THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 December 2013

Đúng! nhưng chưa đủ…

Đúng! nhưng chưa đủ…

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Câu đầu tiên phải nói là quyết định bỏ đảng của ông Lê Hiếu Đằng và một số người là hết sức đúng đắn và có thể là đáng cổ vũ. Mặc dù nó không có quá nhiều ý nghĩa như cái cách bỏ đảng của những người trước đây như cụ Tô Hải, nhà báo Bùi Tín, Hữu Loan vv… vì ông Đằng và nhiều người khác cũng thừa hiểu đảng cộng sản sắp chết ở thời điểm này. Ra khỏi đảng là một quyết định khôn ngoan và đúng đắn của ông Lê Hiếu Đằng nếu không muốn sống chung với con tàu sắp chìm hẳn. Tuy nhiên, dù là ở thời điểm nào thì một quyết định ra khỏi đảng cộng sản mà cái tên đích thực có thể gọi là đảng cướp sạch, giết sạch cũng là một quyết định đáng hoan nghênh…!.

Câu thứ hai tôi muốn gửi tới bạn đọc là quan điểm của chúng ta không hẹp hòi và luôn mở rộng vòng tay đối với những ai bỏ đảng về với dân tộc. Lý do thứ nhất là chúng ta đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại. Lý do thứ hai là cá nhân người viết bài này mặc dù chưa một ngày nào là đảng viên, nhưng gia đình của người viết thì gần như toàn bộ liên quan đến cộng sản. Chẳng có lý do gì mà người viết “cực đoan” và “hẹp hòi” đến độ không cho kể cả những người máu mủ của mình một con đường lùi về với nhân dân. Lý do thứ ba là tôi cũng chẳng có gì liên quan đến Việt Nam cộng hòa mà một số người tự nhận ra khỏi đảng nói rằng có thể chúng tôi thẳng thắn là “liên quan đến VNCH” với tấm long “nặng thù hận”. Tôi chỉ viết ra những quan điểm của mình với một tấm lòng: Dân tộc Việt Nam mà thôi!

Câu thứ ba, tôi chỉ muốn nói đến những người bỏ đảng một vài suy nghĩ của cá nhân tôi. Mặc dù những nỗ lực để tuyên bố ra khỏi đảng thật sự đáng hoan nghênh nhưng mà theo tôi nghĩ đọc những lời “tâm sự” ra khỏi đảng của các cá nhân tôi thật sự còn một chút chưa đủ. Cái chưa đủ ở đây là gì?

Đó là mặc dù ra đảng nhưng vẫn nói “Thậm chí cả các gương tiền bối CS cũng nên học chứ đừng có nghĩ không thích/ưa CS mà bỏ qua cả về cách kỷ luật, tính hi sinh của họ” [1]. Vâng! Cái gọi là “hi sinh” ấy là ông nào cũng vợ nọ, con kia, là ẩn núp trong chăn êm đệm ấm để đẩy những người lính vào chỗ chết với khẩu hiệu “giải phóng miền nam” hoặc là cái “hi sinh” ấy là viết sách tự ca tụng mình, là hút thuốc lá P.Morris trong khi người dân không có ăn nhưng lừa dối là “bác giản dị lắm”… Hoặc “Dù muốn hay không chúng ta phải thừa nhận công lao và hy sinh của những người Cộng Sản tiền bối đã là tác nhân cuối cùng giành độc lập cho dân tộc, mặc dù như trên tôi đã viết có những việc tàn độc đối với những đảng phái yêu nước khác. Nhưng với quan điểm chính thống của người theo chủ nghĩa dân tộc, với tôi những ai/tổ chức nào đã có công trong việc đánh đuổi ngoại xâm sẽ được lịch sử và người dân tưởng nhớ đời đời. Những ai hoạt động chính trị có ý định tuyên truyền nhằm bôi nhọ, phủ nhận công sức, hy sinh của những người CSVN đời đầu nhằm đề cao tính chính danh của mình theo kiểu “đạp người xuống nhằm tôn mình lên” là những kẻ không lương thiện trong chính trị”. [2] Thì dù có ra đảng hay không cũng chỉ là hình thức mà thôi!

Cũng là ra đảng, nhưng nhiều người vẫn “trịnh trọng” ghi lên bức thư của mình là “T.P Hồ Chí Minh”. Đây không phải là cực đoan mà là một điều chúng ta phải hiểu: Khi ra khỏi đảng cướp thì không lý do gì ta dùng tên của một tên tướng cướp cho lời tuyên bố của mình. Sài Gòn là Sài Gòn, Sài Gòn không phải là “Hồ Chí Minh” – tội đồ dân tộc. Cũng không thể ra khỏi đảng mà vẫn còn nói “ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc)”[3]. Vâng! Cái gọi là “giải phóng dân tộc” là: “Ta đánh cho LX, cho Trung Quốc”, là “ Bác Hồ Ta đó chính là bác Mao”, là “Yêu Trung Quốc là tự cứu mình”, là “Công nhận HS – TS là của Trung Quốc “vv… Những cái đó được gọi là “giải phóng dân tộc” là như vậy sao?

Trong một bài viết trước đây tôi đã khẳng định những ai tuyên bố bỏ đảng những vẫn ca ngợi đảng là “không ngay thẳng”. Bài viết này tôi vẫn giữ nguyên ý kiến đó. Vì chúng ta không thể nói tôi ly khai với đảng cướp mà lại đi tôn thời “quá khứ” của những tên cướp và thủ lĩnh của những tên cướp… Thậm chí quyết định ra đảng nhưng vẫn ca ngợi đảng,ca ngợi Hồ Chí Minh còn có thể dẫn đến tác dụng ngược đó là: Chỉ có Hùng, Dũng, Sang, Trọng… hiện nay mới xấu, thôi thì dân ta cứ ra đảng để lập nên một chế độ mới gọi là “Dân chủ Bác Hồ” vì hồi trước “Bác và đảng” rất tốt, có công giải phóng dân tộc mà không cần Hùng, Dũng, Sang Trọng… nữa mà là một biến thể của cộng sản mới sẽ vô tình biến Việt Nam thành một nước Nga thứ hai đó là “Dân chủ kiểu cộng sản biến tướng” hay nói cho chính xác là “Dân chủ thờ bác Hồ”. Đó là một trong những điểm rất nguy hiểm cho phong trào dân chủ thật sự tại Việt Nam.

Đã là dân chủ và tự do đương nhiên là mọi người có quyền tự do tư tưởng. Nhưng như chúng ta đã biết ở Châu Âu văn minh, người ta dân chủ và tự do nhưng đã đặt cộng sản ra khỏi cái “tự do” đó cũng như họ đã làm với chủ nghĩa phát xít. Vậy thì chẳng lý do gì mà chúng ta cho phép “Dân chủ kiểu bác Hồ” ở Việt Nam. Đơn giản cộng sản chưa bao giờ nói mà làm và cũng chưa bao giờ vì dân cả.

Trở lại chuyện ra đảng của ông Đằng và một số người, tôi thấy thật mừng là ông Đằng và một số người đã ra khỏi đảng cướp. Nhưng sẽ trọn vẹn hơn nếu như ông và những người bỏ đảng không quay lại ca ngợi “quá khứ” của những tên cướp. Sẽ là quá khắt khe nếu đòi hỏi những người đảng viên cộng sản nói lời xin lỗi nhân dân vì theo tôi biết lời xin lỗi của những người theo cộng sản thật sự hơi xa xỉ vì cộng sản quen thói gây lỗi rồi đổ thừa mà những Cải Cách ruộng đất, những “xả lũ đúng quy trình” hay là đổ thừa cho “thế lực thù địch”…là những ví dụ nhãn tiền. Nhưng nếu không mạnh dạn xin lỗi khi ra đảng thì những người như ông Đằng cũng chỉ cần vắn tắt: “Tôi không muốn đứng ở hang ngũ của đảng cộng sản vì tôi không thích nó nữa”. Đơn giản vậy thôi là đủ! Khồng cần phải ra khỏi đảng rồi vẫn thòng một câu có lợi cho đảng như vậy. Người ta thà không nói gì hoặc nhận lỗi dũng cảm sẽ được hoan nghênh, nhưng nửa nạc nửa mỡ thì thật là chưa đáng hoan nghênh. Vì ra đảng mà vẫn ca ngợi đảng chính là đi hàng hai và không ngay thẳng.

Đã là con người, ai cũng có lỗi lầm. Nhưng việc dám nhìn nhận lỗi lầm hay không lại là một chuyện khác. Người viết bài này đã từng nói với bạn mình “Tao đã bị lừa khi tham gia đoàn thanh niên cộng sản vì tao thấy rằng tao thật sự ngu dốt khi đi theo một lũ giá áo túi cơm”. Thật sự đòi hỏi những “tiến sỹ, kỹ sư, luật sư” tự nhận mình theo đảng cộng sản là một sai lầm và xin lỗi nhân dân là điều rất khó vì họ vẫn tự cho mình là “kẻ sỹ”… Nhưng sẽ là một kẻ sỹ hoàn hảo nếu biết nhận lỗi hoặc im lặng chứ đừng ca ngợi cái “quá khứ” của một đảng cướp mà mình đã theo để hưởng bổng lộc bao năm qua… Cũng đừng đổ thừa cho việc đang ở “ánh sáng” mà phải nói hàng hai như vậy. Thiếu gì người ở ánh sáng họ vẫn thẳng thắn không sợ đảng cộng sản như những Nguyễn Văn Trấn, Trần Anh Kim, Tô Hải, Hữu Loan… Nếu ta sợ thì âm thầm làm việc chứ không phải cứ làm điều hàng hai rồi đổ thừa cho “ở ngoài sáng”.

Dù sao thì bài viết này cũng một lần nữa khẳng định nhân dân rất hoan nghênh tất cả những ai bỏ đảng. Nhưng nhân dân cần một trái tim nữa đó là: Bỏ đảng và dứt khoát lật đổ chế độ cộng sản để về với dân tộc. Đó chính là những hành động thiết thực nhất để những ai đã từng theo đảng cộng sản gây nhiều tội ác có thể chuộc lại lỗi lầm của mình. Đừng chỉ vì sợ đảng sắp sụp mà ra khỏi đảng nhưng “không lật đổ đảng” và ca ngợi “quá khứ” của đảng. Bài viết này cũng chỉ có mong muốn được thấy ông Lê Hiếu Đằng và những ai tuyên bố bỏ đảng cộng sản hãy hành động lật đổ chế độ cộng sản hãy thể hiện cho người dân chúng tôi thấy được tấm lòng thật của các vị.

Vâng! Ra khỏi đảng là đúng! Nhưng chưa đủ nếu ta vẫn còn ca ngợi đảng và chưa dứt khoát với nó. Chúng tôi, những người dân Việt Nam đang vẫn cố chở một sự thật từ chính các vị mà chỉ có thời gian và hành động của các vị mới làm cho chúng tôi tin là “Sự thật”!

06/12/2013

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh Chị Tạ Phong Tần.

  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh Chị Tạ Phong Tần.

(nguồn tin từ Facebooker Diem Huong Pham)-0//12/2013-



Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là 1 trong 9 phụ nữ can đảm của thế giới nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng3 năm 2013. 
Giải thưởng Phụ Nữ Can đảm Thế giới do Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry trao tặng vì những đóng góp phi thường và tinh thần kiên cường dấn thân tranh đấu để thăng tiến nhân quyền và nữ quyền, bất chấp hiểm nguy.

Nhìn chiếc ghế dành cho chị Tạ phong Tần để trống trong buổi lễ trao giải, tự nhiên cảm thương và ngưỡng phục người phụ nữ quả cảm.

Chị Tạ Phong Tần, một cựu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, ngay từ lúc còn ở trong đảng, chị đã viết những bài phơi bày tham nhũng, tệ nạn bất công xã hội, phê phán các chính sách của nhà nước csvn và chống Trung Cộng xâm lược. Chị đã bị kết án 10 năm tù với tội danh cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.

PHONG TOẢ HẦM VƯỢT SÔNG SAIGON...!

KT- 06/12/2013  -“Một vụ tai nạn liên hoàn giữa hàng chục xe máy, gây cháy dữ dội trong hầm vượt sông Sài Gòn vào tối nay…”
Đó là tình huống giả định xảy ra trong hầm vượt sông Sài Gòn nhằm để lực lượng phòng cháy, chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ thực hiện diễn tập từ 21 đến 23h ngày 6/12.
Theo đó, tình huống giả định là 2 xe máy lưu thông qua hầm từ hướng quận 2 sang quận 1, TP HCM va chạm rồi ngã.
Tám xe máy khác chạy cùng chiều phía sau không kịp phanh nên đâm liên hoàn và bốc cháy dữ dội. Khói, lửa mù mịt bao trùm đường hầm lớn nhất Đông Nam Á, gây cảnh hoảng loạn.
Một vụ xe máy bốc cháy xảy ra gần khu vực hầm vượt sông Sài Gòn từng làm người dân lo sợ 
Vừa phát hiện sự cố, lực lượng cứu hộ, cứu nạn và phòng cháy, chữa cháy của Trung tâm Quản lý Đường hầm Vượt Sông Sài Gòn nhanh chóng có mặt sơ cứu những người bị nạn và dập tắt đám cháy.
Hầm vượt sông Sài Gòn luôn tấp nập phương tiện nênnếu xảy ra sự cố, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy, thường xuyên diễn tập PCCC, cứu hộ-cứu nạn là vô cùng cần thiết
Để phục vụ cho buổi diễn tập, hầm Thủ Thiêm tạm cấm xe qua theo hướng từ quận 2 đi quận 1 từ 21-23h tối nay.
Kiến thức sẽ cập nhật thông tin, hình ảnh buổi diễn tập này đến bạn đọc.
Vũ Sơn

AUDIO - NguyenNamPhong phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng 05/12/2013

NGHE ... NNP pv nhà báo tư do Phạm Chí Dũng...

Giám đốc TTGDTX đánh bạc từng dính "nghi án tổ chức sao chép đề thi"

(GDVN) - Vụ việc ông Phạm Đức Linh – GĐ TTGDTX huyện Yên Định xuất hiện trong clip bị tố tham gia đánh bạc đã tạo nên làn sóng dư luận lớn, kịch liệt lên án tư cách của một người cán bộ Đảng viên này. Trước đó, vị Giám đốc TTGDTX này từng dính "nghi án tổ chức sao chép đề thi".
Trước thông tin ông Phạm Đức Linh, GĐ TTGDTX huyện Yên Định đánh bạc, bị quay clip tung lên mạng, ông Ngô Ngọc Nam, PGĐ trung tâm, kiêm Bí thư chi bộ tỏ ra bất ngờ: “Tôi hoàn toàn bất ngờ trước thông tin ông Linh đánh bạc và người trong clip trên lại là Đảng viên đang sinh hoạt  tại Chi bộ trung tâm”

Vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo và tư cách người Đảng viên


Vụ việc ông Phạm Đức Linh – GĐ TTGDTX huyện Yên Định xuất hiện trong clip bị tố tham gia đánh bạc đã tạo nên làn sóng dư luận lớn, kịch liệt lên án tư cách của một người cán bộ Đảng viên này.

Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Ngọc Nam, PGĐ trung tâm, kiêm Bí thư chi bộ cho rằng: “Tôi hoàn toàn bất ngờ trước thông tin ông Linh đánh bạc, bị quay clip...”.

Nói về công tác quản lý Đảng viên trong chi bộ trung tâm, ông Nam cho biết: “Ông Linh là Giám đốc TTGDTX nhưng chỉ là Đảng viên bình thường sinh hoạt trong chi bộ. Sau khi video được tung lên mạng, đã được các cơ quan chức năng xác minh ông Linh là người tham gia chơi bài, tôi hết sức bất ngờ. Hiện tại, ông Linh cũng thừa nhận hành vi đánh bạc của mình tại cơ quan chức năng. Qua sự việc tôi thấy rằng ông Linh đã vi phạm nghiêm trọng quy định 47 về những điều Đảng viên không được làm. Vi phạm quy định 181 của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm”.

Ông Ngô Ngọc Nam - PGĐ kiêm bí thư chi bộ TTGDTX : "Tôi hoàn toàn bất ngờ trước thông tin ông Linh đánh bạc bị quay clip tung lên mạng"


“Sau khi có đơn tố cáo của công dân và clip gửi cho thường vụ Huyện ủy Yên Định về vụ việc trên, Chi bộ nhà trường đã phối hợp với UBKT  huyện ủy Yên Định, yêu cầu ông Linh làm báo cáo giải trình. Mặt khác, tiến hành thành lập đoàn công tác xử lý vụ việc”, ông Nam cho biết thêm.

Khi được hỏi về những tác động của vụ việc đến hoạt động của TTGDTX và Chi bộ Đảng tại trung tâm? ông Nam cho hay: “Đây là TT GDTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, đồng thời nhiều năm liền đều đạt thành tích cao trong hoạt động. Vì vậy, hành vi của ông Linh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của  trung tâm và Chi bộ Đảng ở trung tâm. Mặt khác gây ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ giáo viên và học sinh trong trung tâm, gây bất bình trên dư luận về tư cách, đạo đức của nhà giáo. Việc làm của ông Linh đã vi phạm nghiêm trọng tư cách người Đảng viên.

Ông Nam cũng tiết lộ thêm: “Nhân dịp báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết TW 4 vừa qua, ông Linh cũng đã bị nhắc nhở về hành vi đánh bài trong trong quá trình thực hiện kiểm điểm vào thời điểm trước khi vụ việc này xảy ra”.

Về trách nhiệm trong việc xử lý cán bộ Đảng viên sai phạm, ông Nam cho hay: “Ông Linh hiện tại là Đảng viên nằm trong ban thường vụ Huyện ủy. Việc cán bộ sai phạm, Chi bộ Trung tâm GDTX không có trách nhiệm xử lý".

Trước thông tin ông Phạm Đức Linh cho rằng mình bị đồng nghiệp bôi nhọ, cố tình “chống phá” làm mất uy tín lãnh đạo, vị GĐ TTGDTX này không ngần ngại chỉ đích danh một ông PGĐ dưới quyền ông là người chủ mưu trong vụ việc này (?!). 

Qua trao đổi, ông Nam cho rằng: “Tại trung tâm chúng tôi hiện nay có 2 PGĐ. Việc ông Linh nói như vậy là hoàn toàn không có cơ sở. Tôi sẽ báo cáo việc này lên thường vụ huyện ủy khi xác minh được thông tin trên là đúng…”

Tuy nhiên, xem xét tại góc độ quản lý Đảng viên trong Chi bộ, ông Nam cũng thừa nhận thiếu sót vì trong công tác quản lý Đảng viên đã để xảy ra những hiện tượng như trường hợp của ông Linh.

Giám đốc TTGDTX từng dính "nghi án tổ chức sao chép đề thi"


Được biết, sau khi tốt nghiệp ĐHSP Vinh, ông Phạm Đức Linh là giáo viên tham gia giảng dạy môn Lịch sử tại trường chuyên cấp 2 Yên Định. Sau một thời gian công tác, vị này được chuyển về giảng dạy, kiêm Bí thư đoàn trường THPT Yên Định 3. Từ tháng 5/2003 -8/2012 ông Linh công tác tại cơ quan Huyện ủy Yên Định. Đến năm 2005 thì được bổ nhiệm làm PGĐ trung tâm bồi dưỡng chính trị. Từ tháng 8/2012 đến nay ông Linh đảm nhiệm chức vụ GĐ TTGDTX huyện Yên Định. 

Ông Linh đang "sát phạt" với nhiều đối tượng trên chiếu bạc và dính nghi án tổ chức sao chép đề thi, đưa bài thi cho học sinh làm bài


Trước đó, vào 4/6 ông Linh được cho là người có tham gia vào việc tổ chức sao chép đề thi, đưa bài vào phòng thi cho học sinh chép trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua.

Cụ thể vào sáng ngày 4/6/2013 khi đó, trong lúc đi làm lực lượng công an huyện Yên Định, (Thanh Hóa) đã phát hiện 3 thầy giáo của TTGDTX  huyện này đang cầm tờ giấy liên quan đến môn Toán đã được photo và có dấu hiệu của việc giải đề thi môn Toán cho học sinh. 

Dẫn nguồn tin trên tờ Thanh Niên khi đó cho hay, nhân chứng Hà Văn Minh, Trưởng công an thị trấn Yên Định đã phát hiện những bằng chứng cụ thể trong việc tổ chức làm bài thi, photocopy, đưa bài cho học sinh: "Khi ấy tại một phòng làm việc trên tầng 2 của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Định, ngoài lực lượng công an còn có ông Phạm Đức Linh, GĐ trung tâm và 2 giáo viên của trung tâm là ông Trịnh Đăng Quý và Trịnh Thế Phương. Trong phòng có một máy photocopy, một máy vi tính và nhiều bản photocopy (giống nhau) lời giải môn Toán để ở trên bàn". 

Tổ công tác đã đến tổng cộng được 20 bản photocopy giống nhau và một bản gốc (viết tay) vứt trong sọt rác. Công an đã lập biên bản, nhưng ông Linh không chịu hợp tác, không ký vào biên bản”.

Cũng vào thời điểm trên, trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam, Thiếu tá Trịnh Duy Niệm, Phó trưởng Công an huyện Yên Định cho biết: “Khi kiểm tra, những người này hiện đang dạy tại Trung tâm GDTX của huyện. Thấy sự việc như vậy, lực lượng công an đã mời 2 thầy đến cơ quan để kiểm tra, xác minh...”.
 
Tuy nhiên, cũng tại thời điểm đó, lực lượng chức năng đã không tiết lộ bất kỳ một thông tin nào cho báo chí và để vụ việc chìm xuồng trong quên lãng(?!)

Thương lái Trung quốc ồ ạt thu mua... vịt đẻ

(GDVN) - Một số lò giết mổ tại quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) đã thu mua xuất khẩu khoảng 4 chuyến hàng với hơn 60.000 con vịt. Điều lạ ở đây là toàn bộ số vịt đưa vào giết mổ, tiêu thụ là vịt đẻ, tất cả đều được đóng gói sang Trung Quốc.
Sau hàng loạt các vụ thu mua móng trâu, móng bò, đỉa… và gần đây nhất là thu mua mỡ heo, ốc bươu vàng để xuất khẩu. Hiện nay, thương lái Trung Quốc lại thu mua vịt đẻ. Việc làm này không chỉ làm giảm khả năng tận diệt ốc bươi vàng từ loại thủy cầm có ích như vịt đẻ, mà còn làm mất cân đối về giống trong bầy đàn, ảnh hưởng tới sự phát triển số lượng của đàn vịt, giảm hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi.

Ghi nhận của phóng viên tại Cần Thơ, những biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” đã thu hút sự chú ý của không ít người dân. Vịt đẻ - loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao, giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một số lò giết mổ.

Năm nay, một số lò giết mổ tại quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) đã thu mua xuất khẩu khoảng 4 chuyến hàng với hơn 60.000 con vịt. Điều lạ ở đây là toàn bộ số vịt đưa vào giết mổ, tiêu thụ là vịt đẻ, tất cả đều được đóng gói sang Trung Quốc.

Thương lái Trung Quốc thu mua hàng loạt vịt đẻ tại Cần Thơ. (Ảnh minh họa)

Anh Nguyễn Tấn Thành, chủ lò giết mổ gia cầm quận Ô Môn (Cần Thơ) cho biết: “Thương lái Trung Quốc cũng thu mua ở các tỉnh khách như Vĩnh Long… đều làm giống như vậy. Nghĩa là cũng mua vịt đẻ sau đó gia công, đóng gói xuất hàng ra Móng Cái rồi xuất sang trung Quốc. Thấy cũng hơi lạ, nhưng mình cũng làm vì thấy có lời”.

Nuôi hơn 700 con vịt đẻ, bà Dương Thị Phường, ngụ tại huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) ước tính bình quân mỗi tháng gia đình bà có thêm thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng từ việc bán trứng vịt. Thế nhưng hiện nay, bà Phường cũng như nhiều hộ dân nơi đây rất lấy làm lạ khi thương lái ngoài việc thu mua trứng còn thực hiện thu mua vịt đẻ với số lượng rất lớn.

“Bán cho thương lái người ta mua lên xe 50.000 – 60.000 đồng/con. Bất kể là số lượng bao nhiêu, kể cả 500 con hay 700 con, thương lái đều mua hết”, bà Phường cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.Cần Thơ, tổng số đàn vịt chạy đồng trên địa bàn hiện có khoảng hơn 1,2 triệu con. Với số lượng như thế, hàng năm số vịt chạy đồng mang đến lợi nhuận hàng trăm triệu cho người chăn nuôi. Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, loài thủy cầm này còn có khả năng tận diệt ốc bươu vàng khá cao.

Thạc sĩ Phạm Tuấn Nhã, giảng viên khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng trường ĐH Cần Thơ cho biết: “Trong ốc bươu vàng thỏa mãn được hai vấn đề, thứ nhất là cung cấp được protein (đạm), thứ hai là cung cấp được canxi (khoáng). Cho nên bà con chăn nuôi vịt chạy đồng hay tận dụng ốc bươu vàng để cung cấp thức ăn cho vịt”.

“Vừa qua trên địa bàn xuất hiện hiện tượng thu mua vịt đẻ. Tuy nhiên chúng tôi đã khuyến cáo bà con, thứ nhất là duy trì đàn vịt đẻ nếu tỷ lệ còn tốt. Thứ hai, tiếp tục nuôi đàn vịt tránh ham lợi mà bán cho thương lái. Bởi vịt diệt được một số đối tượng gây hại cho cây lúa như ốc bươu vàng”, ông Trương Văn Phú, Phó phòng Kinh tế quận Ô Môn (Cần Thơ) chia sẻ.

Qua công tác rà soát địa bàn, Phòng xuất nhập cảnh TP. Cần Thơ phối hợp với công an quận Ô Môn phát hiện hai đối tượng người Trung Quốc tên Lâm Quốc Lương và Phùng Bình đang thực hiện kiểm tra, giết mổ và thu mua vịt đẻ trái phép.

Thượng tá Nguyễn Thị Bích An, Phó phòng xuất nhập cảnh, Công an TP. Cần Thơ cho biết: “Tiến hành kiểm gia giấy tờ xuất nhập cảnh của 2 người nước ngoài trên được biết, họ tạm trú, hoạt động và giám sát giết mổ gia cầm không được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Phòng quản lý xuất nhập cảnh TP. Cần Thơ tham mưu Giám đốc công an TP. Cần Thơ quyết định xử lý vi phạm hành chính hai người này với hình thức phạt tiền. Đồng thời, rút ngắn thời hạn tạm trú, buộc xuất cảnh với hai người nước ngoài nói trên”.

Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hoạt động thương mại nói trên là cần thiết. Thế nhưng hiện nay, điều quan trọng là chính người dân cần tỉnh táo khi bán hàng nông sản của mình. Nên tính hiệu quả bền vững lâu dài, chứ đừng chạy theo hiệu quả trước mắt./.

HIẾN PHÁP BỎ DÂN ĐI THEO CƯƠNG LĨNH ĐẢNG

VRNs (06.12.2013) – Washington DC, USA – Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội khoá 13 thông qua tại Kỳ họp 6 ngày 28.11.2013 với tỷ số loan báo 97,59%, nhưng Hiến pháp mới làm ra cho ai và vì ai mà phải dính chặt với Cương lĩnh đảng?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khoe: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) lần này đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân; khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng ta, đồng thời thể hiện niềm tin, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân với Đảng”.
Có đúng như thế không?
Đúng với ý Đảng thì không sai vì đảng muốn thì Quốc hội phải gật, không ai trong số Đại biểu của Khóa 13 dám đi ngược lại vì hầu hết là đảng viên. Nhưng “lòng dân” và “nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân” có được thể hiện trong Hiến pháp mới như lời “tự chế hào sảng” của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hay không thì còn phải bình tĩnh “xét lại” xem sự thật có được mấy phần trăm?
Có điều chắc chắn là sau cuộc bầu cử năm 2011 Khóa Quốc hội 13 có 500 Đại biểu nhưng Bà Đặng Thị Hòang Yến tỉnh Long An đã bị khai trừ vì khai gian lý lịch. Người thứ hai, Đại biểu K’rá phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đột tử vào năm 2012 nên tổng số còn lại là 498 người.
Nhưng theo báo Một Thế Giới ngày 29.11.2013 thì: “ Vào “thời khắc lịch sử” biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày hôm qua 28.11, có 10 đại biểu đã vắng mặt, chỉ còn 488 đại biểu tham gia bấm nút biểu quyết. 486 đại biểu đồng ý, chiếm 97,59%”.
Như vậy, 10 Đại biểu “vắng mặt” đã đi đâu, làm gì khi Quốc hội bỏ phiếu?
Tuy nhiên, một trong 2 Đại biểu “không bấm nút”, nhưng không phải là “phiếu chống” là ông Dương Trung Quốc của Tỉnh Đồng Nai.
Ông Quốc giải thích với báo Một Thế Giới lý do “không bấm nút”: “Bỏ phiếu “không biểu quyết” tôi muốn thể hiện quan điểm của “một bộ phận nhân dân vẫn còn một số ý kiến khác với một số nội dung của Hiến pháp” mà Chủ tịch Quốc hội đã nêu trong lời mở đầu phiên họp. Tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng đối với những người có ý kiến khác biệt mà ông Chủ tịch Quốc hội đã thể hiện trong phát biểu của mình.
Không biểu quyết” là cách ứng xử khi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành” và “không tán thành”, nói cách khác là chưa thoả mãn cho một sự tán thành, nhất là với một vấn đề hệ trọng như Hiến pháp”.
Trả lời câu hỏi “Điều gì mà ông vẫn còn đang “lăn tăn” về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này?”, Đại biểu Dương Trung Quốc đồng thời là Nhà Sử học đáp:
Hiến pháp là một văn kiện được coi là Bộ luật Mẹ, luật gốc định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của một quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia, Hiến pháp có sức sống tồn tại hàng trăm năm nhờ những định hướng có mục tiêu lâu dài.
Ở nước ta, trừ Hiến pháp 1946 mang giá trị “lập quốc” với sự lựa chọn thể chế “Dân chủ – Cộng hoà” đã đặt nền tảng cho một tiến trình phát triển lâu dài. Nhưng dường như do những biến động quá khắc nghiệt của chiến tranh, lại chịu tác động chính trị quốc tế khiến Hiến pháp của chúng ta luôn phải thay đổi “ứng biến theo thời cuộc” để rồi đến nay chỉ còn là ý chí của Đảng cầm quyền (ý Đảng lòng dân), trở thành văn bản nhằm “thể chế hóa cương lĩnh chính trị” của Đảng trong một thời kỳ lịch sử. Với bản Hiến pháp sửa đổi lần này là “cương lĩnh thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến pháp viết thẳng quan niệm Hiến pháp chỉ là “thể chế hoá cương lĩnh” của Đảng và kế thừa những Hiến pháp có trước. Và cũng vì thế, nhiều vấn đề mà quá trình thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp còn chưa ngã ngũ thì cái nguyên tắc “thể chế hóa” khiến mọi sửa đổi không thể vượt qua những quy định của Cương lĩnh tựa như “kỵ húy”, ví như các vấn đề sở hữu, vị thế của kinh tế nhà nước..”.
Ông Quốc nói thêm:“Đã có lúc Ủy ban đã đưa ra một Dự thảo mà theo đánh giá của riêng tôi là rất “cấp tiến” hiểu theo nghĩa là rút ngắn nhất những khoảng cách khác biệt, kể cả những vấn đề mà mọi người đều quan tâm như sự lựa chọn liên quan đến “quốc hiệu” (Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa). Nhưng rất tiếc là những thay đổi cuối cùng để trình ra bản dự thảo để Quốc hội thông qua thì đã có nhiều “điều chỉnh” lại để tránh những gì bị coi là không phù hợp với Cương lĩnh”.

TẠI SAO PHẢI CƯƠNG LĨNH?
Lời nói của ông Quốc đã chạm đúng “tim đen” của đảng khi đảng tự đem Cương lĩnh của riêng 3 triệu đảng viên đặt vào Lời mở đầu Hiến pháp mới trên tất cả 4 Hiến pháp cũ:
“Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Giải thích cho hành động này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu trình bầy trong lời giải trình trước khi Quốc hội biểu quyềt hôm 28.11 (2013): “Ủy ban DTSĐHP xin được báo cáo Quốc hội như sau: Lời nói đầu của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở chắt lọc, lựa chọn ý tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn gọn tinh thần, nội dung của Hiến pháp. Trên cơ sở ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội, Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã được hoàn thiện phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc và những mốc lịch sử quan trọng, những thành quả cách mạng đã đạt được. Lời nói đầu của Hiến pháp đã thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta, thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng bồi đắp thêm: “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Cho nên Đảng ra đời là vì dân, xuất phát từ dân và phục vụ nhân dân
Thực tế là chúng ta luật pháp hóa, thể chế hóa điều mà lâu nay Đảng ta đã nói, đã làm và đang làm” (
Báo Đại biểu Nhân dân ngày 28.11.013).
Nhưng liệu ông Trọng có biết rằng khi đảng tự cho mình quyền “luật pháp hóa” là đảng đã tiếm quyền của dân, tự đặt mình vào vị trí không do dân quyết là đảng đã ép dân, cưỡng bách dân phải làm theo điều dân không hề muốn làm?
Nếu đảng chỉ biết đến lợi ích của dân thì tại sao đảng không để dân tự quyết mà lại quyết thay dân rồi ép dân phải làm theo ý đảng như trong vụ Hiến pháp sửa đổi?
Cũng trong cuộc phỏng vấn của báo Đại biểu Nhân dân, ông Trọng còn hồ hởi nói bản Hiến pháp mới đã “phản ánh ý chí của đại đa số nhân dân, của cử tri và phản ánh tính đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng định hướng, tư tưởng chỉ đạo của Đảng”.
Không ai, kể cả đảng có thể chứng minh được Hiến pháp mới đã được “đại da số nhân dân” phản ánh “tính đồng thuận”, dù cho đảng vẫn tự khoe đã có 26 triệu lượt góp ý kiến.
Ai cũng biết con số 26 triệu không nói lên được bất cứ điều gì, ngòai những lời “tự vẽ” và “tự nhận” nhưng tại sao đảng và Ban sọan thảo Hiến pháp đã không dám tranh luận công khai với hàng triệu ý kiến không muốn đảng tiếp tục độc quyền lãnh đạo như viết trong Điều 4?
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn cứ vẽ ra “tính dân chủ” của công tác xây dựng Hiến pháp khi ông nói rằng sự thành hình của Hiến pháp mới là: “Kết quả tất yếu của cả một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, bài bản, thật sự dân chủ. Có lẽ trong lịch sử làm luật, làm Hiến pháp và trong sinh hoạt chính trị của chúng ta, hiếm có cuộc nào dân chủ sâu rộng và thực chất như thế này. Chuẩn bị rất kỹ, rất công phu”.
Có dân chủ hay độc tài thì mọi người dân Việt Nam trong và ngòai nước đã rõ sau hơn 2 năm làm việc của đảng và Quốc hội trong tiến trình viết lại Hiến pháp. Chỉ có điều là ông Trọng đã tự dối lòng mình để nói ra những điều không có thật.
Ông bảo: “Biểu quyết thông qua Hiến pháp lần này là sự thống nhất của cả Quốc hội, phản ánh ý chí của nhân dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng tư tưởng, định hướng chỉ đạo của Trung ương, của Đảng. Chỉ đạo rất chặt chẽ và có định hướng nhưng không gò ép, áp đặt, hoàn toàn thoải mái, thảo luận dân chủ. Như thế là có sự gặp nhau rất lớn ở ý tưởng về sửa đổi Hiến pháp lần này. Cho nên, nói ý Đảng, lòng dân là rất đúng, hoàn toàn phù hợp, không gượng ép. Đảng không ép và dân rất thoải mái chấp nhận bởi vì nó hợp lý – là chân lý thì mọi người đều chấp nhận”.
Nếu đảng không ép thì tại sao Ban sọan thảo đã phải bỏ cụm từ “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” vào dự thảo để cho phù hợp với Cương lĩnh bổ sung năm 2011, sau khi đã đồng ý với số ý kiến ủng hộ cao trong Quốc hội với Điều 54 của “Dự thảo nguyên thủy” viết rằng:
“1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. 
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”.
Nhưng đến kỳ họp 6 của Quốc hội, khai mạc hôm 21.10 (2013) thì Ban sọan thảo lại “quay ngược kim đồng hồ” để trở lại với tư duy kinh tế “cực kỳ bảo thủ” khi đệ trình Bản sửa đổi với Điều 51 mới viết nguyên văn:
1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.
Làm sao có thể “bình đẳng” khi kinh tế nhà nước “giữ vai trò chủ đạo”?
Giải thích cho hành động “xoay chiều này”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu giải thích: “Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, nội hàm khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã được khẳng định trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng và đã được thể hiện cụ thể trong các nội dung quy định của Hiến pháp. Phạm trù “kinh tế nhà nước” là phạm trù khái quát, bao gồm nhiều nguồn lực, nhiều nội dung, trong đó có sở hữu toàn dân. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về nội dung này như trong Dự thảo.
Về các thành phần kinh tế, đa số ý kiến tán thành với quy định như trong Dự thảo. Có ý kiến đề nghị bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” hoặc quy định cụ thể nội hàm của kinh tế nhà nước.
Ủy ban DTSĐHP xin báo cáo Quốc hội như sau: Để bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta thì việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiếtkhẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong nhiều yếu tố đó. Do vậy, Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, không cần thiết phải quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong Dự thảo. Việc xác định nội hàm kinh tế nhà nước sẽ được cụ thể trong các đạo luật liên quan”.
Giải thích của Ủy ban sọan thảo rất luống cuống khi không định nghĩa được thế nào là “kinh tế nhà nước” nhưng ai đọc cũng thấy đó là nền kinh tế do nhà nước độc quyền qủan lý và điều hành, hòan tòan không phải là nền “kinh tế thị trường” có tự do kinh doanh.
Về quyền “phúc quyết” Hiến pháp “đương nhiên” của dân như từng ghi trong Hiến pháp nguyên thủy 1946 nhưng chưa bao giờ được thi hành và sau đó bị “tước bỏ” bởi các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992, một lần nữa bị Hiến pháp mới 2013 tránh né khi viết rằng “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. (Điều 120).
Ông Uông Chung Lưu giải trình với Quốc hội như thế này: “Đa số ý kiến đồng ý với quy định về hiệu lực của hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp như trong Dự thảo. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Ý kiến khác đề nghị không quy định thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp.
Ủy ban DTSĐHP thấy rằng, thực tiễn lập hiến ở Việt Nam cho thấy, nhân dân tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình lập hiến, từ việc tổng kết thi hành Hiến pháp đến việc xây dựng và tham gia ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua. Do đó, về thực chất, Dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp đã giao Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân quyết định việc trưng cầu dân ý. Trưng cầu ý dân về Hiến pháp là việc hệ trọng nên cần phải được cân nhắc một cách toàn diện, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của nước ta. Do đó, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội cho giữ quy định “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” để kết hợp giữa thẩm quyền của Quốc hội và chủ quyền của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp”.
Lời lý giải của ông Uông Chung Lưu rất quanh co và không thành thật với nhân dân. Ban sọan thảo không thể nói tùy tiện rằng: “Dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân”.
Ý của đảng và ý của Quốc hội không thể được coi là ý của dân. Quốc hội viết Hiến pháp rồi thông qua Hiến pháp là việc của Quốc hội. Nhân dân chưa bao giờ ủy thác cho Quốc hội “độc quyền” chấp thuận Hiến pháp nên hành động ngược lại là phản dân chủ.
Cũng giống như việc Quốc hội để cho đảng khuynh loát, áp đặt Cương lĩnh của đảng lên Hiến pháp là Quốc hội đã bỏ dân đi theo đảng.
Nhân dân có quyền không coi Hiến pháp do Quốc hội bấm nút thông qua ngày 28.11.2013 là của mình nên không cần phải thi hành.
Văn kiện này chỉ có gía trị là “bản sao” của “ Cương lĩnh Xây dựng Đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa”của các đảng viên đảng Cộng sản mà thôi.
Vì vậy 90 triệu người dân Việt Nam có quyền đòi hỏi một Hiến pháp mới do chính họ làm ra.
Phạm Trần

TRUNG CỘNG VÀO ĐẤT MÌNH...

VRNs (05.12.2013) - Sài Gòn – Có những gì như là bùi ngùi… khi đọc chuyện về những miền đất một thời của mình, rồi bây giờ đã trở thành đất của Trung Cộng.
Thí dụ, Quảng Châu, Quảng Tây của TRUNG CỘNG, nơi quê hương dòng giống Bách Việt của một thời, trước khi cha ông mình tiến về phương Nam để mở đất. Và rồi văn hóa của tộc Việt nơi Lưỡng Quảng trở thành thiểu số, trong khi dân tộc Kinh tràn về miền đất một thời của dân tộc Champa, tức sắc tộc Chăm, và rồi đi xa hơn để chiếm đất của Khmer Krom.
Lịch sử có những đau đớn: thành công của sắc tộc này, là thảm bại của sắc tộc khác.
Nhưng đó là thời chưa có Liên Hiệp Quốc, chưa có bất kỳ tòa án quốc tế nào về phân xử lãnh thổ, lãnh hải – và ngay cả khi có các phiên tòa quốc tế này, khi quân TRUNG CỘNG tràn vào trấn áp Tây Tạng, đè ép Tân Cương… thì thế giới cũng chào thua.
Với Việt Nam, vấn đề là, chính nhà nước Hà Nội đã mở cửa đón dân Tàu tràn vào VN.
Nhà báo Minh Diện trong bài viết “Những Mảnh Ghép Vênh Vẹo” trên blog Bùi Văn Bồng đã kể nhiều chuyện “vênh vẹo” khi về thăm quê ở Miền Trung, trong đó có ghi lời anh Lưu, cựu Hiệu trưởng một trường phổ thông trung học, khi đưa nhà báo Minh Diện thăm dòng sông Cô Giang.
Lời văn bùi ngùi như sau:
“…Dòng sông này chảy qua mấy thôn trong xã, ngày xưa nước trong xanh, giờ đổi màu đen kịt. Ông Lưu nói, nước đổi mầu mấy năm nay rồi, từ khi xuất hiện cái nhà máy cán thép Chen-Lee của TRUNG CỘNG.
Cái nhà máy ấy, ban ngày cách xa khoảng nửa cây số có thể nhìn thấy ba ống khói màu nâu đậm nhô lên trên các mái tôn hoen rỉ, nhả khói đen xì, còn ban đêm, cách vài cây số cũng nhìn thấy từng quầng lửa đỏ rực bốc cao lên trời.
Ngày ngày những chiếc xe Container, xe tải bịt kín ra vào nhà máy. Những con đường bị vằm nát, khói bụi mù mịt. Người dân quanh vùng chỉ biết cái nhà máy của Trung Cộng , trên đất đai tổ tiên ông bà mình như vậy!
Nguyễn Thanh cùng học với tôi hồi cấp hai, đi bộ đội, sau giải phóng chuyển ngành sang công an, mới về hưu, hiện đang sinh sống cách nhà máy Chen-Lee không xa, mà cũng không được biết gì hơn người dân bình thường.
Theo bà con quanh khu vực, năm năm trở lại đây số người mắc bệnh ung thư ruột, ung thư gan trong thôn tăng đột biến. Chỉ trong năm 2012 đã có mười người ở hai thôn Cổ Lạc và Mỹ Lạc tử vong vì ung thư. Phải chăng do bà con uống nước sông Cô Giang bị nhiễm chất độc từ nhà máy cán thép Chen-Lee thải ra?
Tôi gặp Quân, một công nhân trẻ từng làm việc ở nhà máy Chen-Lee.
Nước da xanh xám, hai mắt lõm sâu, Quân dè dặt nói với tôi:
- Tuy làm việc cho nhà máy ấy gần 5 năm, nhưng cháu chỉ là công nhân khuân vác vòng ngoài, phải qua ba vòng, ba trạm gác mới vào vòng trong. Chưa bao giờ cháu dám bén mảng tới đó. Bọn bảo vệ người Trung Quốc sẵn sàng dùng dùi cui cao su đánh vào đầu công nhân Việt nếu vô tình xâm phạm vùng cấm. Theo cháu biết thì không có bất kỳ công nhân Việt Nam nào được lọt vào vòng trong. Ở đó toàn công nhân Trung Quốc đầu trọc. Chúng được tuyển chọn, đưa từ Trung Cộng sang. Hầu hết có vợ con, thành lập một khu tập thể, treo cờ Trung Cộng, cấm người Việt lai vãng…
Theo lời Quân, số công nhân của nhà máy Chen-Lee khoảng hơn một ngàn. Trước kia có khoảng hai trăm người Việt Nam, bây giờ không còn ai. Quân là người cuối cùng bị sa thải cách đây một tháng.
Bọn chủ nhà máy kỳ thị chủng tộc, hay chúng làm chuyện phi pháp, nên giữ bí mật tuyệt đối như thế? Câu hỏi đó giành cho những người có trách nhiệm. Điều có thể khẳng định là, nhà máy Chen-Lee đã gây ô nhiễm môi trường một cách khủng khiếp.
Quân nói với chúng tôi:
Nó chở phế liệu từ Trung Cộng sang, nấu nhôm, sắt thành phẩm chở về Trung Cộng, còn các chất phế thải đổ hết xuống sông…”
Nhiều chuyện vênh vẹo khác cũng được nhà báo Minh Diện kể lại chi tiết, xin mời độc giả đọc thêm ở trang http://bongbvt.blogspot.com/ – nơi đó, mình đọc và rơi nước mắt lúc nào không ngờ.
Có phải VN sẽ mất thêm đất, và TRUNG CỘNG sẽ có thêm một tỉnh Quảng gì gì nữa chăng? Hay VN sẽ mất gọn như Tây Tạng, như Tân Cương?
Nguyễn Tánh chuyển tin

HIẾN PHÁP 2013 LÀM ĐẢNG VIÊN CAO CẤP NHẬN RA BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CSVN

VRNs (05.12.2013) – Sài Gòn – Hôm qua, tại Sài Gòn, ông Lê Hiếu Đằng đã ra Tuyên bố bỏ đảng CSVN. Ông viết:
“Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố 1công khai ra khỏi đảng CSVN vì:
ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.
Ngày 04.12.2013
Lê hiếu Đằng”
Hình chụp bản viết tay này đăng lại t72 trang blog Xã hội dân sự
Hình chụp bản viết tay này đăng lại t72 trang blog Xã hội dân sự
Ông Lê Hiếu Đằng là luật gia, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên là phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM. Ông là một trong các “lãnh tụ” sinh viên trước đây trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và ĐH Luật Khoa. 
Đánh giá về xã hội và chính trị VN trước khi tuyên bố ra khỏi đảng CSVN, ông Lê Hiếu Đằng đã từng viết trong bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh …: “Có thời gian từ 1975 đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó. Sau một thời gian dài Đảng và nhà nước Việt Nam nhận chìm các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam dưới chế độ quản lý kinh tế bao cấp, đi ngược lại tất cả qui luật tự nhiên, cop-pi mô hình kinh tế của Liên bang Xô viết và Trung Quốc cộng sản 100%. Dân chúng đói kém rên xiết. Các đợt cải tạo tư sản X1, X2 đã làm tan nát biết bao gia đình, làm dòng người vượt biên ngày càng nhiều và biết bao gia đình phải chết tức tưởi trên biển”.
Sau đó, cũng ở bài viết này, ông Lê Hiếu Đằng đã phân tích sự bất ổn và phi lý của một thể chế chính trị độc đảng đang làm đất nước càng ngày càng tệ hại hơn, từ đó, ông kêu gọi một số đảng viên CSVN, mà theo ông là có tâm huyết với dân tộc cùng nhau lập một đảng mới: “Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ xã hội, những Đảng đã có trên thực tế trước đây cho đến khi bị ĐCS bức tử phải tự giải tán? Tại sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều này vì chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này? Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta. Không thể rụt rè, cân nhắc gì nữa. Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được. Đây là cách chúng ta phá vỡ một mảng yếu nhất của một nhà nước độc tài toàn trị hiện nay”. 
Sau khi bài viết này được công bố, tức thời xuất hiện ba dòng suy nghĩ chính: một là ông Lê Hiếu Đằng là con chim mồi, để nhử những ai muốn “nổi loạn” lòi ra cho công an bắt; hai là những người hồ hởi tỏ ra ủng hộ, với suy nghĩ đảng mới đã được chuẩn bị công phu, và đây là lúc nó bắt đầu hoạt động; bà là để đợi xem. Số này đông hơn cả.
Những người hiểu rõ bản chất và bối cảnh của đảng CSVN hiện nay biết rõ, các lãnh đạo CSVN hiện nay không dám làm phép thử, vì sự giương oai nếu có ở đâu đó tại Việt Nam trong thời gian qua là sự huy động toàn lực lượng, chứ không phải tự nơi cũng đủ sức làm sự kiện lớn để đe dọa dân chúng như diễn tập ở Nghệ An lúc đang diễn ra Hội nghị TW 8 vừa qua, hay tại Hà Nội, trước lúc đảng CSVN ép QH thông qua HP 2013. Nên giả thuyết chim mồi không đủ sức đứng. Nhưng cũng thực tế, những gì ông Lê Hiếu Đằng suy nghĩ và viết ra chỉ là những suy nghĩ ban đầu của ông chứ chưa hề có một tổ chức đảng nào đã chuẩn bị sẵn sàng. VRNs được biết, ngay sau đó, có những người đã tự nguyện góp sức một tay cho ông thì ông đã tỏ ra mệt và không đủ sức làm việc lớn đó. 
Hôm qua, với Tuyên bố rời khỏi đảng CSVN, nhưng người theo dòng suy nghĩ thứ ba có thêm thông tin để tiếp tục “đợi xem”.
Sự việc ông Lê Hiếu Đàng ra Tuyên bố ngay sau khi QH thông qua bản HP 2013 hôm 28.11 vừa qua vừa lạc hậu, vừa bảo thủ độc tôn, vừa xa lạ với lợi ích quốc gia dân tộc, có thể chính là giọt nước tràn ly, thúc đẩy ông Lê Hiếu Đằng phải nói ra về đảng mà ông đã theo suốt 40 năm: “ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”.
PV. VRNs

ĐA SỐ DÂN VIỆT VÔ INTERNET CHỈ ĐỂ CHƠI GAME

VIỆT NAM (NV) Một phúc trình được công bố hôm 4 tháng 12, 2013, tại hội nghị diễn ra ở Hà Nội, nói rằng thời gian sử dụng Internet của người Việt Nam đang tăng vọt. Hiện nay, thời lượng trung bình mà người dân Việt Nam truy cập Internet là 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày.




Doanh thu sử dụng Internet tăng vọt tại Việt Nam. (Hình: báo Sài Gòn Tiếp Thị)

Báo Sài Gòn Tiếp Thị dẫn phúc trình của ông Vũ Hoàng Liên, chủ tịch Hội Internet Việt Nam cho biết, có đến 62% người sử dụng Internet ở Việt Nam trong khoảng 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Số người sử dụng thời gian truy cập Internet ít nhất, dưới 30 phút, chỉ chiếm khoảng 2%. Phúc trình này còn nói rằng độ tuổi của lớp người dân Việt truy cập Internet nhiều nhất từ 25 đến 35.

Cũng theo phúc trình trên, người Việt Nam vào Internet phần lớn để sử dụng điện thoại di động, và computer. Có đến 88.25% người sử dụng Internet tại nhà, và 58.76% sử dụng Internet tại nơi làm việc.

Còn theo phúc trình của bà Lê Thị Ngọc Mơ, phó cục trưởng Cục Viễn Thông, thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông Cộng sản Việt Nam, Việt Nam hiện có 31 triệu người sử dụng Internet. Các công ty viễn thông đang có khoảng 5 triệu khách hàng thuê bao “đường thông băng rộng cố định” và trên 19 triệu người thuê báo loại 3G.
Trong khi đó, theo tổng giám đốc công ty VNG - một đơn vị kinh doanh đường thông Internet, doanh thu của công ty trong năm 2004 là 70 tỉ đồng, tương đương 3 triệu rưỡi đô tại Việt Nam đã tăng vọt đến 20,400 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ đô trong năm 2013. Ông này cũng nói rằng, dịch vụ điện thoại di động mang lại doanh thu cho công ty này lớn nhất, khoảng 8,000 tỉ đồng, tương đương 400 triệu đô, kế đến là game online: 6,000 tỉ đồng, tương đương 300 triệu đô, cuối cùng là quảng cáo.

Ðặc biệt, một cuộc khảo sát cho kết quả tại hội nghị trên nói rằng, khoảng 14.72% người sử dụng Internet không muốn đọc nội dung quảng cáo ở trên mạng xã hội. (PL)

XE "VIỆT KIỀU HỒI HƯƠNG" BỊ BUỘC TÁI XUẤT..QUÁ HẠN SẼ TỊCH THU

VIỆT NAM (NV).- Số phận hàng chục chiếc xe “sang” nhập về Việt Nam hiện còn nằm tại các cảng đã được quyết định: hoặc tái xuất hoặc bị tịch thu sung công. Quyết định trên do Bộ Tài chính CSVN ban hành, yêu cầu các chủ xe “sang” phải gấp rút đến làm thủ tục tái xuất về “nguyên quán.”

 

Xe “sang” nằm nguyên trong container bị buộc tái xuất trong vòng 30 ngày. (Hình: xaluan.com)

VNExpress dẫn thông báo này nói rằng, đây là số xe đắt tiền đã được chuyển về Việt Nam theo diện Việt kiều hồi hương, nhưng không hội đủ điều kiện theo quy định.

Phần lớn số xe nói trên được coi là xe “sang” vì gồm các nhãn hiệu “thời thượng” trên thị trường ô tô trên thế giới hiện nay, như Range Rover Evoque, Acura MDX, Jaguar XJL, Lexus, Toyota Sienna LE… mới xuất xưởng năm 2013. Số xe này đã được đưa về Việt Nam theo diện Việt kiều hồi hương, được hưởng chế độ ưu đãi về thuế. Chủ xe không phải nộp thuế nhập cảng, thuế trị giá gia tăng… mà chỉ phải nộp một khoản thuế tiêu thụ đặc biệt không đáng kể.

Theo VNExpress, dựa vào chính sách ưu đãi đặc biệt của nhà nước CSVN dành cho Việt kiều hồi hương, một số công ty kinh doanh đã dùng nhiều “thủ thuật” để đưa xe về, khỏi phải nộp thuế, sau đó bán ra thị trường để hưởng chênh lệch giá. Một số Việt kiều, đặc biệt là Việt kiều Mỹ, thú nhận đã “cho mượn” giấy tờ, như bằng quốc tịch, thẻ xanh… để các công ty kinh doanh nhập xe về. Mỗi “chủ xe sang” sau đó được  “trả quả” khoảng 3,000 đôla mỗi người. Với mỗi chiếc xe được đưa về Việt Nam bằng cách này, công ty kinh doanh thu lợi vài chục ngàn đô la mỗi chiếc.

Hải quan một số cảng biển như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng… đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bóc trần thủ đoạn của các công ty kinh doanh gian lận. Vì vậy, một số công ty nhập cảng cũng như Việt kiều hồi hương sở hữu chủ giả mạo đã không đến nhận xe.

Từ đầu năm đến nay, có hàng chục chiếc xe “sang” trở thành của “vô thừa nhận,” bị bỏ nằm ì ở cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng…Có chiếc vẫn còn nằm nguyên trong container…

Với qui định mới vừa kể, các “sở hữu chủ” giả mạo bị buộc phải làm thủ tục tái xuất xe về nơi “xuất bến.” Cũng theo qui định này, từ nay cho đến 30 ngày sau, những chiếc xe vô chủ không tái xuất được sẽ bị tịch thu, sung công. (PL) 
 

Nước đá đầy vi khuẩn tại VIỆT NAM

100% mẫu nước đá do Báo Thanh Niên chủ động phối hợp lấy mẫu khảo sát đều cho kết quả nhiễm vi khuẩn, trực khuẩn mủ xanh.

 Nước đá
Nước đá 2
Thực hiện lấy mẫu theo quy trình

Cuối tháng 11 vừa qua, Báo Thanh Niên phối hợp với các chuyên viên của Trung tâm sắc ký Hải Đăng TP.HCM (đơn vị về kiểm chuẩn các loại chỉ tiêu trên thực phẩm, nước...) tiến hành lấy mẫu nước đá ngẫu nhiên để khảo sát mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
 

Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP, cho biết: “Về nguyên tắc, dùng nguồn nước máy hay nước giếng làm nước đá cũng phải được xử lý, kiểm tra đạt các tiêu chuẩn theo quy định. So với trước đây, hiện nay việc sản xuất nước đá đã được cải thiện hơn rất nhiều. Vì thế, đợt kiểm tra cuối năm 2012 không phát hiện nước đá có kim loại nặng, kể cả cơ sở dùng nước giếng khoan”.

Chúng tôi tiến hành lấy mẫu một cách ngẫu nhiên ở 5 cơ sở khác nhau, tại 5 quận, gồm đại lý nước đá trên đường Nguyễn Thượng Hiền (Q.3), quán cà phê (đường Phan Văn Trị, P.2, Q.5), quán ăn (trên đường Hòa Hảo, Q.10, trước một cơ sở khám chữa bệnh), nhà hàng quán nhậu ở P.Bến Thành, Q.1, và tiệm tạp hóa trên đường Lê Văn Lương (Q.7). Nước đá được lấy mẫu gồm đá viên loại nhỏ (dùng cho cà phê, nước giải khát) và loại viên to, dài (thường dùng uống bia).

Việc thực hiện lấy mẫu, bảo quản mẫu là do chuyên viên Trung tâm sắc ký Hải Đăng thực hiện, làm đúng theo quy trình, các bước lấy mẫu giống như trung tâm tiến hành lấy mẫu cho các đoàn kiểm tra ATVSTP. Mẫu sau khi lấy được bảo quản trong dụng cụ chuyên dụng và đưa về kiểm nghiệm tại trung tâm này. Toàn bộ chi phí phân tích, lấy mẫu do Báo Thanh Niên chi trả.

Nhiễm vi khuẩn đường ruột, và trực khuẩn mủ xanh
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 5/5 mẫu nước đá đều không đảm bảo ATVSTP. Cụ thể, mẫu nước đá lấy ở một quán cà phê trên đường Phan Văn Trị (Q.5) nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột Coliforms lên đến 2,3 x 102 (trong khi quy định bắt buộc đối với chỉ tiêu của nước đá thì loại vi khuẩn này không được phép hiện diện). Và nhiễm vi khuẩn đường ruột khác là Escherichia coli 1,8 x 102 (theo quy định cũng không được có). Ngoài ra, mẫu nước đá tại đây còn nhiễm cả trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas 3 lần (quy định không cho phép hiện diện). Mẫu nước đá ở quán ăn trên đường Hòa Hảo (Q.10) cũng bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas khoảng 5x101.

Mẫu nước đá (loại dùng uống bia) lấy ở nhà hàng quán nhậu tại Q.1 thì cho kết quả nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột Coliforms với số lượng 1,5 x 101, và nhiễm trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas là gấp 3 lần. Mẫu nước đá (cũng loại dùng uống bia) lấy tại đại lý nước đá thì nhiễm đến 3 loại gồm, Coliforms lên đến 2,5 x 101, Escherichia coli 2,0 x 101, và trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas 1,1 x 102 . Mẫu nước đá ở tiệm tạp hóa (Q.7) thì nhiễm Coliforms 1,5 x 101, và Pseudomonas 1,5 x 102.
 Nước đá 3
Cả 5 mẫu nước đá viên đều nhiễm khuẩn - Ảnh: Thanh Tùng

Theo chuyên gia Huỳnh Ngọc Trưởng (Phòng Kiểm nghiệm vi sinh, Trung tâm sắc ký Hải Đăng): với nước bị nhiễm một trong những vi khuẩn hay trực khuẩn nói trên đều không đảm bảo ATVSTP theo quy định. Với trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas, thường chúng sẽ gây “bệnh cơ hội”, làm nặng thêm với một số bệnh có sẵn trong cơ thể. Chẳng hạn, với người bệnh tim có gắn van tim nhân tạo, Pseudomonas sẽ làm hư van; người đang bị viêm phổi thì làm triệu chứng bệnh nặng và dai dẳng hơn; gây viêm đường hô hấp, áp xe... Còn với hai loại vi khuẩn Coliforms và Escherichia coli sẽ gây bệnh đường ruột, làm rối loạn tiêu hóa, ói mửa, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa... Mức độ nhiễm càng lớn thì nguy cơ gây bệnh càng cao và càng nặng.
Theo một chuyên gia về y tế dự phòng của TP, “mức độ nhiễm như kết quả nêu trên là từ nhẹ đến vừa (từ 104 trở lên mới được xem là cao). Tuy nhiên, với nước đá viên thì việc nhiễm như thế là khó chấp nhận. Còn nguy cơ gây bệnh thì tùy vào cơ địa mỗi người, chỉ cần nước có nhiễm các loại vi khuẩn trên thôi cũng có thể gây bệnh”.

 

Theo thống kê của Chi cục ATVSTP TP.HCM, hiện ở TP có 170 cơ sở sản xuất nước đá (35 cơ sở sản xuất đá viên, còn lại là sản xuất nước đá cây). Qua kiểm tra, khảo sát của Chi cục hồi cuối năm 2012 đến đầu năm 2013 trên tất cả 170 cơ sở, kết quả tỷ lệ nước đá nhiễm vi khuẩn Escherichia coli và Coliforms gần 19%. Có 40% trong 170 cơ sở không đảm bảo vệ sinh (về trang thiết bị sản xuất, nhân viên sản xuất...). 20% cơ sở sử dụng nước máy sản xuất, số còn lại dùng nước giếng khoan. Chi cục đã yêu cầu các cơ sở chưa đảm bảo vệ sinh phải cải thiện. Mới đây, chi cục đã tiến hành tái kiểm tra các cơ sở này, hiện đang chờ kết quả xét nghiệm.
Thanh Tùng