THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 November 2013

Bạn vàng 4 tốt: Lăng Ba Đình 'như một cái nhà xí công cộng khổng lồ'


Bạn vàng 4 tốt: Lăng Ba Đình 'như một cái nhà xí công cộng khổng lồ'



                    

 Ho Chi Minh Mausoleum, Hanoi, Vietnam, one of the 'Top 10 ugliest buildings in the world' by China.org.cn.





Ho Chi Minh Mausoleum, Hanoi, Vietnam [wikimedia.org]

The hulking marble edifice is the final resting place of Ho Chi Minh, Vietnam's revered former leader. The structure itself is apparently meant to evoke Vietnamese traditions including a communal house and a lotus flower (how the two can be combined in one building is unclear) but crueler observers have compared it to a giant Greco-Roman public toilet. In his will Ho Chi Minh said that cremation "would be more hygienic than burial and would also save land for agricultural practices." You don't always get what you wish for.




Danlambao - China.org.cn là một cổng thông tin điện tử của chính phủ Trung Quốc, chuyên cung cấp thông tin “tuyên truyền, định hướng” dư luận về chủ trương, đường lối nhà nước. Đây cũng được xem là một trong những trang điện tử thể hiện quan điểm chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc.

Website này cũng hay đăng tải thông tin trong các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội Trung Quốc, và thường có các bài bầu chọn kiểu “10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới”, “20 phụ nữ gợi tình nhất thế giới”, “10 người mẫu hàng đầu Trung Quốc”, “10 diễn viên phim sex số 1 Nhật Bản”, v.v.

Đầu năm 2012, China.org.cn đã đưa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào danh sách “10 tòa nhà xấu nhất thế giới”, với lời bình:


Nguồn: http://www.china.org.cn/top10/2012-01/11/content_24378288_5.htm

“Công trình đá cẩm thạch nặng nề này là nơi an nghỉ cuối cùng của Hồ Chí Minh, cựu lãnh tụ rất được người Việt Nam sùng bái. Có vẻ như nó có hàm ý gợi nhớ về truyền thống Việt Nam, thông qua hình ảnh ngôi đình làng và bông hoa sen (không rõ làm thế nào mà hai thứ này kết hợp được với nhau trong một tòa nhà). Tuy nhiên, các nhà quan sát kỹ tính đã ví lăng Hồ Chí Minh như một cái nhà xí công cộng khổng lồ thời Hy Lạp-La Mã. Trong di chúc, Hồ Chí Minh viết rằng “hỏa táng đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng”. Không phải lúc nào ông cũng đạt được điều ông muốn”.

Xét về mặt thẩm mỹ, kiến trúc, tòa nhà này quả là nặng nề và... xấu thật!

Nhưng đặt chuyện thẩm mỹ, kiến trúc sang một bên, thì không biết có tờ báo hay trang mạng nào của đảng và nhà nước ta dám bình luận tương tự về lăng Mao Trạch Đông của nước bạn không?


Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Cà Mau: bắt phó chủ tịch xã ăn chặn tiền chính sách!

TTO - Sáng nay 4-11), Công an huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) đã đọc lệnh bắt ông Trần Hoàng Anh (phó chủ tịch UBND xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Sau đó, Công an huyện Đầm Dơi tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc ông Trần Hoàng Anh.
Trước đó, nhiều thân nhân gia đình có công ở xã Ngọc Chánh sau 3 năm làm hồ sơ để được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quyết định 290 nhưng vẫn chưa nhận được tiền.
Do đợi quá lâu, một số thân nhân đã tìm lên Phòng LĐ-TB&XH huyện Đầm Dơi tìm hiểu thì mới biết số tiền trợ cấp đã được chuyển về xã Ngọc Chánh từ năm 2010.
Số tiền này đã bị ông Trần Hoàng Anh "phù phép" cho người khác nhận thay.
Bức xúc trước vụ việc người dân làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.
Sau khi xác minh, vụ việc có dấu hiệu hình sự nên Phòng Lao động huyện Đầm Dơi chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến tiền trợ cấp một lần theo quyết định 290 tại xã Ngọc Chánh sang Công an huyện Đầm Dơi để điều tra.
TẤN THÁI

Người tù chung thân được trả tự do!

TTO - Sáng 4-11, tại Trại giam Vĩnh Quang (Tổng cục VIII, Bộ Công an), Viện KSND tối cao đã công bố quyết định kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn bị tuyên phạt tù chung thân về tội “giết người”.

Đồng thời, ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh Văn phòng viện KSND tối cao cũng công bố quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
Theo đó, ông Nguyễn Thanh Chấn đã được trả tự do trở về với gia đình.
Theo thông báo của viện KSND tối cao, cách đây hơn 10 năm, ngày 15-8-2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan.
Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nạn nhân bị nhiều vết thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp… dẫn đến tử vong.
Ngày 17-8-2003, cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án “giết người” theo điều 93 BLHS để tiến hành điều tra.
Từ một số thông tin ban đầu, ngày 30-8-2003, cơ quan điều tra đã mời ông Nguyễn Thanh Chấn đến trụ sở làm việc và lấy lời khai.
Căn cứ tài liệu điều tra ban đầu, ngày 28-9-2003, cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giữ đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.
Đến ngày 29-9-2003 đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh giết người.
Ngày 3-12-2003, cơ quan điều tra đã ra bản kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ để nghị Viện kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người.
Ngày 10-2-2004, viện KSND tỉnh Bắc Giang ra bản Cáo trạng, quyết định truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo quy định tại điểm n, khoản 1 Điều 93 BLHS.
Đến ngày 26-3-2004, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân.
Bị cáo Chấn kêu oan và làm đơn kháng cáo.
Ngày 26 và 27-7-2004, Toà phúc thẩm, TAND tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm.
Trong quá trình điều tra bị cáo có khai nhận hành vi giết người nhưng tại các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo không nhận tội.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã và đang chấp hành hình phạt chung thân.
Trong quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có một số lần kêu oan.
Ban giám thị trại giam đã gửi đến các cơ quan liên quan, trong đó có viện KSND tối cao và TAND tối cao xem xét.
Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ của phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn cũng có đơn kêu oan cho chồng.
Nội dung đơn cho rằng thủ phạm gây ra vụ án giết người vào đêm 15-8-2003 là Lý Nguyễn Chung (trú cùng thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên), chứ không phải là ông Nguyễn Thanh Chấn.
Từ đó cơ quan điều tra, viện KSND tối cao đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, TAND tối cao khẩn trương triển khai các biện pháp điều tra, xác minh kết hợp với kiên trì vận động đối tượng ra đầu thú.
Ngày 25-10-2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối ngày 15-8-2003 để cướp tài sản.
Trên cơ sở kết quả điều tra, cơ quan điều tra, viện KSND tối cao đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng viện KSND tối cao, trao đổi thống nhất với lãnh đạo Bộ Công an cần xem xét giải quyết lại vụ án theo trình tự tái thẩm. Đồng thời báo cáo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chủ tịch nước đã đồng ý với đề xuất của lãnh đạo liên ngành cần xem xét giải quyết lại vụ án đúng pháp luật, nếu thực tế có oan thì phải khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân trong quá trình giải quyết vụ án nếu có vi phạm quy định của pháp luật.
Ngày 4-11-2013, Viện trưởng viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình đã ký quyết định số 01/QĐKNTT-VKSNDTC  kháng nghị tái thẩm bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.
Cùng ngày, Phó viện trưởng viện KSND tối cao Lê Hữu Thể ký quyết định số 04/QĐTĐCTHA tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.
Theo quy định của pháp luật, sau khi có quyết định kháng nghị tái thẩm của Viện trưởng viện KSND tối cao, TAND tối cao sẽ xét lại bản án theo trình tự tái thẩm do xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất của vụ án và đó sẽ là căn cứ mở ra trình tự thủ tục tố tụng tiếp theo đối với vụ án.
Được biết, Chánh án TAND tối cao đã quyết định đưa vụ án ra Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để xét xử tái thẩm tại phiên toà xét xử sẽ diễn ra vào ngày 6-11.
Phát biểu tại buổi công bố quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, Phó viện trưởng viện KSND tối cao, ông Lê Hữu Thể cho biết các cơ quan tư pháp đang tiếp tục làm rõ những nội dung liên quan đến vụ án, nếu thực sự oan sai phải minh oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
M.QUANG - X.LONG

Bắt 3 thanh tra giao thông Hải Phòng sửa hồ sơ xe vi phạm!

SỐNG MỚI -  03/11/2013

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, 3 thanh tra giao thông của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Phòng đã sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ hơn 730 trường hợp xe tải vi phạm, làm thất thoát gần 1,3 tỷ đồng.
Theo Lao động, ngày 1/11, ông Vũ Hoàng Tùng (35 tuổi), Lưu Tuấn Dương (37 tuổi) và Phạm Hồng Khang (37 tuổi), cùng là nguyên đội phó Đội Thanh tra giao thông số 5 thành phố Hải Phòng đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
 
Theo cơ quan điều tra, ngày 30/11/2012, Đội thanh tra giao thông số 5 phát hiện xe tải của ông Hoàng Đình Thắng chở quá 40% tải trọng. Theo quy định, vi phạm này không thuộc quyền xử phạt của cấp đội mà thuộc về Thanh tra Sở, nhưng đội phó Vũ Hoàng Tùng đã nhận 4 triệu đồng tiền phạt của ông Thắng và trả lại giấy tờ xe ngay trong ngày mà không có biên lai.
 
Ngoài ra, công an phát hiện trong 70 quyển biên bản xử lý mà Đội 5 lập trong 2 năm (2011-2012), có hơn 730 trường hợp có dấu hiệu bị sửa chữa, ghi sai... “phù phép” số tiền gần 1,47 tỷ đồng chỉ còn 180 triệu đồng, làm thất thoát gần 1,3 tỷ đồng. Việc này được cho là có liên quan đến 3 đội phó Tùng, Dương, Khan.
 
Vụ việc còn có thể liên quan đến nhiều người khác bởi thật khó tin khi chứng cớ rành rành như thế, kéo dài trong suốt 2 năm mà không ai kiểm tra hay phát hiện các dấu hiệu sai phạm.
 
Và thiệt hại cũng không thể chỉ tính bằng số tiền nhà nước thất thu, bởi những gì mà doanh nghiệp vận tải phải chịu khi chấp nhận chung chi cho cơ quan chức năng nắm quyền sinh sát còn lớn hơn nhiều. May mà mới chỉ phát hiện sai phạm này tại một đội giao thông ở một địa phương chứ nếu nó trở thành căn bệnh của lực lượng này thì không biết sức phá hoại còn kinh khủng đến đâu.
 

Mỗi cấp tòa xử một kiểu!

NLĐO - 03/11/2013 

Cùng một điều luật nhưng khi áp dụng vào một trường hợp cụ thể lại được hiểu nhiều cách khác nhau, dẫn đến những bản án được tuyên hoàn toàn trái ngược nhau.


Anh Hoàng Văn Dũng làm việc tại Công ty TNHH May 32-6 thuộc Tổng cục Hậu cần từ ngày 7-11-2004. Sau khi Công ty TNHH May 32-6 chuyển thành Công ty TNHH Giày An Thịnh, anh và công ty thỏa thuận ký kết 2 hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn. HĐLĐ lần đầu từ ngày 1-6-2006 đến 31-5-2008, lần thứ hai từ ngày 1-6-2008 đến 31-5-2011. Khi hết hạn hợp đồng thứ hai, anh Dũng vẫn làm việc bình thường. Ngày 2-6-2011, một số công nhân (CN) ngừng việc. Trong thời gian chờ các cơ quan chức năng giải quyết thì ngày 4-6-2011, công ty chấm dứt HĐLĐ với anh Dũng và một số CN khác vì “hợp đồng hết hạn”. Không đồng ý, anh Dũng kiện ra tòa.

Sơ thẩm bảo sai, phúc thẩm nói đúng
Tại phiên sơ thẩm ngày 25-11-2011, TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương xác định: Ngày chấm dứt HĐLĐ là 4-6-2011, Dũng và những lao động có thời hạn HĐLĐ kết thúc vào ngày 31-5-2011, được thanh toán tiền lương tháng 5 và 3 ngày làm việc của tháng 6-2011. Điều đó xác định sau khi hết hạn hợp đồng, anh Dũng vẫn tiếp tục làm việc. Như vậy, giữa hai bên đã xác lập quan hệ lao động mới không xác định thời hạn theo quy định tại điều 27 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) và khoản 4, điều 4 Nghị định 44/CP. Do đó, việc công ty chấm dứt HĐLĐ với anh Dũng là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, không thỏa mãn quy định tại điều 38 BLLĐ. Tòa sơ thẩm tuyên buộc Công ty TNHH Giày An Thịnh phải bồi thường việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và công nhận thỏa thuận về việc công ty nhận anh Dũng trở lại làm việc.
Vụ tranh chấp đã qua 4 phiên xét xử mà kết quả vẫn không thống nhất
Công ty TNHH Giày An Thịnh kháng cáo. Tại phiên xử phúc thẩm ngày 3-4-2012, TAND tỉnh Bình Dương cho rằng Công ty Giày An Thịnh chấm dứt HĐLĐ với anh Dũng vì hết hạn hợp đồng là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật bởi theo khoản 1, điều 36 BLLĐ, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp hết hạn. Đáng nói là tòa phúc thẩm cũng viện dẫn khoản 2, điều 27 BLLĐ và điều 4 Nghị định 44/CP: Khi HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày hai bên phải ký kết HĐLĐ mới. Trong thời gian chưa ký HĐLĐ mới, hai bên phải tuân thủ HĐLĐ đã giao kết. Khi hết thời hạn 30 ngày mà không ký HĐLĐ mới, HĐLĐ đã giao kết trở thành không xác định thời hạn.
Thế nhưng, những quy định được viện dẫn trên lại được tòa phúc thẩm hiểu theo cách khác và cho rằng HĐLĐ giữa anh Dũng và Công ty TNHH Giày An Thịnh hết hạn vào ngày 31-5-2011 và ngày 4-6-2011, công ty ban hành quyết định thôi việc do “hết hạn hợp đồng” là hoàn toàn phù hợp bởi thời hạn 30 ngày là để hai bên thỏa thuận ký tiếp hợp đồng mới hay chấm dứt hợp đồng cũ. Cấp xét xử phúc thẩm cũng nhận định tuy tòa sơ thẩm căn cứ vào khoản 2, điều 27 BLLĐ và điều 4 Nghị định 44/CP nhưng “không hiểu đúng tinh thần nội dung hướng dẫn điều luật”.

Phớt lờ quyết định giám đốc thẩm!
Không đồng ý phán quyết của tòa phúc thẩm, anh Dũng đã khiếu nại đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 3-6-2013, Tòa Lao động - TAND Tối cao đã tiến hành phiên xét xử giám đốc thẩm và nhận định: Đến ngày 3-6-2011, Công ty TNHH Giày An Thịnh vẫn hoạt động bình thường, anh Dũng vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi có quyết định chấm dứt hợp đồng và được công ty thanh toán lương đến hết ngày 3-6-2011. Căn cứ khoản 2, điều 27 BLLĐ “khi HĐLĐ hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày hai bên phải ký kết HĐLĐ mới, nếu không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn” thì việc công ty chấm dứt hợp đồng với anh Dũng là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
TAND Tối cao cho rằng tòa sơ thẩm nhận định và xác định đây là trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là có căn cứ; còn tòa phúc thẩm nhận định công ty chấm dứt HĐLĐ với anh Dũng không trái pháp luật và không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Dũng là không đúng và trái với quy định tại khoản 2, điều 27 BLLĐ. Do vậy, cấp xét xử giám đốc thẩm quyết định hủy án phúc thẩm, giao vụ án cho TAND tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm lại cho đúng pháp luật.
Tuy nhiên, tại phiên xét xử phúc thẩm lần 2 ngày 10 và 18-9-2013, TAND tỉnh Bình Dương tiếp tục cho rằng án sơ thẩm không đúng và vẫn giữ phán quyết “không có căn cứ cho rằng Công ty TNHH Giày An Thịnh đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật”. Nhiều chuyên gia pháp luật nhìn nhận đây là một trong những vụ án hiếm hoi mà quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao bị tòa cấp dưới... phớt lờ! Luật sư Cao Thế Luận, Giám đốc Công ty Luật Cao Kiến, nhận định: “Qua 4 lần xét xử nhưng có đến 3 cách giải thích, phân tích, vận dụng khác nhau về quy định “trong thời hạn 30 ngày”. Phải chăng đã đến lúc các cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản luật cần thận trọng hơn trong cách dùng từ và hành văn?”.
GÓC NHÌN
 
1+1 = mấy cũng được!
Vấn đề mang tính nguyên tắc trong ban hành và thực thi pháp luật là ngôn ngữ pháp luật phải được hiểu một nghĩa, tức là từ ngữ được sử dụng phải rõ ràng, chính xác, trong sáng để tất cả mọi người khi đọc văn bản ấy đều phải hiểu giống nhau như “1 + 1 = 2”.
Thế nhưng, trong thực tế, những người thực thi pháp luật thường xuyên sử dụng khái niệm “vận dụng pháp luật” để từ đó những điều luật rơi vào tình trạng hiểu sao cũng được! Điều này hết sức nguy hiểm vì tạo ra những tiền lệ xấu, không chỉ người lao động, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng mà cả tòa án cũng hiểu khác nhau dẫn đến hành xử, phán quyết không giống nhau mà vụ tranh chấp tại Công ty TNHH Giày An Thịnh là điển hình: Một vụ án, nhiều kết quả xét xử. Điều này không chỉ làm mất thời gian, công sức của các bên mà còn làm mất cả niềm tin vào sự đúng đắn, nghiêm minh của pháp luật.
Có thể khẳng định “thời hạn 30 ngày” quy định tại khoản 2, điều 27 BLLĐ và điều 4 Nghị định 44/CP chỉ để xử lý 2 vấn đề: Thứ nhất, hai bên đang tồn tại quan hệ lao động nhưng cần thời gian để thỏa thuận về thời hạn hợp đồng sẽ ký tiếp; thứ hai, cách hành xử khi phát sinh sự kiện pháp lý trong giai đoạn này (chẳng hạn như xử lý kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng... thì phải tuân thủ theo các quy định trong bản HĐLĐ liền kề trước đó). Trong trường hợp tại Công ty TNHH Giày An Thịnh, nếu ngày 31-5 hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn làm việc, đến ngày 4-6, công ty muốn chấm dứt hợp đồng thì phải tuân thủ trình tự, thủ tục quy định tại điều 38 chứ không phải điều 36 BLLĐ. Điều này đã được cấp sơ thẩm và giám đốc thẩm chỉ rõ, không hiểu vì sao TAND tỉnh Bình Dương lại không nhận ra?
Lệ Thủy

Bài và ảnh: Cao Hường

Bánh bao trắng tinh nhờ chất tẩy độc hại!

VNE- 03/11/2013  --  Khi làm bánh, chỉ cần cho một chút chất tẩy vào bột sẽ cho ra sản phẩm trắng tinh, vỏ mịn màng, căng bóng. Còn bánh không sử dụng bột tẩy luôn có màu ngà vàng, không căng bóng.
Bánh bao thường được nhiều người chọn làm đồ ăn sáng, ăn vặt vì có nhiều dinh dưỡng, dễ ăn, giá rẻ, có thể mua ở bất cứ đâu, từ chiếc xe đẩy bán dạo, tới cửa hàng bên đường, trước cổng trường, bệnh viện... Đa số bánh bao này đều có màu trắng tinh. Nhìn những chiếc bánh bao nóng hổi, thơm lừng, trắng phau ấy, không mấy người biết nó chứa phụ gia thực phẩm gây hại đến cơ thể.
bottay-3247-1383364640.jpg
 
Khi đem so sánh với công thức làm bánh bao truyền thống, bánh bao hiện nay có thêm thành phần bột tẩy trắng:
Công thức bánh bao ngoài thị trường:
1.     Bột mì số 8
2.     Shorterning
3.     Đường
4.     Nước
5.     Men khô ngọt (Mauri Vàng)
6.     Cốt chanh
7.     Bột nổi
8.     Bột khai
9.     Bột tẩy trắng (tỷ lệ 1-3%)
Công thức bánh bao truyền thống: 
1.     Bột mì số 8
2.     Shorterning
3.     Đường
4.     Nước
5.     Men khô ngọt (Mauri Vàng)
6.     Cốt chanh
7.     Bột nổi
8.     Bột khai

Bột tẩy trắng, hay đúng hơn là “bột tẩy đường” có tác dụng làm trắng thực phẩm như: bánh bao, bún, phở, miến... thường được bày bán trong nhiều khu chợ và rất dễ mua. Thường, loại bột này được đựng trong cái túi nylon, bên ngoài chỉ dán dòng chữ “tẩy trắng thực phẩm”, không hề có nhãn mác ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất cũng như thành phần, công dụng, hạn sử dụng và liều lượng, cách dùng. Tuỳ người mua mà người bán cân đong đo đếm theo yêu cầu nhiều hay ít.
bottay1-3702-1383364641.jpg
Trong quá trình làm bánh bao, chỉ cần cho 1-3% bột tẩy này vào bột bánh bao và đem đi nhào, sẽ thấy bột trắng hơn, vỏ bánh mịn màng, căng bóng và trông bắt mắt hơn. Trong khi bánh bao truyền thống không sử dụng bột tẩy dù có làm sạch sẽ đến đâu thì vẫn có màu ngà vàng và không căng bóng, đẹp mắt bằng.
Chính tâm lý thích bánh bao trắng, nghĩ đó mới là bánh bao sạch, đảm bảo, an toàn của người tiêu dùng đã vô tình đẩy họ vào sự nguy hiểm khi ăn phải các loại hóa chất độc hại bày bán trôi nổi trên thị trường.
Tại một cơ sở bán bánh bao nhỏ bên đường ở Biên Hòa (Đồng Nai), người bán hàng khi được hỏi "có biết gì về loại bột tẩy trắng này không" thì trả lời: “Tôi có biết nó là chất gì đâu, chỉ biết phải cho vào thì bánh bao mới trắng, đẹp, người ta mới mua nhiều. Hồi trước khi chưa có bột này ít người mua lắm, ai cũng chê nhìn bánh bao dơ, không hấp dẫn”.
Tại các khu chợ, chỉ cần hỏi người bán hàng tạp phẩm, phụ gia thực phẩm "có cách nào để làm bánh bao trắng hơn không" thì ngay lập tức sẽ được chỉ dẫn “Chị có bột tẩy trắng bánh bao, giúp bánh trắng, nhìn ngon và bắt mắt. Em muốn mua bao nhiêu? Bột mì của em có trắng tới đâu mà không có bột tẩy thì cũng bị vàng thôi".
bottay2-7441-1383364641.jpg
 
Theo tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, để tẩy trắng một số thành phẩm hoặc bảo quản hoa quả, nhiều hộ sản xuất vẫn thường dùng đến chất tẩy trắng sunphit natri (Na2SO3). Sunphit natri tách ra thành SO2 là chất oxy hóa mạnh, gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, đây là một chất gây độc, có khả năng gây viêm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tiến sĩ Thịnh cho biết, theo quy định của Nhà nước, tất cả gia vị sử dụng cho thực phẩm đều phải nguyên đai, nguyên kiện và phải có hướng dẫn sử dụng, nếu không có nhãn mác đều được coi là hàng cấm, cần bị phát hiện và xử phạt nghiêm minh.
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Giám đốc công ty dạy nghề ẩm thực Rosa (Đồng Nai
)

Chơi côn trùng độc hại: Vô tư rước họa về nhà!

- Để chứng tỏ "đẳng cấp" chơi khác người, nhiều dân chơi đang đổ xô săn lùng những con vật độc, lạ để nuôi, chơi, bất chấp nguy hiểm rình rập.

Cá đuối độc làm sưng tấy
Gần đây, nuôi cá đuối (cá sam) bỗng trở thành cơn sốt trong thú chơi của các đại gia. Đây là loại cá độc đáo và có họa tiết bắt mắt.
Giá mỗi cặp cá đuối dao động từ 1-2 triệu đồng, thậm chí còn được đẩy lên cả nghìn đôla đối với loại hiếm.
Theo quan niệm của nhiều dân chơi, cá đuối càng nhiều gai độc thì càng đẳng cấp. Tuy nhiên “chơi dao ắt có ngày đứt tay”, khá nhiều người ngậm ngùi chấp nhận đổ máu trong quá trình chăm sóc cho cá cưng của mình. Chỉ cần người chơi có một vết xước nhỏ khi bị gai độc của cá chạm vào cũng có nguy cơ lây nhiễm chất độc dẫn đến sưng tấy trong nhiều ngày. Nếu vết thương càng lớn thì lượng chất độc truyền vào càng nhiều.
thú chơi, thú độc, dân chơi, tiền tỷ, đẳng cấp, đại gia, nhện, bọ cạp, cá đuối, rết, trăn
Cá đuối hút hồn dân chơi bởi hoa văn lạ mắt cùng những chiếc gai độc ở đuôi.
Trăn cảnh dữ tợn dễ cắn người
Theo một số dân chơi động vật độc dị, khoảng một năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn cảnh khá sôi động. Có quan niệm rằng trăn còn là con vật phong thủy có thể giải hạn. Vì thế, nhiều người không ngần ngại bỏ ra số tiền lớn vừa để thỏa trí đam mê, vừa mong gặt hái được thành công, may mắn trong cuộc sống.
Nhưng những chú trăn được nuôi đến kích cỡ lớn cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khó lường. Tuy trăn không có độc như rắn nhưng những vết cắn đau điếng gây ra bởi hàm răn sắc nhọn và không chịu nhả ra của trăn làm nhiều người nuôi trăn cảnh khiếp sợ, chưa kể những vết trăn cắn có nguy cơ nhiễm trùng cao. Ngoài ra, công việc cho trăn ăn cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm vì loài này là động vật ăn thịt sống nên rất mất vệ sinh. Hơn nữa, trăn thường dễ mang trên mình những mầm bệnh lây lan cho con người.
thú chơi, thú độc, dân chơi, tiền tỷ, đẳng cấp, đại gia, nhện, bọ cạp, cá đuối, rết, trăn
Một người nuôi trăn đang chơi đùa cùng con vật cưng.
Về mặt khoa học, những chú trăn trưởng thành cực đại thừa sức “nuốt sống” một đứa trẻ. Ở Mỹ từng có vụ một con trăn cảnh đã cuốn chết một em bé 2 tuổi. Tại Việt Nam, vào năm 2007, một con trăn nuôi đã cuốn chết chủ nhân của nó là Nguyễn Việt H. (ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) trong lúc ông đang dọn chuồng để cho trăn ăn.
Nọc độc bọ cạp đen nguy hiểm tính mạng
Gần đây, mốt chơi bọ cạp đen đang rộ lên trong giới dân chơi Hà Nội. Dù biết bọ cạp có thể tấn công con người và có nọc độc nhưng họ vẫn sẵn sàng săn lùng.
Việc mua bọ cạp không khó. Ai có nhu cầu, có thể mua được bọ cạp đen từ những người đi bán rong, giá cả thì cực rẻ, chỉ khoảng trên dưới 5.000-7.000 đồng/con.
thú chơi, thú độc, dân chơi, tiền tỷ, đẳng cấp, đại gia, nhện, bọ cạp, cá đuối, rết, trăn
Bọ cạp đen đang được nhiều người nuôi để làm cảnh.
Thông thường, người bán bọ cạp thường khẳng định đã rút hết nọc độc. Song, trên thực tế, các loài bọ cạp được rao bán trên đường phố và qua các trang mạng ở Hà Nội đa số là một loài bọ cạp đen có độc.
Theo các chuyên gia y tế, vết đốt của bọ cạp đen để lại như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi, nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Đối với trẻ em và người bị dị ứng với nọc bọ cạp, việc bị bọ cạp đốt có thể gây sốc phản vệ, trong một số trường hợp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Liều mạng với thú chơi rết khổng lồ
Để chứng tỏ mức độ chịu chơi, một số người đã chọn rết khổng lồ như một loài vật yêu thích để làm cảnh trong nhà. Mỗi con rết khổng lồ dài từ 15-20 cm chỉ có giá 20.000-30.000 đồng. Vì thế, loài vật này đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người thích chơi độc mà ngại tốn kém.
thú chơi, thú độc, dân chơi, tiền tỷ, đẳng cấp, đại gia, nhện, bọ cạp, cá đuối, rết, trăn
Rết khổng lồ đang được những người chơi sinh vật cảnh ưa chuộng.
Rết khổng lồ được nuôi trong tủ kính lớn hoặc trong các chai, lọ thủy tinh để hở nắp. Nuôi loài này khá dễ, chỉ cần đảm bảo đủ không khí, nước và ít mồi, là rết có thể sống được trong chai đến hai tháng. Tuy nhiên, không ít dân chơi cũng vì thú vui này mà lãnh đủ hậu quả khi bị rết cắn, tay chân phồng rộp, sưng tấy. Nọc độc của rết khổng lồ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi về lâu dài, thậm chí có thể gây sốt, nôn mửa...
Nhện "khủng" có nọc độc
Nhện Tarantula, hay còn gọi là nhện sát thủ, là một trong những loài nhện lớn và lông lá nhất thế giới. Chúng là loài nhện sống trên mặt đất, ưa độ ẩm cao và có thói quen trú ẩn trong hang. Khoảng đầu năm 2011, loài nhện này du nhập vào Việt Nam. Do kích cỡ “khủng” và hình thù rất ấn tượng mà loài nhện này nhanh chóng được nhiều người nuôi trong nhà để làm cảnh.
thú chơi, thú độc, dân chơi, tiền tỷ, đẳng cấp, đại gia, nhện, bọ cạp, cá đuối, rết, trăn
Nhện khổng lồ Tarantula có bề ngoài trông thật đáng sợ.
Một con nhện Tarantula với đường kính trung bình tầm 10cm có thể lên đến hơn 1 triệu đồng/con, chưa kể các loại chi phí như làm chuồng nuôi, thức ăn... cho nhện.
Loài nhện này được người bán quảng cáo là khá hiền lành và không bao giờ cắn người, nếu có cắn thì nọc của chúng cũng “không tệ hơn bị một con ong chích”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, nọc độc của loài nhện này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Ngoài ra, với hình thù ấn tượng và kích thước “khủng”, loài nhện này có thể gây xáo trộn môi trường sống chung quanh nếu bị lọt ra ngoài.
Hạnh Nguyên(tổng hợp)

Ngân hàng lớn: Từ sếp đến nhân viên phải đào tạo lại!

VNN -    Tất cả đều phải học lại hết!

đào tạo, ngân hàng, sếp, nhân viên, khủng hoảng
Nội dung nổi bật:
- Vì sao phải đào tạo lại? Do khủng hoảng và một loạt bê bối khiến tiếng tăm cũng như việc làm ăn của các ngân hàng lớn suy giảm.
- Đào tạo thế nào? Nhân viên cấp cao, kể cả chủ tịch cũng phải "học" lại nhiều thứ.
- Hiệu quả đến đâu? Rõ ràng chỉ thay đổi nhân viên thì chưa đủ. Quy trình này phải mất năm đến mười năm chứ không thể một sớm một chiều là nhìn ra được kết quả.
"Nhiều năm qua nhân viên ngân hàng đã làm những gì?"
Câu trả lời tưởng chừng phức tạp, dài dòng nhưng kỳ thực lại vô cùng đơn giản: đào tạo.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tác động và một loạt các vụ bê bối làm suy giảm tiếng tăm, toàn bộ 98.000 nhân viên của Deutsche Bank, 13.000 nhân viên cấp cao của Goldman Sachs cùng 140.000 nhân viên của Barclays đã và đang theo học các chương trình nhằm tăng cường quy củ, giá trị, cách ứng xử và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực.
Theo các báo cáo của các ngân hàng trong thời gian gần đây, những chương trình này vẫn gây ra không ít ngờ vực. Có người cho rằng cho dù thái độ nhân viên được nâng cao, các cấp quản lý vẫn chưa chắc theo dõi, đo lường và quản lý được một cách hiệu quả, đặc biệt là khi áp lực cạnh tranh tăng lên khi thị trường bắt đầu phục hồi.
Ngân hàng lớn đào tạo nhân viên bằng cách nào?
Dan Ostergaard, thành viên quản lý của Integrity By Design, một tập đoàn Thụy Sĩ chuyên tư vấn về thay đổi văn hóa và đào tạo đạo đức doanh nghiệp cũng chỉ lạc quan ở mức vừa phải. Ông này cho rằng nếu các ngân hàng không giải quyết cách thức tổ chức từ tuyển dụng, đề bạt, tăng lương cho đến cách đưa ra quyết định kinh doanh hàng ngày thì đào tạo cũng vô ích.
Tại Barclays, sau một buổi chuyên đề nửa ngày cho một nhóm 20 đến 30 người, công ty yêu cầu nhân viên cam kết thay đổi một điều nào đó để thể hiện giá trị của ngân hàng, bao gồm "tôn trọng, liêm chính, dịch vụ tốt, xuất sắc và quản lý".
Tại Deutsche Bank, nếu thành viên trong nhóm đạt dưới 80% trong một bài kiểm tra trực tuyến bắt buộc, trưởng nhóm sẽ bị gắn "cờ đỏ", sự nghiệp và cơ hội thăng tiến của tất cả sẽ bị ảnh hưởng.
Tại Goldman, các nhân viên cấp cao bắt đầu từ chủ tịch sẽ phải dành nhiều giờ để tranh luận về một case study hư cấu chủ đề "Đa dạng hóa tài chính", một tổ chức quan trọng có hệ thống đang đứng trên bờ vực phá sản.
Thực tế, việc đào tạo như trên là điều cần thiết vì nó rút ra được bài học từ việc kinh doanh trước đây của ngân hàng.
Ví dụ, từ năm 1979 Goldman đã xây dựng một hệ thống các nguyên tắc kinh doanh và luôn tự hào về văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2007 ngân hàng vẫn rơi vào khủng khoảng sau khi bị buộc tội cố tình tiếp thị sản phẩm thế chấp chất lượng kém cho khách hàng trong vụ thỏa thuận Abacus.
Sức ép từ công luận và chính trị buộc Goldman phải đầu tư ba năm xem xét lại các tiêu chuẩn và phương thức làm việc của mình, trong đó có cả việc tái đào tạo nhân viên. Trong một buổi tập huấn cho các phó chủ tịch tại London, công ty nhận thấy rằng ngay cả nguyên tắc cơ bản nhất "Lợi ích khách hàng là tiên quyết" áp dụng vào thực tế còn khó khi Goldman có quá nhiều khách hàng với lợi ích xung đột lẫn nhau.
Thi nhau chuyển mình
Song song với đào tạo, Goldman còn thắt chặt quy trình để xử lý xung đột lợi ích. Tuy nhiên câu chuyện “Đa dạng hóa tài chính” lại làm dấy lên các vấn đề cũ.
Tại buổi hội thảo London, các nhân viên được yêu cầu biểu quyết cho phương án tốt nhất sau khi xem video tình huống nhưng mỗi người lại có một kiểu đáp án. Thậm chí người điều hành hội thảo còn phát biểu rằng: ”Từ các biểu quyết, chúng ta có thể thấy đây là những việc làm hết sức khó khăn. Đến cuộc họp ban lãnh đạo cũng khó lòng đưa ra ý kiến thống nhất cho những vấn đề này."
Philippa Foster Back, giám đốc Viện Đạo đức Kinh doanh tại London nhận xét: Từ năm 2001, ngành tài chính và tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác có vẻ nỗ lực cải thiện hành vi nhân viên hơn, chứ không còn đưa ra quy định về kỷ luật rồi bỏ mặc như hời năm 2000. Các chương trình mới hơn bắt đầu ở cấp độ lãnh đạo, bao gồm các cuộc đào tạo khắt khe, đòi hỏi phải tham gia liên tục và ở quy mô toàn cầu.
Ví dụ, Antony Jenkins, CEO của Barclays đã khởi động chương trình “Chuyển đổi” sau vụ scandal gian lận lãi suất Libor khiến công sức thay đổi văn hóa công ty sau khủng hoảng của CEO tiền nhiệm đổ sông đổ bể.
Buổi họp cho lãnh đạo cấp cao tổ chức tại một căn phòng ở hội sở chính, bài trí theo phong cách hội họp thời Roman để khuyến khích thảo luận mở. Các hội thảo của Barclay được dẫn dắt bởi 1.500 lãnh đạo từ tất cả các bộ phận của tập đoàn, được đào tạo bởi một dàn chuyên gia thuê từ bên ngoài. Họ cùng nhau thảo luận các nguyên tắc của Barclay có ý nghĩa thế nào với từng cá nhân.
Deutsche Bank, cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các khoản thế chấp nhà đất và vụ bê bối Libor, lại chú trọng đào tạo bắt buộc qua máy tính. Ngân hàng thành lập các hội thảo theo hình thức lớp học, bổ sung thêm các buổi đào tạo về văn hóa rủi ro và nhận thức về rủi ro.
Dan Ostergaard nhận xét: "Trong hai phương pháp trên, giao tiếp mặt đối mặt hiệu quả hơn nhiều, mặc dù e-learning dễ dàng mở rộng và đảm bảo tính liên tục nhưng không thực sự có hiệu quả lắm."
Thay đổi nhân viên không thôi, chưa đủ
Đào tạo chỉ có tác dụng tới một mức nào đó, quan trọng môi trường kinh doanh nói chung phải chuẩn mực nếu muốn giảm tính vô trách nhiệm. Kể cả những nhân viên "tốt" cũng từng bán các khoản thế chấp xấu trước khi khủng hoảng xảy ra.
Các lãnh đạo phải loại trừ thứ mà bà Foster gọi là "khoảng cách giữa nói và làm". Nếu chỉ nói suông "ý thức tốt sẽ được đánh giá tốt" nhưng không đưa ra chế độ thưởng phạt thì khác nào thể hiện với nhân viên rằng văn hóa và giá trị chẳng hề có nghĩa lý gì.
Cả ba ngân hàng phát biểu rằng họ đã tái cơ cấu lại cơ chế lương thưởng và thăng tiến để đánh giá năng lực cá nhân các nhân viên trên hệ quy chiếu là các giá trị của công ty.
Goldman nhấn mạnh rằng, tất cả các nhân viên cần đánh giá, quản lý lẫn nhau, thậm chí phải báo cáo với cấp trên khi người khác vượt quá giới hạn.
Hiệu quả đến đâu?
Để đo lường hiệu quả tại Barclay, ngài Jenkins sẽ lấy phiếu bầu của nhân viên, ý kiến của các nhân viên cũ và khách hàng. Ông mong muốn biến các survey đó thành một dạng thẻ điểm cân bằng cho nhóm. “Tôi đã luôn biết rằng đây sẽ là một hành trình dài 5 đến 10 năm vì vậy đây không phải là chiêu trò PR và mọi thứ sẽ không tốt lên đột ngột”.
Ý kiến nghe có vẻ thực tế nhất đến từ Gerald Corrigan, một cựu binh, giám đốc Goldman và đồng thời nhân viên cục dự trữ liên bàng Mỹ.
Ông đã giúp thực hiện việc xem xét các hoạt động của ngân hàng, thúc đẩy những thay đổi bao gồm cả việc thay đổi cấu trúc thượng tầng các ủy ban nội bộ mà các nhân viên ngân hàng cho rằng có vấn đề.
Ngân hàng cho biết bây giờ các nhân viên đã dễ dàng chấp nhận hơn việc một giao dịch hấp dẫn đôi khi có thể bị từ chối. Tuy vậy, ông Corrigan nói: "Bất cứ ai nghĩ luôn có giải pháp an toàn tuyệt đối cho mọi vấn đề thì thật là ngớ ngẩn".
Vì vậy khi “Đa dạng hóa tài chính” mới xuất hiện, câu hỏi sẽ không phải là các nhân viên ngân hàng đã thực hiện đào tạo hay chưa, tất cả đều sẽ tham gia nhưng vấn đề là tiếp thu được bao nhiêu để tránh khỏi vết xe đổ mà rất nhiều người trước đó đã đi vào.
(Theo Thùy An/ Trí Thức Trẻ/FT)

Giá nhận bằng cao học không rẻ!

 - Nếu như phụ huynh học sinh phổ thông mới đóng 300 nghìn đồng tiền quỹ lớp đã thấy nhiều, thì với không ít học viên cao học, số tiền này không đủ nộp “phí” cho một môn thi.
cao học, quỹ lớp, đi thầy
Ảnh minh họa
Trăm khoản chi từ quỹ lớp
Một lớp cao học kinh tế tại TP.HCM liệt kê các khoản chi quỹ lớp như sau: Photo tài liệu học tập, tiếp khách, bảo trì và thuê tên miền cho forum của lớp, quà tặng cho thầy cô vào các dịp lễ tết...
Có lớp còn chơi sang, dùng tiền quỹ lớp để mua 1 máy scan để scan tài liệu học tập (giá khoảng 40-50 USD) với lý do để tiện cho việc thông báo cập nhật thông tin.
Ban cán sự một lớp cao học Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ban hành cả quy chế hoạt động của lớp, trong đó liệt kê cụ thể các hoạt động sẽ sử dụng quỹ lớp như: Chi cho nước uống hàng ngày của giáo viên; phô tô tài liệu học tập cho lớp; chi cho hoạt động phong trào; chi cho hiếu - hỉ...
Quy chế này không quên theo câu “Các khoản chi có tính chất thời điểm (kinh phí sẽ huy động riêng)”.
Cái giá để thi cử trót lọt
“Các thầy cô ở trường này hay lắm, đúng như tên trường. Cuối môn học thường cả lớp chỉ đưa quà kèm phong bì cảm ơn thầy cô, mỗi phong bì chỉ 1 triệu đồng. Có thầy nổi tiếng liêm khiết nhận quà thấy phong bì còn đưa trả lại lớp” – M. một học viên tại trường NV tỏ ra rất hài lòng với lớp cao học mà cô đang tham dự. M cho biết học gần xong khóa học mới phải đóng quỹ 2, 3 lần, mỗi lần 500.000 đồng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng “may mắn” như M. Học viên cao học trường TM ước tính chi phí cho một khóa cao học gần 22 triệu đồng cho các khoản: Ôn + thi đầu ra tiếng anh B1 khoảng 4 triệu đồng; các khoản đóng góp hỗ trợ khoa sau ĐH làm luận văn 2 triệu đồng, quỹ lớp (tùy theo lớp) khoảng 2 triệu đồng. Và, chi phí cho việc làm luận văn sẽ hết trên 20 triệu đồng.
Đa số mức đóng góp quỹ lớp cao học hiện nay là khoảng 1 triệu đồng khi mới vào nhận lớp. Nhưng đối với nhiều học viên, chính việc “huy động riêng” ngoài đóng quỹ lớp ban đầu mới là khoản chi chính ngoài tiền học phí.
Chị H.T học viên đang cao học tại một học viện ở Hà Nội nhẩm tính: Học theo tín chỉ, trước ngày thi kết thúc học phần mỗi môn là cả lớp bảo nhau đóng tiền, mỗi người 500.000 đồng. Lớp có gần 40 người.
“Lớp này 500.000 đồng/ môn là còn thấp so với các lớp khác trong trường đấy, vì ban cán sự lớp này còn “bôn”. Chứ nhiều lớp cán sự lớp là người có điều kiện kinh tế, cả lớp cứ gọi là bở hơi tai" - chị H.T cho biết.
Chính vì đóng quỹ lớp chỉ có thế nên lớp của chị H.T thiệt thòi. “Đóng tiền thế mà vẫn có người bị trượt vì giáo viên không giới hạn ôn tập. Không loại trừ có lớp, học xong thầy cho luôn giới hạn ôn tập, thậm chí là đáp án. Tất nhiên quan hệ với thầy phải khác”. Đã học được hơn chục môn, chị H.T nhẩm tính chi phí kiểu này cho cả khóa học vào khoảng chục triệu đồng.
Anh L.S, học viên ở “lớp khác” cho biết cái giá để thi cử trót lọt tất nhiên không rẻ. Trung bình mỗi tháng đi học anh phải đóng thêm 1 triệu đồng, có tháng đóng 2 lần, tùy số môn học. “Giáo viên đến nhận lớp là một lần phong bì, kết thúc môn là một lần nữa. Lớp này “chu đáo” lắm, có giáo viên đến dạy ké một, hai buổi cũng có “quà”.… Thế nên việc học hành thi cử coi như ổn”.
Nộp quỹ trễ sẽ bị phạt
Nếu như ở phổ thông phụ huynh đôi khi còn có quyền từ chối (dù chả mấy người dám sử dụng cái quyền này) thì ở lớp cao học - “người lớn” với nhau, thậm chí còn không có. Có lớp còn đặt ra quy định học viên đóng trễ hạn sẽ bị phạt 20%.
Để thuận tiện và linh động cho quá trình hoạt động của lớp, nhiều lớp thống nhất triển khai phương án thu quỹ lớp thông qua nhóm trưởng. Thủ quỹ chỉ thu quỹ lớp thông qua nhóm trưởng (số lượng thu tương ứng với thành viên của từng nhóm) và nhiệm vụ của nhóm trưởng là nộp đủ số lượng quỹ lớp của nhóm mình cho thủ quỹ vào ngày học đầu tiên. Với kiểu “quản lý” chặt chẽ này, học viên khó lòng mà “trốn” hay lần khân với việc nộp quỹ.
Với một “tâm thư” như thế này, liệu có học viên nào trốn nộp được quỹ lớp: “Ban cán sự đã họp với các Tổ trưởng và Tổ phó thống nhất tặng quà cho các thầy cô nhân dịp kết thúc môn học để bày tỏ lòng biết ơn với những gì thầy cô truyền đạt kiến thức cho lớp. Ban cán sự sẽ kết hợp và trực tiếp đến nhà các cô để bày tỏ tình cảm của lớp. Mức quà tặng không quá 4 triệu đồng/ 1 người.
  • Chi Mai