THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 November 2013

Lũ Quảng Ngãi dâng cao 15 m trong đêm

Đêm qua, lũ lớn dâng cao hơn 15 m ở huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi khiến hàng trăm nơi sạt lở núi gây ách tắc tất cả các tuyến đường, ít nhất 10 cây cầu bị phá hỏng.

16-11-Anh-1-Thiet-hai-mua-lu-9782-138457
Mưa lũ lớn dâng cao hơn 15 m đã cuốn phăng chiếc cầu Tân Long Trung, xã Ba Động, huyện miền núi Ba Tơ vào đêm 15/11, gây cô lập hoàn toàn gần 200 hộ dân với hơn 600 nhân khẩu. 
16-11-Anh-2-Thiet-hai-mua-lu-8063-138457
Hàng chục mét cầu treo Tôn Long Trung, xã Ba Động bị nước lũ cuốn trôi tấp vào lùm cây ven sông. Ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết, lũ lịch sử tràn về có sức tàn phá khủng khiếp đã phá hỏng ít nhất 10 chiếc cầu dọc các dòng sông Tô, sông Liêng ở các xã khu Tây. Trong đó những cầu Nước Lầy ở xã Ba Ngạc trôi hoàn toàn, cầu treo Tôn Long Trung bị lũ cuốn hơn 10m, cầu Hóc Kè bị sạt mố không thể qua lại được. 
16-11-Anh-3-Thiet-hai-mua-lu-5550-138457
Cầu Hóc Kè, thôn Hóc Kè, xã Ba Động bị lũ gây sạt mố trống hoác, hư hỏng nặng. "Ít nhất 4.000 hộ  với khoảng 16.000 nhân khẩu không thể đi lại được do nước lũ phá hỏng, cuốn trôi các chiếc cầu bắc ngang qua sông Tô, sông Liêng trên địa bàn huyện. Suốt từ tối qua đến trưa 16/11, hàng chục nghìn khối đất, đá sạt lở tràn xuống tại km15 và km17 chắn ngang tuyến quốc lộ 24 thuộc địa phận xã Ba Động và Ba Thành gây cô lập hoàn toàn huyện miền núi Ba Tơ gây tắc nghẽn giao thông", ông Phong nói. 
16-11-Anh-4-Thiet-hai-mua-lu-5227-138457
Nước lũ kèm theo rác, củi gỗ đã đánh bật hơn 30m lan can thành cầu Hóc Kè, xã Ba Động. Ông Huỳnh Thương, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết thêm, lũ lớn hai ngày qua đã gây sập, sạt nhiều nhà dân, cầu cống, đường xá giao thông, cuốn trôi tài sản, gia súc... gây thiệt hại trên địa bàn huyện ít nhất hơn 100 tỷ đồng. Hiện tại do mất điện, đứt thông tin liên lạc nên cán bộ huyện, xã phải trực tiếp về các thôn kiểm tra, chưa thể thống kê đầy đủ con số thiệt hại trong trận mưa lũ khủng khiếp này.
16-11-Anh-5-Thiet-hai-mua-lu-5831-138457
Lũ tràn vào nhà gây sạt tường nhà gia đình anh Nguyễn Văn Khuyết, thôn Hóc Kè, xã Ba Động. Rạng sáng 16/11, lũ rút đi để lại đống gạch đổ nát cùng lớp bùn đất dày đặc trên nền. "Tối qua lũ về dâng cao nhanh quá, vợ chồng tôi chỉ kịp ôm con chạy nên tài sản, xoong nồi, quần áo, sách vở học tập của con trôi hết rồi", anh Khuyết nói.
16-11-Anh-6-Thiet-hai-mua-lu-3064-138457
Cỏ rác cùng cây cối nằm ngổn ngang trên tuyến quốc lộ 24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum sau trận lũ càn quét kinh hoàng vào đêm 15/11.
16-11-Anh-7-Thiet-hai-mua-lu-1351-138457
Sạt lở núi nghiêm trọng đã biến quãng đường dài trên quốc lộ 24 tại km15, thôn Tôn Long Hạ, xã Động thành sa mạc dày đặc những tảng đá lớn, nước chảy ầm ầm như thác đổ gây tắc nghẽn giao thông. Hiện toàn huyện Ba Tơ có hàng trăm điểm sạt lở núi gây ách tắc giao thông hoàn toàn trên các tuyến đường từ trung tâm huyện về 6 xã vùng cao.
16-11-Anh-8-Thiet-hai-mua-lu-8362-138457
Hàng nghìn khối đất đá tràn xuống uy hiếp khu dân cư sinh sống dọc quốc lộ 24 ở xã Ba Động. "Tối qua cả nhà đang ngủ thì nghe núi nổ đùng đùng. Đất đá chảy rào rào sát bên nhà khiến vợ chồng, con cái bật dậy hoảng loạn chạy ra khỏi nhà tránh nguy hiểm", ông Thanh kể.
16-11-Anh-9-Thiet-hai-mua-lu-9162-138457
Bồng bế, dắt díu con thơ băng qua quả đồi tránh điểm sạt lở núi nghiêm trọng ở km 17, xã Ba Thành trên tuyến quốc lộ 24.
16-11-Anh-10-Thiet-hai-mua-lu-6965-13845
Sáng nay, nhiều người bị mắc kẹt trên tuyến quốc lộ 24 ở các điểm sạt lở núi nghiêm trọng.
16-11-Anh-11-Thiet-hai-mua-lu-2251-13845
Sở giao thông vận tải Quảng Ngãi huy động nhiều xe xúc, xe ủi để khai thông các điểm sạt lở núi trên quốc lộ 24. Ông Lê Nhân, Phó giám đốc Sở cho biết, sớm nhất đến đầu giờ chiều 16/11, giao thông trên tuyến quốc lộ 24 từ TP Quảng Ngãi đi Ba Tơ mới có thể khai thông trở lại. Riêng đoạn qua đèo Violăc, tuyến quốc lộ 24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum do có nhiều điểm sạt lở núi lớn nên chưa thể lưu thông.
Trí Tín

Quảng Ngãi: Vừa lũ, vừa lốc xoáy, người dân hoang mang

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi sáng 16.11, ngoài cháu Vương Thị Thu Thủy (quê xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành) bị tử vong do mưa lũ, một người khác cũng bị thương do lở núi ở thôn Gò Re, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ. 5 nhà dân ở các huyện Ba Tơ, Sơn Tây và Tư Nghĩa bị cuốn trôi, 3 nhà ở Nghĩa Hành bị tốc mái, hư hỏng nặng do gió lốc.
Đến sáng 16.11 mưa vẫn chưa dứt, hàng loạt địa phương ở các huyện miền núi, vùng trũng ven sông ở huyện đồng bằng bị cô lập; quốc lộ 1 bị chia cắt nhiều đoạn. Người dân Quảng Ngãi đang gồng mình trong cơn lũ lịch sử. Công tác cứu hộ, trợ giúp và khắc phục hậu quả đang được các cấp chính quyền khẩn trương triển khai...


Phóng viên Mai Hạ dẫn thông tin từ ông Huỳnh Thương - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ: Đến 11 giờ 30, ngày 16.11, hệ thống điện, điện thoại trên địa bàn bị tê liệt hoàn toàn. Đèo Đá Chát thuộc Quốc lộ 24 địa phận xã Ba Liên bị sạt lở nghiêm trọng, ước khoảng 7000 m3 đất đá, ập xuống tuyến đường kéo dài hơn 100mét, gây tắc nghẽn tuyến đường về huyện và đi các tỉnh Tây Nguyên.

Nhiều nơi bị ngập sâu trong nước, đường về các xã Ba Bích, Ba Lế, Ba Khâm, Ba Trang, Ba Nam... bị sạt lở, nghiêm trọng. Cầu treo Tân Long Trung, xã Ba Động, bị lũ cuốn trôi hoàn toàn. Hàng chục nghìn nhà dân nơi đây bị lũ nhấn chìm sâu từ 2 đến 6m, một số vùng ở xã Ba Vì cũng bị lũ nhấn chìm. Trước đó, lực lượng công an, bộ đội đã cứu hộ thành công 5 hộ dân với 15 người bị mắc kẹt trong lũ ở thôn Nước Giáp và Nước Xuyên thuộc xã Ba Vì và hàng trăm hộ dân trong huyện.
 


Ngoài nước lũ, huyện Mộ Đức còn có 17 nhà bị tốc mái ở xã Đức Thạnh và Đức Minh do lốc xoáy đột ngột. Theo thống kê nhanh, tổng thiệt hại của huyện Mộ Đức đến hiện tại là khoảng 4,5 tỷ đồng. Hai tàu đánh cá bị đứt neo trôi ra biển, 350 tấn thóc giống bị nập, 6.000 tấn thóc lúa ăn bị ngập. Các công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi… chưa thống kê được vì nước đang ngập quá sâu

Chưa thống kê cụ thể được mức độ thiệt hại

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi sáng 16.11, ngoài cháu Vương Thị Thu Thủy (quê xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành) bị tử vong do mưa lũ, một người khác cũng bị thương do lở núi ở thôn Gò Re, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ. 5 nhà dân ở các huyện Ba Tơ, Sơn Tây và Tư Nghĩa bị cuốn trôi, 3 nhà ở Nghĩa Hành bị tốc mái, hư hỏng nặng do gió lốc.
Những khúc cây lớn mà nước lũ cuốn về trong đêm nằm lại tại bờ kè TP. Quảng Ngãi.

Tỉnh Quảng Ngãi phải di dời hơn 7.000 hộ dân với khoảng 22.000 nhân khẩu ở các địa phương ven sông Trà Khúc, sông Vệ đến nơi an toàn. Trong tối 15.11, do nước sông tiếp tục dâng, lực lượng cứu hộ đã phải sơ tán thêm 600 hộ với hơn 3.500 người dân đến nơi an toàn.

Quảng Ngãi bị ngập khu vực dọc sông Trà Khúc, Trà Câu, Thoa, Vệ tại 13 huyện/thành phố gồm: TP. Quảng Ngãi (2 phường), các huyện Tư Nghĩa (5 xã), Sơn Tinh (10 xã), Đức Phổ (3 xã), Mộ Đức (6 xã), Ba Tơ, Nghĩa Hành (10 xã), Sơn Hà (7 xã), Sơn Tây, Tây Trà, Bình Sơn (4 xã) Minh Long, Trà Bồng; một số khu vực bị chia cắt.


Vào lúc 9 giờ sáng nay, phóng viên Thanh Phương- Nguyễn Triều đưa tin: Sáng 16.11, nước lũ đã dâng lên chia cắt nhiều đoạn trên Quốc lộ 1 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hàng trăm phương tiện bị ách tắc, xếp thành hàng dài.

Theo ông Hà Hoàng Việt Phương- Phó Giám đốc Sở GTVT, hiện nước lũ đã dâng ngập đường ở nhiều nơi, có đoạn sâu 1,15 mét. Cụ thể là: KCN Tịnh Phong, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), thị trấn Sông Vệ, đoạn qua xã Phổ Văn, chợ Trà Câu huyện Đức Phổ... Quốc lộ 24 cũng bị ngập lụt nghiêm trọng

Cộng tác viên Thành Hân thông tin: Chiều 15.10, nhận tin báo nước sông Trà Khúc, sông Vệ đang lên nhanh, các đơn vị trong lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Ngãi đã cơ động tập kết tại huyện Nghĩa Hành, Bình Sơn và TP. Quảng Ngãi để cùng với chính quyền địa phương tổ chức di dời dân.
 
Cháu bé 3 tháng tuổi được cứu trong lũ dữ

Tại thành phố Quảng Ngãi lúc 22 giờ, nước lũ sông Trà  Khúc tiếp tục dâng cao, tràn qua bờ kè phía Nam dọc dài từ cầu Trường Xuân đến cầu Trà  Khúc. Để hạn chế nước lũ trà về phía TP.Quảng Ngãi Ban CHQS thành phố đã điều động hơn 500 cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ khẩn trương cơ động đến bờ kè. Đại tá Trương Hồng Quang, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, đã điều 10 ca nô, thuyền máy và 650 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ chỉ huy chia làm 6 mũi tham gia di dời dân.

Với tinh thần cứu dân là trên hết nên các đơn vị đã huy động tối đa phương tiện, lực lượng tập trung vào các vùng xung yếu. Tại các xã  dọc sông Trà  Khúc như Nghĩa Chánh, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng.

23 giờ 30 ngày 15.11,  tất cả mọi ngả đường về xã Nghĩa Dõng đều bị chia cắt. Chiếc ca nô của Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi do Trung úy Lê Ngọc Thạnh điều khiển xé nước  đi về hướng xã Nghĩa Dũng-nơi ấy bà con đang cầu cứu.

Ca nô đang chay theo men bờ sông, Trung úy Lê Ngọc Thạnh phát hiện có ánh đèn pin loang loáng và cánh tay người dân cầu cứu trên mái nhà. Chiếc ca nô đi tới. Mọi người trên ca nô hỏi “Có mấy người mắc kẹt trong đó?”. Tiếng người đàn ông có vẻ yếu ớt: “3 người! Chết mất các anh ơi!”. Thương úy Minh Duy liền lao xuống, bơi vào ngôi nhà đang chìm dần. Người đầu tiên được các anh cứu là cụ bà Bùi Thị Loan (73 tuổi). Tiếp đến là 2 cháu nhỏ con vợ chồng anh Nguyên Văn Toán.

Chưa hết bàng hoàng, cụ Bùi Thị Loan ôm đứa cháu ngoại vào lòng, giọng run run: “Nó mới 3 tháng tuổi các cháu ơi!”.  Khi tất cả mọi người trong nhà đã lên hết trên ca nô, Bà Loan nói. Nếu không có các chú bộ đội thì gia đình tôi nguy mất!”.

Trắng đêm cùng dân vượt lũ (từ 5 giờ ngày 15.11 đến 2 giờ, ngày 16.11) các đơn vị của Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi đã đưa gần 12.000 người dân ở khu vực bị ngập nặng đến nơi cao ráo, an toàn; trước đó đã di dời được 1.750 hộ với 3.460 người. Trong đêm cán bộ chiến sỹ LLVT đã cứu 45 người ở TP. Quảng Ngãi đưa về nơi an toàn.

Nguồn Báo Quảng Ngãi

Đà Nẵng: Mưa lũ gây ngập lụt nặng từ vùng ven đến nội thành

Trên địa bàn TP Đà Nẵng, từ chiều tối 16/11 đến sáng nay 17/11, mưa lớn trên diện rộng đã khiến nhiều hộ dân ở huyện Hoà Vang bị cô lập, chia cắt. Chính quyền các địa phương đã triển khai phương án sơ tán dân đến những nơi an toàn.
Theo số liệu tổng hợp ban đầu của UBND huyện Hoà Vang (TP Đà Nẵng), đến 11h trưa 17/11, trên địa bàn 11 xã của huyện này đã có 62/118 thôn bị ngập lụt. Trong đó có 29 thôn bị ngập hoàn toàn, 33 thôn bị ngập một phần. 
Mưa lũ lớn đã gây ngập lụt nặng tại thôn Thạch Nham Tây, xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang (Ảnh: HC)
Ngay khi nước lũ bắt đầu lên, từ chiều tối 16/11, chính quyền địa phương đã triển khai phương án sơ tán dân theo phương châm “4 tại chỗ”, sơ tán trong khoảng cách ngắn nhất, sơ tán từ nhà thấp sang nhà cao trong thôn, xóm… Tính đến trưa 17/11, huyện Hoà Vang đã sơ tán trên 1.800 hộ dân với hơn 4.800 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Ông Phan Văn Tôn, Chánh Văn phòng UBND huyện Hoà Vang cho hay: “Do nước lũ lên nhanh, chia cắt nhiều khu vực nên việc thông tin liên lạc chủ yếu qua điện thoại với đầu mối là các tổ trưởng, thôn trưởng trên địa bàn. Hệ thống điện tại các khu vực ngập lụt đã cắt hoàn toàn tránh xảy ra tai nạn về điện cho người dân. Chúng tôi cũng đã phân công người chốt chặn tại các điểm nước lớn để đảm bảo an toàn giao thông và tính mạng của người dân!”.
Người dân ở các nhà thấp phải sơ tán lên nhà cao hơn để tránh lũ (Ảnh: HC)
Hiện Đà Nẵng có 20 hồ chứa nước lớn nhỏ, hầu hết nằm trên địa bàn huyện Hoà Vang, và tất cả đều đã tràn đập và xả tràn tự do. Đến 11h trưa 17/11, mực nước trên các sông đang xuống. Tại các thôn, xóm đêm qua nước dâng cao hơn 1,5m thì đến trưa nay nước cũng đã rút một nửa. Tuy nhiên các địa phương vẫn theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ để có các phương án ứng phó an toàn.
Trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua do ảnh hưởng của bão số 15 cũng đã làm nhiều khu dân cư thấp trũng, nhiều tuyến đường trong nội thành Đà Nẵng như Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Ngọc Huệ. Lê Duẩn, Quang Trung, Dũng Sĩ Thanh Khê, Hà Huy Tập, Hàm Nghi… bị ngập nặng, gây rất nhiều khó khăn cho việc lưu thông của người và phương tiện cũng như sinh hoạt động mọi mặt của người dân. 
Tuyến đường Hàm Nghi ở trung tâm TP Đà Nẵng cũng bị ngập nặng (Ảnh: HC)
Tuy trước đó Đà Nẵng đã tiến hành nhiều giải pháp như bơm chống ngập, xử lý cống rãnh và triển khai phương án chống ngập toàn diện, khắc phục những “điểm đen” ngập úng nhưng cứ sau những trận mưa lớn kéo dài thì trên địa bàn TP lại tiếp tục xuất hiện những điểm ngập cục bộ. Các những điểm ngập úng tồn tại suốt thời gian dài như các khu dân cư Tuyên Sơn, Tuyên Hoá, một số điểm tại phường Khê Mỹ (quận Sơn Trà), phường Hoà Minh (quận Liên Chiểu)…

Thuỷ điện tiếp tục xả lũ: Miền Trung – Tây Nguyên thêm ngập nặng!

Do mưa lớn trên diện rộng kéo dài những ngày qua nên nguy cơ mất an toàn hồ đập ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên hiện rất cao. Đặc biệt, tình trạng xã lũ của các hồ thuỷ điện trong khu vực khiến tình trạng ngập lụt ở vùng hạ du càng thêm nặng nề!
Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Ban Thường trực Ban chỉ huy PCLB – TKCN TP Đà Nẵng, với đặc thù địa hình dốc, lưu vực sông hẹp nên khi có mưa lớn thì nước đổ về rất mạnh khiến các hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện trong khu vực rất nhanh đầy. Bên cạnh các phương án đảm bảo an toàn công trình hồ đập thì hoạt động xả lũ của các hồ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng hạ du! 
Thuỷ điện ĐăkMi 4 xả tràn về hạ du sông Vu Gia với lưu lượng 3.000 – 4.500m3/s từ ngày 15/11 khiến tình trạng ngập lũ ở Đà Nẵng, Đại Lộc thêm nặng nề! (Ảnh: HC)
Báo cáo ngày 16/11 của Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên cho hay, hiện dung tích các hồ chứa thuỷ lợi vừa và lớn ở các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam phổ biến đạt khoảng 85% so với thiết kế; các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận đang tích nước từ 60 - 80% so với thiết kế.
Đặc biệt, hiện có 12/44 hồ chứa thuỷ lợi trong khu vực đã đầy và qua tràn, gồm Tiên Lang, Vực Nồi, Minh Cầm (Quảng Bình); Nghĩa Hy (Quảng Trị); Hòa Mỹ (Thừa Thiên - Huế); Hòa Trung (Đà Nẵng); Khe Tân, Thạch Bàn, Phước Hà, Hố Giang (Quảng Nam) và Tân Giang (Ninh Thuận).
Dung tích các hồ chứa thuỷ lợi vừa và lớn các tỉnh Tây Nguyên (từ Kon Tum đến Đắk Nông) cũng đang ở mức cao, nhiều hồ đã đầy nước. Hiện có 10/15 hồ lớn đã đầy và qua tràn, gồm Đăk Yên, Đăk Uy (Kon Tum); Biển Hồ, Ayun Hạ, Ia Glai, Hoàng Ân, Tân Sơn (Gia Lai); Buôn Yong, Ea Kao (Đăk Lăk); Đăk Săk (Đăk Nông).
Trong khi đó, lúc 6h sáng 17/11, đã có 15 hồ thủy điện ở các tỉnh trong khu vực tiến hành xả tràn. Trong đó có 9 hồ xả với lưu lượng lớn hơn 400m3/s là Bình Điền: 654m3/s; Hương Điền: 636m3/s; Sông Tranh 2: 2.352m3/s; Sông Ba Hạ: 2.400m3/s; Ya Ly: 2.000m3/s; PlaiKrông: 602m3/s; Sê San 3: 1.920m3/s; Sê San 4: 2.356m3/s; Sê San 4A: 2.472m3/s.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh Gia Lai, mưa lớn cộng với việc thuỷ điện An Khê KaNăk xả lũ với lưu lượng 2.400m3/s đã làm mực nước sông Ba lên cao, gây lũ lụt trên diện rộng, làm ngập nhiều xã ở các huyện phía Đông Nam tỉnh và ngập cục bộ thị xã An Khê. Tính đến thời điểm này đã có 2 người bị thiệt mạng, hàng trăm ha hoa màu cùng nhiều nhà cửa, tài sản của người dân bị nhấn chìm sâu trong biển nước. Cầu Sông Ba bị ngập sâu gần 1m trong suốt 4 giờ liền đã khiến giao thông từ Gia Lai xuống Bình Định và ngược lại bị ách tắc hoàn toàn.
Tại Quảng Nam, thuỷ điện Sông Tranh 2 cũng đã xả tràn với lưu lượng 2.352m3/s. Đến trưa 11/7, việc các thuỷ điện xả lũ cộng với lượng mưa chưa có dấu hiệu ngớt đã khiến mực nước sông Thu Bồn tại Ái Nghĩa vẫn còn trên báo động 3. Nhiều địa bàn của huyện Đại Lộc đang bị cô lập hoàn toàn từ chiều tối 16/11 đến nay. Toàn huyện này đã sơ tán hơn 1.200 hộ với gần 4.000 người. Tuy nhiên việc chống lũ của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn khi các hồ thuỷ điện ở phía thượng nguồn vẫn tiếp tục xả lũ.
Ông Nguyễn Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc) cho hay, 3 thôn Phú Mỹ, Phú Quý và Đức Phú của xã này bị ngập lụt nặng, trong đó thôn Phú Mỹ đã bị ngập hoàn toàn từ hôm qua đến nay. Chính quyền địa phương đã phải di dời hơn 100 hộ dân đến nơi an toàn và thông báo cho người dân chuẩn bị lương thực, thực phẩm để ứng phó với tình trạng ngập lũ có thể kéo dài trong vài ngày đến.
Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Ban thường trực Ban chỉ huy PCLB – TKCN Đà Nẵng cũng rất lo lắng do các thuỷ điện trên thượng nguồn sông Vu Gia đang xả tràn. Theo thông báo của Ban quản lý dự án thuỷ điện Đăk Mi 4 thì từ 13h30 ngày 15/11, thuỷ điện này xả tràn về hạ du sông Vu Gia với lưu lượng từ 3.000 – 4.500m3/s. Còn Công ty cổ phần thuỷ điện A Vương thì thông báo xả tràn và chạy máy với lưu lượng từ 286m3/s kể từ 7h ngày 16/11.
Cũng từ 7h sáng 16/11, mức nước tại hai hồ chứa thuỷ lợi lớn của Đà Nẵng là Hoà Trung và Đồng Nghệ đã lên rất cao. Mực nước hồ Đồng Nghệ 34,10m, trên mức nước dâng bình thường 0,9m; hồ Hoà Trung 42,30m, trên mức nước dâng bình thường 1,30m. Dự báo chiều 16/11, lũ vùng hạ lưu sông Vu Gia, Thu Bồn còn tiếp tục lên nên mực nước các hồ này sẽ còn lên hơn nữa.
Ông Huỳnh Vạn Thắng cho biết, Ban chỉ huy PCLB – TKCN Đà Nẵng đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Đà Nẵng và các địa phương quản lý các hồ chứa nước thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, vận hành theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, đảm bảo an toàn công trình.

Miền Trung: Lũ lụt đã làm 27 người chết và mất tích

Đến thời điểm này, chỉ tính riêng khu vực 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, mưa lũ lớn cộng với thuỷ điện xả lũ mấy ngày qua đã làm 27 người chết và mất tích, khoảng 20 ngôi nhà đổ sập, hàng vạn ngôi nhà bị ngập, nhiều địa phương bị chia cắt, cô lập.
Thuỷ điện tiếp tục xả lũ
Theo thống kê sơ bộ từ các địa phương, tính đến chiều 16/11, tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đã có 27 người chết và mất tích do mưa lũ lớn sau bão số 15. Trong số 26 người chết thì Quảng Ngãi có 7 người, Bình Định 13 người, Quảng Nam 2 người, Phú Yên 2 người, Gia Lai 2 người; còn 01 người mất tích ở Kon Tum. 
Thuỷ điện Đăk Mi 4 ở Quảng Nam tiếp tục xả lũ mạnh khiến vùng hạ du thêm ngập lụt (Ảnh: HC)
Hiện có 53 hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện ở Quảng Nam đã đầy và đang tiến hành xả tràn tự do. Tại thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ quy định cho phép tích nước ở cao trình 140m. Nhưng hiện mực nước hồ này đang ở cao trình 165m và tiếp tục lên. Do vậy, thủy điện này đang xả tràn tự do kết hợp với xả qua phát điện tổng lượng nước lên tới 2.500 m3/s. Thủy điện ĐăkMi4 cũng nâng lưu lượng xả lên gần 4.000m3/s khi lượng nước về hồ trên 4.360m3/s…
Do các hồ chứa thuỷ điện lớn trên địa bàn xả lũ mạnh nên mực nước hồ chứa Phú Ninh, công trình thuỷ lợi lớn nhất tỉnh Quảng Nam, cũng đang lên rất cao. Theo quy trình vận hành, mực nước hồ chứa này trong tháng 11 giữ ở cao trình 30,5m nhưng từ đầu giờ chiều 16/11 đã ở cao trình 30,65m. Do đó, đơn vị quản lý đã cho xả nước hồ Phú Ninh với lưu lượng 114 m3/s và còn tiếp tục nâng lên để đảm bảo an toàn công trình.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện mực nước tại các sông vẫn lên chậm, chưa có dấu hiệu rút. Việc xả nước các hồ thủy điện được tiếp tục nhận diện là tác nhân chính khiến mực nước trên các sông lên nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi. Dự báo lũ nhiều sông miền Trung sẽ cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 1999. 
Phố cố Hội An (Quảng Nam) chìm trong biển nước (Ảnh: HC)
Ngập lụt nặng khắp nơi
Tại Quảng Nam, mưa lũ đã gây ngập lụt tại 29 xã thuộc 4 huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn và Duy Xuyên. Chính quyền địa phương đã tổ chức di dời 2.504 hộ với 4.801 nhân khẩu. Riêng tại huyện Đại Lộc, mưa lũ đã làm 34.000 hộ dân bị ngập nặng trên 3m, nhiều mái nhà bị cô lập giữa dòng nước lũ. Từ chiều hôm qua, tuyến tỉnh lộ 14 dẫn vào thị trấn Ái Nghĩa trên địa bàn xã Đại Hiệp bị ngập nặng hơn 1m khiến các phương tiện không thể lưu thông. 
Ở Hội An, mực nước ngập sâu vào nhà dân từ 1-1,6m. Chị Lê Thị Hoa (khu vực An Hội, TP Hội An, Quảng Nam) cho biết, từ chiều tối qua, nước lên nhanh và đến khuya đã ngập lớn: “Tới 3h sáng sớm ni (16/11) thì nước lớn gần tới bụng tui (chừng hơn 1m) rồi nước cứ lớn miết lên rứa. Chừ qua cầu An Hội chỉ có ghe máy đi thôi chớ ghe bình thường thì chịu vì nước xoáy dữ lắm, chèo không nổi. Cứ đà ni nước còn ngập lên tới chiều ni là hơn 1 mét, dễ bằng năm 2009 lắm”.
Thượng sĩ Hồ Phước Tường (Cảnh sát cơ động TP Hội An) cho biết, từ 2h sáng 17/11, toàn bộ lực lượng công an được huy động túc trực hỗ trợ người dân chuyển đồ đạc, giữ an ninh trật tự trong các khu vực lũ lên. Đến thời điểm này, chính quyền địa phương đã sơ tán 370 hộ dân với khoảng 1.400 khẩu ở các nhà thấp sang các nhà có tầng trên khô ráo ngay trong địa bàn dân cư cục bộ. Tất cả các phương tiện đã được huy động để khẩn trương di dời dân tránh lũ. 
Người dân và du khách ở Hội An sơ tán tránh lũ (Ảnh: HC)
Hiện mực nước trên sông Hoài - hạ lưu sông Thu Bồn đã ở mức 2,6m (vượt báo động 3 hơn 0,5m). Đến chiều 17/11, nước trên sông Hoài có thể dâng cao lên 2,8m thì đạt đỉnh và rút dần với điều kiện trời ngớt mưa. Lực lượng vệ sinh môi trường đã túc trực đợi lũ rút sẽ nhanh chóng xử lý bùn, rác thải do lũ để lại, trả lại môi trường sạch đẹp cho phố cổ.
Tại Quảng Ngãi, nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn, nhiều xã bị chia cắt do tuyến giao thông và cầu bị ngập, huyện Ba Tơ có 3 khu vực dân cư bị cô lập hoàn toàn; huyện Nghĩa Hành có 9/12 xã bị ngập; huyện Sơn Hà có 7 xã bị chia cắt do tuyến đường giao thông và cầu bị ngập; huyện Tư Nghĩa có 14 xã ven sông Vệ, sông Trà Khúc bị ngập; huyện Đức Phổ có 4 thôn của 3 xã bị ngập. Ngoài ra, các xã thuộc lưu vực các sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Thoa thuộc các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức đang bị nước lũ gây ngập lụt.
Tại Bình Định có 35 hộ với 140 người bị ngập tại xã Canh Hiển, xã Canh Vinh; đường ĐT 638 bị chia cắt tại xã Canh Vinh; 1.500 hộ bị ngập nước tại các xã thuộc huyện Hoài Ân. Các tuyến đường huyện Tây Sơn đi các xã Tây Phú, Tây Xuân, Tây Thuận, Tây Vinh, Tây Giang bị nước lũ chia cắt, cô lập. Tại TP Quy Nhơn, nước cũng ngập ở một số khu vực vùng trũng từ 1-2m.

Hình ảnh 2 bị cáo bị tuyên án tử hình trong "đại án tham nhũng"

Chiều 12/11, chiều nay ngày 15/11 HĐXX đã tuyên án đối với 11 bị cáo trong vụ án tham nhũng tại Tổng công ty tài chính II (ALC II).
Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo Vũ Quốc Hảo: Tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 15 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng cộng chung hình phạt là “tử hình”.
Bị cáo Đặng Văn Hai: Tử hình về tội “Tham ô tài sản”, chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”, 15 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng công chung hình phạt là “tử hình”.
Bị cáo Vũ Quốc Hảo (trái) và bị cáo Đặng Văn Hai
Bị cáo Nguyễn Văn Tài: 14 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Phạm Xuân Nghị: 14 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Nguyễn Văn Thọ: 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Hoàng Quốc Thịnh: 6 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Lê Văn Phong: 6 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Phạm Minh Tuấn: 6 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Tôn Quang Việt: 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Bị cáo Lê Thị Tám: 5 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Khương Minh Hiệp: 3 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài ra bị cáo Hảo phải bồi thường cho Nhà nước số tiền hơn 80 tỷ đồng, bị cáo Hai phải bồi thường 133 tỷ đồng. Hai bị cáo còn phải liên đới bồi thường hơn 30 tỷ đồng. 7 bị cáo nguyên là cán bộ ALC II cũng phải bồi thường cho Nhà nước hơn 386 tỷ đồng.
Như vậy ngoài hai bị cáo Hảo và Hai bị giữ nguyên mức án chung so với đề nghị của VKS, 9 bị cáo còn lại đều được nhận mức án nhẹ hơn so với đề nghị.
Trước đó vào ngày 11/11 các bị cáo trên đã bị VKSND TP.HCM đề nghị các hình phạt, cụ thể:
Bị cáo Vũ Quốc Hảo: Bị đề nghị mức án chung là tử hình cho các tội: Tham ô tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Đặng Văn Hai: Mức án chung là tử hình cho các tội:Tham ô tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Văn Tài (nguyên Phó Tổng giám đốc ACL II, bị cáo tài vắng mặt trong phần nói lời cuối cùng vì trước đó đã xin đi bệnh viện do sức khỏe yếu): Mức án 18-20 năm tù cho tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Bị cáo Phạm Xuân Nghị: 16-18 năm tù cho tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Văn Thọ: 16-18 năm tù cho tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Bị cáo Lê Thị Tám: 12-14 năm tù cho tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Tôn Quang Việt: 10-12 năm tù cho tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Hoàng Quốc Thịnh: 10-12 năm tù cho tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Bị cáo Lê Văn Phong: 8-10 nằm tù cho tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Phạm Minh Tuấn: 8-10 năm tù cho tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Bị cáo Khương Minh Hiệp (nguyên Giám đốc Công ty Đại Phú Gia, bị cáo Hiệp xin vắng mặt từ đầu phiên tòa): 6-8 nằm tù cho tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra bị cáo Vũ Quốc Hảo còn bị VKS đề nghị buộc phải bồi thường cho ACL II số tiền 83,8 tỷ đồng. Bị cáo Hảo cùng với các bị cáo Đặng Văn Hai, Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Lê Thị Tám, Nguyễn Văn Thọ, Hoàng Quốc Thịnh, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn, Khương Minh Hiệp cũng bị đề nghị buộc bồi thường cho ACL II số tiền 386,99 tỷ đồng.
Một số hình ảnh buổi xét xử:

Ít nhất 29 người chết, quốc lộ chia cắt vì lũ miền Trung

Tính đến tối 16/11, tại 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có 29 người chết, 8 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, giao thông chia cắt... vì lũ lịch sử.

 
9h ngày 16/11, dòng nước xoáy mạnh đã làm sập một đoạn khoảng 20 m từ mố cầu đến nhịp đầu tiên của cầu Liêm Trực nằm trên Quốc lộ 1A, đi qua thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hai người đi qua đây đã bị cuốn trôi, một nạn nhân may mắn được cứu sống, người còn lại bị nước nhấn chìm, cuốn mất tích. Lực lượng chức năng đã phong tỏa 2 đầu cầu cấm mọi phương tiện qua lại. 

Tối cùng ngày, Bình Định công bố đã có 13 người thiệt mạng và 3 người mất tích nhưng cho rằng con số thương vong sẽ không ngừng tăng lên do nhiều khu vực còn bị cô lập. Trong đó, tại phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, 3 học sinh trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu bị lũ cuốn trong lúc phụ huynh đón về. Toàn tỉnh còn có 11 ngôi nhà bị sập, hơn 94.000 ngôi nhà bị ngập. 
cau-sap-1552-1384575089.jpg
Mố cầu Liêm Trực bị sập. Ảnh: Minh Thùy.
Từ 1h sáng, nước lũ bất ngờ tấn công mạnh về thị xã An Nhơn và huyện Tuy Phước. Toàn bộ nhà dân ở 2 khu vực này bị ngập hoàn toàn, có nơi nước dâng đến 2 m, gần mái nhà. Thôn Liêm Trực ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn bị cô lập. Hàng trăm người leo lên nóc nhà hoặc các ngọn cây cổ thụ gọi điện kêu cứu.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, đã triển khai các phương án ứng cứu người dân ở thôn Liêm Trực. Ban đầu, canô điều tới để tổ chức di dời người dân ở khu vực thấp, nhà yếu lên khu vực cao an toàn. Đồng thời các cơ quan chức năng cũng đưa phao cứu sinh, mì tôm và nước uống vào hỗ trợ tạm thời cho người dân.
“Về cơ bản, đến thời điểm này người dân được đảm bảo an toàn. Đợi nước rút chúng tôi sẽ tiến hành các phương án hỗ trợ tiếp theo, kết hợp với việc xử lý vệ sinh môi trường”, ông Hổ nói.
Tại huyện Tuy Phước - Cầu Bà Gi đến hết thị xã An Nhơn giao thông tắc nghẽn hoàn toàn. Hàng trăm xe tải nối đuôi nhau thành một hàng dài, không thể di chuyển. Khu vực ga Diêu Trì, các chuyến tàu lửa vẫn kẹt cứng vì đường sắt hư hỏng, ngập sâu. Lực lượng cảnh sát cơ động của tỉnh đã đưa canô vào khu vực ngập nặng để đưa người dân đến nơi an toàn
Người dân ở các khu vực này cho rằng họ không được cảnh báo chống chọi với lũ. Mọi thông tin về lũ chỉ được cho biết sẽ xảy ra ở các huyện Tây Sơn, Hoài Nhơn, Vĩnh Thành... bởi đây là những khu vực miền núi có hồ tích nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc nói, nước lũ dâng nhanh hoàn toàn là do mưa lớn 300 - 400 mm chứ không có tình trạng xả lũ trên địa bàn. Ông Lộc cho rằng, hệ thống hồ chứa nước ở Bình Định chủ yếu là hồ thủy lợi, trong đó hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh) được xem là hồ chứa lớn nhất với 220 triệu m3. Hôm qua mưa lớn, lượng nước đổ về quá tải khiến hồ bị tràn nhưng chưa xác định lượng nước tràn là bao nhiêu. "Đây là trận lũ lớn nhất ở Bình Định từ trước tới nay", ông Lộc nói.
Đến trưa nay, nước bắt đầu rút dần. 
Tại Quảng Ngãi, Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho hay, đến chiều nay đã có 8 người chết, 4 người mất tích, 15 người bị thương vì lũ. Mực nước trên nhiều sông lớn như sông Vệ, sông Trà Cầu dâng cao từ chiều qua hiện đã rút nhưng chậm. Nhiều huyện vẫn bị nhấn chìm trong biển nước, trong đó 54 thôn thuộc các xã huyện Nghĩa Hành bị cô lập hoàn toàn. Nhiều huyện miền núi như Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức... bị sạt lở, các tuyến đường bị hư hỏng nặng vẫn chưa thể tiếp cận được. Thiệt hại về cơ sở vật chất vẫn chưa thể thống kê.
Mưa lớn kéo dài từ 13h hôm qua đến 9h sáng nay đã khiến cho huyện Ba Tơ tan hoang. Sạt lở núi nghiêm trọng gây tắc nghẽn giao thông trên quốc lộ 24. Tuyến giao thông từ Quảng Ngãi đi tỉnh Kon Tum cũng bị ách tắc nhiều ngày do nhiều điểm sạt lở núi kéo theo đất, đá chắn ngang đường.
Hiện có khoảng 4.000 hộ với hơn 16.000 người dân vẫn còn bị cô lập do lũ cuốn trôi cầu bắc ngang qua sông Liêng, sông Tô và nhiều tuyến đường bị tắc nghẽn giao thông. Nhiều cầu, cống, cơ sở hạ tầng, nhà cửa nhân dân bị lũ gây sạt nặng; hàng nghìn gia súc, gia cầm cũng bị cuốn trôi trong dòng nước lũ.
Ông Huỳnh Thương, Phó chủ tịch huyện Ba Tơ cho biết, do nước lũ dâng quá nhanh, chiều tối qua, người dân trong huyện chỉ biết tháo chạy, toàn bộ tài sản gần như bị cuốn trôi hết. Thiệt hại về vật chất ước tính lên gần 100 tỷ đồng.
Nhiều hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đã được di dời khẩn cấp trong đêm. Mặc dù mưa nhỏ lại nhưng nhiều tuyến đường như Quốc lộ 24 và các tuyến đường về các xã bị sạt lở mạnh. Các xã như Ba Chùa, Ba Cung, Ba Giang... vẫn chưa thể liên lạc được. Nhiều trụ điện bị đổ, toàn huyện mất điện từ ngày hôm qua.
"Nếu tiếp tục mưa, tình trạng ngập lụt sẽ kéo dài, nhiều người dân sẽ phải nhịn đói", ông Huỳnh Thương nói. Địa phương đánh giá, thiệt hại từ cơn lũ dữ dội chưa từng có này không thể tính "ngày một, ngày hai" mà phải mất nhiều tháng  mới có thể khắc phục. 
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, mưa lớn diễn ra trên diện rộng. Tại thị xã An Khê, mực nước sông Ba tăng rất nhanh. Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã, đường chính từ thị xã An Khê vào huyện Kbang bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Hệ thống điện đã được cắt nhằm bảo đảm tính mạng cho nhân dân. Do nước chảy mạnh, việc tiếp cận, ứng cứu các hộ dân bị ngập sâu trong nước hết sức khó khăn. Hàng trăm người dân phải leo lên mái nhà chờ cứu hộ. Hôm qua, 2 cô giáo đang trên đường đi dạy khi đi đến ngầm tràn qua suối Tà Nang ở thôn 10, xã Đông, huyện Kbang đã bị nước cuốn trôi.
nuoc-lu-tran-cau-song-Ba-9420-1384570816
Cầu sông Ba được dự báo là có thể bị cuốn trôi nếu nước sông tiếp tục dâng cao. Ảnh: Chí Dũng. 
Hiện tại Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão thị xã An Khê đã khẩn cấp di dời các hộ dân sinh sống ở các xã Song An, phường Ngô Mây… ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trước mắt, thiệt hại về tài sản và hoa màu chưa thể thống kê được. 
Các huyện, thị xã ở khu vực phía đông tỉnh như: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê nhiều nơi lũ lên cao, gây ngập úng chia cắt. Quốc lộ 19 - tuyến đường huyết mạch của tỉnh Gia Lai đang bị ngập sâu khiến giao thông ách tắc.
Tại thị xã Ayun Pa, do mưa lớn nhiều xã đã bị nước lũ cô lập, trong đó bị nặng nhất là các xã Ia Tôr, Ia Sao và phường Sông Bờ. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thị xã đã huy động toàn bộ các lực lượng, sử dụng các biện pháp mạnh để di dời người dân và gia súc tại các vùng trũng thấp, tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Trước tình hình mưa lớn, kết hợp với việc xả lũ với cường độ cao của các hồ chứa thủy điện và thủy lợi như hồ An Khê, hồ Ka Nak và thủy lợi Ayun Hạ tình hình ngập úng ở các thị xã, huyện ở Gia Lai sẽ trầm trọng hơn.
thi-xa-An-Khe-nhieu-tuyen-d-3759-1384570
Nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh bị nước ngập khiến cho việc lưu thông khó khăn. Ảnh: Chí Dũng. 
Tỉnh Quảng Nam, huyện Đại Lộc là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 34.000/39.000 nhà dân bị ngập từ 0,2 đến 3 m. Ghi nhận cho thấy có ít nhất 4 người chết, trong đó có em Lê Ngọc Triều, học sinh lớp 12 trường THPT Đỗ Đình Tuyển bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi khi đang lùa vịt bằng ghe trên đồng ruộng đến nơi cao hơn.
Trao đổi với VnExpress, ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch huyện Đại Lộc nói, nước lũ đang xuống chậm do trên địa bàn huyện có mưa lớn. Hiện nước sông tại thị trấn Ái Nghĩa là 9,75m, trên mức báo động III 3,75m. Trong ngày 15/11, huyện phải sơ tán 1.200 hộ dân với gần 4.000 người ở vùng thấp trũng lên những nhà cao lánh tạm.
"Các xã như Đại Hồng, Đại An, Đại Nghĩa… chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, giao thông chia cắt, toàn huyện mất điện. Chúng tôi đã phát lệnh cấm người dân đi lại trong lũ để tránh thiệt hại về người", ông Tính nói.
Cũng theo ông Tính, trong ngày hôm qua nhiều thủy điện trên địa bàn xả lũ với lưu lượng lớn khiến vùng hạ du ngập nặng. Cụ thể, Đắc Mi4 xả từ 4.000 đến 4.500m3/s; Sông Tranh xả 3.000m3/s; Sông Bung 4 xả 1.200m/3; A Vương xả điều tiều từ 35 đến 500m3/s. Sáng nay, các hồ thủy điện đã điều tiết xuống còn 200m3/s.
lu2-7937-1384574764.jpg
Mưa lũ khiến nhiều người dân ở Quảng Nam phải chèo thuyền đi lại. Ảnh: Thu Bồn
Tại Kon Tum, do lượng mưa lớn nên đã xuất hiện lũ ống, lũ quét. Quốc lộ 24 đoạn đi qua địa bàn xã Pờ Ê đã bị sạt lở 5 điểm và một điểm dài khoảng 20 m bị lũ cuốn trôi hoàn toàn khiến giao thông đi lại giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt.
Thông tin ban đầu ghi nhận mưa lũ đã cuốn trôi chị Y Hiên (38 tuổi, ngụ tại xã Đăk Nên, huyện Kon Plông) khi đang trên đường từ rẫy về nhà.
Hiện Sở Giao thông vận tải Kon Tum đang huy động các phương tiện khắc phục hậu quả để bảo đảm giao thông, cố gắng thông xe trong thời gian sớm nhất.
quoc-lo-24-bi-sat-lo-5238-1384570816.jpg
Quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi bị sạt lở khiến giao thông bị chia cắt. Ảnh: Hải Hà. 
Tại Phú Yên, sáng nay, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, Phú Yên có 2 người chết và mất tích. Ngoài ra, có nhiều ngôi nhà và công trình phụ bị sóng biển, triều cường đánh sập. Hơn 140 ha lúa vụ mùa, 640 ha hoa màu bị ngập và ngã đổ.
Trong khi nhiều tuyến giao thông nông thôn ở các huyện Đồng Xuân, Tuy An… bị ngập sâu, chia cắt nhiều vùng dân cư. Hai tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh Phú Yên là quốc lộ 25 và 29 nối với Gia Lai, Đăk Lăk, một số đoạn bị nước lũ gây sạt lở, đi lại khó khăn. Các tuyến tỉnh lộ, nhất là qua các đoạn đường tránh, cầu đang thi công nước ngập sâu từ 0,5 - 1 m. Các tuyến hương lộ sạt lở khoảng 2.100 m3 đất đá, xói lở mặt nền đường khoảng 2.000 m3. Tại cảng cá phường 6, thành phố Tuy Hòa, trong ngày 15 và tối 16/11 nước lũ và triều cường đã cuốn trôi khối lượng lớn đá nền, móng và gây sạt lở nhiều đoạn bờ kè.
Thị xã Sông Cầu, một trong những vùng trọng điểm lũ lần này của tỉnh, lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương đã khẩn cấp sơ tán 547 người, phần đông là người già, phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, vận động di dời 209 hộ với 772 người ở khu vực ven biển và các khu dân cư bị uy hiếp bởi triều cường, vùng trũng thấp, ven sông thường bị sạt lở đất nhà tạm đến nơi an toàn.
Đồng thời tổ chức neo đậu 2.600 tàu thuyền, di chuyển, sắp xếp, bố trí lại 17.500 lồng nuôi trồng thủy sản ở những vị trí an toàn. Hiện nước lũ và mực nước các sông ở Phú Yên đang có chiều hướng dâng cao. Từ mức xả lũ 900m3/s, thủy điện Sông Ba Hạ hiện xả với lưu lượng 1.400m3/s. Nếu trời tiếp tục mưa và thủy điện tiếp tục xả lũ tình trạng ngập úng ở Phú Yên sẽ còn nặng hơn.

Nhấn vào đây để xem bản đồ lớn hơn.
Theo báo cáo của văn phòng chống lụt bão Trung Ương, tính đến 6h sáng nay, tình hình ngập lụt tại các tỉnh như sau:
Thừa Thiên Huế: bị ngập tại 7 huyện/thành phố gồm TP Huế, các huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thụy, Phú Lộc.
Quảng Ngãi: bị ngập khu vực dọc sông Trà Khúc, Trà Câu, Thoa, Vệ tại 13 huyện/thành phố gồm: TP Quảng Ngãi (2 phường), các huyện Tư Nghĩa (5 xã), Sơn Tinh (10 xã), Đức Phổ (3 xã), Mộ Đức (6 xã), Ba Tơ, Nghĩa Hành (10 xã), Sơn Hà (7 xã), Sơn Tây, Tây Trà, Bình Sơn (4 xã) Minh Long, Trà Bồng; một số khu vực bị chia cắt;
Bình Định: bị ngập khu vực dọc bờ sông Hà Thanh, Côn, La Tinh tại 8 huyện/thành phố gồm TP Quy Nhơn, các huyện Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ.
Phú Yên: bị ngập khu vực dọc bờ sông Cầu, Đồng Xa, Kỳ Lộ tại 3 huyện gồm các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân.
Gia Lai: bị ngập khu vực dọc sông Ba tại 3 huyện gồm các huyện An Khê, Kong Chro, Kbang.
Nhóm phóng viên

Chính phủ VN chối bỏ danh hiệu 'danh nhân văn hóa thế giới' của ông Hồ



Bảng Đỏ (Danlambao) - Từ lâu, sách giáo khoa và hệ thống truyền thông CS thường tuyên truyền, lừa đảo nhân dân về việc Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) vinh danh ông Hồ Chí Minh là 'danh nhân văn hóa thế giới'. 

Tuy nhiên, hôm 14/11/2013, trang web Cổng thông tin điện tử chính phủ đã gián tiếp chối bỏ danh hiệu bịp bợm như trên đối với ông Hồ. Cổng thông tin điện tử chính phủ là cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ nước CHXHCN VN.
Trong bản tin hôm 14/11, nội dung nói về việc UNESCO vinh danh Nguyễn Du, báo điện tử chính phủ ghi rõ “Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 "Danh nhân Văn hóa thế giới" là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du”. 

Sau khi chi tiết trên được phổ biến và bàn luận trên các mạng xã hội, website báo điện tử chính phủ đã vội vàng xóa bỏ đoạn trích dẫn trên. Tuy nhiên, bản tin gốc vẫn còn được tìm thấy tại phần lưu trữ của Google Cache, thậm chí vẫn còn được nhiều trang báo mạng khác trích dẫn lại nguyên văn.

Như vậy, cho đến thời điểm này, Việt Nam có 2 người được UNESCO vinh danh là 'danh nhân văn hóa thế giới' là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du; không có tên ông Hồ Chí Minh.

Chi tiết trên đã góp phần khẳng định danh hiệu 'danh nhân văn hóa thế giới' của ông HCM chỉ là một danh hiệu bịp bợm do đảng cộng sản tạo nên.

Bản tin trên website báo điện tử chính phủ hiện đã xóa bỏ câu: “Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 "Danh nhân Văn hóa thế giới" là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du”. Tuy nhiên, bản tin cũ vẫn còn được lưu trên google cache tại link: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:-1kKKztkjJ8J:baodientu.chinhphu.vn/Van-hoa-The-thao/Dai-thi-hao-Nguyen-Du-la-Danh-nhan-Van-hoa-the-gioi/185680.vgp+&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=us
Bài viết này có thể sẽ khiến các bạn dư luận viên nổi giận, nhưng sự thật sẽ vẫn luôn là sự thật. Riêng Bảng Đỏ tui chỉ khẳng định đơn giản thế này: Ông Hồ chắc chắn sẽ không được xếp vào danh sách những người VN được UNESCO vinh danh là 'danh nhân văn hóa thế giới', bởi HCM thực chất là một cán bộ cộng sản Trung Quốc do cơ quan tình báo Hoa Nam dựng lên.

Việc UNESCO có vinh danh ông Hồ Chí Minh hay không, xin mời bà con đọc lại bài viết Thư gửi các chú, các anh Công an mạng của bạn Nguyễn Hồng Thanh Trúc, sinh năm 1991, hiện đang du học tại Nhật.

PICS $ VIDEO : Hà Nội: Bao vây ủy ban, đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền



Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) - Trong mấy ngày qua, trên mạng lan truyền thông tin về việc người dân Mai Phúc tập trung đông người đánh trống, treo cờ tang đoạn quốc lộ 5, trước cổng UBND phường Phúc Đồng, Hà Nội nhằm phản đối chính quyền đàn áp quyền làm chủ của người dân tại khu nghĩa địa cổ của làng, đã có nhiều người dân bị đánh rất đau, trong đó có cả người già.

Chúng tôi đã tới địa điểm trên và xác nhận đây là chuyện có thật, chúng tôi đã tiếp cận được một số nạn nhân của vụ bạo hành và nghe họ kể về sự việc trên (xem video)


Trò chuyện với anh Hoàng Lưu Lương
Trò chuyện với cụ Nguyễn Thị Gái

Trong khi trò chuyện với hai nhân chứng của vụ bạo lực đó là cụ Nguyễn Thị Gái và anh Hoàng Lưu Lương người thôn Mai Phúc, cả hai gia đình đều được xem là "có công với cách mạng", tôi hỏi nhiều lần về việc viết đơn trình báo cơ quan các cấp nhưng họ đều không quan tâm tới việc viết đơn trình báo, anh Lương thì cho rằng chính quyền “Quận và Phường đều ăn rơ với nhau”; còn cụ Gái thì đánh trống lảng khi nhắc đến việc gửi đơn từ cho chính quyền các cấp, thế nhưng cụ không quên nhờ các “nhà báo”, cụ ơi nhà báo nào cũng bị ông Trưởng ban tuyên giáo của đảng quản lý hết rồi, cháu không phải là nhà báo, đây cũng không phải là nghề của cháu, nhưng cháu sẽ đưa hình và lời cụ nói ra bên ngoài, để cho bà con trong và ngoài nước chia sẻ và đồng hành cùng cụ và người dân Mai Phúc.

Vấn đề của người dân Mai Phúc cũng chỉ phản ánh mâu thuẫn xẩy ra khi người dân có những hành vi thực hiện quyền dân chủ và hành vi của chính quyền do đảng cộng sản Việt Nam lập ra. Người dân Mai Phúc - Long Biên - Hà Nội trong thời gian qua đã đấu tranh với chính quyền các cấp về quyền làm chủ của người dân đối với khu nghĩa địa cổ rộng chừng 10.000 M2 của Mai Phúc. Người dân khẳng định khu nghĩa địa là của dân, không phải là của nhà nước, người dân không chấp nhận nhà nước thông báo qua loa truyền thanh về việc phải di dời mồ mả vì khu nghĩa địa của dân đã trở thành của người khác theo quyết định số bao nhiêu đó của một cấp chính quyền nào đó.

Ngày 12/11/2013 là ngày được chọn để chôn cất đứa con trai xấu số của gia đình ông Dũng sống tại thôn Mai Phúc thì cũng là ngày người dân chiến đấu trực diện với công an tại nghĩa địa để đảm bảo quyền làm chủ của họ.

Về phía công an: Có lẽ họ nhận được chỉ đạo là họ có trách nhiệm bảo vệ chủ mới của khu nghĩa địa, công an cũng đổ về để bảo vệ nghĩa địa rất đông, theo người dân công an mặc thường phục rất nhiều, thuộc 14 phường của quận Long Biên. Sau đó, xô xát giữa hai bên đã xảy ra (xem video).



Một số người dân bị công an bắt đi, dân làng kéo về trụ sở công an phường Phúc Đồng nhưng không có ai tiếp, họ kéo nhau sang trụ sở UBND phường Phúc Đồng và đấu tranh, vạch trần những sai phạm của chính quyền với ông chủ tịch UBND phường Phúc Đồng (xem video).



Khi xem một số video và hình ảnh, chúng ta có thể thấy người dân mặc dù bị đánh đập nhưng họ không sợ chính quyền, không sợ công an, họ vừa chiến đấu trực diện vừa tìm sự giúp đỡ của bà con trong khu vực Hà Nội giúp họ truyền tin, phản ánh cách hành xử vi phạm nhân quyền của chính quyền các cấp rộng rãi trong cả nước và quốc tế.

Mỗi chúng ta lên tiếng bảo vệ họ cũng chính là bảo vệ cho nhân quyền của chúng ta, mỗi chúng ta hằng ngày đã nộp thuế để nuôi công an, thế mà bây giờ công an đánh đập họ, chúng ta có trách nhiệm về việc công an sử dụng bạo lực với người dân Mai Phúc, họ có được an toàn hay không trong quá trình đấu tranh cũng là tùy thuộc vào mức độ phản kháng của chúng ta, phản kháng lại hiện tượng các chiến sỹ công an mù quáng tuân lệnh cấp trên, những mệnh lệnh bất hợp pháp, những mệnh lênh chà đạp lên quyền con người. chủ trương dùng bạo lực để đàn áp dân chủ.

Trần Thị Cẩm Thanh
danlambaovn.blogspot.com

* Sau đây là một số ảnh tại hiện trường nghĩa địa thôn Mai Phúc chiều ngày 12/11/2013 và cảnh người dân kéo đến trước cổng công an phường Phúc Đồng sau khi bị đánh: