THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 November 2013

PICS : Hà Nội: Hai ngôi nhà bị đổ xăng, phóng hỏa lúc nửa đêm



(Dân trí) - Những người trong gia đình bà Lệ đang ngon giấc bỗng giật mình phát hiện ngọn lửa lan dần từ cửa vào trong, cùng với đó là những tiếng hô hoán của hàng xóm...

Vụ việc được phát hiện khoảng 22h30 đêm ngày 24/11, tại ngõ 29 phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vụ phóng hỏa lúc nửa đêm khiến người dân trong ngõ 29 hoảng hốt.
Vụ phóng hỏa lúc nửa đêm khiến người dân trong ngõ 29 hoảng hốt.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vào khoảng thời gian trên, con ngõ vốn vắng người qua lại lúc nửa đêm này bỗng náo loạn bởi tiếng la hét, hô hoán mọi người dập lửa.
“Người dân trong ngõ nghe thấy tiếng nổ, sau đó phát hiện có cháy nên đã chạy ra báo công an, đồng thời tổ chức dập lửa” - một cán bộ quân sự phường Bạch Mai phối hợp bảo vệ hiện trường cho hay.

Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường vụ việc.
Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường vụ việc.
Ngọn lửa được xác định đang lan trước cửa 2 ngôi nhà số 6 (gia đình ông Đào Quang Hà) và số 8 (nhà bà Nguyễn Thị Lệ) ngõ 29. Nghe tiếng hô hoán của hàng xóm, những người đang ngủ trong 2 ngôi nhà này hoảng hốt vùng dậy, cùng mọi người dập lửa cả trong và ngoài, không cho ngọn lửa lan sâu vào trong.
“Khi dập lửa xong, chúng tôi thấy 3 cái can nhựa loại 5 lít đã mở nắp vứt lăn lóc sát 2 ngôi nhà bị cháy, một can vẫn còn gần nửa xăng bên trong. Tôi vội cầm cái can còn xăng ném ra xa vì sợ nó bắt lửa” - một người dân trong ngõ 29 kể lại.
Cửa nhà số 6 bị hư hỏng do ngọn lửa.
Cửa nhà số 6 bị hư hỏng do ngọn lửa.
Sáng nay, 25/11, lực lượng công an đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai cac nhân chứng. Theo quan sát của chúng tôi, cánh cửa sắt 2 ngôi nhà số 6 và 8 bị lửa thiêu bong tróc sơn, ám khói đen. Phần cửa gỗ nhà số 6 bị lửa “khoét” một lỗ lớn. Một số đồ đạc nhà số 6 để gần cửa như giầy dép, chổi và 1 phần ghế gỗ bị ngọn lửa lém vào.
3 chiếc can đựng xăng vứt tại hiện trường.
3 chiếc can đựng xăng vứt tại hiện trường.
Thông tin ban đầu, không ai thiệt mạng trong vụ việc này. Bà Lệ (nhà số 6) bị ngạt khói song không nguy hiểm.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được làm rõ.
Tiến Nguyên

PICS : Đường chưa "về đích" đã vá chằng vá đụp



(Dân trí) - Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư lên đến 2.434 tỷ đồng đang khiến người dân và cả những người có chuyên môn hết sức lo ngại về chất lượng thi công.

Dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh có tổng chiều dài gần 35,1km, đi qua các huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án quy mô 4 làn xe, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (tiêu chuẩn TCVN4054-2005) với tốc độ thiết kế 80km/h.
Đây là dự án được đầu tư theo hình thức BOT, với tổng số vốn đầu tư lên đến 2.434 tỷ đồng do Tổng Cty xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) làm chủ đầu tư, liên danh Công ty CP tư vấn và xây dựng Nghệ An & Công ty CP thiết kế và xây dựng NaNo lập tổ chức tư vấn lập dự án, liên danh Công ty Cổ phần tư vấn 497 và Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải 4 giám sát thi công.
Khởi công vào tháng 9/2012 Cienco 4 dự kiến án sẽ hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng vào cuối tháng 2/2014.
Đường chưa về đích đã vá chằng vá đụp
Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh khởi công ngày 7/9/2012
Đến thời điểm này dự án nâng nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh đang được ghi nhận về tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng thuận lời, thời gian thi công nhanh. Tuy nhiên, dự án đang đã thực sự gây ra mối lo ngại lớn về chất lượng, khi thảm đường vừa được đưa vào sử dụng (không tính những nơi đang thi công dở dang) đã phơi bày thực trạng nứt lún vượt ra khỏi phạm vi cục bộ như thường thấy.
Nứt lún trên diện rộng
Không phải cho đến thời điểm này người dân và nhiều người có chuyên môn về lĩnh vực giao thông đã nhận ra thực trạng đáng lo ngại về chất lượng thi công dự án nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh. Bởi thực tế, từ nhiều tháng trước dù mới đưa vào sử dụng, nhưng mặt thảm đã hư hỏng không chỉ ở từng vị trí cục bộ mà diễn ra trên nhiều suốt chiều dài nhiều km, trong đó đáng chú ý nhất là từ lí trình Km504+400 xã Thạch Việt (huyện Thạch Hà) đến Km 490, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc.
Một trong những điểm được đặt nhiều dấu hỏi nhất về chất lượng thi công đó là các đoạn từ Km486+248 đến Km486+402 với chiều dài hơn 150m do (Công ty 474 thi công) và Km489+300 đến Km 489+700 với 7 vị trí, chiều dài khoảng 400m (Công ty 423 thi công). Ngay từ mấy tháng trước khi mới được thi công, tại hai điểm này mặt thảm đã lún, nứt chân chim.
Bị nứt chân chim buộc nhà thầu phải khắc phục ngay trước mùa mưa năm nay (ảnh: VT) 
Bị nứt chân chim buộc nhà thầu phải khắc phục ngay trước mùa mưa năm nay (ảnh: VT) 
Không để nứt lan ra diện rộng, đặc biệt lo ngại nước mưa ngấm xuống phá vỡ kết cấu nền đường buộc chủ đầu tư Cienco4 phải khẩn cấp yêu cầu nhà thầu Công ty Cổ phần xây dựng 474 và 423 khẩn trương khắc phục trước mùa mưa. 
Dù đã được nhà thầu tiến hành cắt bỏ lớp thảm, lu lèn và hoàn thành việc thảm bê tông nhựa trở lại vào đầu tháng 10 vừa qua, tuy nhiên, tại hai vị trí này hiện lại tiếp tục có dấu hiệu lún.
Bị nứt chân chim buộc nhà thầu phải khắc phục ngay trước mùa mưa năm nay (ảnh: VT) 
Mặt thảm các đoạn từ Km486+248 đến Km486+402 và Km489+300 đến Km 489+700 sau sửa chữa đã có dấu hiệu tiếp tục hư hỏng
Tại đoạn từ Km487 đến Km490 - từ cầu Trại Trâu đến cầu Hạ Vàng, thuộc địa phận xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc - cũng rơi vào thực trạng đáng lo ngại tương tự, buộc nhà thầu phải “vá” nhiều vị trí, có chổ dài hàng chục mét...
Tình trạng sụt lún càng đáng lo ngại hơn sau đợt mưa dài ngày vừa qua. Ngoài những chỗ đã được “vá”, tại nhiều vị trí thuộc địa phận xã Phù Việt, Thạch Kênh (huyện Thạch Hà), Tiến Lộc (Can Lộc) đã xuất hiện nhiều vết lún. Một số vị trí mặt thảm không chỉ dừng lại ở nứt chân chim mà sụt hẳn xuống rất đáng lo ngại.
Bị nứt chân chim buộc nhà thầu phải khắc phục ngay trước mùa mưa năm nay (ảnh: VT) 
Một điểm thảm trên đoạn từ xã Phù Việt, Thạch Kênh (huyện Thạch Hà), Tiến Lộc (Can Lộc) bị nứt, bong tróc và đang bị xe quả tải cày nát
Chủ đầu tư: Hư hỏng do tải trọng và nước?
Trước thực trạng nêu trên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Hoa, Tổng Giám đốc Cienco4 (chủ đầu tư, kiêm nhà thi công) để làm rõ nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất như thiết kế đã được phê duyệt.
Dù thực trạng nút, lún diễn ra trên diện rộng, trải dài tại nhiều điểm trên tuyến nhưng ông Hoa lại khẳng định, việc nứt, lún chỉ diễn ra cục bộ, chỉ ở một số điểm nhỏ lẻ.
Về nguyên nhân khiến khiến thảm đường hư hỏng ông Hoa khẳng định do hai yếu tố: tải trọng và thời tiết.
Bị nứt chân chim buộc nhà thầu phải khắc phục ngay trước mùa mưa năm nay (ảnh: VT) 
Ông Lê Ngọc Hoa, Tổng giám đốc Sienco4 khẳng định, tải trọng là yếu tố đầu tiên phá vở mặt thảm Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến Bắc tuyến tránh TP Hà Tĩnh do đơn vị triển khai 
 
“Theo tôi nghĩ, tải trọng xe là yếu tố số 1 gây ra tình trạng trên. Nếu không có tải trọng xe thì những chuyện của anh (những vấn đề xẩy ra trên đường-PV) không ảnh hưởng gì hết, thảm đường không thể bị phá nát được” – ông Hoa nói.
Về yếu tố thời tiết, ông Hoa cho rằng thời tiết xấu đã ngăn cản chủ đầu tư hoàn thành công đoạn thảm lớp 1, gây ảnh hưởng đến dự án. “Đường kị nhất là nước. Ở đây do vừa làm vừa đảm bảo giao thông nên nhà thẩu tập trung nhanh để đẩy nhanh thảm lớp 1. Do thời tiết không thuận lợi nên chưa thể thảm toàn diện lớp 2. Khi chưa thảm được lớp 2 mà sử dụng vừa phải thì còn chấp nhận được, đằng này toàn yếu tố bất lợi, sử dụng quá lâu, tải trọng thì quá lớn, lại mùa mưa nữa nên mặt thảm bị ảnh hưởng” – ông Hoa phân tích.
Đáng chú ý theo ông Hoa, tình trạng hư hỏng nêu trên chưa đáng phải lo ngại và vẫn nằm trong tầm kiểm soát của tổng công ty.
“Bất kể sự cố nào thì mình cũng phải lo, nhưng theo cảm quan của người trong nghề thì tôi cho rằng đó chưa phải là một hiện tượng bi đát, hệ trọng, trầm trọng như thế nào đâu. Những gì hiện nay đang xẩy ra trên tuyến hiện nay bản thân tổng công ty vừa là nhà đầu tư vừa là nhà thầu khẳng định đang nằm trong tầm kiểm soát hết. Những chỗ nào xử lý thì vẫn phải xử lý, nhà thầu sẽ xử lý triệt để thôi”.
Theo thông tin mà PV Dân trí có được, sau khi “bắt mạch” dự án này, Cục quản lý chất lượng và xây dựng công trình giao thông đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề cập rõ một số yếu kém của chủ đầu tư Cienco4 xung quanh việc quản lý lí dự án, để xảy ra hàng loạt vấn đề bao gồm vật liệu đá, hàm lượng bê tông nhựa chưa tối ưu, biện pháp thi công chưa đảm bảo, đặc biệt là sai phạm của các nhà thầu…
 
Văn Dũng

Xây đập ngăn lũ, ngăn luôn cả đường đi



(Dân trí) - Khi bắt đầu họp dân để làm đập ngăn nước lũ nhiều người đã phản đối quyết liệt vì ngăn cản giao thương và ô nhiễm môi trường. Thế nhưng con đập vẫn được xây dựng, nơi đây đã trở thành con kênh… chết sau khi con đập chắn ngang.


Đường giao thương bị chặn do con đập chắn ngang kênh.
Đường giao thương bị chặn do con đập chắn ngang kênh.
Mới đây báo Dân trí nhận được đơn thư phản ánh của người dân ấp Phú Trí B1 (xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết, mấy tháng qua họ khổ sở vì con đập chắn ngang kênh Đào làm nguồn nước bị ô nhiễm, mất luôn đường thủy vận chuyển nông sản.
 Bà Trần Thúy Phượng, ở ấp Phú Trí B1 bức xúc nói “Mấy tháng qua tôi phải lội bộ mấy trăm mét để gánh nước về nhà xài vì nước ở con kênh trước nhà đã bị ô nhiễm nặng, lục bình mọc đầy cả sông nên không thể nào múc nước lên xài. Bây giờ nhà ngay sát bến sông mà vẫn bị khát nên phải lội ra tuốt mặt đập để gánh nước về xài. Ở đây có mấy đứa nhỏ bị bệnh mắt khi đi khám bác sĩ bảo do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm” – Bà Phượng nói.
 Được biết, kênh Đào có từ thời xa xưa giúp tiêu thoát nước, phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho bà con trong vùng. Kênh Đào nối giữa kênh Nhỏ và kênh Xáng để chảy ra sông Hậu. Thế nhưng năm 2000 chính quyền địa phương đã cho đắp đập ở đầu kênh Nhỏ và đến năm 2013 lại đấp luôn phía đầu kênh Xáng khiến nhiều người dân rất bức xúc không có đường vận chuyển nông sản, không có nước tưới phục vụ sản xuất.
Lâu ngày nước tù đọng, lục bình mọc đầy nên dòng kênh càng bị ô nhiễm.
Lâu ngày nước tù đọng, lục bình mọc đầy nên dòng kênh càng bị ô nhiễm.
 Ông Trần Văn Đẳng nói: “Ban đầu dự án này là nạo vét để nâng cao đê ở 2 bờ kênh nhưng không hiểu sao đơn vị thi công làm chưa hoàn thành, một đoạn bị lở cả trăm mét vẫn không khắc phục mà tiến hành đắp đập để ngăn nước lũ tràn vào làm nhiều hộ dân ở đây khốn đốn, 13 ha đất trồng cam hầu như bị tê liệt vì không có nước để tưới, không có đường vận chuyển cam ra ngoài sau khi thu hoạch”.
Người dân bức xúc dựng biển dòng kênh bị ô nhiễm do đắp đập
Người dân bức xúc dựng biển dòng kênh bị ô nhiễm do đắp đập
Còn ông Diệp Phú Hưng cũng khổ sở vì không bán được cam. Ông Hưng cho biết: “Lâu nay người dân chỉ có đường thủy để vận chuyển cam, bưởi ra ngoài bán cho thương lái, khi con đập chắn ngang kênh coi như mất đường thủy còn đường bộ cũng lầy lội, đầy bùn sình trong mùa mưa nên người dân gặp rất nhiều khó khăn khi tới mùa thu hoạch trái cây. Mấy tháng nay 7.000 m2 cam, bưởi của tôi đã chín nhưng không bán được. Bây giờ rớt giá, tính ra tôi mất mấy chục triệu đồng vì thương lái cứ hẹn lần, hẹn lựa rồi ép giá chỉ do không có đường vận chuyển”.
 Trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Văn Trọng, cán bộ phụ trách giao thông – thủy lợi xã Phú Hữu cho biết: “Trước khi làm đập đã tiến hành họp dân có đến 22 hộ đồng ý, chỉ 6 hộ không đồng ý do không có đường vận chuyển nông sản. Tuy nhiên, nếu không đắp đập thì hàng trăm ha đất sẽ bị nhấn chìm trong mùa lũ. Vì lợi ích chung nên địa phương mới thống nhất phương án đắp đập”.
 Theo ông Trọng việc xử lý ô nhiễm môi trường sẽ tiến hành trong thời gian tới khi địa phương có kế hoạch họp dân, vận động trước nhà người dân nào sẽ làm vệ sinh, dọn lục bình để giảm ô nhiễm và có phương án xay dựng đường giao thông để người dân đi lại thuận tiện.
 Còn ông Nguyễn Văn Trường, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành cho biết: “Lúc đầu ở kênh Đào có dự án nạo vét để nâng cao bờ đê nhưng do một đoạn đê  nền đất yếu nên bị sạt lở đơn vị thi công không thể khắc phục được. Vì vậy địa phương đã họp dân để đắp đập, bảo vệ hàng trăm ha vườn cây ăn trái. Nếu người dân phản ánh ô nhiễm môi trường sắp tới ngành nông nghiệp sẽ tiến hành xem xét và có phương án lắp thêm cống ở vị trí mới đắp đập giúp tiêu thoát nước phục vụ sản xuất”.

Minh Giang

Cao su tan nát sau bão, hàng ngàn hộ dân lao đao tìm kế sinh nhai



(Dân trí) - Hàng chục năm trời bỏ tiền của, mồ hôi, thậm chí là nước mắt để chăm sóc, vun xới cho cây “vàng trắng” với hy vọng đổi đời, thế mà giờ đây hàng ngàn hộ rơi vào cảnh tay trắng, nợ nần chồng chất, ngay cả bán củi cũng không ai mua…
 

Gần 2 tháng sau khi bão số 10 quét qua miền Trung, chúng tôi có dịp trở lại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, và không khỏi xót xa khi nghe nhiều câu chuyện nông dân trồng cao su đang loay hoay với bài toán tìm kế sinh nhai khi vườn cây cao su của họ bị thiệt hại khá nặng nề do bão.
Vẫn tiếp tục trồng lại cây cao su
Những địa phương từng được ví là “thủ phủ” cao su của tỉnh Quảng Trị thì nay đang rơi vào cảnh  hết sức bi đát. Để đầu tư trồng lại cây cao su, họ phải bỏ thêm nhiều thời gian để trồng mới, chăm sóc, và phải mất chừng 7 - 9 mới cho lấy nhựa hay thoát ly hoàn toàn với loại cây được cho là nhiều “may rủi” này để chuyển sang trồng cây khác? Hẳn đây sẽ là quyết định khiến không ít bà con phân vân. Theo thống kê, sau bão số 10, toàn tỉnh Quảng Trị có đến gần 7.000 ha cao su bị thiệt hại trên tổng số hơn 19.000 ha. Trong đó, riêng huyện Vĩnh Linh có 4.865 ha, với 3.246 ha thiệt hại trên 70%; 969 ha thiệt hại từ 50 - 70%. Những con số này cũng một lần nữa nói lên rằng, thiệt hại từ cây cao su đối với bà con nông dân là một cái giá quá đắt.
Cao su gãy, hàng ngàn hộ dân loay hoay tìm kế sinh nhai
Cao su gãy, hàng ngàn hộ dân loay hoay tìm kế sinh nhai
Xã Vĩnh Thủy là một trong những địa phương có diện tích cao su lớn của huyện Vĩnh Linh, và cũng là địa phương thiệt hại nặng nề nhất huyện trong bão số 10. Toàn xã có 400 ha cao su và trên 400 ha rừng sản xuất bị gãy đổ hoàn toàn. Xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh cũng có hơn 100 ha cây cao su, đa phần mới khai thác 3 - 4 năm bị gãy đổ. Ngoài ra, nhiều diện tích cây cao su của các địa phương như xã Vĩnh Thạch, Vĩnh Lâm, Vĩnh Hiền,…và một số địa phương của huyện Gio Linh cũng bị thiệt hại nặng do bão.
Tại cuộc hội thảo “Phát triển cây cao su ở Bắc Trung Bộ” được tổ chức tại Quảng Trị gần đây cũng đã tập trung thảo luận có nên trồng cao su tại khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như miền Trung hay không? Nhiều ý kiến cho rằng, cây cao su đã mang đến nhiều cái lợi trong việc đưa bà con nông dân thoát nghèo. Chính vì vậy, nên tiếp tục phát triển loại cây này. Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng trồng cây cao su ở các tỉnh Bắc Trung bộ, đặc biệt là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…là một sự mạo hiểm. Bởi cây cao su không thích ứng được với môi trường khí hậu khắc nghiệt, không chịu được sức gió, bão…quá cấp 7, cấp 8. Nhiều chuyên gia đầu ngành cũng đưa ra lời khuyên là nên chuyển hướng từ phát triển cây cao su sang chăn nuôi, hoặc trồng các loại cây ngắn ngày. Tuy vậy, các cơ quan chuyên môn vẫn chưa thể nghiên cứu được nên trồng loại cây gì để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa thích nghi được với thiên tai.
Nhiều nông dân khi được hỏi cũng cho biết, họ sẽ đầu tư trồng lại cây cao su bởi giá trị của nó mang lại rất thiết thực đối với việc thay đổi cuộc sống của bà con. Trong khi bão lịch sử như vừa xảy ra đầu tháng 10 thì chục năm mới tiếp diễn một lần. Tuy nhiên, sẽ rất ít người nhận thức được “run rủi” họ bỏ vốn, công sức ra trồng cao su nhưng chưa đến thu hoạch lại bị mất trắng.  
Nông dân ngậm ngùi cưa cây bán củi
Để trồng mới 1 ha cao su, người dân phải tốn rất nhiều chi phí từ làm đất, mua cây giống, thuê nhân công, phân bón… Theo nhiều nông dân sau khi đã hoàn thành trồng mới 1 ha cây cao su mất khoảng 50 triệu đồng, gồm tiền thuê máy làm đất khoảng 20 triệu đồng; mua cây giống 25 – 30  triệu đồng; phân bón, công lao động khoảng 5 - 10 triệu đồng. Rồi những năm tiếp theo cũng phải đầu tư mua phân bón, công chăm sóc cho đến ngày lấy nhựa. Ước tính, 1 ha cây cao su chi phí hơn 100 triệu đồng. Nếu chưa có đất thì người dân phải bỏ thêm khoảng 70 – 80 triều đồng/ha để mua lại. Lúc đó, tổng chi phí có thể lên tới gần 200 triệu đồng. 
Cao su gãy, hàng ngàn hộ dân loay hoay tìm kế sinh nhai
Ông Nguyễn Văn Hòe đang thu hoạch chút tài sản còn lại ở vườn cao su nhà mình. Tuy nhiên, thức từ 1h sáng đến 7h mà ông cũng chỉ vét được lưng chừng 2 xô nhựa

Những thiệt hại do bão số 10 đã khiến cho hàng ngàn hộ nông dân trồng cao su lâm vào cảnh điêu đứng, chưa biết trồng cây gì để ổn định cuộc sống. Nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất do bị mất trắng. Bên cạnh đó, nhiều gia đình đang có mức thu nhập ổn định từ cây cao su, ước tính từ 7 – 10 triệu đồng/tháng/ha, nay bị giảm sút.
Không chỉ thiệt hại nặng nề khi cao su bị đổ ngã, chi phí khắc phục, dọn dẹp các vườn cây sau bão đang là gánh nặng đè lên vai người trồng cao su. Nhiều gia đình chỉ mong bán đi phần tài sản còn sót lại để thu hồi phần nào vốn đầu tư, giải quyết khó khăn nhưng bán củi cũng không ai hỏi mua.
Đang thu dọn vườn cây cao su bị gãy nát, ông Nguyễn Văn Tiến, ở thôn Cát, xã Vĩnh Tân cho biết, do để quá lâu nên bây giờ thân cây bị khô hết, chỉ có thể mang đi bán gỗ nhưng hiện tại giá thu mua gỗ của thương lái trên địa bàn lại quá rẻ không đủ chi phí thu dọn. Ngoài việc bị ép giá, để bán được gỗ người dân còn phải tự cưa, sắp xếp lại thành đống ở vị trí thuận lợi cho xe vào vận chuyển; tính ra tiền bán gỗ không đủ chi phí trả nhân công.
Một tấn củi cao su, người dân chỉ thu được 2 trăm nghìn đồng đã trừ tiền công cắt, bốc dỡ
Một tấn củi cao su, người dân chỉ thu được 2 trăm nghìn đồng đã trừ tiền công cắt, bốc dỡ
Ông Nguyễn Văn Bảo, ở Đội 4 xã Vĩnh Tân nói: Trước đây 2 ha cao su của nhà ông cũng cho thu nhập hơn 1 triệu tiền mủ/ngày. Giờ cao su gãy, ông chỉ biết cắt bán làm củi, trước củi tươi giá 1 tấn 2 trăm, giờ khô bán cũng không ai mua, cho cũng không ai lấy. Bão xong, cây cối gãy tùm lum, gỗ tràm, bạch đàn nhiều mà người ta còn chưa mua, mua gì gỗ cao su.
Chị Nguyễn Thị Hương, 50 tuổi, ở thôn Cát cũng bỏ gần 200 triệu đồng từ vay mượn ngân hàng và anh em, bạn bè để trồng 2 ha cao su, mong có “đồng ra, đồng vào” lúc về già. Bây giờ bị hư hỏng hết cả, hoàn cảnh gia đình chị lại rất khó khăn, chồng mất sớm, một thân chị nuôi mẹ chồng và 3 đứa con ăn học. Sau mấy năm trời chăm sóc, nay dường như bị mất trắng, chị cũng chưa biết lấy gì để ổn định cuộc sống sau này và nuôi các con ăn học.
Một tấn củi cao su, người dân chỉ thu được 2 trăm nghìn đồng đã trừ tiền công cắt, bốc dỡ
Chị Nguyễn Thị Hương trông chờ vào thu nhập từ 2 ha cây cao su, nhưng giờ gãy hết cả. Đến việc cưa dọn chị cũng không có tiền thuê và phải tự làm một mình

 
Anh Nguyễn Thế Nhã, một hộ dân ở xã Vĩnh Tân cho biết, một ha cây cao su muốn cưa dọn hết cũng tốn mất 10 triệu đồng. Nhiều nhà tính toán lỗ lãi chạy mua cưa về tự cắt, sau đó bán lại cho thương lái. Tuy nhiên giá gỗ cao su cũng rất bèo, không đủ chi phí. Ngoài việc tự cắt, mình phải phụ bốc, kêu xe chuyên chở cho người ta, cả buổi bốc gỗ méo mặt nhưng một tấn chỉ được mấy chục ngàn.
Anh Nhã phải tự mình cưa, dọn thân cây bị gãy sau đó bán lại cho thương lái
Anh Nhã phải tự mình cưa, dọn thân cây bị gãy sau đó bán lại cho thương lái
Cao su gãy, chính quyền cũng loay hoay tìm lối thoát cho bà con, nên tái sinh, trồng mới hay chặt bỏ? Để trồng mới cao su cũng thật lắm gian nan bởi ngoài việc bỏ tiền của, công sức, người dân phải chờ thêm 7 – 8 năm nữa mới thu hoạch. Nhiều phương án khác cũng được đưa ra để bà con lựa chọn như phát triển chăn nuôi trâu, bò; trồng cây ngắn ngày như: sắn, ngô, khoai, đậu… uy nhiên, cây cao su vẫn là lựa chọn “số 1” trong việc giúp bà con nông dân thoát nghèo. Và để giảm bớt thiệt hại, rủi ro từ cây cao su, các cơ quan liên quan cũng cần nghiên cứu để có phương án hỗ trợ thiết thực cho bà con nông dân.
Đăng Đức - Tiến Tân

PICS : Cận cảnh "ngôi nhà"... nguy hiểm nhất Việt Nam



(Dân trí) - Do không “mảnh đất cấm dùi”, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khanh làm liều dựng căn nhà nhỏ dưới gầm một cây cầu gỗ sinh sống. Nhưng hiện tại, cây cầu gỗ này đã mục, người dân qua lại thấp thỏm lo cầu sập, vừa chết mình lại hại cả nhà anh Khanh.

Đến khu vực 9, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) hỏi thăm gia đình anh Khanh, hầu như người dân nơi đây ai cũng biết, bởi nơi ở (căn nhà) của vợ chồng anh Khanh khá đặc biệt và chỉ có những người “cùng đinh” như vợ chồng anh mới đánh liều mạng sống của mình, khi quyết định xây nhà dưới gầm một cây cầu gỗ mục để ở.
Anh  Khanh cho biết: “Cách đây 3 năm, có một ông chủ thương cho vợ chồng tui thuê một căn nhà với giá rẻ để ở nhưng rồi người ta lấy nhà lại nhà. Vợ chồng tui không có “mảnh đất cấm dùi”, quanh năm sống bằng nghề làm thuê  không có nên mới làm liều dựng cái nhà ở dưới gầm cầu này để ở, sẵn tiền luộc hột vịt lộn mang ra lộ bán, kiếm tiền sinh sống mấy năm qua.”
Căn nhà của vợ chồng anh Khanh đang ở là một căn nhà lá nhỏ, thấp lè tè và nằm lọt thỏm dưới gầm một cây cầu gỗ không tên ở khu vực 9, phường Tân Hưng. Căn nhà của anh Khanh tuy nhỏ nhưng có 2 gian rõ rệt, gian nhà trên (phía trên bờ) anh tận dụng làm nơi nấu ăn, tấm giặt,… Còn gian nhà dưới (phía dưới sông), anh đóng cọc, lót ván và kê 2 chiếc giường, dùng làm nơi ngủ nghỉ. Tuy nhiên, dù ở nhà trên, nhà dưới, khách muốn vào nhà anh Khanh phải cuối gập người mới vào được, vì chiều cao từ nền lên mái nhà chỉ hơn 1m.
Nhưng điều đáng nói hơn, “mái nhà” – toàn thân cây cầu gỗ đã mục hết, đặc biệt là các trụ cầu và thân cầu có  2, 3 cây đã bị gãy được anh Khanh chấp vá lại bằng dây chì. Nhưng theo anh Khanh chẳng biết cây cầu này sẽ “cầm cự” được bao lâu nữa khi hàng ngày cây cầu  “đưa đón” hàng trăm bận xe máy, người dân ở tổ 9 qua sông, đi chợ, đi làm.
Anh Nguyễn Văn Bé – có hơn 5 năm chạy xe ôm ở khu vực 9 cho biết, trước đây bên đầu cầu có lò ấp vịt, xe qua lại nồm nộp, bà con ở đây cũng lo cho sự an nguy gia đình anh Khanh nên đến vấn động anh Khanh di dời nhưng vì vợ chồng anh Khanh không có nơi ở, vả lại anh thấy chỗ ở này tuy nguy hiểm nhưng gần quốc lộ 91 làm ăn được (buôn bán hột vịt lộn, khô, ….) nên chưa chịu dọn đi.
Chị Huỳnh Thị Thu Hà – vợ anh Khanh cho biết: “Do nhà cất dưới cầu, xe qua lại có cảm giác như xe chạy trên đầu. Sợ nhất là ban đêm, có mấy đứa thanh niên say sỉn tranh nhau qua cầu một lúc. Lúc đó, cầu rung như người ta sàn gạo, cả nhà phải thức vì sợ cầu sập hoặc chúng nó có văng xuống thì biết đường mà tính!”
Ngoài ra, chị Hà cũng cho biết, thấy nơi ở của gia đình nguy hiểm chính quyền địa phương nhiều lần đến vận động gia đình chị di dời nhưng vì cuộc sống khăn, không có “cục đất chọi chim” nên gia đình chị Hà đành nhắm mắt đánh cược mạng sống cả nhà (4 nhân khẩu), trụ lại dưới gầm cầu này sinh sống hơn 3 năm qua. 
Căn nhà lá tạm bợ của vợ chồng anh Khanh nằm gọn dưới gầm cầu gỗ mục
Căn nhà lá tạm bợ của vợ chồng anh Khanh nằm gọn dưới gầm cầu gỗ mục
Tuy cầu gỗ đã mục nhưng hàng ngày có hàng trăm bận xe máy qua lại cầu
Tuy cầu gỗ đã mục nhưng hàng ngày có hàng trăm bận xe máy qua lại cầu
Mặt cầu bằng ván gỗ tạp, nhiều chỗ đã bị mục, tuột đinh, chông chênh như thế này
Mặt cầu bằng ván gỗ tạp, nhiều chỗ đã bị mục, tuột đinh, chông chênh như thế này
Ra vào nhà anh Khanh phải cuối gập người
Ra vào nhà anh Khanh phải cuối gập người
Những chỗ thân cầu bị gãy, tuột đinh, anh Khanh dùng dây chì buộc lại theo kiểu tạm bợ qua ngày
Những chỗ thân cầu bị gãy, tuột đinh, anh Khanh dùng dây chì buộc lại theo kiểu tạm bợ qua ngày

Anh Bé và người dân khu vực chỉ cho PV xem những chỗ gỗ bị mục
Anh Bé và người dân khu vực chỉ cho PV xem những chỗ gỗ bị mục

Nguyễn Hành

Trần Thị Quỳnh xin lỗi vì “sự cố” đeo dải băng ghi sai tên nước



(Dân trí) - Tổ chức Mrs. World đã gửi văn bản xin lỗi và khẳng định sai sót ghi sai tên nước Việt Nam trên băng đeo không phải do lỗi của đại diện Việt Nam nhưng Trần Thị Quỳnh vẫn gửi thư ngỏ chân thành xin lỗi khán giả trong nước về sự cố đáng tiếc này.
 

Những ngày này, dư luận đang xôn xao trước sự việc đại diện của Việt Nam, Hoa hậu Trần Thị Quỳnh tại cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2013 vừa diễn ra tại Trung Quốc đã đeo dải băng ghi sai tên nước “Viet Nam” thành “Viet Nem”, đồng thời người đẹp cũng bị chỉ trích vì treo ngược lá quốc kỳ.
Sự cố đáng tiếc trên xảy ra trong đêm thi phúc khảo và bị lặp lại trong đêm chung kết ngày 23/11 tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Không chỉ có đại diện Việt Nam....
Không chỉ có đại diện Việt Nam....Không chỉ có đại diện Việt Nam....
Một số thí sinh khác cũng bị in sai tên nước trên băng đeo, điển hình là dải băng của quý bà đến từ Ailen và Dominica

Theo thông tin từ TS. Hoa hậu Kim Hồng- đại diện duy nhất của Việt Nam đảm nhận vai trò giám khảo tại cuộc thi thì ngay sau đêm chung kết, đoàn Việt Nam đã phát hiện ra sự cố về băng đeo của Hoa hậu Trần Thị Quỳnh và đã có kiến nghị với BTC cuộc thi. Đích thân ông David Marmel, Chủ tịch Mrs World đã điều tra sự việc và đã có trả lời chính thức với đoàn Việt Nam.
Ông David cho biết, băng đeo dành cho đêm chung kết chỉ được phát ngay trong đêm tổng duyệt, nên BTC và các thí sinh đã không kịp kiểm tra và phát hiện ra sai sót. Ngoài Việt Nam, còn có nhiều Hoa hậu khác cũng đeo dải băng ghi sai tên nước mình như Hoa hậu Quý bà Ailen, Hoa hậu Quý bà Dominica…
Ông David Marmel thay mặt BTC đã thành thật xin lỗi Hoa hậu Trần Thị Quỳnh, Đệ nhất Kim Hồng về sự cố này, đồng thời đã có văn bản chính thức để gửi lời xin lỗi tới các cơ quan chức năng của Việt Nam, mà trực tiếp là Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
Không chỉ có đại diện Việt Nam....
Văn bản giải thích và nhận lỗi về sự cố của Trần Thị Quỳnh của ông David Marmel, Chủ tịch Mrs World gửi trực tiếp Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh
Ông khẳng định: dải băng ghi sai lỗi chính tả là do các thành viên người Trung Quốc trao, đó là sơ suất không cố ý. Và ông cũng khẳng định, Hoa hậu Trần Thị Quỳnh và TS. Đệ nhất Kim Hồng không có lỗi vì sai sót này.
Về phía TS Kim Hồng, bà cho biết do thực hiện chức trách giám khảo, không được tiếp cận gần thí sinh nên đã không phát hiện ra sự cố này. Bà nói, đây là điều đáng tiếc và ngoài ý muốn.
Hoa hậu Trần Thị Quỳnh cũng rất buồn trước sự cố đáng tiếc này, Quỳnh giải thích, đây là điều rất đáng tiếc, do việc tập luyện, thi cử quá căng thẳng, gấp rút nên Quỳnh đã để xảy ra sơ sót trong tên nước trên băng đeo.
Trần Thị Quỳnh khẳng định, đây là bài học kinh nghiệm và sơ suất này sẽ không bao giờ bị lặp lại
Trần Thị Quỳnh khẳng định, đây là bài học kinh nghiệm và sơ suất này sẽ không bao giờ bị lặp lại
“Nhưng trước tiên, với tư cách là một người dân Việt Nam, tôi xin nhận lỗi do sơ xuất của mình. Do quá trình tập luyện sân khấu rất tập trung và khẩn trương, có nhiều màn thi và các tiết mục xen kẽ liên tục, nên sai sót của Ban tổ chức tôi đã không phát hiện kịp thời để có thể đề nghị sửa đổi. Đây thật sự là một bài học kinh nghiệm tôi sẽ mang theo trong cuộc sống, cũng là một sơ suất mà tôi sẽ không bao giờ để lặp lại. Bằng tất cả sự chân thành và thành khẩn của mình, tôi rất mong mọi người sẽ cảm thông và bỏ qua sai sót này của tôi”, Trần Thị Quỳnh gửi lời chân thành tới khán giả,
Dân trí xin được đăng tải trọn vẹn bức thư ngỏ của Hoa hậu Trần Thị Quỳnh:
Thư ngỏ
Tôi là Trần Thị Quỳnh,  Hoa hậu Thể thao Việt Nam 2007.
Năm 2013, tôi vinh dự được Công ty CIAT đề cử và được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép là đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2013, tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Tôi đã tham dự vòng chung kết cuộc thi, diễn ra từ ngày 10 - 24/11/2013 với các phần thi cũng như các hoạt động giao lưu, trình diễn.
Trong suốt quá trình tham gia cuộc thi, được sự quan tâm, hỗ trợ của Công ty CIAT, đơn vị đưa tôi đi dự thi, tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt trọng trách của mình là khẳng định vị thế của sắc đẹp Việt Nam trên trường thế giới nói riêng, tôn vinh và khẳng định hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam nói chung. Trong tâm trí và trái tim tôi, hình ảnh đất nước, niềm tự hào dân tộc… luôn thường trực. Và đây cũng chính là động lực để giúp tôi có thể thành công, lọt vào top 6 của cuộc thi năm nay.
Tuy nhiên, trong đêm chung kết của cuộc thi đã xảy ra một sự cố là dải băng đeo của tôi đã bị ghi sai tên nước thành “VIET NEM”. Đây là một sự cố vô cùng đáng tiếc, do sự sơ sót của Ban tổ chức cuộc thi. Theo đó, trong suốt quá trình tập luyện cho cuộc thi, Ban tổ chức phát cho các thí sinh dải băng đeo mang tên nước mình. Tôi đã được đeo dải băng đúng với tên “VIET NAM”  và tôi luôn tự hào khi nhìn thấy tên của đất nước mình. Nhưng đến đêm chung kết, Ban tổ chức đã phát cho các thí sinh 1 loại băng đeo mới. Trong loại băng đeo mới này, có 4 nước bị ghi sai tên trên dải băng, trong đó có Việt Nam. Đây là sự cố ngoài ý muốn và Ban tổ chức cuộc thi đã nhận lỗi, trực tiếp xin lỗi các thí sinh, trong đó có tôi về sự cố này, đồng thời đã có thư xin lỗi gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh và Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Nguyễn Đăng Chương. Ban tổ chức cũng khẳng định, đây hoàn toàn là lỗi của họ và thí sinh tham gia cuộc thi không có lỗi gì trong vấn đề này.
 Nhưng trước tiên, với tư cách là một người dân Việt Nam, tôi xin nhận lỗi do sơ xuất của mình. Do quá trình tập luyện sân khấu rất tập trung và khẩn trương, có nhiều màn thi và các tiết mục xen kẽ liên tục, nên sai sót của Ban tổ chức tôi đã không phát hiện kịp thời để có thể đề nghị sửa đổi. Đây thật sự là một bài học kinh nghiệm tôi sẽ mang theo trong cuộc sống, cũng là một sơ suất mà tôi sẽ không bao giờ để lặp lại.
Bằng tất cả sự chân thành và thành khẩn của mình, tôi rất mong mọi người sẽ cảm thông và bỏ qua sai sót này của tôi. Tôi cũng rất mong mỏi, sự cố này sẽ không làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Công ty CIAT, đơn vị độc quyền đưa thí sinh tham dự cuộc thi Mrs World, đơn vị đã rất thành công trong việc đưa các thí sinh tham dự cuộc thi trong suốt thời gian qua.
Lời cuối cùng, tôi rất  hy vọng và mong mỏi, với tất cả sự nỗ lực của mình trong cuộc thi để chứng minh thông điệp "Phụ nữ Việt Nam không chỉ đẹp thanh lịch mà còn thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống", tôi đã góp phần nhỏ bé của mình để đưa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vươn xa khắp năm châu. Và tôi cũng rất mong ước rằng, kết quả Việt Nam là top Quý bà đẹp và thành đạt của cuộc thi Mrs. World năm 2013 sẽ được mọi người ghi nhận.
Hoa hậu Trần Thị Quỳnh
Top 6 Mrs World 2013
Hà Thanh