THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 November 2013

Nhà tu hành sát hại người tình giấu xác trong khuôn viên chùa


(PLO) - Mù quáng với tình yêu dành cho "sư hổ mang" cô gái mới lớn đã ba lần mang thai mà không được làm mẹ, còn bị người yêu mưu sát, yểm bùa, trồng cây lên xác chết phi tang.
 
Hung thủ là người bạn trai, đồng thời là một nhà sư chuyên tu 8 năm qua, tên  là Kim So Phia (SN 1989, ngụ ấp Cổ Tháp B, xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh).
 
Sát hại người tình, vòng vo chối tội
Từ giữa tháng 9/2013, người dân Trà Vinh xôn xao về sự mất tích bí ẩn của chị Ngân, nữ sinh lớp 12 hệ bổ túc. Lần cuối cùng mọi người gặp chị là khoảng 21h ngày 13/9/2013 tại một tiệm internet gần nhà. Một người bạn thân đi chung lúc này cho biết, chị bỏ ra về trước khi nhận được cuộc gọi của bạn trai với giọng “tha thiết”. 
 
Sáng hôm sau không thấy cháu gái đâu, người nhà Ngân vô cùng lo lắng, liền quýnh quáng đến khắp nhà bà con và bạn bè để hỏi thăm tung tích, nhưng không có kết quả. Lúc này bạn bè và hàng xóm cũng ra sức dò hỏi ở từng con hẻm, nhưng kết quả thu về vẫn trắng tay. 
 
Vô phương tìm kiếm, đến ngày 1/10, gia đình người mất tích đến công an phường trình báo sự việc.
Nhận được tin báo, cơ quan điều tra khẩn trương vào cuộc. Trong quá trình xác minh, nhận được thông tin từ người dân tại khu vực ấp Giồng Chùa (xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh), Công an địa phương lập tức đến tìm hiểu, phát hiện chiếc xe máy biển số 84D1-16117 cùng một giỏ xách nữ và mũ bảo hiểm được che giấu kĩ càng. Cơ quan điều tra nhanh chóng xác định số tài sản bí ẩn đó thuộc về cô gái mất tích. 
 Kim So Phia
Mở rộng điều tra, công an nghi vấn Kim So Phia (SN 1989, ngụ ấp Cổ Tháp B, xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh), bạn trai của Ngân liên quan đến sự mất tích của cô gái. Ngày 17/10, đối tượng được mời đến cơ quan điều tra làm việc. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã vạch trần tội ác của Kim So Phia. 
 
Đối tượng khai nhận, do bạn gái có thai không chịu phá bỏ, lại phát hiện mình có quan hệ tình cảm với cô gái khác nên đòi tố cáo sự việc. Lo sợ, hung thủ bày mưu sát hại. 
 
Tra hỏi về nơi giấu thi thể nạn nhân, ban đầu đối tượng khai, đêm 14/9, Phia giả bộ rủ Ngân đi TP.HCM để tìm đường trốn sang Campuchia cùng sinh sống. Trong lúc đi trên phà, Phia rủ người tình ra phía sau nói chuyện, lợi dụng không ai để ý đẩy Ngân xuống sông.
 
Cảnh sát lập tức tổ chức cho lực lượng, canô quần thảo tìm kiếm hai ngày trên sông Cổ Chiên vẫn không phát hiện xác nạn nhân. Nghi vấn So Phia khai gian, công an tiếp tục đấu tranh.
 
Cuối cùng hung thủ chịu khai nhận đã chôn xác người yêu trong khuôn viên chùa Watsamrongek (chùa người Khmer, thuộc khóm 6, phường 8, thành phố Trà Vinh). Khoảng 17h ngày 21/10, công an tỉnh tiến hành đào bới phần đất trong chùa, phát hiện xác nạn nhân Ngân.
 
Đeo bùa “trấn yểm” nơi chôn xác nạn nhân
Hung thủ khai nhận, trước đêm Ngân mất tích, cả hai cùng ngồi ăn đồ xiên chiên trong khuôn viên chùa. Bị bạn gái bắt hoàn tục, lại cấm cản việc anh quen với cô bồ khác và hăm dọa sẽ tung sự thật lên facebook cho mọi người biết, So Phia vô cùng tức giận. Cả hai xảy ra xung đột, xô xát. 
 
So Phia vật bạn gái xuống đất rồi mạnh tay bóp cổ nạn nhân đến tắt thở. Sau đó, Phia kéo xác nạn nhân đi cách hiện trường vụ án hơn 50m, bỏ vào bao rồi đào hố dài khoảng 1,2m chôn giấu. 
 
Trước khi phi tang, Phia lạnh lùng đeo một lá bùa vào cổ nạn nhân với mục đích trấn yểm: “Gia đình có đi cầu hồn nạn nhân cũng không thể lên nói chuyện”. Sau đó Phia dùng xe nạn nhân vượt hơn 30km đến huyện Trà Cú qua đêm với cô bạn gái khác.
 
Cha nạn nhân bùi ngùi tâm sự: “Theo kết luận điều tra, con gái tôi chết do tắt nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra trên người con tôi có rất nhiều vết thương chí tử khác như nửa thân người phải bị đánh bầm dập, lọi xương cổ tay, xương gò má sụp xuống, mắt lòi ra ngoài. Tôi cam đoan con tôi đã bị hành hạ dã man trước khi chết”.
 
Những người bạn thân thiết của Ngân cho biết, hung thủ đã rất nhiều lần hăm doạ sẽ giết bạn gái nếu dám tung sự thật lên facebook. Trước lúc chết vài ngày, nạn nhân không dám gặp mặt bạn trai cho dù gã dùng mọi cách từ la mắng, chửi thề đến tha thiết, ngọt ngào xin gặp.
 
Một cô bạn bức xúc nên lời: “Tôi biết Ngân thương Phia lắm nên chỉ hăm doạ tung sự thật lên mạng cho bõ tức chứ không dám làm thật đâu. Vậy mà Phia nhẫn tâm giết, chôn xác Ngân rồi còn trồng trên mặt đất một cây mít để mọi người không nghi ngờ đào bới. 

Cuộc tình dại khờ của cô bé thiếu tình cảm
So Phia được sinh ra trong gia đình có 5 anh em. Do gia cảnh nghèo khó, So Phia nghỉ học giữa chừng, nương nhờ cửa phật. Sau thời gian tham gia học bổ túc, So Phia tình cờ quen biết Ngân, một cô gái có hoàn cảnh cũng đầy thương tâm. 
 
Chú út nạn nhân chia sẻ: “Sinh con Ngân được vài ngày thì mẹ nó bỏ đi, lấy chồng khác và sang Mỹ định cư. Một mình cha nó phải làm đủ thứ nghề mới có tiền nuôi con. Sáu năm trước cha nó cũng qua Úc sinh sống, để lại con nhỏ cho tôi nuôi. 
 
Dự tính 2 tháng nữa sẽ rước nó qua đoàn tụ nhưng giờ không còn kịp nữa. Chuyện nó quen với nhà sư gia đình tôi không hề biết bởi nó đi chơi suốt, nếu không tụi tôi đã ra sức cấm cản rồi”.
 
Chị Ngân thường xuyên tâm sự cho bạn bè nghe về người yêu với vẻ hồ hởi nhưng ai cũng cảm thấy xót thương khi chị sống trong tình yêu mù quáng. So Phia thường xuyên la mắng, đánh đập chị. 
 
Nhiều người còn quả quyết, thực chất So Phia quen bạn gái chỉ để thoả mãn nhu cầu xác thịt. Anh ta thường thường xuyên bắt Ngân phục vụ tình dục ở những nơi vắng người như chuồng bò, đống rơm…

Sau hai lần mang thai bị bạn trai bắt phá, Ngân vô cùng đau khổ, quyết định chấm dứt mối tình. Nhưng So Phia không chịu buông tha, tìm mọi cách để níu kéo người phụ nữ hay chiều chuộng, lo lắng cho mình. 

Người nhà nạn nhân nghẹn ngào: “Nghe bạn bè kể, con Ngân thương thằng đó lắm. Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, để dành tiền mua quần áo đẹp, đồ ăn ngon cho thằng đó. Nếu không thương con Ngân nó cũng phải nghĩ tới đứa nhỏ trong bụng. Đằng này nó giết người quá nhẫn tâm, một xác hai mạng. Giờ chỉ mong sao pháp luật xử đúng người đúng tội là tôi mãn nguyện rồi”.

VIDEO - Bà con dân oan ở Phúc Đồng- Long biên Hà Nội đang biểu tình và bao vây UBND Phúc Đồng






Nguồn facebooker Thanh Tran phản ánh như sau 
Nghi vấn về công an đánh người tại thôn Mai Phúc-Long Biên-Hà Nội.
Chiều hôm qua ngày 12/11/2013 có một số người dân bị bọn người xấu đánh trong tại nghĩa trang thôn Mai Phúc- Long Biên-Hà Nội (xem ảnh)
Sự việc cụ thể như sau: trong thôn Mai Lâm có con trai nhà ông Dũng không may qua đời, gia đình đã hỏa tảng và chọn ngày đem về chôn cất tại nghĩa địa của địa phương, trong lúc người dân đang đào huyệt thì công an kéo về rất đông và đứng yên, còn bọn người xấu không rõ là công an mặc thường phục hay bọn xã hội đen đã đánh đuổi dân ra khỏi nghĩa địa.
Có nhiều người bị thương, trong ảnh vết thương của anh Lê Văn Thuần (người đang được chăm sóc ở mắt) và anh Hoàng Lưu Lương, cả hai đều là người của thôn Mai Phúc-Long Biên-Hà Nội.
Hiện nay người dân thôn Mai Phúc đang mang trống ra đánh tại cổng UBND Phường Phúc Đồng-Long Biên - Hà Nội để thể hiện thái độ phản kháng của mình







P.S: Dưới đây là những hình ảnh trong ngày hôm nay 14-11-2013 tại Long Biên- Gia Lâm - Hà Nội . Cho đến lúc 20h48 phút thì bà con đang rút dần 



Cho đến tối bà con vẫn tiếp tục bao vây quanh trụ sở UBND . Chủ tịch xã Phúc Đồng đang bấm điện thoại "cầu viện"











Họ đã cho tắt hết đèn đóm xung quanh UBND nhưng người Dân vẫn còn bám trụ 





Sao không lo làm những chuyện đúng lý đúng tình cho người dân mà giờ lo đứng đó "bàn mưu tính kế hại người " ?



S.O.S TỪ Người dân cho biết

Hiện lúc này Bà con dân oan ở Phúc Đồng- Long biên Hà Nội đang biểu tình và bao vây UBND Phúc Đồng vì cướp đất và giải tỏa hài cốt và phần mộ .

Kính mong toàn thể anh chị em , bà con nào ở gần khu vực này hãy đến yểm trợ cùng bà con lấy thông tin , hình ảnh . Công an đã được huy động rất đông . Khả năng có đàn áp



 
 
 
 








Hà Nội: 8 trẻ nhập viện sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem

Theo một đại diện của Bệnh viện Nhi trung ương, thời gian qua cơ sở này đã tiếp nhận 8 trường hợp bị phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem.

Hà Nội: 8 trẻ nhập viện sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem 1
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Lâm- Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi trung ương, trong 8 bệnh nhi nhập viện có 4 trẻ bị sốt và phát ban nhẹ ở chân, bụng; 1 trẻ bị phát ban đỏ toàn thân. Ngoài ra, có 1 trường hợp không bị sốt, nhưng gia đình nghi cháu bị tím tái nên đưa vào viện.

"Trong 8 trường hợp này, có một cháu bé bị phản ứng sau tiêm khá đặc biệt, bệnh nhi bị sốt cao co giật, đến nay, đã hết sốt cao nhưng mỗi ngày đều xuất hiện cơn co giật một lần và hiện vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương", bác sỹ Lâm cho biết thêm.

Về những trường hợp này, đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, tất cả các ca có phản ứng không mong muốn sau tiêm này đều đã được báo cáo. Riêng với bé gái 10 tháng tuổi bị sốt cao, co giật, hiện Trung tâm vẫn đang phối hợp chặt với Bệnh viện Nhi Trung ương theo dõi và điều trị bệnh nhi để xác định nguyên nhân co giật của bé.

Trước đó, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế phát đi trong ngày 7-11, trong tháng 10 và những ngày đầu tháng 11-2013, các cơ sở y tế đã triển khai tiêm vắc xin Quinvaxem tại 15 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước với tổng số hơn 200.000 trẻ được tiêm chủng, trong đó có 81 trẻ bị các phản ứng như sốt, quấy khóc, sưng tấy tại chỗ.

Do vậy, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, trẻ phản ứng sau tiêm là những dấu hiệu phản ứng nhẹ sau tiêm chủng. Những ghi nhận này thể hiện quá trình theo dõi sát sao của các cơ sở y tế, cũng như sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ hơn của các bà mẹ nhằm phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm để kịp thời đưa trẻ đến theo dõi và chăm sóc tại cơ sở y tế. Đối với những trường hợp xảy ra các phản ứng phụ này, các cơ sở tiêm chủng sẽ theo dõi chặt chẽ.

Gia Lai: một thanh niên bị nhóm côn đồ truy đuổi, cắt lưỡi

Sau khi đuổi kịp, 4 tên hành hung rồi dùng dao cắt lưỡi khiến Công ngất xỉu.

Ngày 12/11, công an huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai cho biết đang điều tra vụ việc một thanh niên trên địa bàn bị nhóm côn đồ hành hung và cắt lưỡi.
Gia Lai: một thanh niên bị nhóm côn đồ truy đuổi, cắt lưỡi 1
Anh Công nằm điều trị tại bệnh viện.

Nạn nhân của vụ việc này là anh Trần Văn Công (22 tuổi, trú thôn Yên Me, xã Ia Me, Chư Prông, Gia Lai).

Khoảng 15h ngày 11/11, Công cạo mũ cao su một mình ở đội 11, xã Ia Me thì có 4 người đi xe máy cầm dao, gậy xông đến tấn công. Thấy vậy Công liền bỏ chạy thì bị nhóm côn đồ đuổi kịp và dùng gậy đánh đập, dùng dao chém khắp người.

Sau trận đòn, Công vùng chạy đến rẫy sắn gần lô cao su thì bị nhóm người trên đuổi kịp, tiếp tục hành hung. Chúng đã dùng dao cắt lưỡi khiến Công ngất xỉu. Sau khi gây ra vụ việc, họ bỏ đi.

Khoảng 30 phút sau, Công tỉnh dậy, gọi điện về cho gia đình, tuy nhiên, theo người thân của Công, lúc đó Công chỉ ú ớ chớ không nói được thành lời. Cả nhà liền tản đi tìm và phát hiện Công ở rẫy sắn với thương tích khắp mình.

Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định Công bị chém ở sau đầu, lưỡi bị cắt 2/3, vỡ khớp cổ tay phải và nhiều vết thương phần mềm khác. Các bác sĩ sau đó đã phẫu thuật vá lại lưỡi cho anh Công, tuy nhiên đến nay anh này vẫn chưa thể trò chuyện.

Người nhà nạn nhân cho hay, việc Công bị đánh có thể do bị trả thù vì trước đó nam thanh niên này có can ngăn một vụ đánh nhau ở địa phương.

Đau ruột thừa, bác sĩ cắt nhầm ruột già

Mổ cắt ruột thừa nhưng không khỏi, chị Hương chuyển viện thì mới biết mình bị cắt nhầm ruột già.

Đau ruột thừa, bác sĩ cắt nhầm ruột già 1
Thi thể chị Hương được đưa từ nhà xác Bệnh viện TW Huế ra xe về quê.

Sau gần 20 ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, chị Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1988, thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã tử vong.

Sáng 11/11, hàng chục người thân trong gia đình chị Hương đã có mặt tại nhà xác Bệnh viện TW Huế để chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Bên ngoài hành lang, anh Hoàng Văn Hà - chồng chị Hương kể lại:

“Do cơn đau quặn thắt vùng bụng suốt hai ngày không khỏi, 19 giờ 30 phút ngày 22/8, tôi cùng gia đình đã chuyển vợ tôi vào Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị đau ruột thừa nên tiến hành mổ nội soi.

Sau khi mổ xong khoảng một tuần thì giữa ổ bụng vợ tôi nổi lên một cục u. Nghi có điều bất thường tôi đã điện thoại cho một bác sỹ tên Hùng (làm việc tại Khoa Ngoại) để được tư vấn. Nhưng bác sỹ Hùng trả lời bệnh nhân do bác sỹ Nguyễn Thanh Phúc mổ thì điện hỏi bác sỹ Phúc. Nhưng khi liên lạc với bác sỹ Phúc thì ông không nghe máy”.

Đau ruột thừa, bác sĩ cắt nhầm ruột già 2
Anh Hoàng Văn Hà - chồng nạn nhân bức xúc trước việc làm tắc trách của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. 
 
Do cục u giữa ổ bụng gây cơn đau dữ dội, gia đình đã yêu cầu nhân viên trực đến kiểm tra. Y tá đến tiêm một mũi thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Dù đã tiêm thuốc nhưng chị Hương vẫn đau quằn quại nên bảo gia đình ra ngoài mua thêm thuốc vào để tiêm tiếp.

Vào đêm 03/9, chị Hương lên cơn đau và co giật mạnh nên gia đình đã yêu cầu kíp trực cho chuyển bệnh nhân vào Bệnh viện TW Huế, tuy nhiên họ bảo: Không đủ thẩm quyền.

Sau đó gia đình gây áp lực xin được gặp Ban Giám đốc Bệnh viện để trình bày. Khoảng 20 phút sau thì bác sỹ Trần Tiến Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện - đến nghe gia đình trình bày. Sau khi xem xét tình hình, ông Hùng mong gia đình thông cảm, bình tĩnh và nói sẽ mổ lại lần hai ngay trong đêm. Nhưng mãi đến hơn 7 giờ sáng hôm sau vẫn chưa tiến hành mổ. Y tá trực vẫn tiếp tục tiêm thuốc giảm đau nhưng gia đình không cho tiêm nữa.

Lúc này, bác sỹ Nguyễn Văn Mùi - Trưởng Khoa Ngoại - bảo gia đình sang ký giấy cam kết để mổ nhưng gia đình không ký và nói: “Các anh mổ lần đầu mà chưa đảm bảo thì mổ lại chứ gia đình không ký cam kết lần hai nữa”.

Bác sỹ Mùi nói: “Nếu gia đình không ký thì chúng tôi không mổ”. Trước tính mạng nguy kịch của con dâu, ông Hoàng Văn Lệ - bố chồng chị Hương - đành ký vào cam kết:

“Mổ lần hai phải đảm bảo tính mạng cho con tôi, nếu không đảm bảo thì sau này xảy ra tình huống xấu, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới phải chịu trách nhiệm”.

Khoảng 8 giờ ngày 4/9, chị Hương được đưa lên bàn mổ lần hai do bác sỹ Mùi và bác sỹ Hùng trực tiếp mổ. Ông Hoàng Văn Lệ cho biết thêm: “Kết quả siêu âm cho biết nguyên nhân dẫn đến mổ lần hai là do mổ lần đầu bị dính ruột vào vòi trứng, máu đọng trong bụng kích thước khoảng 3 x 4cm”.
Sau khi mổ xong lần hai, nằm điều trị tại Bệnh viện gần một tháng, ngày 3/10 chị Hương được xe bệnh viện chở về nhà và hẹn sau hai tuần tái khám. Nhưng chưa đến hai tuần, ngày 11/10 vết thương của chị Hương tái phát và phải nhập viện.

Hai ngày sau, chị Hương lại được viện cho về. Tuy nhiên, lần về nhà này chưa được 3 ngày thì thức ăn trong bụng chị Hương trào ra từ ống truyền dịch. Gia đình tiếp tục đưa chị Hương trở lại bệnh viện, kết quả siêu âm cho thấy chị Hương bị rò rỉ ruột và làm thủ tục nhập viện gấp.

Do lo sợ tính mạng cho con dâu, ông Lệ một mực yêu cầu cho chuyển vào Bệnh viện TW Huế để chữa trị nhưng bác sỹ Hùng không cho. Trước sức ép của gia đình, ngày 22/10 chị Hương mới được bệnh viện cho chuyển viện.

Sau khi vào Bệnh viện TW Huế, ông Hoàng Văn Lệ cho biết: “Tại đây, con tôi được làm các xét nghiệm, siêu âm và được các bác sỹ mổ lần 3. Sau khi mổ xong, gia đình được các bác sỹ cho biết hiện tại ruột thừa chưa được cắt bỏ nhưng đã bị cắt ruột già nên khi ăn vào bị trào ra ống thông dịch gây nhiễm trùng toàn thân. Trong những ngày nằm điều trị tại Bệnh viện TW Huế, con tôi không có dấu hiệu khá hơn mà bệnh tình ngày một xấu đi. Lúc 22 giờ 30 tối 10/11, con tôi đã trút hơi thở cuối cùng”.

Chiều 11/11, chúng tôi cũng đã điện thoại cho ông Dương Thanh Bình - Giám đốc Bệnh viện Cu Ba – Đồng Hới để xác minh thông tin và trách nhiệm của bệnh viện nhưng ông Bình bảo đang bận và cúp máy.

Sáng qua - 12/11, liên lạc với anh Hoàng Văn Hà - chồng nạn nhân - qua điện thoại, anh Hà cho biết ông Dương Thanh Bình đã có buổi làm việc với gia đình và nói trong khi chờ kết luận chính thức nguyên nhân tử vong, trước mắt bệnh viện hỗ trợ gia đình 50 triệu đồng để lo đám tang.

Gói 30.000 tỷ đồng mới tiêu được 1%

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sau 5 tháng triển khai chương trình hỗ trợ tín dụng nhà ở, đã giải ngân tổng cộng 312 tỷ đồng cho 920 khách hàng cá nhân và 4 doanh nghiệp. 
 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) về việc triển khai gói hỗ trợ nhà ở trị giá 30.000 tỷ đồng. Theo đó, đến ngày 31/10, các ngân hàng đã giải ngân cho 920 cá nhân với dư nợ 221 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các nhà băng cũng rót vốn thành công cho 4 khách hàng doanh nghiệp với dư nợ 91 tỷ đồng. Như vậy, sau 5 tháng triển khai, gói hỗ trợ nhà ở mới tiêu giải ngân hơn 1% ngân sách được duyệt.

goi-30kty-9418-1384309475.jpg
Hơn 900 khách hàng đã được vay vốn mua nhà từ gói 30.000 tỷ. Ảnh: Ngọc Tuyên.

Dư nợ các ngân hàng cam kết cho vay khả quan hơn, đạt gần 1.200 tỷ đồng. Trong đó, 939 khách hàng cá nhân được cam kết vay 325 tỷ đồng, 7 doanh nghiệp đã được ký hợp đồng tín dụng với tổng dư nợ 870 tỷ. 

Hiện một số phòng công chứng không công nhận việc thế chấp căn hộ thương mại hay nhà ở xã hội hình thành trong tương lai để vay vốn, gây khó khăn cho người dân vay mua nhà ở xã hội. Trả lời đại biểu Huỳnh Nghĩa về vướng mắc này, Thống đốc cho biết Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phối hợp với Bộ Tư pháp để đẩy nhanh tiến độ. Người đứng đầu ngành ngân hàng cho hay, trước mắt để xử lý tình huống, thay cho việc ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai, các ngân hàng và người dân sẽ ký hợp đồng thế chấp 'Quyền phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai'. "Trên thực tế, nhiều phòng công chứng vẫn chấp nhận công chứng hợp đồng thế chấp này", Thống đốc trả lời trong văn bản.

Gói hỗ trợ cho vay mua nhà ở trị giá 30.000 tỷ được triển khai từ 1/6. Lãi suất cho vay áp dụng cho chương trình này tối đa là 6% một năm, thời hạn cho vay tối đa là 10 năm đối với khách hàng là cá nhân và 5 năm đối với khách hàng là doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về tỷ lệ cho vay giữa doanh nghiệp - cá nhân lần lượt là 30% và 70% từ gói này.
Thanh Thanh Lan

Chuyện phẫn uất ở Thanh Hóa: Bắt cả trẻ 6 tháng tuổi "đóng thuế"

(Soha.vn) - Người tàn tật, trẻ em 6 tháng tuổi, các cụ già… đều phải đóng 400.000 đồng/người để “sửa chữa, trùng tu di tích”.

“Ép” dân đóng tiền để trùng tu di tích
Thời gian gần đây, người dân làng Thọ Sơn, xã Thiệu Châu (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) rất bức xúc khi bị bắt ép phải đóng tiền để tu bổ, sửa chữa di tích tại địa phương. Bởi theo họ, đây là quyết định “vô lý” và “sai với quy định của Nhà nước”.

Theo phản ánh của người dân, đình làng Thọ Sơn được xây dựng vào năm 1869 thời vua Tự Đức, từ đó đến nay đã được sửa chữa nhiều lần do bị xuống cấp. Đình được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 2010. Đây là di tích cấp tỉnh và do tỉnh quản lý. Tuy nhiên, hiện nay di tích này đã bị xuống cấp.
Đình làng Thọ Sơn được xây dựng vào năm 1869 (dưới thời vua Tự Đức), đã được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệt thuật.
Đình làng Thọ Sơn được xây dựng vào năm 1869 (dưới thời vua Tự Đức), đã được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Ông Lê Duy Đới (68 tuổi), người trực tiếp trông coi di tích đình làng Thọ Sơn cho biết: “Đình làng Thọ Sơn đã được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2010. Tuy nhiên, hiện nay di tích này đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay một số hạng mục trong đình như cột, mái, các phù điêu kiến trúc bằng gỗ đã bị mọt, nhiều cái đã bị mục ruỗng. Đặc biệt là vào những ngày mưa, do nền di tích thấp và phần mái che bị dột nên nước mưa chảy vào khiến bên trong di tích luôn luôn bị ẩm ướt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hạng mục”.

Những chạm trổ của phù điêu kiến trúc thời Nguyễn ở trong đình hiện vẫn còn tồn tại và có giá trị.
Những chạm trổ của phù điêu kiến trúc thời Nguyễn ở trong đình hiện vẫn còn tồn tại và có giá trị.

Cũng theo ông Đới, các hạng mục trong di tích đình Thọ Sơn hiện nay đã không còn được như trước kia, bị thiếu đi nhiều. “Trước kia đình làng còn có cửa hậu, có kiệu ông, kiệu bà, có các phù điêu đầu rồng làm bằng gỗ nhưng đến nay đã không còn nữa”, lời ông Đới.

Tuy nhiên, trước tình trạng xuống cấp của di tích, thay vì báo cáo cho các cơ quan chức năng để có biện pháp can thiệp thì ông Lê Đăng Minh – trưởng thôn Thọ Sơn – lại tự ý gọi thợ đến và quyết định… lập phương án và thu tiền để sửa chữa.

“Ông Minh tự ý gọi một ông “thợ vườn” ở nơi khác đến và đưa thợ đi xem qua tình trạng xuống cấp di tích. Sau khi đến đình xem xong, ông thợ đó bảo tổng chi phí trùng tu lại di tích hết khoảng 1 tỷ đồng. Sau đó, ông Minh họp làng và thông báo tổng chi phí trùng tu lại đình hết 1 tỷ dồng và yêu cầu người dân đóng tiền”, ông T (xin giấu tên), một người dân làng Thọ Sơn (xã Thiệu Châu) nói.

Ông Đới đang chỉ lên chỗ mái đình bị dột nát.
Ông Đới đang chỉ lên chỗ mái đình bị dột nát.

Theo ông T, việc thu tiền để trùng tu di tích sẽ diễn ra trong 2 năm (từ 2013 đến 2014), thời điểm thu là sau vụ thu hoạch lúa (2 năm là 4 vụ), với mức thu mỗi người dân trong làng phải đóng là 400.000 đồng/người. Cũng theo ông T, điều khiến người dân khó hiểu và bức xúc là tại sao một di tích cấp tỉnh do tỉnh quản lý mà trưởng thôn lại đứng ra thu tiền dân để sửa chữa.

“Không những thế, việc thu tiền người dân có nhiều dấu hiệu sai phạm: ép tất cả mọi người dân trong làng phải đóng góp, kể cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và các cụ già đã bảy, tám mươi tuổi, trong khi theo quy định của pháp luật thì những trường hợp trên không có nghĩa vụ phải đóng góp”, ông T bức xúc nói.

Qua tìm hiểu được biết, khi biết việc thu tiền với danh nghĩa là “trùng tu, sửa chữa di tích” đình Thọ Sơn nói có nhiều dấu hiệu “mập mờ” và trái với quy định của nhà nước, nhiều người dân làng Thọ Sơn (xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa) đã không đóng tiền. Tuy nhiên, đối với những trường hợp các hộ dân không đóng tiền, đều bị “ghi nợ” vào sổ nộp sản (các chi phí đóng góp của thôn) và bị dọa “cắt” chứng nhận “gia đình văn hóa”.

Thước phim quý về Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1973
Trao đổi với chung tôi về vấn đề tự ý thu tiền người dân trái nguyên tắc để trùng tu di tích đình làng Thọ Sơn khiến người dân bức xúc, ông Lê Đức Thước – Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Châu thừa nhận có vụ việc trên.

Tuy nhiên, về việc thu tiền sai quy định và việc tự ý “lập dự án” để tu bổ, sửa chữa di tích trái với quy trình và thẩm quyền của trưởng thôn Thọ Sơn, ông Thước lại một mực khẳng định “trưởng thôn đã làm đúng” và khẳng định “việc thu tiền người dân nói trên đã được xã thông qua và cho phép” (!)

Ông Lê Đức Thước - Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Châu:
Ông Lê Đức Thước - Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Châu: "Nói chung vấn đề này nói ổn là ổn mà nói không ổn là không ổn" (!)

“Theo quy trình, xã sẽ báo cáo xin huyện, khi huyện cho phép thì sẽ làm. Đó là quy trình của nhà nước, còn đối với địa phương thì chúng tôi chủ động triển khai giữ gìn di tích đó. Ở đây, chúng tôi vừa báo cáo, vừa triển khai, để khi người ta (cơ quan chức năng - PV) thống nhất quan điểm và cho phép thì ở đây đã làm rồi. Trước nay chúng tôi vẫn làm như thế”, ông Thước nói.

Ông Thước khẳng định: “Nói chung vấn đề này nói ổn là ổn mà nói không ổn là không ổn. Vì nói không ổn là về khía cạnh một số người chưa thống nhất, còn nói ổn rồi là vì hầu hết đa số phục tùng, thiểu số phải phục tùng đa số, khi đã được nhân dân đồng thuận rồi thì đó mới là chủ trương”.

Những gia đình khó khăn không có tiền để đóng góp, đều bị ghi nợ vào sổ.
Những gia đình khó khăn không có tiền để đóng góp, đều bị ghi nợ vào sổ.

“Đình làng Đắc Châu trước kia đấy, nhân dân người ta cũng tự xây, xã hội hóa, đến nay đã làm xong rồi, trị giá trên 3 tỷ đồng. Cho đến giờ phút này công trình đó đã được đưa vào quyết toán rồi. Còn công trình thứ hai cũng được cấp tỉnh công nhận là di tích kiến trúc văn hóa đó là đình làng Thọ Sơn. Cái đình này Đảng bộ cũng đã thống nhất đưa vào cái nghị quyết là trùng tu phục sửa lại, cụ thể là bằng giá nào cũng phải phục sửa, vì nó thuộc vào di tích rồi.

Cho nên cái này đã có chủ trương và thường vụ đã xuống làm, dự họp, trước hết là với ban quản lý, ban xây dựng đình đền trên đó, thứ hai họp đến liên chi bộ, thứ ba là họp toàn bộ nhân dân, các việc đã làm trên tinh thần đúng theo quy trình như thế”, ông Thước cho biết.

Về việc thu tiền người dân được cho là “trai với quy định” của Nhà nước, cụ thể là thu tiền từ trẻ em 6 tháng tuổi đến các cụ già đã 70, 80 tuổi (không thuộc đối tượng có nghĩa vụ phải đóng góp) thì ông Thước lại giải thích rằng: “Thu 400.000 đồng/người, thu trong 4 vụ để người ta đóng góp theo từng vụ (100.000 đồng/người/vụ), theo từng nhân khẩu. Cái này thu hết, bởi đây là… tâm linh. Đối tượng thu tiền kể các trường hợp chính sách xã hội, tàn tật linh tinh…”.

“Sai nghiêm trọng”
Luật sư Giáp Văn Điệp – Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Fanci (Bắc Giang): “Việc thôn và xã thu tiền của người dân để trùng tu, sửa chữa di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, mà không thông qua và không được Sở VH-TT&DL phê duyệt như trên là sai. Việc chính quyền địa phương “tận thu” cả trẻ em 6 tháng tuổi, người già yếu đã mất sức lao động, người tàn tật,… cũng là sai nghiêm trọng. Bởi những đối tượng trên theo quy định của Nhà nước không thuộc đối tượng phải có nghĩa vụ đóng góp vì chưa đến tuổi hoặc đã quá tuổi lao động, trẻ em 6 tháng tuổi thì chưa có quyền công dân, hay như người tàn tật thì không có khả năng lao động, thậm chí còn được miễn giảm đóng góp”.

PV tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc trên…

VIDEO MC THE VOICE ‘xin tràng pháo tay cho nạn nhân bão’: VTV đùn đẩy




YumiDUONG
Nữ MC khiến khán giả phản ứng vì dẫn chương trình thiếu tế nhị

Chiều 11/11, người phát ngôn của VTV và người giám sát sản xuất chương trình The Voice, nhạc sỹ Lương Minh đều đùn đẩy trách nhiệm trả lời xung quanh vụ việc MC Yumi Dương “xin một tràng pháo tay” cho đồng bào bị bão lũ.

Đùn đẩy trách nhiệm?

Trong liveshow 5 chương trình Giọng hát Việt (The Voice), phát sóng lúc 21h10 tối qua, 10/11, vắng Phan Anh, Yumi Dương một mình đảm nhiệm vị trí dẫn chương trình.
Sau một tràng dài giới thiệu về hoạt động từ thiện của các thí sinh trong tuần qua và sự cảm thông, chia sẻ của chương trình với người dân chịu thiệt thòi sau thiên tai, Yumi Dương tiếp tục: “Bây giờ chúng ta dành một ít phút nói về miền Trung. Đồng bào ta đang hứng chịu cơn siêu bão mang tên Hải Yến…. Chính vì vậy, hãy dành một tràng pháo tay ủng hộ cho các thí sinh cũng như chia sẻ tình cảm với đồng bào khi cơn bão đã đi qua được không ạ”, cô dẫn dõng dạc.
Câu nói xin tràng pháo tay ủng hộ thí sinh tiện thể dành luôn cho đồng bào bão lũ đã thực sự làm dậy lên một làn sóng phản đối trong dư luận. Ngay trong chương trình, câu nói này khiến MC chỉ nhận được vài cái vỗ tay rời rạc. Còn đằng sau chương trình, một loạt các diễn đàn, trang cá nhân, kênh thông tin đã có những ý kiến phản đối sâu sắc.

Nhạc sĩ Lương Minh (ngồi giữa)
Nhạc sĩ Lương Minh

Sáng 11/11, nhạc sỹ Lương Minh, người giữ vai trò giám sát sản xuất chương trình The Voice cho biết sẽ không thông tin điều gì. Việc phát ngôn sẽ thuộc về lãnh đạo có trách nhiệm trong Đài truyền hình Việt Nam.
Trong khi đó, khi trao đổi với người phát ngôn của VTV – ông Nguyễn Hà Nam – Trưởng ban Thư ký Biên tập Đài Truyền hình Việt Nam, ông cho biết chưa nhận được báo cáo nên chưa có bình luận gì.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày, khi liên lạc lại với ông Hà Nam, người phát ngôn của VTV cho biết: “Hiện tôi đang bận họp, tôi sẽ không trả lời hay phát ngôn gì về vấn đề này. Ban sản xuất chương trình sẽ phải có trách nhiệm thông tin và giải quyết”.
Mang ý kiến của ông Nguyễn Hà Nam trao đổi với nhạc sỹ Lương Minh, ông Minh khẳng định: “Tôi sẽ không cung cấp thông tin. Bởi quy định của Đài đã đặt ra, mọi việc đều phải thông qua cấp trên và người phát ngôn của cơ quan sẽ thông tin”.
Trong khi dư luận đang bất bình, cả phía tổ chức chương trình và lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam đều không nhận trách nhiệm trong việc trả lời những thắc mắc chứ chưa đề cập đến vấn đề đúng sai hay xin lỗi khán giả cả nước.

Yumi Dương nói gì?

Sau khi sự cố xảy ra, nhiều cơ quan truyền thông đã liên lạc với MC Yumi Dương nhưng máy của cô luôn trong tình trạng khóa máy, không liên lạc được.
Tờ iHay dẫn một phát ngôn của nữ MC này trên trang Facebook cá nhân, nội dung như sau: “Dù vẫn nhận được rất nhiều sự góp ý của tất cả các bạn nhưng tớ vẫn xin cảm ơn vì đã quan tâm. Với tớ thì còn thương mới còn nói đến mình. Tớ xin nhận hết mọi lời chê và khen.
Tối nay như thế là tớ đã quá hạnh phúc, thử hỏi các bạn đứng trên sân khấu một chương trình lớn và dẫn một mình (tớ vừa biết tin mình dẫn một mình lúc 10 giờ sáng 10/11) thì các bạn sẽ như thế nào?”
Đồng thời, Yumi Dương cho rằng khán giả đang quá nhạy cảm và cho rằng đó là chê trách tiêu cực. Trong phát ngôn trên của Yumi Dương có nói: “Cảm ơn nhé những lời nhận xét chân thành và những lời chê trách tiêu cực. Nó sẽ giúp tớ lớn và tự tin hơn mai sau”.
THEO ĐẤT VIỆT


Ngân hàng đòi nợ nhau: Ầm ĩ đến Bộ trưởng, Tòa án tối cao


 

Ngan hang kien tung nhau
  •  
Tổng Cục Thi hành án Dân sự vừa có báo cáo gửi Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, về việc hai chi nhánh Agribank chây ì nghĩa vụ trả nợ gần trăm tỉ đồng mặc dù tòa các cấp đã tuyên án và Cục THADS TP.HCM đã áp dụng nhiều nghiệp vụ cần thiết. Trong ngày 12/11, bộ này sẽ chủ trì cuộc họp với hai cơ quan tư pháp là TAND và Viện KSND tối cao để tìm cách tháo gỡ.

Cuộc tranh cãi quanh món nợ 100 tỷ

Sự việc liên quan đến hai chi nhánh An Sương và Phú Mỹ Hưng của Agribank, trong việc ra các chứng thư bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho các DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng Vietbank, với số tiền tổng cộng lên tới gần 100 tỷ đồng.
Theo đó, vừa qua, Tổng cục THADS đã nhận được công văn của Agribank và Agribank Chi nhánh Phú Mỹ Hưng về việc đề nghị tạm dừng quyết định phong tỏa tài khoản của ngân hàng này. Đồng thời, Tổng cục cũng đang xử lý khiếu nại của Agribank chi nhánh An Sương về quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục THADS TP.HCM liên quan đến việc thi hành hai bản án mà TAND tối cao đã tuyên phúc thẩm. Hai chi nhánh này của Agribank là bên phải thi hành án, buộc phải trả số tiền tổng cộng gần 97 tỷ đồng.
Ngoài ra, Tổng cục THADS cũng nhận được đơn khiếu nại của bên được thi hành án là Vietbank, với nội dung khiếu nại chấp hành viên Cục THADS TP.HCM, về việc chậm tổ chức thi hành bản án có hiệu lực, trong khi bên phải thi hành án có điều kiện thi hành.
Các khiếu nại này của hai bên khá căng thẳng, và đã được Ủy ban Kiểm tra – BCH Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (NHNN) chỉ đạo xem xét và tổ chức thi hành đúng pháp luật.
Trước diễn tiến giằng co của vụ việc, Tổng cục đã trực tiếp chỉ đạo Cục THADS TP.HCM kiểm tra, giải quyết đồng thời mời các ngân hàng liên quan làm việc, tổ chức họp liên ngành để thống nhất quan điểm và xử lý.
Vụ việc phức tạp “đau đầu” nói trên bắt nguồn từ các chứng thư bảo lãnh của Agribank các chi nhánh An Sương và Phú Mỹ Hưng.
Cụ thể, ngày 17/12/2012, Tòa phúc thẩm – TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên buộc Cty CP Giấy Minh Thắng trả nợ cho Vietbank gần 100 tỷ đồng cả vốn lẫn lãi, trong đó Agribank CN Phú Mỹ Hưng đã phát hành 2 thư bảo lãnh với trị giá 50 tỷ đồng. Vì vậy,tòa đã tuyên Agribank Phú Mỹ Hưng phải trả nợ thay cho Cty Minh Thắng 50 tỉ đồng cho Vietbank.
Bản án có hiệu lực, Cục THADS đã dùng nhiều biện pháp để buộc Agribank thực hiện nghĩa vụ, nhưng ngân hàng này đã không thực hiện. CụcTHADS TP.HCM đã có công văn đề nghị NHNN hỗ trợ việc thi hành án, nhưng đến nay Agribank vẫn một mực không thực hiện, thay vào đó là hàng loạt đơn kiến nghị và khiếu nại gửi khắp nơi.
Cùng kịch bản, Agribank chi nhánh An Sương cũng phát hành các thư bảo lãnh cho một công ty khác, để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay của công ty TNHH Đức Hòa tại Vietbank.
Tòa phúc thẩm – TAND tối cao tại TP.HCM thông qua bản án ngày 14/12/2012 đã tuyên chấp nhận yêu cầu đòi nợ của Vietbank đối với công ty Đức Hòa với số tiền hơn 141 tỷ đồng và hơn 666.000 USD, trong đó Agribank CN An Sương phải có trách nhiệm trả nợ thay gần 47 tỉ đồng.
Sự việc đến nay đã kéo dài hàng năm, với 2 bản án có hiệu lực của TAND tối cao kèm hàng loạt chỉ đạo, yêu cầu của các cơ quan Đảng, nhà nước nhưng việc thi hành vẫn… dẫm chân tại chỗ. Thậm chí, vì tính chất phức tạp trong việc thi hành án và Agribank là đơn vị lớn có 100% vốn nhà nước, Tổng cục THADS đã phải “cầu cứu” Bộ trưởng Bộ tư pháp đích thân chỉ đạo việc thi hành dù khẳng định việc thi hành án là hoàn toàn đúng pháp luật.
Về phía Agribank, đơn vị này đưa ra khá nhiều khiếu nại, kiến nghị với mục đích trì hoãn việc thi hành án. Còn phía Vietbank cũng liên tục yêu cầu cơ quan thi hành án phải thực thi ngay các bản án, thậm chí kiến nghị kê biên trụ sở Agribank để đảm bảo việc thi hành.

Ranh giới “luật” và “lệ”

Trong vụ án kéo dài này, có một tình tiết có vẻ như đã chạm vào giới hạn giữa luật và “lệ” trong việc thi hành án. Đó là việc Vietbank yêu cầu kê biên, phát mại trụ sở của Agribank để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng này.
Theo nhận định của giới làm luật, đây là việc làm đúng luật, bởi theo Điều 45 Luật Thi hành án dân sự, sau khi bản án có hiệu lực, thời hạn tự nguyên thi hành án là 15 ngày. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
Thực tế, thời hạn tự nguyện của Agribank đã hết từ lâu, và Cục THADS TP.HCM cũng đã có rất nhiều công văn yêu cầu Agribank thực hiện nghĩa vụ nhưng bị phớt lờ. Do đó, theo luật thì cơ quan thi hành án hoàn toàn có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án.
Tuy nhiên, theo Luật sư Vi Văn Diện – Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội), việc kê biên trụ sở Agribank thực tế là việc khó xảy ra, bởi Agribank là ngân hàng lớn, có 100% vốn nhà nước, nên mọi tài sản của NH này thuộc quyền sở hữu của nhà nước. “Theo hồ sơ vụ việc và các thông tin mà báo chí phản ánh, có thể thấy việc giải quyết vụ việc này không khó về luật, nhưng gặp rất nhiều cản trở rất điển hình trong việc thực thi các bản án dân sự. Cách giải quyết sự việc cụ thể này sẽ phản ánh đúng quyết tâm, thực trạng và thách thức của việc thực thi Luật Dân sự vốn còn quá nhiều vấn đề hiện nay”, ông Diện nhận định.
Ngoài ra, cũng theo các luật sư, việc chây ì không thực hiện nghĩa vụ thi hành bản án đã có hiệu lực có thể được xem xét dưới góc độ pháp luật hình sự tội danh “Không chấp hành án” quy định tại Điều 304, Bộ luật Hình sự. Theo đó, “Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
“Trước hết, cơ quan thi hành án cùng với các đơn vị liên quan như Bộ Tư pháp, NHNN… cần làm hết trách nhiệm, áp dụng đúng các quy định và quyền hạn được pháp luật cho phép để thi hành bản án. Việc để chậm trễ hoặc dùng dằng các bản án dân sự lớn có ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của xã hội vào việc hành pháp, cũng như môi trường kinh doanh”, ông Diện nói.

Bộ Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát họp xử lý
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tư pháp, sáng 12/11 cơ quan này sẽ chủ trì cuộc họp với hai cơ quan tư pháp là TAND và Viện KSND tối cao để tìm cách tháo gỡ vụ “kì án nợ trăm tỉ” của Agribank.
Nội dung cuộc họp chính là bàn bạc giải pháp tổ chức thi hành hai bản án đã được Tòa phúc thẩm – TAND tối cao tại TP.HCM tuyên vào các ngày 14 và 17/12/2012, trong đó tuyên Agribank chi nhánh Phú Mỹ Hưng và An Sương phải trả các khoản vay của 2 DN đối với Vietbank mà Agribank đã phát hành thư bảo lãnh.
Cuộc họp này được tiến hành sau khi Tổng cục THADS nỗ lực bất thành trong việc thi hành án đối với Agribank.
Mặc dù các bản án có hiệu lực pháp luật, và Cục THADS TP.HCM cũng như Tổng cục đã dùng các biện pháp được pháp luật quy định nhưng không thể buộc Agribank thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trước đó, sau khi bị bên được thi hành án là Vietbank kiến nghị yêu cầu thực hiện việc thi hành án, đồng thời bị Agribank… khiếu nại nhằm không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, và nhận nhiều công văn chỉ đạo từ các cơ quan chức trách của Đảng và Nhà nước như Ủy ban Kiểm tra – BCH Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ…, Tổng cục THADS đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và đề nghị Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo.
Theo VietNamNet


Sự phá sản của mô hình tập đoàn kiểu Vinashin



Published on November 13, 2013   ·   No Comments
 
Vào tháng trước, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã công bố quyết định chính thức xóa bỏ mô hình tập đoàn Vinashin, tức là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và chuyển sang thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, với tên giao dịch quốc tế hoàn toàn mới là SBIC. Sư kiện này cho thấy sự phá sản không chỉ của mô hình tập đoàn kinh tế, mà còn của toàn bộ cái gọi là vai trò “chủ đạo “ của kinh tế Nhà nước. 
VINASHIN
Như vậy, chỉ trong vòng năm qua, đã có ba mô hình tập đoàn chính thức được dừng “thí điểm”. Trước Vinashin, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam VNIV và Tập đoàn đầu tư và phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam HUD vào tháng 10 năm ngoái cũng đã bị dừng thí điểm, chuyển xuống thành mô hình tổng công ty như cũ, chỉ sau hai năm hoạt động, vì bị xem là “đã bộc lộ yếu kém trong sản xuất kinh doanh và quản trị, hiệu quả thu về không tương xứng với nguồn lực được Nhà nước giao”.
Sau một thời gian dài được tuyên dương như là những “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam, mô hình tập đoàn theo kiểu Vinashin rõ ràng là đã bị phá sản. Không chỉ Vinashin, mà nhiều tập đoàn khác của Nhà nước cũng trong tình trạng nợ nần chồng chất vì làm ăn thua lỗ và quản lý kém cỏi, như trường hợp của Tập đoàn Vinalines. Sự phá sản này không phải chỉ là do những sai phạm của các lãnh đạo tập đoàn, mà còn do các vấn đề mang tính cơ cấu của mô hình tập đoàn, đặc biệt là vấn đề quản trị và minh bạch.
Trước hết, việc chuyển Vinashin từ mô hình tập đoàn Nhà nước thành tổng công ty Nhà nước đang đặt ra nhiều câu hỏi, nhất là về vấn đề nợ của tập đoàn này, lên tới 86 ngàn tỷ đồng, chưa kễ các khoản lỗ tổng cộng hàng ngàn tỷ đồng, như nhận định của kinh tế gia, tiến sĩ Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Hà Nội:
“ Đấy là một sự chuyển đổi chậm và trễ, nhưng cơ bản là đúng đắn, và nó chứng tỏ những nỗ lực trong những năm qua để tái cơ cấu và vực dậy Vinashin đã không thành công và bây giờ phải chuyển về mô hình tổng công ty.
Vấn đề ở đây là việc chuyển mô hình như thế liệu có sẽ giải quyết được vấn đề nợ của Vinashin hay không, năng lực cạnh tranh của Vinashin có được nâng cao không, hay đó chỉ là việc đổi tên, “ve sầu thoát xác”? Cho tới nay, những thông tin được công bố lên quá ít để có thể đánh giá được đầy đủ rằng đây có phải một sự tái cấu trúc toàn diện, hay đây là việc tái cấu trúc để thoát khỏi hình ảnh Vinashin, để các công ty trong còn lại trong tổng công ty mới, có thể hoạt động một cách tốt hơn?”
Cũng theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Vinashin làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất không phải chỉ là do những sai phạm của các lãnh đạo tập đoàn này, mà còn do những vấn đề mang tính cơ cấu, đặc biệt là do vấn đề quản trị các doanh nghiệp Nhà nước:
“ Việc sụp đổ của Vinashin rõ ràng là có những sai phạm của những người lãnh đạo tập đoàn này. Một số người đó đã bị xử tù, một số khác đã bị xử lý. Tuy vậy, không chỉ riêng họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, mà chính cái khung pháp lý, mô hình quản trị doanh nghiệp ở đây có vấn đề.
Trước hết, các tập đoàn đã được thành lập thí điểm. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã cam kết sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, cho nên đã xóa bỏ Luật doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn.
Riêng về tập đoàn thì luật doanh nghiệp không có quy định gì cả, mà chỉ nói tập đoàn là “một tổ chức kinh tế co quy mô lớn” , quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế quản lý do chính phủ quy định. Chính phủ cũng chẳng có quy định gì cụ thể hơn về mô hình quản trị các tập đoàn.
Trước một tài sản rất lớn và trước cám dỗ, khi mà giá đất và bất động sản tăng cao, các tập đoàn, nhiều hay ít, đều đã đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, trong khi các nhiệm vụ chủ yếu về nâng cao năng lực cạnh tranh, về vận dụng khoa học công nghệ chưa được quy định rõ ràng.
Mô hình quản lý các tập đoàn ở Việt Nam hiện nay còn khác xa so với mô hình mà khối OECD đã khuyến nghị, như về công khai minh bạch, trách nhiệm đối với người góp vốn, cơ chế giám sát quyền lực. Đặc biệt là cơ chế bổ nhiệm nguồn nhân lực chủ chốt, OECD khuyến nghị là phải thực hiện công khai minh bạch, bổ nhiệm trên cơ sở có hợp đồng trách nhiệm, trong một số năm nhất định.
Ở Việt Nam, việc bổ nhiệm ( các lãnh đạo tập đoàn ) chủ yếu được thực hiện qua các cơ quan Đảng và cũng không nói rõ là bổ nhiệm trong thời gian bao lâu. Vì vậy, như trong trường hợp Vinashin, khi ông Phạm Thanh Bình bị bắt, thì đã bổ nhiệm ông Trần Quang Vũ và sau ba tháng thì ông Trần Quang Vũ cũng bị bắt, thì lại bổ nhiệm một ông khác nữa.
Qua đó chúng ta thấy rằng cái mô hình quản trị doanh nghiệp của Việt Nam cần phải có sự đổi mới hết sức mạnh mẽ. Nếu không, chúng ta sẽ không biết được rằng còn có bao nhiêu Vinashin tiềm tàng. Đó là điều chúng ta không mong muốn, vì điều ấy sẽ rất là nặng nề và tai hại cho nền kinh tế ”.
Trong bản báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam công bố vào tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Thế giới cũng đã lưu ý rằng, đã hơn hai năm kể từ khi chính phủ Hà Nội để ra chủ trương cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, nhưng tiến bộ đạt được còn hạn chế. Theo Ngân hàng Thế giới, việc quản trị các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty Nhà nước nói riêng, còn cần phải được cải thiện hơn nữa.
Báo cáo này đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề công khai thông tin của các doanh nghiệp Nhà nước. Theo Ngân hàng Thế giới, cho tới nay, các doanh nghiệp Nhà nước không báo cáo các thông tin cần có để giám sát, đánh giá, theo dõi. Không hề có tập đoàn kinh tế Nhà nước nào báo cáo và chỉ có các tổng Công ty Nhà nước báo cáo “thông tin tài chính tổng hợp”. Ngân hàng Thế giới cho rằng, các chuẩn mực về công khai thông tin của Việt Nam thấp hơn so với các nước có hoàn cảnh tương đồng và với các nước ngang hàng trong khu vực.
Với những yếu kém nghiêm trọng nói trên, kinh tế Nhà nước có còn xứng đáng đóng vai trò “chủ đạo” hay không? Cho tới nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách rõ ràng về khái niệm kinh tế Nhà nước. Một số chuyên gia kinh tế còn cho rằng vẫn có sự nhầm lẫn giữa kinh tế Nhà nước với doanh nghiệp Nhà nước, như lời tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
“ Nội hàm của khái niệm kinh tế Nhà nước chưa rõ ràng. Kinh tế Nhà nước bao gồm những gì? Kinh tế Nhà nước có phải chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước hay không? Và nếu như kinh tế Nhà nước bao gồm cả tài nguyên, rừng biển, lại bao gồm cả ngân sách, bảo hiểm, thì khái niệm đó có sự lẫn lộn giữa các bộ phận của chính phủ với bộ phận của doanh nghiệp.
Kinh tế Nhà nước chủ đạo là khái niệm rất xa lạ với kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, người ta phát huy tối đa cái năng động, tính nhanh nhạy, sự tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước chỉ làm những gì mà khu vực tư nhân không thể hoặc không muốn làm, để bảo đảm cho kinh tế thị trường hoạt động một cách trôì chảy, hiệu quả hơn. Tức là Nhà nước có thể tạm thời đảm nhận việc sản xuất điện. Nhưng trong tương lai, khi khu vực tư nhân mạnh lên, thì Nhà nước sẽ dần dần nhường khu vực đó cho kinh tế tư nhân. Nếu khẳng định ngay từ bây giờ kinh tế Nhà nước là chủ đạo, thì kinh tế tư nhân làm sao có thể cạnh tranh được.
Vả lại Việt Nam hiện đang đàm phán gia nhập TPP, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Trong chương nói về doanh nghiệp Nhà nước, TPP yêu cầu là các doanh nghiệp Nhà nước phải được đối xử một cách công bằng, công khai, minh bạch và không được có ưu đãi. Nếu có ưu đãi thì lập tức các doanh nghiệp có thể kiện Nhà nước ra toà. Điều đó không phù hợp với cái gọi là “kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo”, nhất là khái niệm này hiện vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng ”.
Tóm lại, việc chính phủ Việt Nam cuối cùng phải chuyển Vinashin từ mô hình tập đoàn xuống thành mô hình tổng công ty cho thấy sự phá sản không chỉ của mô hình tập đoàn kinh tế, mà còn của toàn bộ cái gọi là vai trò “chủ đạo “ của kinh tế Nhà nước.
Các doanh nghiệp Nhà nước cho tới nay vẫn được hưởng rất nhiều ưu đãi từ chính sách, cơ chế, cho đến đất đai, vốn đầu tư, lãi suất ngân hàng để đóng vai trò chủ lực, thế nhưng kết quả lại không tương xứng với những ưu đãi đó, làm ăn ngày càng thua lỗ, nợ nần ngày càng chồng chất, thua xa khu vực tư nhân.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, chính phủ Hà Nội không có con đường nào khác là phải đảy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước, để các doanh nghiệp này thực sự hoạt động theo đúng quy luật của một nền kinh tế thị trường.
Thanh Phương 
Theo RFI 


Hai nền kinh tế song hành ở Việt Nam: “sinh lợi” và “đặc lợi”, ai lấn sân?



Phạm Đỗ Chí[1]

1. Hai nền kinh tế đó là gì?
Nhiều chuyên gia ở Việt Nam thường trực theo dõi các nền kinh tế tư bản (hay thị trường) và kinh tế xã hội chủ nghĩa, đặc biệt các biến chuyển lý thuyết, với nhiệm vụ chính là để giữ gìn những đặc trưng cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay được mệnh danh “kinh tế thị trường với định hướng chủ nghĩa xã hội”. Vài chuyên gia này có nhiệm vụ chính là cho ra những cảnh báo chính trị ở cấp cao nhất nếu thấy nền kinh tế thị trường dù chỉ đang phôi thai ở Việt Nam đi “chệch đường” nghĩa là khác đi với các “nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội”. 

Có quá nhiều giấy mực đã bàn về đề tài trên, nhất là để so sánh những ưu khuyết điểm của kinh tế thị trường và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi không dám mạn bàn thêm các vấn đề to lớn này, nhưng khuôn khổ bài ngắn này sẽ đặt vấn đề một cách khác: muốn ghi lại vài nhận định thiết thực về hai nền kinh tế thực sự đang song hành ở xứ ta: nền kinh tế sinh lợi (dịch từ chữ “profit-making economy”) và nền kinh tế đặc lợi (tạm dịch từ “rent-seeking economy”[2]hay còn có thể hiểu nôm na hơn là “tìm lợi”—hay sát thực tế nhất là “đặc biệt cho nhóm lợi ích”, theo các giải thích dưới đây). 

Nền kinh tế sinh lợi chính là nền kinh tế được hướng dẫn bởi các nguyên tắc thị trường, kết quả của hơn hai thập kỷ Đổi Mới, nôm na là đang được dẫn đầu bởi giới doanh nhân của nền kinh tế thị trường tìm lợi nhuận (profit) đích thực từ sản xuất bằng cách kiếm được doanh thu (revenue) cao hơn phí sản xuất (cost)—viết theo phép số học đơn giản là: lợi nhuận = doanh thu trừ phí sản xuất. Nền kinh tế này còn bao gồm đại đa số các thành phần cư dân thành thị làm việc trong các hãng xưởng công tư nhằm mục đích sinh lợi nhuận (profit) kinh doanh đích thực như định nghĩa ở trên, người làm việc trong các khu vực sản xuất dịch vụ thật sự theo định nghĩa GDP, hay nông dân ở tất cả các vùng nông thôn tham dự vào việc sản xuất nông sản vốn là trụ đỡ của nền kinh tế cả nước qua các thời đại…

Trái lại, nền kinh tế đặc lợi (rent) không cần thiết phải dựa vào sản xuất mà chỉ đơn giản là tiền hay lợi (rent) kiếm được do các đặc quyền kinh tế như thế độc quyền sản xuất (monopoly) hay ưu đãi tín dụng (các công ty nhà nước)…, hay đặc quyền chính trị như ở vị trí chính trị cao có thể ban phát giấy phép hoạt động kinh tế trong một chế độ dựa vào xin-cho, hay đặc quyền thông tin như biết trước những tin tức có lợi cho một hành vi kinh tế hay mua bán (thí dụ biết trước tin qui hoạch một vùng đất nên trực tiếp chạy đi mua hay cho người nhà/đàn em đi mua đất trước để bán lại với giá cao hơn nhiều lần lúc thông tin đó được chính thức công bố cho mọi người biết), hay giản dị nhất là lợi kiếm được nhờ tham nhũng do ở các vị trí chính trị hay hành chính cao có thể ban phát chức tước, lợi lộc kinh tế (cấp phép dự án không thông qua các qui luật thông thường, hay các loại giấy phép xin-cho trong khu vực sản xuất buôn bán v.v…).

Có muôn hình vạn trạng trong xã hội ta bây giờ về cách tìm đặc lợi mà không dựa vào sản xuất. Sự xuất hiện nhan nhản của các “CÒ” kiếm tiền trung gian ở khắp nơi và trong mọi địa hạt từ sinh hoạt kinh tế ở mức phức tạp đến luồn lách pháp luật như “chạy án” hay xin “quotas”, hay để vượt qua vài thủ tục hành chính hay giấy tờ ở cấp thấp, đơn giản nhất như để vượt qua các hàng đuôi chờ dài ở các bến xe rạp hát đông người…

Rất khó để định lượng được chính xác tỷ trọng của hai nền kinh tế song hành này trong nền kinh tế tổng thể của Việt nam bây giờ. Nhưng chỉ có thể tạm ước tính vai trò tương đối của cả hai qua những thời kỳ kinh tế chính như từ thời bao cấp (trước 1989), đến 25 năm Đổi Mới thực sự (1991-2006), và sau đó từ 2007 đến nay khi một số nguyên tắc và vận hành căn bản của kinh tế thị trường lại bị thay đổi bởi ảnh hưởng của các nhóm lợi ích quan trọng và chi phối quá lớn nền kinh tế quốc gia, khiến nhiều qui luật thị trường bị thay thế bởi các biện pháp hành chính và sự tái xuất hiện và bùng mạnh thêm của các Tổng công ty với nhiều đặc quyền ưu thế trong sản xuất và hưởng phân bổ tín dụng nhưng lại gây những thất thoát tài chính nghiêm trọng cho quốc gia.

Có thể tạm hình dung các hình ảnh cùng tỷ trọng tương đối dưới đây của 2 nền kinh tế trên nhằm mục đích phân tích chính sách, chứ không nhằm định lượng chính xác để hy vọng bài nói chuyện ngắn này không bị chỉ trích là thiếu luận cứ dữ kiện thống kê hay tinh thần khoa học nghiêm túc:

·       Trong thời bao cấp trước cải tổ kinh tế: nền kinh tế sinh lợi (hay thị trường) chiếm độ 70-75%, và nền kinh tế đặc lợi 25-30%
·       Trong thời kỳ Đổi Mới, nền kinh tế thị trường dù đang giai đoạn phôi thai đã tăng cường vai trò của các sinh hoạt kinh tế chính thống và nâng tỷ trọng của khu vực kinh tế sinh lợi lên 80-85% và khu vực kinh tế đặc lợi xuống còn 15-20%
·       Trong thời kỳ từ 2007 đến nay, khu vực sinh lợi có thể đã rơi xuống còn 65-70% và khu vực đặc lợi đã chiếm ưu thế mới đến 30-35%.

Nhưng nghiêm trọng nhất, bài này không muốn chỉ nói đến vấn đề công bằng hay đạo đức xã hội khi các nhóm lợi ích hay hưởng đặc lợi về chính trị kinh tế đã hưởng lợi quá nhiều trong 5-6 năm qua, mà là trên phương diện hiệu quả chính sách kinh tế–là mục tiêu chính của bài này. Sự thiên vị hay ưu đãi các nhóm lợi ích (interest groups) và nhóm tìm đặc lợi (rent-seekers) đã dẫn dắt đến tình hình kinh tế tài chính khủng hoảng hiện tại với tăng trưởng kinh tế sụt giảm nghiêm trọng (5-6%, mặc dù công bằng cũng phải công nhận là do ảnh hưởng một phần của hai năm suy thoái kinh tế thế giới 2008-09), so với 5 năm 2001-2005 (GDP tăng 7%-8%).

Nhưng đáng lo nhất là sự mất cân bằng vĩ mô (macroeconomic disequilibrium) và các mất mát thua lỗ tài chính khổng lồ (colossal financial losses) của khu vực công trong vài năm qua. Hai nguyên nhân chính mới đây đã được các chuyên gia phân tích đầy dủ và sâu sắc:[3]

(i) Nhận xét gần đây nhất là của TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), dựa trên khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư quá lớn, cho rằng “tiết kiệm của Việt Nam so với thế giới không hề thấp (khoảng 35%) tuy nhiên tổng đầu tư/GDP của Việt Nam giai đoạn từ 2006 – 2011 lại quá lớn, trung bình đều trên 40%; riêng năm 2011, do Chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát nên con số này chỉ dừng ở mức 34,6%”. Và “sở dĩ đầu tư của Việt Nam luôn ở mức cao là do mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên mở rộng đầu tư nhưng chất lượng đầu tư ngày càng giảm, năng suất nền kinh tế không được cải thiện.

(ii) Thêm vào đó, Chính phủ lại tập trung vào đầu tư công và cho các Tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vì hiệu quả đầu tư của khư vực này thấp theo nhiều nghiên cứu khác nhau, kết quả là làm suy giảm toàn bộ năng suất nền kinh tế, điển hình là làm hệ số ICOR tăng nhanh từ 4-5 lên 7-8 trong những năm gần đây.  TS Vũ Thành Tự Anh cũng đã dẫn chứng rằng: “Xét về mức độ phân tán/tập trung của các tập đoàn nhà nước thì Việt Nam cũng xếp vào hàng “vô địch”. Nếu ở Việt Nam, điểm số này là 6,4 thì Hàn Quốc chỉ là 1,7; Indonesia là 2,1; Philippines là 3,1; thậm chí Trung Quốc cũng chỉ mức 2,3.” Cũng theo ông, tỉ lệ doanh số của 10 đại tập đoàn kinh tế Việt Nam trên GDP thuộc loại lớn nhất thế giới. Cụ thể, tỷ lệ này của Việt Nam lên tới 37,3%, chỉ đứng sau Hàn Quốc thời gian trước khủng hoảng, còn lại đều vượt xa các nước khác.Thí dụ để so sánh: Trung Quốc (9,4%), Đài Loan (19%), Indonesia (25%), Brazil (8%), Argentina (11%) và Mexico (10%).[4]

Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh nhiều hơn các vấn đề chính sách tương lai trong phần sau, không phải đơn thuần là các chính sách có tính “kỹ trị” như tài khóa ngân sách hay giá cả…theo các thảo luận thông thường, mà là các vấn đề căn bản hơn về thể chế, về tái lập nguyên tắc thị trường, về khu vực kinh tế chủ đạo dẫn dắt mới, nói chung về sự thay đổi triết lý và tư duy kinh tế căn bản để điều hành guồng máy kinh tế mới trong tinh thần một Đổi Mới đợt II (“Economic Renewal” Mark II).

2. Vài vấn đề chính sách lớn và khẩn cấp trước mặt

a.Vấn đề đặc lợi của một nhóm lợi ích hay đặc quyền nhỏ (thí dụ nhan nhản là Vinashin, EVN, hay các DNNN khác sẽ được điều tra đem ra ánh sáng công luận trong tương lai…) gây nên mất cân bằng vĩ mô căn bản giữa tổng chi tiêu và để dành, phần lớn do khu vực đặc lợi (rent-seeking economy), đã gây nên lạm phát cao ngất ngư trong suốt 6 năm qua (2007-2012) và là một hình thức thuế trá hình được trả bởi đại đa số cư dân thuộc khu vực sinh lợi (profit-making economy). Hình ảnh tiêu biểu đau lòng tương phản giữa các đoàn xe lộng lẫy hay các căn hộ cao cấp luôn tắt đèn bỏ trống sở hữu bởi khu vực đặc lợi, so với một thành phần lớn dân cư đang phải chạy từng bữa cơm bớt dần thịt cá do ảnh hưởng lạm phát và sống lây lất ở các vùng ven đô hay nông thôn.

b. Ưu tiên chính sách số một vẫn phải là giảm lạm phát, không phải bằng cách đẩy lãi suất lên cao nữa, mà bằng cách cắt giảm các món chi tiêu công hay bán công khổng lồ vẫn tiếp tục cho các nhóm đặc quyền dưới tên những Tổng công ty ưu đãi, các dự án “khủng” thiếu hiệu quả kinh tế nhưng vẫn được theo đuổi do nhóm lợi ích chi phối chính sách, các chương trình phát triển vùng/cảng/khu chế xuất thiếu hiệu quả kinh tế, tiếp tục được tài trợ hay hưởng ưu đãi tín dụng do “các nhân vật hay người thân đứng sau”.

c. Tình trạng đình đốn sản xuất kéo dài từ 3 năm nay đang kéo theo sự phá sản khủng khiếp của nhiều doanh nghiệp, nhất là vừa và nhỏ, và gây khốn đốn cho nhiều doanh gia có tim óc thật sự trong khu vực sinh lợi vì thiếu tiếp cận tín dụng. Dần dà khu vực tư doanh sẽ được thay thế bởi các DNNN vẫn có ưu tiên tín dụng và chúng ta sẽ trở lại thời xưa khi tỷ trọng khu vực nhà nước hay nền kinh tế đặc lợi lại có dịp được phình to hơn với cơ chế xin-cho càng tràn lan thay vì phải thu hẹp dưới Đổi Mới I, bản thân tự nó đang bị lung lay tận gốc rễ vì các cơ chế thị trường tự do như tín dụng ngân hàng, lãi suất hay tỷ giá tự do đang bị thay thế bởi các thị trường chợ đen khác nhau hay biện pháp hành chính thay thế. Ai có thể nói chúng ta vẫn theo hay đang đẩy mạnh Đổi Mới trong 3-4 năm qua với các chính sách hiện hữu?

d. Đặc biệt là các chính sách của NHNN hiện nay nhằm mục đích “chữa cháy ngắn hạn” bằng các biện pháp hành chính thêm dồn dập hay đã kéo dài khá lâu, được lầm tưởng là đang có tác động tốt cho bệnh nhân là toàn nền kinh tế hay dân cư được “ngấm thuốc” sẽ khỏi bệnh, chẳng hạn tỷ giá tạm ổn định, lãi suất đang có chiều xuống nhờ “trần lãi suất”, phân bổ tín dụng giữa các ngân hàng do NHNN ấn định để cứu hệ thống ngân hàng hay giúp các “ngân hàng nhỏ”…Thật sự nếu phân tích kỹ thì các dấu hiệu trên chỉ mang tính cách tạm thời thiếu bền vững.

(i) Tỷ giá tạm yên năm nay 2013 không phải do “ngấm thuốc” tốt mà thật sự là phản ánh tình trạng đình đốn sản xuất đang rất nguy kịch kéo dài từ quý 2/2011, khi các dữ kiện thống kê cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp và ngay cả nông nghiệp tăng trưởng chậm dần, nhập khẩu sụt giảm hẳn khiến mức nhập siêu hàng năm từ 10-12 tỷ USD từ các năm trước 2011 có lẽ trở thành xuất siêu năm nay.

(ii) Các lãi suất chính sách và lãi suất huy động trần được giảm mạnh đang đi đúng hướng theo lý luận trên đây. Nhưng việc tiếp tục duy trì lãi suất trần này cũng như việc phân bổ trực tiếp mức tăng tín dụng (quotas) cho từng ngân hàng đặt ra nhiều dấu hỏi cho các quan sát viên kinh tế cả trong và ngoài nước về hiệu quả thật sự của các cải cách của NHNN. Duy trì lãi suất cho vay trần là tiếp tục “giết” các ngân hàng nhỏ, vì họ khó huy động vốn nơi các trương mục nhỏ lẻ của đa số dân cư. Lại một lần nữa, khu vực kinh tế sinh lợi hay thị trường bị thiệt thòi vì tuân theo luật lệ chính thức được công bố chỉ được trả lãi suất thấp cố định. Còn khu vực đặc lợi tuy số ít nhưng có nhiều tiền bỏ vào ngân hàng hơn vẫn được trả trên mức lãi suất chính thức đó.  

(iii) Các ngân hàng lớn chỉ phải trả 5-6% cho vốn huy động của đa số dân cư tìm đến ngân hàng lớn cho yên tâm, nhưng lại được thả lỏng để cho vay trong thị trường 1 (tức là với các doanh nghiệp hay tư nhân ngoài hệ thống NH) ở mức thỏa thuận riêng với mức cao khủng cho NIM (net interest margin—mức lợi biên ngân hàng) theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó “nhóm lợi ích” gồm vài ngân hàng to lại đang hưởng lợi ích lớn nữa trên thị trường 2 với các NH khác qua thị trường liên ngân hàng. Khó nói không hề có chuyện nhóm lợi ích trong hệ thống NH hiện nay khi các biện pháp hành chính đã làm nảy sinh vô số rủi ro đạo đức (moral hazards).

(iv) Thêm một biện pháp hành chính nữa từ cuối tháng 2/2011 là việc NHNN áp dụng phân bổ tín dụng cho từng ngân hàng theo các tiêu chuẩn “riêng”, gây ra những lệch lạc trong thị trường. Một lần nữa, khu vực kinh tế đặc lợi vẫn được hưởng lợi và chịu thiệt hại là khu vực sinh lợi hay thị trường và đa số doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận tín dụng nên còn nhiều hãng sẽ vẫn tiếp tục phá sản. Đa số dân cư chỉ được lãi suất huy động trần thấp trong khi các NH lớn cho vay ở mức cao trên TT 1 cho các doanh nghiệp cần vốn trong khu vực thị trường sinh lợi đang bàn đến.

e. Vấn đề lớn nữa là cần xem lại vai trò của chính sách tài khóa để kích cầu bằng cách bội chi ngân sách và vay ồ ạt qua trái phiếu chính phủ trong năm nay 2013.

f. Vấn đề sau nữa cho tái cấu trúc kinh tế và chính sách tài chính công là cần đưa mới vai trò chủ đạo của doanh nghiệp tư nhân thay vì các DNNN. Đây là một quyết định cả chính trị lẫn kinh tế can đảm nhất trong bối cảnh chính trị hiện tại của VN. Sẽ cần giảm cả tỷ lệ thu lẫn chi ngân sách so với GDP trong vài năm tới như kim chỉ nam dẫn đường cho chiến lược kinh tế mới này. Một biện pháp gây sốc nhưng rất quan trọng là giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20% trong bước đầu.

g. Sau cùng, cố gắng tạo lối ra cho các thị trường chứng khoán và bất động sản bằng sự cải thiện môi trường vĩ mô bền vững và tìm các nhà đầu tư mới có thể “gây sốc” và tái lập niềm tin lâu dài cho thị trường và người đầu tu. (xem khung 1). 

   Khung 1. Lối ra cho các TT Chứng Khoán và Bất Động Sản
v    Tình hình kinh tế vĩ mô phải có bước ngoặt nhanh chóng để gây lại niềm tin là Chính Phủ thực sự sẽ kiểm soát được tình hình kinh tế vĩ mô.
v    Cần giảm lạm phát thêm trong các quý 1-2/2014 và dẫn đến giảm lãi suất cuối quý 2. Thị trường BĐS cũng sẽ phục hồi từ từ sau TTCK khi lãi suất có dấu hiệu giảm thực sự.
v    Giải pháp tối ưu và khả thi hiện tại rõ ràng là phải dùng chính sách tài khóa để hỗ trợ thực sự chính sách tiền tệ nhằm giảm tổng cầu và lạm phát, và từ từ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để giảm lãi suất.
v    Bất động sản: cần các cú sốc từ việc tái cơ cấu nền kinh tế và có mặt các nhà đầu tư mới
v    Sau khi thị trường BĐS được khởi động từ lãi suất, thị trường này chỉ có thể phục hồi nhanh chóng nếu có cú sốc ào ạt từ các nhà đầu tư mới (thí dụ thực tế nhất và “hấp dẫn” nhất là các nhà đầu tư Nhật bản đang tìm cách di dời cư dân và nhiều xưởng hãng từ các vủng bị tsunami và dò rỉ từ trung tâm nguyên tử quanh vùng Tokyo), đây sẽ là điều gây tác động tâm lý mạnh nhất cho BĐS ở Việt Nam. 
v    Ngoài ra các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tiếp sức mạnh mẽ cho nhu cầu BĐS nếu khu vực tư nhân được đóng vai trò chủ đạo trong nỗ lực giảm thật sự đầu tư công và vai trò các doanh nghiệp nhà nước. Việc giảm thuế doanh nghiệp xuống 20% sẽ là bước đầu cho chính sách này.

KẾT LUẬN NGẮN CÙNG ĐỀ XUẤT ĐỊNH LƯỢNG CHO CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRUNG HẠN ĐẾN 2015

(1) Sau các nhận định ngắn gọn và thẳng thắn về thực trạng kinh tế đất nước năm 2013, chúng tôi chỉ muốn đề nghị là nên thay đổi chiến lược căn bản từ cấp chính trị cao nhất về đường hướng và thể chế của nền kinh tế đến áp dụng ngay các biện pháp cấp thiết vĩ mô ngắn và trung hạn đến 2015 để tái lập các cân bằng vĩ mô đã mất trong 6 năm qua từ 2007:

(2) Giảm bớt các đặc quyền và ưu đãi hiện có của khu vực kinh tế đặc lợi (rent-seeking economy) và nâng cao vai trò của khu vực doanh nhân tư nhân là đầu máy (locomotive) của khu vực kinh tế thị trường hay sinh lợi (profit-oriented economy)

(3) Trong tinh thần trên, tuyên bố chính thức vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế tư nhân thay vì các DNNN là bước sáng kiến thứ nhất

(4) Giảm gánh nặng thuế nói chung của nền kinh tế (giảm dần tỷ lệ tổng thu/GDP) và giảm thuế doanh nghiệp nói riêng từ 25% xuống 20% từ năm nay là bước chủ động thứ hai

(5) Tập trung việc tái cấu trúc ba ngành kinh tế vào một cơ quan chỉ đạo duy nhất dưới sự đôn đốc trực tiếp và toàn thì của một Phó Thủ Tướng với sự trợ giúp của các chuyên gia trong và ngoài chính phủ, cùng với một thư ký đoàn (secretariat) gồm chuyên viên các bộ liên hệ thuộc loại “trẻ, giỏi” đang có mặt rất nhiều trong các cơ quan hay trên các diễn đàn kinh tế.

(6) Công bố chính thức một định hướng bằng số cho các chính sách vĩ mô trung hạn (thí dụ trong bảng kèm dưới đây) để hướng dẫn về định hướng chính sách mới của chính phủ và tái lập niềm tin cho các doanh nhân và giới đầu tư.

(7) Cần sự minh bạch thông tin hơn lúc nào hết, các chỉ số suy yếu kinh tế rất rõ ràng từ khu công nghiệp và nhập khẩu như bàn trên, và cần cập nhật hóa số tăng trưởng GDP cho ba năm qua 2011-2013. Tổng cục Thống kê cũng cần giải thích rõ hơn về các tính toán của mình. Ngoài ra thị trường tài chính vẫn đợi sự công bố chính thức các số liệu về khảo sát tiền tệ và dự trữ ngoại hối như NHNN đã hứa trước đây.  
Nguồn: Các số liệu 2011-15 dựa trên các tính toán ước tính và dự báo của tác giả. 
Untitled_1

Ghi chú:
1)      Số liệu 2010 là số thực hiện, 2011 là ước thực hiện, từ 2012-2015 là số mục tiêu
2)      *Tỷ giá tự do vào cuối năm (theo mục tiêu trượt giá 1,5-2% mỗi năm như trong quá khứ)
3)      **Theo cách tính của Việt Nam
4)      *** Chưa tính đầu tư từ tín dụng ngân hàng
5)      **** Chưa tính đầu tư của địa phương, phần không đưa vào cân đối ngân sách.
6)      ***** Cán cân thanh toán tổng thể trong năm 2011-2015 thặng dư  tổng cộng 40,3 tỷ USD


[1] Tác giả là chuyên gia kinh tế độc lập.
[2] Chữ “rent” nôm na nhất có thể dịch là “địa tô” trong kinh tế học, thường được nói đến để chỉ thu nhập của những sở hữu chủ đất đai, là một trong các yếu tố đầu vào căn bản của sản xuất như  lao động (labor), tư bản (capital), và đất đai (land).

[3] Xin xem “Vì sao bất ổn vĩ mô của Việt Nam kéo dài?, của Khánh Linh (TTVN) trên mạng cafef.vn,http://cafef.vn/20120321043525142CA33/vi-sao-bat-on-vi-mo-cua-viet-nam-keo-dai.chn, báo cáo về buổi Tọa đàm “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn” (21/3/2012).

[4] Đã dẫn trên ở chú thích 2. 

Theo Viet-Studies