồng này của Việt Nam.

Mạng lưới Blogger Việt Nam nhận định, việc truy tố Đinh Nhật Uy vi phạm Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam từng cam kết thực hiện. Theo đó, mọi người có quyền biểu đạt tư tưởng không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận, quảng bá tin tức, ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Tổ chức này phản đối sự bất công khi nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo vốn nắm giữ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp, tự nhận là chủ thể bị “xâm phạm lợi ích” rồi tự điều tra, buộc tội, kết án.

Mạng lưới Blogger Việt Nam cho rằng, các biện pháp trấn áp quyền tự do ngôn luận, gồm cả những bản án tù liên quan đến các điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước) trong luật hình sự Việt Nam, không những không có tác dụng răn đe, mà còn làm công chúng thêm bất bình trước cách hành xử càng ngày càng tùy tiện của giới cầm quyền.

Cũng cần nói thêm rằng, trong Kết luận Điều tra, công bố hồi đầu tháng 9 để đề nghị Viện Kiểm sát Long An truy tố ông Đinh Nhật Uy, Công an Long An xác định, ông Uy phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” vì thu được một loạt “vật chứng” như: Sáu áo thun có ghi dòng chữ “Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam”. Hai áo thun phía trước có ghi dòng chữ “No to U-Line! Yes to UNCLOS!”, phía sau có ghi dòng chữ "No U FC, Xoá ‘Đường Lưỡi Bò’ Bảo vệ biển đảo Việt Nam”. Cũng trong Kết luận Điều tra, Công an Long An đề nghị “tịch thu tiêu huỷ hai quyển sách”  là “Bên Thắng Cuộc” và “Chết bởi Trung Quốc”. 

Kết luận Điều tra vừa kể bị chỉ trích gay gắt vì “lợi ích nhà nước” mà theo Công an Long An, ông Uy đã “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” để “xâm phạm” chỉ là những hành vi chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.  


Gần đây, trong cáo trạng do Viện Kiểm sát Long An lập để truy tố ông Uy ra tòa, cơ quan này chuyển hướng, xác định họ truy tố ông Uy vì ông đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” để “nói xấu” VNPT và Viettel – hai tập đoàn nhà nước chuyên cung cấp dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ Internet. Một đảng viên là hàng xóm của ông Uy cũng cáo giác ông Uy đã “nói xấu” bà ta. (G.Đ)

Tiêm nhầm vaccine là lỗi hệ thống toàn cầu?!

SỐNG MỚI -  26/10/2013 

Cho đến ngày 25/10, phiên thảo luận tổ thứ 3 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, Bộ trưởng Y tế Kim Tiến vẫn tránh phóng viên. Thay vào đó là bản báo cáo giải đáp thắc mắc của đại biểu Quốc hội và cử tri trước những vấn đề nổi cộm của ngành.
Đầu tiên là vụ tiêm vaccine gây chết trẻ sơ sinh tại Quảng Trị, bản báo cáo nhấn mạnh vào hiện tượng tiêm nhầm thuốc đã từng xảy ra ở một số nước trên thế giới nên đó chỉ là việc không ai muốn xảy ra! Như vậy, những vấn đề khách quan về chất lượng vaccine đã bị gạt bỏ, và đây sẽ là thuần túy thuộc về lỗi của một cá nhân, nhóm người nào đó. Mà nếu đúng như nguồn tin của báo Lao Động đưa sáng ngày 25/10, kết quả điều tra từ công an cũng cho thấy những đứa trẻ đã bị tiêm nhầm thuốc co thắt tử cung Oxytocin! Bộ trưởng Kim Tiến đã từ chối bình luận về kết luận điều tra này. Còn theo báo Pháp luật, cả 2 phó giám đốc Sở Y tế Quảng Bình đều viện cớ ốm và bận công tác nên không biết đến thông tin trên.
 
“Bệnh viện vẫn có 2 mức giá như giá chữa bệnh tự nguyện, giá chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong giáo dục cũng vậy, giá trường công, giá trường tư là khác nhau. Một đất nước như thế mà cả giáo dục và y tế lại xuống cấp như vậy?” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Infonet 25/10)
Về vụ việc ăn bớt vaccine ở Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, Bộ trưởng Tiến cũng cho rằng đây là sai phạm có tính chất cá nhân trong việc thực hiện quy định tiêm chủng của Bộ nên cán bộ trực tiếp tiêm chủng đã bị buộc thôi việc, giám đốc Trung tâm đã tiến hành kiểm điểm phê bình và bị cắt thi đua khen thưởng. Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Hòai Đức khiến dư luận phẫn nộ hiện vẫn đang được điều tra.
 
Có thể thấy, bản báo cáo của Bộ trưởng đã làm được một việc là khoanh vùng những vụ việc nghiêm trọng trong ngành xảy ra liên tiếp chỉ trong vòng 3 tháng đổ lại đây. Nếu như dư luận bức xúc vì sao sau vụ vaccine tại Quảng Trị, Bộ trưởng Y tế không cất được một lời xin lỗi thì nay, sau vụ bác sĩ Mạnh Tường thực hiện hành động phi nhân tính trên cầu Thanh Trì vị Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên đã phải ra “chắn gió” dư luận một cách muộn mằn.
 
Nhưng đến lúc này thì xin lỗi để làm gì, đại biểu Dương Trung Quốc bức xúc đặt câu hỏi trên tờ Người Lao Động ngày 23/10. Giờ người dân quan tâm đến việc tư lệnh ngành sẽ đắp vá y đức, y thuật, y đạo đến đâu. Và với một loạt sai phạm phản ánh lỗi quản lý ngành nghiêm trọng như vậy, thì liệu bà Bộ trưởng có nên dùng lòng tự trọng để từ chức không, tờ Petrotimes ngày 25/10 lặp lại lời đề xuất vốn đã từng xuất hiện trên một bản kiến nghị thu hút hàng ngàn chữ ký của người dân sử dụng Facebook từ tháng 7 đến nay. Tờ báo so sánh, văn hóa từ chức có ở nước ngoài mà sao ở nước ta lại xa lạ. Rồi nếu cứ lấp liếm tìm cách đổ tội cho những nguyên nhân hoàn cảnh khách quan thì bao giờ mới ngăn được nạn tiêu cực không chỉ riêng ở ngành y tế mà còn ở rất nhiều ngành nghề khác? Câu hỏi này cũng chính là câu trả lời. Bởi nếu có du nhập cả văn hóa từ chức về nước ta thì với lỗi quản lý ngành, với luật pháp không nghiêm, hoạt động giám sát không minh bạch tiền hô hậu ủng cho sự lấp liếm, thì từ chức cũng chỉ là biện pháp hạ cánh an toàn. Vừa có tiếng thơm  mà chả cần ai phải giục.
 
 

Lào Cai: Xe khách lao xuống vực, 7 người chết!

ĐẤT VIỆT 26/10/2013 - Vào lúc 18h30 ngày 25/10, trong lúc đang xuống dốc, chiếc xe khách chở 46 người mang biển số 15B- 01076 đã bị mất phanh, mất lái, lao xuống vực sâu khoảng 30 mét, làm 5 người chết tại chỗ, 2 người chết tại bệnh viện.


Ngoài ra, còn 39 người bị thương đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
 
Vụ tai nạn xảy ra tại km 74 + 200, quốc lộ 279, thuộc xã Yên Sơn (Bảo Yên- Lào Cai).
 
Theo công an huyện Bảo Yên, chiếc xe chở số khách trên xuất phát từ Hải Phòng đi lễ đền Bảo Hà (Bảo Yên- Lào Cai), khi còn cách đền Bảo Hà chừng 15km thì bị tắc đường (do sạt lở đất) nên xe khách quay đầu trở lại thị trấn Phố Ràng, đến km 74+ 200 thì xảy ra tai nạn.
 
Công an huyện Bảo Yên đang tìm cách cẩu chiếc xe bị nạn nói trên lên khỏi vực sâu và điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
 
Trước đó, sáng 15/10, tại cầu Minh An, thuộc xã Minh An, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chiếc xe khách Hải Vân mang biển Kiểm soát 29LD - 4168 do Nguyễn Trọng Huy (45 tuổi) điều khiển, chạy từ tỉnh Lai Châu về bến Mỹ Đình (Hà Nội), đã đâm gẫy lan can cầu Minh An rồi lao xuống suối.

Sau khi đâm gãy 3 khoang lan can cầu bằng bê tông, xe khách chở 35 người đã lao xuống suối rồi lật nghiêng.
Sau khi đâm gãy 3 khoang lan can cầu bằng bê tông, xe khách chở 35 người đã lao xuống suối rồi lật nghiêng.
Tại hiện trường, 3 khoang lan can cầu bằng bê tông bị đâm gãy và rơi xuống suối (cách mặt cầu khoảng hơn 2m). Xe khách bị lật nghiêng sau cú lao mạnh xuống suối. Đầu xe khách, kính trước bị vỡ và hư hỏng nặng, nhiều đồ đạc trong xe rơi vung vãi khắp nơi. Phần lớn hành khách đều thoát được ra ngoài an toàn.
2 người đã được chuyển ngay về bệnh viện Việt Đức, Hà Nội để cấp cứu. 3 người bị thương nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Văn Chấn và 30 khành khách khác bị thương nhẹ.
 
Nguyễn Ngân

21 năm đòi bồi thường oan sai !

NLĐ - Thứ Sáu, 25/10/2013 

15 năm sau ngày ở tù oan, bà Đỗ Thị Lộc (SN 1954) mới được VKSND quận 1, TP HCM xin lỗi. Tuy nhiên, để đòi được số tiền bồi thường thiệt hại do oan sai là cuộc hành trình dài…

Chúng tôi tìm đến địa chỉ trong bản án sơ thẩm nhưng căn nhà khóa kín cửa. Điện thoại cho em gái bà Đỗ Thị Lộc mới biết bà đã chuyển về sống cùng người chị đầu ở quận Gò Vấp từ năm 2007.
“Không có tội sao lại chịu cảnh tù đày?”
Trong căn nhà dựng tạm bằng mái tôn và gạch đỏ chưa tô, bà Lộc nằm đăm chiêu trên chiếc giường tre ọp ẹp, đôi mắt chất chứa nỗi u uất. Thấy chúng tôi đến, bà nhờ người chị đỡ ngồi dậy, xúc động nói: “Tôi bệnh nằm một chỗ mấy năm, có người đến thăm, tôi mừng lắm”. Nụ cười chưa kịp tắt, bà bật khóc rồi nghẹn ngào kể cho chúng tôi nghe về 170 ngày bị tù oan và hành trình 21 năm đi kiện đòi bồi thường oan sai.
Bệnh tật hành hạ triền miên khiến bà Lộc không còn nhớ rõ từng chi tiết về thời gian nên thỉnh thoảng phải nhờ người chị ruột là bà Đỗ Hữu Hạnh (SN 1953) trả lời giúp. Chắp vá từng mảnh sự kiện, câu chuyện của bà Lộc có thể tóm tắt như sau: Cha mẹ qua đời, để lại cho 4 chị em bà căn nhà trên đường Cô Bắc (quận 1). Không chồng con, bà được chị em tin tưởng giao đứng tên sở hữu căn nhà. Để có tiền mở rộng việc kinh doanh rau củ quả, 4 chị em bà quyết định thế chấp căn nhà, vay 32 triệu đồng. Buôn bán khó khăn, khách hàng quỵt tiền khiến họ lao đao, không trả nợ đúng hạn.
Bà Đỗ Thị Lộc kể về những ngày tháng bị bắt giam oan và hành trình đi kiện đòi bồi thường oan sai
Năm 1992, bà Lộc bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”. Sau đó, VKSND quận 1 hủy bỏ lệnh tạm giam vào ngày 28-9-1992 và có quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với bà Lộc vào ngày 31-12-1992 do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
“Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được những ngày tháng bị giam trong trại. Tôi bị cao huyết áp, béo phì, đi đứng khó khăn do chân yếu nên suốt 170 ngày cứ nằm đó mà khóc. Tôi nghĩ mình không có tội, tại sao lại phải chịu cảnh tù đày? Tôi xin được trả nợ thay vì cưỡng chế căn nhà cha mẹ để lại nhưng không được đồng ý…” - bà Lộc vừa khóc vừa nói.
Kiện đòi bồi thường
Trước khi bị giam, mỗi ngày bà Lộc kiếm được 100.000 đồng, chưa kể đến lợi nhuận từ việc bỏ mối sỉ rau củ quả cho các cơ quan. Sau 170 ngày bị bắt giam trở về, việc kinh doanh gác lại, các mối quen bỏ đi, vốn liếng không còn. Hai năm sau khi được trả tự do, bà vẫn không tìm được việc làm trong khi bệnh tật ngày càng nặng.
Uất ức, bà yêu cầu VKSND quận 1 bồi thường thiệt hại về tinh thần và vật chất nhưng cơ quan này trả lời: “Không nằm trong diện bồi thường”. Năm 2003, Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 về “Bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra” được ban hành, như người chết đuối vớ được cọc nhưng vì sức khỏe không cho phép, bà năn nỉ chị gái đem đơn đi kiện với mong muốn được minh oan và đền bù thiệt hại. Hành trình đi đòi công lý bắt đầu.
Sau những ngày tháng lặn lội, gõ cửa hết nơi này đến nơi khác, cuối cùng, bà cũng được VKSND quận 1 đồng ý thương lượng việc bồi thường. Thế nhưng, việc thương lượng bất thành. Năm 2006, bà Lộc khởi kiện. Năm 2007, TAND quận 1 xử sơ thẩm buộc VKSND quận 1 bồi thường cho bà Lộc 8.468.538 đồng tiền tổn thất về tinh thần và thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất; đồng thời, VKSND quận 1 phải tiến hành xin lỗi tại nơi cư trú của bà Lộc, đăng cải chính trên một tờ báo trung ương, một tờ báo địa phương trong 3 số liên tiếp. Bà Lộc kháng cáo. TAND TP HCM xử phúc thẩm bác kháng cáo.
15 năm sau ngày bị tù oan, bà Đỗ Thị Lộc mới được nhận tiền bồi thường, được xin lỗi và đăng báo cải chính. “Tôi bị bắt ở quận 1, có sự chứng kiến của đông đảo bà con hàng xóm nên cũng mong được xin lỗi ở nơi đó. Nhưng vào thời điểm năm 2007, tôi đã chuyển về sống cùng chị gái và nằm một chỗ nên chỉ được xin lỗi tại nhà với sự chứng kiến của mọi người trong gia đình…” - bà Lộc lại nghẹn ngào.
Về sau, cho rằng số ngày tạm giam không chính xác, bà Lộc tiếp tục nhờ người thân gửi đơn khiếu nại. Ngày 19-4-2011, Tòa Dân sự TAND Tối cao tại TP HCM đã có quyết định giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại từ đầu. Năm 2012, TAND TP HCM xử sơ thẩm lần 2 đã buộc VKSND quận 1 phải bồi thường thêm cho bà Lộc 14.897.000 đồng ngoài số tiền bà đã nhận.
Không đồng ý, bà Lộc làm đơn kháng cáo, yêu cầu sửa bản án sơ thẩm theo hướng tính lại thiệt hại tổn thất tinh thần và thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất, sức khỏe suy giảm… với tổng số tiền yêu cầu bồi thường thêm là 356.058.000 đồng...
Chấp nhận một phần kháng cáo
Ngày 24-10, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM nhận định cách tính số tiền bồi thường tổn thất về tinh thần và thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất cho bà Đỗ Thị Lộc của cấp sơ thẩm chưa phù hợp. Do đó, HĐXX đã chấp nhận một phần kháng cáo, buộc VKSND quận 1 phải bồi thường thêm 28 triệu đồng ngoài số tiền bà Lộc đã nhận.

Bài và ảnh: Kha Miên

Pics: Hơn 1.000 công nhân đang làm việc, nhà máy Diana bùng cháy!

(NLĐO) 25/10/2013 - Đám cháy tại Nhà máy Diana bùng lên chiều nay 25-10 khi hơn 1.000 công nhân đang làm việc đã thiêu rụi hàng ngàn m2 nhà xưởng của cơ sở chuyên sản xuất tã, bỉm, khăn giấy tại Khu công nghiệp Tân Chi (tỉnh Bắc Ninh).


Ước tính thiệt hại ban đầu do vụ cháy gây ra khoảng 400 tỉ đồng
Vào khoảng 14 giờ 30 phút chiều nay (25-10) tại Nhà máy Diana có trụ sở tại Cụm công nghiệp Tân Chi (xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã xảy ra vụ cháy lớn thiêu rụi nhiều ngàn m2 nhà xưởng.  

Theo 1 công nhân cho biết: Khoảng 14 giờ 30, thấy lửa phát ra từ phía cuối nhà xưởng nơi hơn 1.000 công nhân đang sản xuất bỉm, giấy vệ sinh. Hàng trăm người bỏ chạy tán loạn. Lửa bốc mỗi lúc một cao, chừng 10 phút sau, khói lan khắp xưởng. Ít nhất 4 xe nâng, một xe dầu, hàng ngàn kệ bỉm bị cháy rụi.

Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, công an tỉnh Bắc Ninh huy động toàn bộ lực lượng cán bộ, chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy và toàn bộ số xe chữa cháy, huy động thêm xe chữa cháy của các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nội hỗ trợ tham gia chữa cháy. 

Cả chục xe cứu hỏa tiếp cận đám cháy nhưng do vòi rồng không thể vươn vào được bên trong xưởng nên lửa vẫn bốc lên ngùn ngụt. Khi 2 máy xúc phá tường bao và mái tôn để phun nước vào, lửa ở giữa xưởng lại cháy dữ dội hơn. Hàng chục công nhân phải dùng xe nâng đưa vật liệu, máy móc ở khu vực chưa bị bén lửa ra ngoài.

Sau 3 tiếng đồng hồ các lực lượng chữa cháy đã khống chế được đám cháy.
 
Rất may, vụ cháy không gây thiệt hại về người song thiệt hại nặng về tài sản. Sơ bộ ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 400 tỉ đồng.

Thông tin ban đầu, đám cháy phát ra từ dây chuyền sản xuất bỉm và kho nguyên liệu có thể do chập điện. 

Được biết, công ty Diana là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam (chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy và bột giấy như băng vệ sinh, tã giấy cho trẻ em, tã giấy người lớn, khăn giấy lụa, khăn giấy ướt với các thương hiệu như Diana, Bobby, Caryn, Libera, E’mos…)

Có tổng số vốn gần 100 triệu USD, nhà máy được xây dựng tại cụm công nghiệp Tân Chi, xã Tân Chi, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) với tiến độ dự kiến hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng và nhà kho vào tháng 12-2013.

Hiện nguyên nhân vụ cháy và thiệt hại đang được các cơ quan chức năng tích cực điều tra, làm rõ. 

Một số hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận về vụ cháy

Từ xa đã nhìn thấy khói từ đám cháy lớn

 



Lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường vụ cháy

Lực lượng chữa cháy nỗ lực dập lửa


Cả chục xe cứu hỏa tiếp cận đám cháy nhưng do vòi rồng không thể vươn vào được bên trong xưởng nên lửa vẫn bốc lên ngùn ngụt

Hàng ngàn m2 nhà xưởng bị thiêu rụi

Tin - ảnh: Thanh Tâm - Nguyễn Quyết