THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 November 2013

Mì căn, hủ tiếu khô chứa chất gây sỏi thận



Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm TPHCM đã lấy 4 mẫu mì căn, hủ tiếu khô, mì sợi khô kinh doanh trên địa bàn thành phố để phân tích. Kết quả 4/4 mẫu đều chứa axit oxalic, chất có nguy cơ gây sỏi thận, không được dùng trong thực phẩm.
Nhiều mẫu mì căn, hủ tiếu trên thị trường TP. HCM chứa axit oxalic một chất có nguy cơ gây sỏi thận.    Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống
Nhiều mẫu mì căn, hủ tiếu trên thị trường TP. HCM chứa axit oxalic một chất có nguy cơ gây sỏi thận. Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống.
Nghi ngờ chất cấm có trong bột mỳ
Để có kết quả chính xác, sau đó Chi cục ATVSTP TPHCM trực tiếp đến 4 cơ sở (Phong Ký (phường 8, quận 6), Đinh Thanh Lẹ (quốc lộ 22, khu phố 6, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi), Phạm Văn Năng (ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) và một hộ kinh doanh ở TP. HCM lấy mẫu gửi đi xét nghiệm lần hai. Kết quả hàm lượng axit oxalic trong mì căn là 40,1mg/kg, trong hủ tiếu khô là 14 mg/kg, trong mì sợi khô và sản phẩm còn lại khá cao.
Làm việc với cơ quan chức năng chủ cơ sở Phong Ký cho biết, nguyên liệu sản xuất mì sợi khô là bột mỳ, trứng gà, màu thực phẩm, phụ gia làm giòn (thay thế hàn the), nước tro. Mỗi ngày cơ sở sản xuất trên dưới 100kg mì sợi khô, phân phối cho các chợ trong thành phố. Chủ cơ sở này cho rằng mì sợi do cơ sở sản xuất có màu vàng nên không thể dùng axit oxalic để làm tăng độ trắng và nghi ngờ chất cấm có trong bột mì.
Bà Trần Thị Hoa, chủ cơ sở Đinh Thanh Lẹ, cho biết mì căn của cơ sở này được sản xuất từ bột mì và muối. Bột mỳ được mua tại Công ty G. trên đường Vĩnh Viễn, quận 10. Sau khi Chi cục ATVSTP TP. HCM thông báo mẫu mì căn của cơ sở Đinh Thanh Lẹ có chứa axit oxalic, chủ cơ sở đã lấy 4 mẫu bột mỳ của Công ty G. gửi đi kiểm định. Kết quả cả 4 mẫu đều chứa axit oxalic với hàm lượng 157-198mg/kg.
Có nguy cơ gây sỏi thận
Axit oxalic là hóa chất bị cấm, không có trong danh mục các chất phụ gia sử dụng cho thực phẩm. Axit oxalic mạnh gấp hàng ngàn lần so với axit axetic và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Axit oxalic khi vào cơ thể sẽ có xu hướng kết tủa khi gặp dinh dưỡng có chứa canxi. Nếu sử dụng lâu dài thực phẩm có chứa axit oxalic, sự kết tủa này sẽ có hại cho thận gây sỏi thận hoặc đọng lại các khớp xương, dẫn đến hiện tượng thiếu hụt chất khoáng, hụt chất dinh dưỡng.
Người có các rối loạn liên quan tới thận, thấp khớp, bệnh gút… không nên dùng thực phẩm chứa axit oxalic. Người có tiền căn sỏi thận nếu dùng thức ăn chứa axit oxalic dễ có nguy cơ sỏi thận, làm nghẽn đường tiết niệu.
Nhằm chủ động phát hiện sớm nguy cơ ô nhiễm trong sản phẩm bún, bánh khô trên địa bàn, Chi cục ATVSTP TPHCM đã tăng cường hoạt động giám sát, lấy mẫu và kiểm nghiệm chỉ tiêu tinopal, axit oxalic, natri sulfite, natri benzoat tồn lưu trong sản phẩm. Bàn giao hồ sơ cho Sở Công thương thanh tra, xử lý vi phạm. Qua đó, có các biện pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng này.
Theo Hải Lê
Sức Khỏe Đời Sống

Bình Định: Cận cảnh Nhà máy thủy điện An Khê bị "chôn vùi" trong cát

(Dân trí) - Đợt lũ dữ đã kéo hàng ngàn khối đất, cát từ trên núi đổ xuống "chôn vùi" Nhà máy thủy điện An Khê (xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định) khiến nhà máy bị tê liệt hoàn toàn.

Đến 23/11, Ban Quản lý thủy điện 7, chủ đầu tư Nhà máy thủy điện An Khê đã huy động khoảng 500 người cùng phương tiệp nỗ lực khắc phục sự cố lũ cuốn đất cát vùi lấp nhà máy thủy điện xảy ra tối 15/11.
Nhà máy thủy điện An Khê bị chôn vùi trong lớp cát dày khoảng hơn 4m
Nhà máy thủy điện An Khê bị "chôn vùi" trong lớp cát dày khoảng hơn 4m
Nhận được tin báo, PV Dân trí đã tới nhà máy ghi nhận tình hình. Một cán bộ của nhà máy tên Cương dẫn nhóm phóng viên vào thực địa hiện trường nhưng cho biết "không tiện" cung cấp thông tin. Ông Cương cho rằng sự cố nhà máy bị vùi lấp là do lũ ống quá lớn, đất cát không biết từ đâu tuôn chảy xuống. Hiện nhà máy đang huy động cán bộ, công nhân nỗ lực khắc phục hậu quả.
Theo ghi nhận tại hiện trường, hàng ngàn khối cát vùi lấp sâu đến 4-5m, lấp nhiều bộ phận như nhà kho, máy móc, hệ thống kênh thoát nước... khiến nhà máy phải ngừng hoạt động.
Không chỉ khu vực trong nhà máy mà quanh khu vực bên ngoài như tại suối Cát, kênh dẫn xả nước từ Nhà máy thủy điện An Khê ra sông Kôn (Bình Định), cũng bị cát lấp dày, nhiều đoạn bị sạt lở nặng. Đường ống dẫn nước từ nhà máy ra bên ngoài cũng bị hư hỏng nhiều đoạn. Cầu Soi Lốt đường dẫn vào nhà máy bị lở một mố cầu, cầu tràn suối Cát bị vỡ tường dẫn và bị nước cuốn trôi một nhịp.
Ông Trần Phi (57 tuổi, thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận) cho biết: "Từ nhỏ đến giờ tôi chưa chứng kiến đợt lũ nào lớn như thế này.  Ở đây nhân dân rất phân vân không biết có phải do nhà máy thủy điện xả lũ mới gây ra sạt lở hay không".
Còn ông Đỗ Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết, lâu nay Nhà máy thủy điện An Khê hoạt động cũng gây xói lở một phần nhưng đợt này kết hợp với mưa nên xói lở đất rất nhiều và làm hư hỏng cầu Suối Cát do công ty làm trước đó. Còn vấn đề lũ lụt có phải do nhà máy thủy điện hay không thì cần có ngành chức năng chuyên môn thẩm định.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó GĐ Sở Công thương Bình Định, cho biết: “Sau khi sự cố xảy ra, chúng tôi đã trực tiếp đi kiểm tra hiện trường. Thực tế cho thấy, trong cơn lũ vừa qua, trong lúc nước lũ đang lên cao thì bất ngờ có 1 cơn lũ quét ập xuống Nhà máy Thủy điện An Khê-Ka Nat. Hai sức nước cộng hưởng đã dâng ngập nhà máy, lút cả tháp thủy lực. Khi ấy nhà máy dừng vận hành ngay để bảo toàn thiết bị”.
Ông Nguyễn Văn Phú, GĐ Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, cho biết: “Ngay từ cuối năm 2011, khi Nhà máy Thủy điện An Khê-Ka Nat đóng trên đại bàn (xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định) đi vào hoạt động, hai bên đã xây dựng Quy chế phối hợp điều tiết lũ. Theo đó, khi nhà máy xả lũ phải báo trước cho ngành chức năng của Bình Định ít nhất là 2-3 giờ đồng hồ. Khi nhà máy xả nước để sản xuất mà gây hại vùng hạ du, ngành chức năng của Bình Định yêu cầu dừng là nhà máy phải dừng ngay. Hoặc ngành chức năng Bình Định yêu cầu cung cấp số liệu về dung tích hồ, lưu lượng qua tràn, lưu lượng xả…thì nhà máy phải cung cấp kịp thời. Từ ngày nhà máy vận hành đến nay, giữa 2 bên luôn có sự phối hợp tốt, mọi thông tin được cung cấp kịp thời”.
Tuy nhiên, đợt lũ vừa qua nước dâng rất nhanh khiến người dân vùng lũ Bình Định không kịp trở tay. Con số thống kế ban đầu, có 18 người chết và 1 mất tích, nhiều nhà bị sập, hư hỏng nặng; thiệt hại ước tính gần 1.600 tỷ đồng do mưa lũ gây ra.
Một số hình ảnh Nhà máy thủy điện An Khê (xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, Bình Định) tê liệt trong lớp đất cát dày:
Càn đổ xuống vùi lấp nhà máy sâu trong lớp đất cát dày cả 5 m
Càn đổ xuống vùi lấp nhà máy sâu trong lớp đất cát dày cả 5 m
Càn đổ xuống vùi lấp nhà máy sâu trong lớp đất cát dày cả 5 m
Càn đổ xuống vùi lấp nhà máy sâu trong lớp đất cát dày cả 5 m
Càn đổ xuống vùi lấp nhà máy sâu trong lớp đất cát dày cả 5 m
Càn đổ xuống vùi lấp nhà máy sâu trong lớp đất cát dày cả 5 m

Một chiếc xe máy bị vùi lấp
Một chiếc xe máy bị vùi lấp
Bên trong nhà máy
Bên trong nhà máy

Anh Cương cán bộ công ty dẫn chúng tôi vào thực địa
Anh Cương cán bộ công ty dẫn chúng tôi vào thực địa

Khu vực bên ngoài nhà máy nơi kênh nước nhà máy chảy ra bị sạt lở nghiêm trọng
Khu vực bên ngoài nhà máy nơi kênh nước nhà máy chảy ra bị sạt lở nghiêm trọng
Khu vực bên ngoài nhà máy nơi kênh nước nhà máy chảy ra bị sạt lở nghiêm trọng
Khu vực bên ngoài nhà máy nơi kênh nước nhà máy chảy ra bị sạt lở nghiêm trọng
Khu vực bên ngoài nhà máy nơi kênh nước nhà máy chảy ra bị sạt lở nghiêm trọng
Một cầu tràn con đường cho nhân dân vào cánh đồng bên suốt Cát bị cuốn trôi dân mất đường vào vận chuyển nông sản.
Doãn Công

Nhiễm độc nguồn nước


Thứ Bảy, 23/11/2013 22:28

Một nửa số cư dân nông thôn ở Trung Quốc không có nước uống đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế

Chính phủ Trung Quốc xếp tình trạng nhiễm thạch tín - vốn được phát hiện lần đầu tiên ở nước này vào thập niên 1970 - vào số dịch bệnh quan trọng nhất, do những hiệu ứng mãn tính như ung thư, tiêu chảy và các bệnh về tim mạch.

Nông dân dẫn nước từ một con suối bị ô nhiễm vào đồng ruộng của họ tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Hơn 20 triệu người dùng nước ô nhiễm
Trung Quốc đã và đang xét nghiệm các nguồn nước nhưng quá trình này có thể mất hàng thập kỷ mới hoàn thành. Các nhà khoa học đã tiến hành một công trình nghiên cứu khác nhằm dự đoán khu vực nào ở nước này có nguy cơ nhiễm độc cao nhất.
Qua đó, họ phát hiện 14,7 triệu người có nguy cơ sử dụng nước nhiễm thạch tín ở mức độ cao hơn giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 mg/lít, gần 6 triệu người có nguy cơ sử dụng nguồn nước nhiễm độc gấp 5 lần con số này.
TS Guifan Sun (Trường Đại học Y khoa Trung Quốc), thành viên trong đội ngũ thực hiện cuộc nghiên cứu trên, nhấn mạnh: “Ở các khu vực mật độ dân số cao, nguy cơ bị nhiễm thạch tín cao hơn nhiều so với mức độ trung bình khắp đất nước Trung Quốc, đặc biệt là lưu vực sông Hoài ở miền Trung. Nguồn nước tại các khu vực này sẽ được xét nghiệm ngay khi có thể. Sau khi các số liệu nghiên cứu của chúng tôi được công bố, chính phủ Trung Quốc sẽ phải lưu tâm”.
Các nhà khoa học đã sử dụng một số thông tin như độ ẩm, đất và các chỉ số khác về những nơi có nguy cơ nhiễm độc cao, kết hợp nó với dữ liệu về dân số, mức độ thạch tín từ các cuộc xét nghiệm của họ tại hàng ngàn ngôi làng và cuộc xét nghiệm các nguồn nước của chính phủ trong nhiều năm.
Nhà khoa học Luis Rodríguez-Lado, Trường Đại học Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi dựa trên cơ sở đo lường thạch tín ở 2.600 ngôi làng tại 6 tỉnh của Trung Quốc. Cuộc nghiên cứu diễn ra trong suốt 5 năm và được liên kết với các công trình nghiên cứu khác ở Trung Quốc”. Với việc sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích thống kê, các nhà khoa học đã có thể vẽ nên tấm bản đồ những khu vực nhiễm thạch tín cao hơn mức trung bình 10 mg/lít trên toàn đất nước Trung Quốc.
Đấu tranh hay là chết?
Căn cứ theo chuẩn mực do Chính phủ Trung Quốc đưa ra, năm 2011, hơn một nửa số hồ chứa nước lớn nhất quốc gia này bị nhiễm độc nặng nề đến mức chúng không đạt tiêu chuẩn cho con người sử dụng.
Báo The New York Times cho biết hơn 4.700 trạm xét nghiệm chất lượng nước ngầm cho thấy gần 3/5 nguồn nước ở Trung Quốc trong tình trạng khá xấu hoặc đang trở nên xấu hơn. Một nửa số cư dân nông thôn không có nước uống đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Có thể nói chất lượng nguồn nước của Trung Quốc đã không theo kịp bước tiến nhảy vọt của quốc gia này.
Các nhà hoạch định chính sách và công chúng Trung Quốc đổ lỗi cho công tác kiểm soát môi trường lỏng lẻo và việc thi hành pháp luật kém cỏi. Thế nhưng, vấn đề cơ bản hơn là nước này không có đủ nước. Công nghiệp hóa quy mô lớn với tốc độ quá nhanh đã áp đảo nguồn nước vốn khan hiếm. Trung Quốc chỉ có khoảng 7% nước ngọt trên thế giới, trong khi chiếm gần 20% dân số toàn cầu.
Cứ mỗi lần nước được thải ra từ một khu dân cư hoặc nhà máy điện mới, nó lại làm cho các lưu vực sông bẩn thêm. Hai con sông lớn ở Trung Quốc - Hoàng Hà và Dương Tử - là những ví dụ minh họa vấn đề này. Cả 2 con sông chảy từ Tây sang Đông, tức đều đi ngang qua các vành đai công nghiệp lớn của nước này. Do đó, trước khi nguồn nước này đến các khu dân cư, nó cần được xử lý mới có thể sử dụng để ăn uống.
Theo tờ The Economist, các nhà môi trường học nhận định nước là vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc bởi vì nó vừa khan hiếm vừa bị ô nhiễm. Thậm chí, có người còn cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với thách thức: Đấu tranh vì từng giọt nước hay là chết.
Báo The New York Times cho biết tình trạng khan hiếm nước đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc. Việc chia sẻ nước sông Mê Kông, một trong những dòng sông dài nhất thế giới, đã ảnh hưởng đến nguồn nước ở Đông Nam Á. Sông Mê Kông chảy ra khỏi tỉnh Vân Nam ở miền Tây Nam Trung Quốc và kéo dài qua nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Giống hầu hết các dòng sông lớn, Mê Kông là con sông huyết mạch duy trì sự phát triển, thương mại và cả sinh kế tại địa phương.
Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã xây dựng một số đập thủy điện mới dọc theo dòng sông này để hỗ trợ sự phát triển kinh tế ở miền Tây Nam. Hậu quả, dòng chảy của sông Mê Kông bị chậm lại khi đến Đông Nam Á, đe dọa ngành công nghiệp cá và an ninh nguồn nước ở đây. Năm 2010, mực nước ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông đã xuống đến mức thấp nhất trong 50 năm qua. 
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 23-11
Kỳ tới: Chết sớm vì tiếng ồn
Nhà khoa học Michael Berg, Viện Khoa học và Công nghệ nước Liên bang Thụy Sĩ, nhận định: “Trên quy mô toàn thế giới, 140 triệu người có nguy cơ sử dụng nước bị nhiễm thạch tín mỗi ngày”.
Cải thiện chất lượng nước
Tân Hoa Xã cho biết tỉ lệ ung thư tăng cao ở những người uống nước bị ô nhiễm. Nước uống ở miền Bắc Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ mạch nước ngầm, trong khi nitrat, amoniac và kim loại nặng là những chất gây ô nhiễm phổ biến của nước ngầm.
Dữ liệu của Viện Khoa học địa chất Trung Quốc xác định khoảng 44% nước ngầm ở đồng bằng miền Bắc Trung Quốc, gồm: Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Bắc Kinh và Thiên Tân bị ô nhiễm ở những mức độ khác nhau. Ngoài ra, nước mặt ở 57% địa điểm được theo dõi khắp Trung Quốc bị nhiễm độc hoặc cực kỳ ô nhiễm. Vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã nhắm đến mục đích trước năm 2015 cắt giảm xu thế chất lượng nước ở đồng bằng phía Bắc đang ngày càng xấu đi, đồng thời đến năm 2020 sẽ cải thiện chất lượng nước.

NGÔ SINH

PICS : Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên

2013-11-23 21:21:11 - Nguồn: Internet
"Chém gió thảm họa", "xem lại ý thức ngay nếu thực sự muốn làm con rể cô", hay "em vẫn duy trì phong độ không học bài"... là ...
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội liên tục lan truyền những lời phê độc của giáo viên.
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Những lời phê này nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng. Người đồng tình bởi sự
độc đáo, người phản đối vì cho rằng không phù hợp với môi trường sư phạm. Trong ảnh: bài kiểm tra Văn
bị điểm kém của một học sinh kèm theo lời phê khá nặng nề "Lười học văn, khó thành người tử tế".
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Bài kiểm tra tiếng Anh điểm 0 kèm theo lời phê khá hài hước "Em học quá giỏi. Có tố chất, bá đạo của học sinh".
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Bài kiểm tra môn Địa lý với lời phê "Em là nỗi nhục của bộ giáo dục",
khiến nhiều thành viên phản đối vì nhận xét xúc phạm học sinh này.
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Đây là bài kiểm tra của trường Học viện Tài chính (Hà Nội). Không biết vì vô tình
hay cố ý mà sinh viên đã ghi phần nhược điểm của Cách mạng tư sản Pháp (1789)
là số trang sách giáo khoa để giáo viên tự dò. Đáp lại, giáo viên cũng
có phần nhận xét hài hước "Em đùa tôi à" để nhắc nhở sinh viên này.
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Lời phê trong sổ liên lạc vừa hài hước vừa là lời nhắc nhở sâu sắc đến học sinh.
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Gần đây, bài kiểm tra của Vũ Trường An - học sinh lớp 9 trường THCS Trần Phú (Hải Phòng)
không chỉ gây chú ý bởi nội dung "chém gió" độc đáo, mà chính lời phê của giáo viên
"bài viết của em ngoài sức tưởng tượng của cô", cũng khiến nhiều người rất thích thú.
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Đây là lời phê của cô Lê Thị Mỹ Dung (giáo viên Lịch sử, trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội),
từng gây xôn xao dân mạng. Cô cũng là giáo viên được các bạn học sinh rất
yêu quý bởi phong cách gần gũi, hài hước với học trò.
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Một lời phê khác trong bài kiểm tra Lịch sử khiến người xem bật cười:
"Trình bày bẩn, cẩu thả. Xem lại ý thức học ngay nếu thực sự muốn làm con rể của cô".
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
"Chép phao hả? Hôm nay học giỏi quá ha?".
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Lý do bị kỷ luật vì "đòi ăn thịt chó trong giờ học".
Những lời phê "bá đạo" nhất của giáo viên  | Dân mạng,giáo viên,lời phê,học trò,bá đạo
Lời phê của thầy Mai Thành Văn Nhân (giáo viên Vật lý, trường THPT
chuyên Nguyễn Đình Chiểu, Sa Đéc, Đồng Tháp) kèm theo hình mặt cười rất xì tin.

Phải gửi con ở điểm trông trẻ tự phát vì nghèo



Từ hôm xảy ra vụ bé trai 18 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh đến chết, gia đình chị Linh, cũng là công nhân ở quận Thủ Đức, TP HCM, liên tục tranh luận có nên gửi bé Lân (3 tuổi) ở nhóm trông trẻ tự phát tại gia nữa không.

Bố mẹ ở quê ngày nào cũng gọi điện vào bảo nếu vợ chồng anh chị khó khăn quá thì mang cháu ra cho ông bà nuôi. Tuy nhiên, cả đằng nội đằng ngoại đều nghèo nên vợ chồng chị mới phải di cư vào TP HCM làm công nhân. Anh chị cũng không thể nhận lời đề nghị trông cháu của bà nội hay bà ngoại vì sợ gửi người này thì người kia nghĩ ngợi, chưa kể cả hai bà đều già yếu và thời tiết miền bắc đã bắt đầu trở lạnh.
Năm ngoái, bé Lân được đem gửi ở một trường mầm non tư có quy mô nhỏ với khoảng gần trăm bé. Tuy nhiên, vào năm học mới, trường tăng học phí thêm 130.000 đồng, tổng cộng thành 1,6 triệu mỗi tháng, các cô lại chỉ trông đến 5 giờ chiều, gửi thêm tối sẽ mất thêm 450.000 đồng nữa, chị Linh quyết định đem con về gửi cho một nhóm trông trẻ tự phát tại gia với giá 1,2 triệu đồng mỗi tháng, được bao ăn ba bữa. Hàng ngày chị mang thêm sữa cho con.
Tuy nhiên, từ khi chuyển lớp đến đến nay đã được gần 3 tháng mà bé Lân không tăng được ký nào. "Cả lớp của bé có gần 10 cháu, từ 6 tháng tuổi cho đến 4 tuổi, đứa nào cũng gầy nhom", chị Linh than thở. "Bù lại mỗi tháng mình tiết kiệm được ít tiền để gửi về quê biếu bố mẹ và phòng thân sau này".
Cũng chung tâm trạng lo lắng khi đem gửi con sau vụ thiệt mạng của bé trai 18 tháng tuổi là vợ chồng chị Tình, công nhân khu chế xuất Tân Thuận, quận 7. Khi con gái lên 2 tuổi, nhớ con quá, vợ chồng chị Tình đón bé vào TP HCM ở cùng. Tuy nhiên, vì phòng trọ của vợ chồng chị quá chật, chỉ 12m2 nên bà nội không muốn vào theo để chăm sóc cháu nữa.
Chị Tình phải đem con đi gửi ở nhà hàng xóm cùng khu trọ. Đó là một bà mẹ nghỉ việc ở nhà trông con từ sau khi sinh, nhân tiện nhận trông thêm những đứa trẻ khác nữa để có thêm thu nhập. "Chủ yếu là nhờ người ta cho con mình ăn uống đầy đủ thôi", chị Tình chia sẻ. Mỗi tháng phí gửi trẻ của bé là 1,2 triệu đồng, ăn tự túc. Vì cùng dãy trọ nên thời gian chị gửi con cũng rất thoải mái. Hôm nào đi làm ca hai thì chiều chị mới đem con sang gửi.
anh-1-6152-1385119449.jpg
Những em bé, con dân lao động nghèo ở Bùi Văn Ba, quận 7, TP HCM. Ảnh: Kim Anh.
Khi bé Bin hơn 1 tuổi, bà ngoại phải về quê chăm ông, ông bà nội đã mất, chị Hằng (quận 4) quyết định đem con sang gửi bà hàng xóm. Hàng ngày, chị nấu sẵn cháo cho vào cặp lồng để bé ăn hai bữa sáng, trưa; đong sẵn sữa bột cho 2 lần uống và dẫn con sang nhà bà hàng xóm. Mỗi tháng tiền công trông trẻ là 1 triệu đồng, chị gửi con từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Vì là hàng xóm thân thiết nên nếu hôm nào vợ chồng chị có việc, chị vẫn có thể gửi bé đến đêm, bà hàng xóm cũng không kêu ca gì. Cộng với việc không muốn con phải di chuyển xa khi còn quá nhỏ, chi phí ở đây rẻ hơn trường tư một chút nên chị quyết định sẽ gửi con cho đến khi bé tròn 2 tuổi thì xin vào trường công.
"Bà cụ dù không có chuyên môn sư phạm nhưng hiền lành và yêu trẻ. Đâu phải ai cũng mất hết nhân tính như bảo mẫu Ngọc Nhờ hay Kim Hoa trước đây", chị Hằng cho biết. Ngoài Bin, bà hàng xóm còn nhận trông một cậu bé 15 tháng tuổi.
Theo chị Hằng, không chỉ công nhân gặp khó khăn khi gửi con nhỏ mà những viên chức với mức lương thấp như vợ chồng chị (tổng cộng 8 triệu mỗi tháng) cũng không dễ tìm nhà trẻ cho con. Nếu muốn gửi con vào các trường tư, mỗi tháng phụ trội thêm cả triệu đồng, trong khi hiện tại hai vợ chồng chi tiêu dè xẻn nhưng cũng chẳng tiết kiệm được đồng nào.
Tại đường Bùi Văn Ba (khu phố 2, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP HCM), nơi được coi là xóm công nhân, nằm sát khu chế xuất Tân Thuận, số nhà trẻ tại gia cũng đến gần chục. Căn phòng ban ngày là lớp học cho các bé, buổi tối là nơi sinh hoạt của cả gia đình "cô giáo", lúc đêm thì là “gara” để xe. Ngay trong hẻm 98 dài chưa đầy 500m đã có hai lớp học - nhà trẻ, hẻm 118 kế bên cũng có một trường mầm non. Ở đây, trẻ khoảng 6 tháng tuổi là có thể được gửi, tổng học phí cộng tiền ăn ba bữa sáng trưa tối của các bé khoảng 1 -1,5 triệu đồng, trẻ phải tự mang sữa đi. Các nhà trẻ tự phát thường nhận trông trẻ từ 6h30 sáng đến 6h30 tối.
Theo một cán bộ của phòng mầm non, Sở Giáo dục Đào tạo TP HCM, tại thành phố hiện có khoảng 1.000 trường mầm non, cả công và tư. Nếu nói về hệ nhà trẻ thì chủ yếu là các trường tư, một số trường công cũng có lớp nhà trẻ nhưng xu hướng độ tuổi tuyển sinh vào các lớp nhà trẻ ngày càng cao.
Không phải chỉ công nhân gặp khó khăn trong việc tìm nơi trông con, những nhân viên văn phòng, những người thu nhập ở mức bình thường cũng không dễ trong việc tìm chỗ gửi con, vì đa số trường công lập nếu có lớp nhà trẻ thường chỉ nhận các bé từ 2 tuổi trở nên. Ngay tại quận 7, các trường mầm non công lập như Bình Thuận, Tân Mỹ, Phú Thuận… đều chỉ nhận các bé từ 25 tháng tuổi trở lên, chưa kể để vào lớp nhà trẻ, các bé phải có hộ khẩu thường trú. Rất ít trường như 19/5 nhận trông trẻ từ 18 tháng tuổi, nhưng số học sinh được học ở lớp nhà trẻ cũng không nhiều.
Tại trường công, tổng học phí cộng tiền ăn uống của các bé thường xê dịch khoảng 1 triệu - 1,2 triệu đồng/tháng. Ở những trường tư thục bình dân mà cơ sở vật chất tạm chấp nhận được, như cũng có sân chơi cho các cháu, có giáo trình học, con số này ít ra cũng phải tăng lên gấp rưỡi. Tuy nhiên, nhiều trường mầm non dân lập ở mức trung bình cũng không dám nhận trẻ quá nhỏ. Thường trẻ sau 18 tháng tuổi mới dễ tìm lớp học, trong khi mẹ chỉ được nghỉ thai sản 6 tháng. Vì vậy, với nhiều cha mẹ không có người thân rảnh rỗi hay người giúp việc, gửi trẻ ở một người trông trẻ tự phát vẫn là một lựa chọn hàng đầu.
Từng gửi con một năm tại nhà bác hàng xóm và cảm thấy rất hài lòng, chị Hà (nhân viên luật của một công ty phần mềm tại quận 1), cho rằng khi gửi trẻ tại gia, trước hết cần xem xét bản thân người trông trẻ có hiền lành, có yêu trẻ hay không. Sau đó, nên xem xét không gian giữ trẻ có hợp lý an toàn cho con không.
Đặc biệt, bố mẹ nên theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, tính cách của con sau khi về nhà. Hãy chú ý kiểm tra cơ thể con khi thay đồ, tắm rửa cho con. Nếu con đã biết nói, hãy hỏi con về lớp học, về các hoạt động ở lớp, các món ăn hàng ngày, và đặc biệt là xem xét thái độ tình cảm của con với người trông trẻ.
Nếu bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như lo lắng, sợ sệt khi nhắc đến nhà trẻ, cô giáo hoặc trên người bị thương tích, bầm tím dù nhỏ nhất, bố mẹ cũng phải điều tra hoặc cho bé nghỉ ngay lập tức.
Kim Anh

Núi lở vùi lấp 3 trụ sở cơ quan Quảng Ngãi



Sau tiếng nổ ầm ầm, hàng nghìn khối đất đá trên núi đổ xuống vùi lấp 3 trụ sở cơ quan nhà nước ở huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi).

Ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết, sau trận mưa lớn, rạng sáng 22/11, nhiều tiếng động đùng đùng vang lên trong lòng đất. Liền sau đó, núi sạt lở nghiêm trọng rồi tràn vào Trạm khuyến nông, Trạm thú y và Trạm bảo vệ thực vật của huyện, gây hư hỏng nhiều thiết bị, chôn vùi nhiều hồ sơ, giấy tờ quan trọng.
12-11-Anh-1-Sat-lo-nui-Son-Tay-1263-1385
Lở núi khiến bùn đất tràn vào vùi lấp 3 cơ quan nhà nước ở huyện vùng cao Sơn Tây. Ảnh: M.H.
Huyện Sơn Tây đã huy động bộ đội, đoàn viên thanh niên tham gia tìm kiếm hồ sơ, tài liệu bị chôn vùi; đồng thời giúp các cơ quan vận chuyển thiết bị, máy móc còn lại đến nơi an toàn. Vụ lở núi không gây thiệt hại về người. 
"Khối lượng đất đá sạt lở quá lớn nên trước mắt đội ngũ cán bộ của 3 cơ quan này phải chuyển đến làm việc tạm thời ở Trạm y tế xã Sơn Mùa, cách trung tâm huyện hơn 3km chờ thời gian khắc phục", ông Tùng nói và cho biết mưa lớn kéo dài cũng làm xuất hiện hàng chục điểm sạt lở núi gây tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường từ trung tâm huyện về các xã Sơn Long, Sơn Liên, Sơn Màu, Sơn Lập. 
Trước đó, lúc 18h30 tối 15/11, ngọn núi Hà Tăng ở thôn Gò Lả, xã Sơn Dung, huyện vùng cao Sơn Tây bất ngờ đổ ập xuống vùi lấp ngôi nhà cùng hai vợ chồng anh Đinh Văn Lang và chị Đinh Thị Hiếp. Sau 7 ngày bạt núi tìm người, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an, dân quân tự vệ vẫn chưa thể tìm thấy thi thể anh Lang. 
21-11-Anh-2-Lo-nui-5593-1385010685.jpg
Dù trời liên tục đổ mưa nhưng lực lượng cứu hộ vẫn mặc áo mưa nỗ lực tìm kiếm thi thể anh Lang. Ảnh: Trí Tín.
Bốn ngày trước, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể chị Đinh Thị Hiếp (vợ anh Lang) bị đất, đá hất văng xuống vực, vùi sâu dưới cánh đồng Hà Tăng, cách nhà hơn 300m. Hôm xảy ra lở núi, hai con của anh chị qua nhà ngoại chơi nên sống sót.Chưa hết bàng hoàng, anh Đinh Văn Hà ở thôn Gò Lả kể lại, đêm hôm ấy ngoài trời mưa lớn lắm, cả nhà đang ăn cơm thì nghe nhiều tiếng nổ như bom dội rồi đất, đá đổ xuống rào rào. "Hoảng quá, tôi chạy ra trước nhà thì thấy ngôi nhà của vợ chồng anh Lang bị vùi sâu không còn thấy gì nữa. Chắc dân làng ở đây phải dọn đi thôi, lo sợ mà ăn, ngủ không được", anh Hà nói. 
21-11-Anh-1-Lo-nui-5676-1385010685.jpg
Đinh Văn Trú (13 tuổi, con trai anh Lang) thẫn thờ dõi theo lực lượng cứu hộ đào bới tìm kiếm thi thể cha mình. Ảnh: Trí Tín
Trao đổi với VnExpress, ông Võ Thìn, Chánh văn phòng UBND huyện Sơn Tây cho biết thêm, dù mưa lớn kéo dài, công tác tìm kiếm thi thể của anh Lang vẫn đang được gấp rút triển khai. Huyện sẽ kiến nghị Tỉnh tăng cường lực lượng cứu hộ hoặc đưa chó nghiệp vụ về giúp địa phương tìm kiếm thi thể người bị vùi sâu dưới đất, đá.
Trí Tín

Bé 16 tháng tuổi tử vong sau tiêm tại phòng khám chui



Sau khi được tiêm thuốc chữa bệnh viêm phổi, bé Quân (16 tháng tuổi, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội) có biểu hiện yếu đi, sùi bọt mép và tử vong sau đó hơn một tiếng.

Trước đó, chiều muộn 19/11, cháu Quân được gia đình đưa đến phòng khám Hương Sơn ở phố Tía, xã Tô Hiệu để khám. Tại đây, cháu được bác sĩ Phạm Anh Sơn, chủ phòng khám trực tiếp khám, chẩn đoán bị viêm phổi và có chỉ định tiêm, cấp thuốc về nhà uống. Bác sĩ Sơn đã tiến hành thử phản ứng thuốc cho trẻ sau đó tiêm một mũi, hẹn hôm sau đến tiêm lại.
Chiều tối hôm sau, gia đình tiếp tục đưa Quân đến tiêm theo lịch hẹn. Lần này bác sĩ Sơn không thử phản ứng mà tiêm luôn. Được một lúc, trẻ có biểu hiện yếu đi, tím tái, sùi bọt mép nên gia đình lập tức đưa con quay lại phòng khám. Lúc này, bác sĩ Sơn tiến hành truyền dịch và tiêm thêm một mũi thuốc. Hơn một tiếng sau không thấy trẻ khá hơn, vị bác sĩ này mới đề nghị gia đình đưa trẻ đi cấp cứu, tuy nhiên, bé đã tử vong. 
pk12-3283-1385172859.jpg
Phòng khám Hương Sơn này hoạt động từ lâu nhưng chưa được cấp phép. Ảnh: Hà An. 
Bà Nguyễn Thị Thúy, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Hà Nội cho biết bác sĩ Phạm Anh Sơn hiện là Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín. Bác sĩ Sơn đã bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra. Hiện chưa có kết quả giám định pháp y về nguyên nhân cái chết của cháu Quân. 
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Luân, Trưởng phòng Y tế huyện Thường Tín cho biết, bác sĩ Sơn đã mở phòng khám tư tại nhà riêng từ nhiều năm nay nhưng chưa được cấp giấy phép hoạt động. Nhiều lần Phòng Y tế huyện đã kiểm tra và yêu cầu đóng cửa nhưng phòng khám này vẫn hoạt động lén lút. Trong lần kiểm tra gần đây nhất thì phòng khám này không hoạt động. Trước đó, ngày 13/6 vừa qua, cơ sở này đã bị xử phạt 17,5 triệu đồng.
Liên quan đến vụ việc, chiều 22/11, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở Y tế Hà Nội làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin và đề xuất các biện pháp chấn chỉnh trước ngày 27/11.
Phòng khám chuyên khoa nhi Hương Sơn nằm bên mặt đường quốc lộ 1 cũ với tấm biển hiệu quảng cáo nổi bật. Trên biển hiệu này, phần giấy phép hoạt động được để trống. Địa chỉ này đồng thời cũng là cửa hàng bán các loại sữa bột cho trẻ em. 
Phương Trang - Hà An

Showbiz Việt đã bị Facebook lột mặt nạ



Cách người nghệ sĩ thể hiện quan điểm và ứng xử với nhau qua Facebook đã “tiết lộ” rất nhiều mặt trái của showbiz.  Sự xấu xí này trái ngược hoàn toàn với hình ảnh đẹp đẽ mà họ gây dựng trong lòng công chúng.


Khi ở trên sân khấu, người nghệ sĩ thường xuất hiện với hình ảnh đẹp đẽ, trang phục lấp lánh, nụ cười thân thiện hay những cái ôm ấm áp… Nhưng có một thế giới rất khác đằng sau cánh gà mà nhiều người khó có thể hình dung nổi sự xấu xí của nó.
Để mô tả bức tranh của giới sao Việt hiện nay, có thể gói gọn trong hai từ “cái chợ”. Năm nay, sự cống hiến cho nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam của giới nghệ sĩ ít đi, bên cạnh đó thị phi và scandal nhiều không kể hết.
Không biết tự bao giờ “tâm thư” và “chửi xéo” trở thành mốt của người nổi tiếng mỗi khi có sự việc gì xảy ra. Một loạt những cái tên khiến dư luận ngán ngẩm vì phát ngôn phản cảm... Nguyên nhân tạo nên những vụ ầm ĩ trong showbiz thời gian qua đều xuất phát từ… Facebook.
Vâng, không giống như slogan “connecting people” (kết nối mọi người), Facebook lại trở thành công cụ gián tiếp để chia cắt các mối quan hệ của giới nghệ sĩ. Ở trên Facebook, nghệ sĩ có thể nói những câu từ mỉa mai, "đá đểu" hay thậm chí còn dùng ngôn ngữ chua ngoa mang đậm chất “chợ búa” với nhau.
Ví dụ như một người mẫu, thỉnh thoảng không đồng tình cô lại lên Facebook chửi một ai đó. Khi thì chửi siêu mẫu này, khi thì chửi đổng nghề người mẫu, mới đây cô ấy lại chửi cặp đôi đang hot trong giới trẻ...
Ở trên Facebook, nghệ sĩ không cần biết tới khái niệm “đàn anh – đàn chị – bạn bè”, sẵn sàng xổ ra các kiểu “tâm thư” vô lối.
Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên những câu chuyện ầm ĩ như Đàm Vĩnh Hưng viết thư gửi Thanh Lam hay nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, rồi chuyện MC Trấn Thành “đá xéo” MC Thanh Thảo hay mới đây là vụ Hương Tràm "than khóc" với Thu Minh...
a1-JPG-1377803997-1377828117-6564-138510
Đàm Vĩnh Hưng từng bị dư luận lên án khi có những phát ngôn không đẹp với nghệ sĩ Nguyễn Ánh 9.
Nếu nhìn lại showbiz Việt khoảng 10 năm trước đây, hẳn bạn sẽ thấy rất khác. Bây giờ, những hình ảnh giản dị, những bài hát hay dần dần mất đi, thay vào đó là sự ồn ào và hào nhoáng lên ngôi.
Có một sự thật rõ ràng là ngày nay, nhiều ca sĩ được hâm mộ không phải vì tài năng hay đạo đức. Chỉ cần công nghệ lăng xê và một hình ảnh bóng bẩy bên ngoài, vài người đã trở thành “sao”, đơn cử như trường hợp một cô ca sĩ trẻ chuyên tung ảnh khoe thân. Tuy nhiên cái mà công chúng nhận được là gì? Chỉ là thị phi, chiêu trò... thành ra showbiz không khác gì một cái chợ.
Có thể nói rằng, Facebook là nơi con người dễ lộ bản chất nhất. Nghệ sĩ cũng là người bình thường, có yêu có ghét. Nhưng cách họ thể hiện quan điểm và ứng xử với nhau qua Facebook đã “tiết lộ” rất nhiều mặt trái của showbiz.  Sự xấu xí này trái ngược hoàn toàn với hình ảnh đẹp đẽ mà họ gây dựng trong lòng công chúng.
Nghệ sĩ là vậy. Có khi bạn đang hâm mộ cái mặt nạ mà ngôi sao đó đeo vào chứ không phải là con người thật. Làm sao biết được khi nào nghệ sĩ thành thật với nhau, khi mà thành thật với chính bản thân mình còn khó chứ huống hồ với người khác?
Vẫn biết mạng xã hội là như thế, là nơi mọi người được quyền thể hiện cuộc sống và quan điểm riêng, nhưng xin hãy tôn trọng công chúng. Chúng tôi không cần thị phi, chúng tôi cần sự cống hiến.