THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 December 2013

Đuổi chém nhau kinh hoàng giữa phố

(Dân trí) - Hai nhóm thanh niên với hàng chục đối tượng cầm theo dao, mã tấu đã lao vào đâm chém kinh hoàng tại vòng xoay Nguyễn Chí Thanh - Ngô Gia Tự (P.5, Q.10, TP.HCM) khiến hai người gục tại chỗ.

Hiện trường một người bị chém gục sau vụ hỗn chiến
Hiện trường một người bị chém gục sau vụ hỗn chiến
Khoảng 19h30 tối 13/12, người tham gia giao thông tại khu vực Nguyễn Chí Thanh - Ngô Gia Tự hốt hoảng tháo chạy vì một nhóm đối tượng cầm theo dao, mã tấu lao vào đâm chém loạn xạ. Thông tin ban đầu, mâu thuẫn bắt đầu xảy ra tại một tiệm cắt dán đề can xe gắn máy trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Khi nhân viên của tiệm cắt dán đề can này đang làm việc thì bất ngờ xuất hiện một nhóm khoảng 20 đối tượng cầm theo hung khí lao vào tấn công. Tất cả những người bên trong (kể cả khách đến dán đề can) cũng bị bọn côn đồ này truy sát. Dù mọi người bỏ chạy ra ngoài khu vực vòng xoay nhưng vẫn bị nhiều thanh niên đuổi theo đâm chém.
Cùng thời điểm này, một nhóm khác (khoảng 8 người) chạy đến ứng cứu, đuổi chém lại nhóm 20 người. Vụ hỗn chiến khiến cả khu phố náo loạn, chỉ đến khi lực lượng công an địa phương và cảnh sát 113 có mặt, hai nhóm này mới bỏ chạy. Tại hiện trường, hai thanh niên ở cả hai nhóm bị chém nằm gục ngay trên đường.
Vụ hỗn chiến xảy ran gay tại vòng
Vụ hỗn chiến xảy ran gay tại vòng Nguyễn Chí Thanh - Ngô Gia Tự
Công an phường 5 đã đưa những người bị thương vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng 1 người bị chém ở tay, đầu; 1 người bị thương ở mắt. Điều đáng nói, khi lực lượng chức năng vừa ra ngoài ghi nhận hiện trường thì một nhóm côn đồ cầm theo hung khí đã ập vào bệnh viện “giải cứu” một người đang bị thương mang đi.
Qua xác minh, nạn nhân bị chém ở tay, đầu là Đào Minh Tuấn (28 tuổi, ngụ quận 11). Tuấn khai với cơ quan công an chỉ là khách đến dán đề can xe gắn máy khi thấy có người cầm mã tấu xông vào thì hốt hoảng bỏ chạy nhưng vẫn bị đuổi chém.
Nguyên nhân ban đầu được xác định có thể do mâu thuẫn giữa các tiệm dán đề can. Hiện vụ việc đang được công an quận 10 mở rộng điều tra làm rõ.
Trung Kiên

Hai cô giáo trong nhóm buôn 225 bánh heroin lĩnh án tử hình

Chỉ trong 4 tháng, hai cô giáo và đồng bọn đã được kẻ cầm đầu tổ chức mang trót lọt 255 bánh heroin từ Nghệ An đi tiêu thụ ở các tỉnh.

Ngày 13/12, TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt mức án tử hình đối với 2 cựu giáo viên Nguyễn Hoài Thu (33 tuổi), Nguyễn Thị Châu (45 tuổi) cùng 3 bị cáo khác là Vũ Đức Mạnh (49 tuổi), Trương Thị Huệ (38 tuổi) và Nông Thị Hân (37 tuổi) cùng về tội Mua bán trái phép chất ma tuý. Riêng bị cáo Nguyễn Thị Nhung (37 tuổi) lĩnh án chung thân về cùng tội danh.
IMG-6429-9791-1386941182.jpg
Vũ Đức Mạnh và đồng phạm nghe tòa tuyên án. Ảnh D.H
Theo cáo trạng, ngày 31/7 và 1/8/ 2012 tại ga Vinh, thành phố Vinh (Nghệ An), nhà chức trách bắt quả tang Mạnh đang xách ba lô đựng 30 bánh heroin. Ngay sau đó, cảnh sát bắt khẩn cấp 5 bị cáo còn lại và thu giữ tại phòng của Thu ở ký túc xá trường cấp 2 xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) 40 bánh heroin.
6 người trong đường dây buôn bán ma tuý này đều có quan hệ họ hàng tạo nên một đường dây ma túy liên kết chặt chẽ do Nguyễn Công Hải (54 tuổi, ngụ xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) cầm đầu. Tuy nhiên, khi các đàn em bị bắt, kẻ cầm đầu đã nhanh chân chạy thoát và đang bị truy nã toàn quốc.
Cơ quan điều tra xác định, Châu và Thu là giáo viên trường cấp 2 trên địa bàn huyện Quế Phong, được kẻ cầm đầu chỉ đạo đưa ma túy vượt biên bằng các đường tiểu ngạch và tập kết hàng ở nhà để đồng bọn tới chuyển đi.
Trong khi đó Huệ và Hân có vai trò tìm mối bán "hàng", quyết định giá cả và mở rộng địa bàn hoạt động. Còn Nhung và Mạnh có trách nhiệm mang ma tuý từ Nghệ An vào miền Nam hoặc Bắc bằng đường sắt và đường bộ.
Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến 7/2012, Hải đã cùng đồng bọn thực hiện trót lọt 10 vụ mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lên tới 255 bánh heroin. Toàn bộ số ma tuý này được Hải mua của một người Lào có tên là Xì Dinh.
Theo điều tra, trong vụ án này, Mạnh đã 9 lần thực hiện mua bán trái phép 155 bánh heroin; Huệ tham gia 9 lần với 150 bánh; Hân 85; Thu và Nhung vận chuyển 70 bánh và Châu là 50 bánh.
Trước phiên xét xử sơ thẩm hôm nay, TAND tỉnh Nghệ An đã 2 lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội.
Văn Hải

Chủ đầu tư bất động sản kẹt cứng


Rất nhiều chủ đầu tư các dự án bất động sản đang xây dựng dở dang rất cần vay thêm vốn để hoàn thiện công trình trong khi ngân hàng dù thừa vốn nhưng vẫn không dám cho vay thêm.

Chủ đầu tư bất động sản kẹt cứng
Nhiều dự án BĐS xây dựng dở dang tại TPHCM đang trong tình cảnh bế tắc vì thiếu vốn - Ảnh: Đình Sơn
Mỗi ngày trả lãi 1,5 tỉ đồng
Chủ đầu tư dự án KT ở Q.7, TP.HCM vay ngân hàng (NH) đến 1.300 tỉ đồng đầu tư vào một dự án quy mô lên đến gần 2.000 căn hộ. Đến nay dự án đã dừng thi công gần 2 năm, sau khi đã xây dựng được gần 50% khối lượng công trình. Số tiền vay gốc và lãi đã lên đến gần 2.200 tỉ đồng, mỗi ngày phải trả 1,5 tỉ đồng tiền lãi. Hiện doanh nghiệp (DN) này đang rất cần 500 tỉ đồng để hoàn thiện dự án nhưng các NH không dám bơm thêm tiền. Quá khó khăn, chủ đầu tư này phải chọn cách nài nỉ các NH siết nợ, phát mãi tài sản phần dự án đang dở dang để trừ nợ. Nhưng NH không chịu mà yêu cầu tiếp tục đóng lãi, bởi NH không thể ôm một dự án lớn dở dang. Không lối thoát, DN này đang nằm nhìn lãi vay dần dần ăn hết vốn liếng của mình.

Mỗi ngày nhìn tòa nhà đã xây dựng xong phần thô, không có tiền xây hoàn thiện để giao nhà cho khách hàng, là thấy muốn bệnh

Chủ đầu tư một dự án bất động sản ở huyện Bình Chánh (TP.HCM)

Chủ đầu tư một dự án bất động sản (BĐS) khác ở huyện Bình Chánh cũng trong tình cảnh tương tự. Nữ chủ nhân dự án nói: “Mỗi ngày nhìn tòa nhà đã xây dựng xong phần thô, không có tiền xây hoàn thiện để giao nhà cho khách hàng, là thấy muốn bệnh”. Trong khi đó, NH cho vay vốn đang dọa sẽ đem phát mãi dự án này nếu DN không thể tiếp tục trả nợ. Nếu điều này xảy ra, chủ đầu tư sẽ trắng tay, số tiền huy động trước của khách hàng mua căn hộ theo dạng góp vốn đầu tư chẳng biết phải tính sao. Nợ gốc đã hơn 360 tỉ đồng, chưa tính lãi vay, nay muốn bán rẻ dự án dở dang này nhưng không biết có thể tìm người mua ở đâu.
Theo thống kê của UBND TP.HCM,  trong số 1.386 dự án nhà ở tại TP hiện có 712 dự án phải ngưng triển khai, 85 dự án bị thu hồi... Rất nhiều dự án trong đó đã thi công xong phần thô nhưng thiếu vốn, không thể hoàn thiện để đưa ra bán.
Nhiều cửa nhưng... không mở
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết, hiện nhiều chủ đầu tư những dự án đang xây dựng dở dang gần như đã hoàn toàn bế tắc. Ông Châu kiến nghị NH nên khoanh nợ, giảm lãi vay cho DN, cân nhắc việc tiếp tục cho vay đối với những dự án thuộc diện này để chủ đầu tư có thể hoàn thiện, đưa sản phẩm ra bán và từ đó có thể trả nợ cho NH. “Làm được vậy thì chủ đầu tư được cứu, NH thu được vốn và người dân sẽ có được căn hộ giá rẻ”, ông Châu phân tích. Đã có một số dự án chủ đầu tư được khách hàng mua nhà cứu bằng cách tiếp tục nộp tiền vào, dưới sự giám sát chặt chẽ của NH, để giúp dự án tiếp tục hoàn thành. Nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng may mắn được như vậy.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, cho rằng từ tháng 10.2013, NHNN đã có văn bản chỉ đạo các NH đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nợ, nói rõ DN nợ xấu nhưng có phương án sản xuất kinh doanh mới sẽ được NH xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án để tính toán cho vay. Đối với các DN kẹt tài sản thế chấp vào các khoản nợ cũ, NH có thể thực hiện cho DN vay tín chấp, hỗ trợ DN thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng và cho vay thế chấp bằng dòng tiền bán hàng của DN. Đối với các khoản nợ đến hạn nhưng DN gặp khó khăn thì NH căn cứ vào khả năng tài chính của mình để xem xét, xử lý miễn, giảm lãi vốn vay, không thu lãi quá hạn, ưu tiên thu nợ gốc trước, nợ lãi sau. Trường hợp DN đã trả xong nợ gốc thì NH thỏa thuận thống nhất với DN để có kế hoạch thu dần lãi. “Quy định hiện nay không cấm NH cho vay đối với BĐS như trước đây”, ông Minh nói.
Chủ tịch HĐQT một NH cổ phần cũng xác nhận trước đây NH nào cho DN có nợ xấu vay thì bị xử lý, nhưng nay các rào cản đã được tháo gỡ. Thế nhưng dù đang dư tiền, rất cần cho khách hàng đủ điều kiện vay, nhưng NH không dám cho vay đối với những DN có nợ xấu cũ, vì lo không giải quyết được nợ cũ, nợ xấu mới lại xuất hiện.
“Không nói thì làm sao hỗ trợ”
Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM Nguyễn Hoàng Minh, cho rằng: “Đối với những DN đang xây dựng dở dang dự án BĐS, sử dụng vốn đúng mục đích thì NH vẫn triển khai cho vay để hoàn tất công trình. Thế nhưng thực tế có DN BĐS dùng vốn vay vào mục đích khác, do đó NH phải thu hồi lại vốn và không cho vay nữa. Có DN cứ phản ánh NH không cho vay, nhưng khi hỏi cụ thể là NH nào thì DN lại không chịu nói, vậy thì làm sao chúng tôi có thể hỗ trợ DN được?”.
Đình Sơn - Thanh Xuân
GỬI PHẢN HỒI
 
 
Chia sẻ:
Thanh Niên Online hoan nghênh ý kiến của bạn đọc. Các thảo luận sẽ được xem xét trước và có thể được lược trích khi đăng tải. Thanh Niên Online giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến của bạn đọc không nhất thiết thể hiện quan điểm của Thanh Niên Online.
<a href='http://ad2.tinong.net/openx/www/delivery/ck.php?n=aa735aeb&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE' target='_blank'><img src='http://ad2.tinong.net/openx/www/delivery/avw.php?zoneid=3&cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&n=aa735aeb' border='0' alt='' /></a>

Nhà ven kênh bị nghiêng, dân ôm đồ di tản



13/12/2013 17:04 (GMT + 7)
TTO - Đến chiều 13-12, lực lượng UBND phường 12, Q.6 (TP.HCM) vẫn tiếp tục bảo vệ hiện trường sau khi năm căn nhà ven kênh ở hẻm 995 đường Hồng Bàng bị nghiêng sáng cùng ngày. 







Tại hiện trường, các hộ dân có nhà bị nghiêng hì hục dọn đồ đi để tạm tại một ngôi chùa trong hẻm, có người thuê xe ba gác di tản đến nơi ở trọ. Năm căn nhà ở khu vực trên lần lượt xuất hiện các vết nứt xung quanh nền, nhiều vị trí.
Ông Biếu, người dân ở hẻm 995 đường Hồng Bàng cho biết: “Hàng ngày, khi máy móc thi công ngoài kênh vang lên, tôi thấy căn nhà rung rinh như động đất. Đêm, cả nhà nằm ngủ mà cứ lo ngay ngáy vì sợ nhà sụp xuống bất cứ lúc nào”. 
Còn một bảo vệ công trình kênh Tân Hóa - Lò Gốm, mô tả lại thời điểm nhà nghiêng: “Từ ngoài kênh, tôi nghe tiếng răng rắc... nên đã kêu người dân ra ngoài. Mấy anh công nhân thi công đường ống nước sạch ở đây cũng phải chạy đi nơi khác”.
Lãnh đạo UBND phường 12, Q.6 cho biết năm căn nhà bị nghiêng nằm trong khu vực có nền đất yếu, trong quá trình thực hiện dự án đã giải tỏa một phần khiến các căn nhà không còn nguyên vẹn, kiên cố như lúc ban đầu. Thêm vào đó, khu vực  này đang tiến hành thi công dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm, đơn vị thi công đào cả chục mét xuống lòng đất để đóng cừ sắt gây ảnh hưởng đến móng nhà dân.
ĐỨC PHÚ

Hơn 10.500 hộ nông dân Thanh Hóa bỏ ruộng, trả ruộng



13/12/2013 08:54 (GMT + 7)
TT - Sáng 12-12, trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVI, ông Lê Như Tuấn - giám đốc Sở NN&PTNT - đã trả lời về tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng diễn ra nhiều năm qua.
Theo ông Tuấn, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc bà con nông dân bỏ ruộng, trả ruộng là do sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp hơn so với làm nghề khác.
Theo Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên - môi trường Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh, tại 11 huyện, thị xã, TP có tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng với tổng diện tích đất mà 10.578 hộ nông dân bỏ ruộng, trả ruộng là 1.104,7ha (gồm 534,1ha đất chuyên sản xuất lúa và 570,6ha đất sản xuất nông nghiệp khác).
Trong đó có 8.359 hộ dân bỏ 886,75ha ruộng, 2.183 hộ dân đã trả 218,95ha ruộng cho chính quyền. Số diện tích đất không sản xuất nhiều năm nay là đất được Nhà nước giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình.
Trả lời các câu hỏi của cử tri và đại biểu HĐND tỉnh sáng 12-12, ông Lê Như Tuấn cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả ruộng là do chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là tại TP Thanh Hóa, các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc.
Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở một số vùng gặp nhiều khó khăn cũng như do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp so với nghề khác và không ổn định.
Qua phân tích của các địa phương và ngành chức năng, bình quân thu nhập từ một sào lúa (500m2) chỉ đạt 700.000-800.000 đồng/vụ (trong bốn tháng); vùng lúa năng suất chất lượng cao đạt 1,1-1,2 triệu đồng/sào/vụ.
Chính sách giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ dân từ năm 1993 còn manh mún, xen kẽ, khó canh tác, khó đầu tư thâm canh.
Tại một số địa phương, việc đóng góp nhiều loại phí được tính theo đầu sào (như phí bảo vệ đồng ruộng, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương...), nên nhiều hộ dân đã chủ động bỏ ruộng hoặc trả ruộng để giảm bớt các khoản đóng góp theo quy định của địa phương...
Để giải quyết tình trạng này, phát huy giá trị kinh tế của đất nông nghiệp, ông Lê Như Tuấn cùng ông Vũ Đình Xinh, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Thanh Hóa, trả lời trước cử tri, đại biểu HĐND tỉnh đều cho rằng các địa phương và ngành chức năng sẽ rà soát, kiểm tra cụ thể từng diện tích đất nông nghiệp mà nông dân bỏ hoang hoặc trả ruộng để có kế hoạch dồn điền đổi thửa, tạo thành các cánh đồng lớn; đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực có diện tích đất bỏ hoang.
Sau đó, chính quyền địa phương sẽ vận động các hộ dân có nhu cầu làm ruộng, hoặc doanh nghiệp nhận số đất hoang để sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương sẽ rà soát, thống kê số ruộng của các hộ dân không tha thiết sản xuất nông nghiệp nữa để thu hồi theo pháp luật đất đai, rồi kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất nông nghiệp...
Kết thúc buổi chất vấn, ông Mai Văn Ninh - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa - yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành liên quan tham mưu ngay cho UBND tỉnh có chính sách đối với những nơi nông dân bỏ ruộng, trả ruộng. Những vùng đất sản xuất khó khăn, chính quyền phải cải thiện điều kiện canh tác cho nông dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho nông dân. Những nơi bà con nông dân muốn bỏ ruộng, trả ruộng, chính quyền làm thủ tục thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai, dồn lại thành các thửa lớn để kêu gọi doanh nghiệp vào sản xuất cây trồng trên diện tích đất bỏ hoang lâu nay...
HÀ ĐỒNG
Ông Đỗ Thông, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đã nhận định như vậy khi nghe giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh trả lời chất vấn về những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp trên địa bàn nhưng không thấy cơ quan nào nhận trách nhiệm tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Ninh chiều 12-12.
Trong phần trả lời chất vấn, ông Nguyễn Thế Thịnh, giám đốc Sở LĐ-TB&XH, thừa nhận hai vụ tai nạn lao động gần đây tại huyện Ba Chẽ làm bốn người tử vong và tại Công ty cổ phần than Vàng Danh làm ba công nhân thiệt mạng là hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhắc đến nguyên nhân và xử lý trách nhiệm, ông Thịnh trả lời: “Người có hành vi tổ chức phân công thợ thi công không hợp lý gây tai nạn đã bị chết nên không xử lý trách nhiệm. Còn trách nhiệm trong vụ tai nạn lao động tại Công ty than Vàng Danh thì xác định ban đầu là do lỗi kỹ thuật của hệ thống biến tần, nhưng hiện tại các chuyên gia kỹ thuật chưa xác định được lỗi của hệ thống này”.
Đại biểu Đỗ Thông bức xúc và đặt câu hỏi chất vấn tiếp: “Tôi cảm thấy rất buồn với cách trả lời của lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH. Một vụ tai nạn nghiêm trọng, bốn người dân tử vong mà không thấy hình ảnh, trách nhiệm của chính quyền địa phương. Xây dựng thì phải cấp phép, công trình này có được cấp phép không? Cấp như thế nào? Trách nhiệm quản lý rõ ràng thuộc về chính quyền địa phương mà cứ trả lời như vậy thì không giải quyết được gì, còn nhiều việc tương tự sẽ xảy ra và sẽ còn người dân bị chết oan”. Ông Thông truy tiếp: “Phải triệt để, quy trách nhiệm chứ không phải chờ vụ việc xảy ra mới xem có đảm bảo không. Phải quy trách nhiệm chính quyền địa phương, giám đốc doanh nghiệp để những vụ việc đau lòng tương tự không xảy ra”.
Sau khi nghe câu hỏi chất vấn từ phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thịnh khẳng định: “Sẽ tiếp thu ngay và hiện các ngành chức năng đang tiếp tục điều tra, sau khi có kết luận sẽ có xử lý trách nhiệm cụ thể”.
Tại phiên chất vấn, các đại biểu cũng quan tâm và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến trách nhiệm trong vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng xảy ra liên tiếp trên địa bàn trong thời gian qua khiến nhiều người tử vong. Ông Nguyễn Xuân Diện, giám đốc Sở Y tế, khẳng định ngành đã làm hết trách nhiệm ngay sau khi vụ việc xảy ra. Theo ông Diện, trong vụ việc này, đơn vị phân phối rượu nếp 29 Hà Nội tại Quảng Ninh có đầy đủ giấy tờ nên trách nhiệm chính thuộc các cơ quan quản lý nơi công ty sản xuất rượu hoạt động tại Hà Nội.
THÂN HOÀNG

Cấp cứu hàng chục nữ công nhân ngất xỉu



13/12/2013 18:00 (GMT + 7)
TTO - Ngày 13-12, thượng tá Phan Ngọc Đầy, trưởng Công an TP. Vĩnh Long (Vĩnh Long), cho biết đang phối hợp cơ quan chức năng làm rõ vụ nhiều nữ công nhân đột nhiên ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 13g30 cùng ngày, lực lượng công an và Trung tâm y tế TP Vĩnh Long nhận tin báo hàng chục nữ công nhân bị ngất xỉu tại một công ty của Hàn Quốc kinh doanh may túi xách (thuộc P.5, TP Vĩnh Long). Tại hiện trường, xe cấp cứu lần lượt chuyển các nữ công nhân gặp nạn đi cấp cứu trước sự chứng kiến của nhiều người dân.
Bác sĩ Mai Hữu Tiều, phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, cho biết khoảng 14g cùng ngày, có 21 nữ công nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị choáng, ngất xỉu. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ phát hiện các nữ công nhân đều bị thiếu canxi trong máu nên được truyền canxi bổ sung ngay lập tức.
Sau hơn 30 phút cấp cứu, các nữ công nhân dần phục hồi, hiện sức khỏe ổn định và không có trường hợp nguy hiểm tính mạng.
Theo thượng tá Phan Ngọc Đầy, xác minh ban đầu của cơ quan công an cho thấy, các nữ công nhân không có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân dẫn đến việc các nữ công nhân bị choáng, ngất xỉu tập thể là do một loại hóa chất nào đó trong công ty gây ra nhưng chưa xác định cụ thể.
SƠN BÌNH

Công ty bia miễn bồi thường cho tài xế bị "hôi bia"



13/12/2013 22:43 (GMT + 7)
TTO - Liên quan đến vụ “hôi bia” xảy ra ở Đồng Nai, ngày 13-12, Côngty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (đơn vị sản xuất bia Tiger) đã phát thông cáo cho biết tài xế Hồ Kim Hậu không phải bồi thường thiệt hại đối với sản phẩm bia của công ty.
Tài xế Hồ Kim Hậu - Ảnh: H.Mi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thành Đạt trưởng bộ phận quan hệ công chúng Công ty TNHH Nhà máy bia VN cho biết: “Do cần có thời gian tìm hiểu và chờ kết luận nguyên nhân của vụ việc nên đến nay công ty mới đưa ra quyết định để anh Hậu không phải bồi thường thiệt hại đối với sản bia Tiger”.
Theo ông Đạt, vụ tai nạn xảy ra “hôi bia” và trách nhiệm bồi thường thiệt hại bia thuộc về Công ty Trang Tuấn, tài xế và đại lý nhưng công ty vẫn phối hợp với Công ty Trang Tuấn theo dõi diễn biến ngay sau khi xảy ra vụ việc. Sau khi công an có kết luận ban đầu, công ty đã tìm hiểu thông tin và đi đến quyết định trên.
HÀ MI

Xử 2 cán bộ hành hung người bán hàng rong


Bảo vệ dân phố trực tiếp còng tay và cán bộ trật tự đô thị trực tiếp xô xát với người bán hàng rong đều bị ngưng công tác, chấm dứt hợp đồng.

Buộc thôi việc 2 cán bộ liên quan
Liên quan đến vụ “một người bán dạo bị đánh đập hơn nữa giờ” như đã thông tin, chiều 13/12 ông Nguyễn Văn Quý – Chủ tịch UBND P.25, Q.Bình Thạnh xác nhận bước đầu đã chấm dứt hợp đồng, ngưng công tác đối với 2 cán bộ thuộc phường quản lý.
Hai cán bộ trên là ông Trần Duy Nhất (SN 1985, ngụ Q.Bình Thạnh, là bảo vệ dân phố KP.4, P.25) và ông Tân Quậy Hưng (SN 1986, ngụ Q.Bình Thạnh – là nhân viên trật tự đô thị của P.25).
Theo thông tin mà ông Quý xác nhận, ông Nhất chính là người dùng còng số 8 còng tay ông Trịnh Xuân Tình (SN 1979, quê Thanh Hóa, tạm trú tỉnh Bình Dương), còn ông Hưng là người đã trực tiếp “xô xát” với ông Tình.
Cán bộ, hành hung, hàng rong
Những hình ảnh ông Trịnh Xuân Tình bị lực lượng UBND P.25,Q.Bình Thạnh còng tay, đánh đập ông đến mức bất tỉnh, phải nhập viện.
“Đây chỉ là xử lý ban đầu, chúng tôi đang chờ kết luận chính thức từ cơ quan công an, khi đó ai sai và sai ở mức độ nào, sẽ tiếp tục xử lý nghiêm, không dung túng, bao che” - ông Quý khẳng định.
Như đã thông tin, 17h chiều 6/12 tổ công tác của P.25, Q.Bình Thạnh gồm 6 cán bộ trật tự đô thị và 3 bảo vệ dân phố của KP.4, P.25 làm nhiệm vụ dọn dẹp lòng lề đường.
Khi đến khu chợ tự phát ở cư xá 30/4 đường D1, tổ công tác đã xử lý, đòi thu phương tiện hành nghề là xe gắn máy chở giỏ chứa rau củ quả của ông Tình.
Theo ông Tình, ông đã van xin, níu kéo lại thì bị tổ công tác nhiều người xông vào đánh hội đồng. Thậm chí họ còn dùng còng số 8 khoá tay, chích roi điện làm ông bất tỉnh…
BÀI LIÊN QUAN
Nói về vụ việc, ông Quý thừa nhận tổ công tác đã thực hiện nhiệm vụ vượt quá thẩm quyền, có những cái sai nhất định.
“Thực tế là cấp dưới đã báo cáo không đầy đủ, tôi thiếu kiểm tra thực tế nên trả lời chưa chính xác trên báo chí, gây bức xúc trong dư luận, cho rằng tôi bao che cấp cho cấp dưới. Tôi xin rút kinh nghiệm về việc này” - ông Quý khẳng định với VietNamNet.
Ngoài ra vị đại diện của UBND P.25, Q.Bình Thạnh còn cho biết, trong những ngày qua đã cử cán bô của phường đi tìm địa chỉ của ông Tình để hỏi thăm, xin lỗi về những chuyện đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên đến nay phía phường vẫn chưa có địa chỉ chính xác của ông Tình…
Phát ngôn sai ông chủ tịch phường phải xin lỗi ?
Cán bộ, hành hung, hàng rong
Đơn tố giác của ông Tình gửi đến các cơ quan chức năng Q.Bình Thạnh chiều 13/12.
Trong diễn biến mới, chiều 13/12 ông Trịnh Xuân Tình thông qua người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình là luật sư Hoàng Cao Sang đã gửi đơn tố giác đến các cơ quan chức năng Q.Bình Thạnh về việc bị còng tay, hành hung như đã nêu ở trên.
Trong lá đơn, ông Tình có đưa ra một số đề nghị như: xem xét xử lý những người đã còng tay, bóp cổ, chích điện, bồi thường chi phí thuốc men, viện phí và những tổn thất về ngày công ông không đi làm được; trả lại cho ông chiếc xe gắn máy đã bị thu giữ chiều 6/12.
Đáng nói ông Tình còn đề nghị ông Nguyễn Văn Quý - Chủ tịch UBND P.25, Q.Bình Thạnh phải đính chính, xin lỗi về những phát ngôn sai sự thật về ông trên báo chí trong những ngày qua.
Được biết liên quan đến vụ việc, phía UBND TP.HCM và UBND Q.Bình Thạnh đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan làm rõ. Đại tá Phan Hồng Khanh - Trưởng công an Q.Bình Thạnh xác nhận, cơ quan công an đang thụ lý, điều tra vụ việc này

Phản ứng của Trung aQuốc sau vụ dượng Kim Jong Un bị hành quyết


Hành khách tàu điện ngầm Bắc Triều Tiên tụ tập xem tin tức về vụ hành quyết ông Jang Song Thaek tại sân ga ở Bình Nhưỡng, ngày 13/12/2013.
Hành khách tàu điện ngầm Bắc Triều Tiên tụ tập xem tin tức về vụ hành quyết ông Jang Song Thaek tại sân ga ở Bình Nhưỡng, ngày 13/12/2013.

Các giới chức Trung Quốc từ chối không nói liệu họ có tiếp xúc với Bình Nhưỡng về vụ hành quyết người dượng của ông Kim Jong Un hay không. Từ Bắc Kinh, nơi nhà chức trách bày tỏ hy vọng sẽ có ổn định ở Bắc Triều Tiên, thông tín viên VOA Shannon Van Sant gửi về bài tường thuật sau đây.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay, giới hữu trách mộ tả vụ hành quyết ông Jang Song Thaek theo tin đã loan là “vấn đề nội bộ” của Bắc Triều Tiên.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong tư cách lân quốc của Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh hy vọng nhìn thấy sự ổn định và dân chúng sống trong hạnh phúc.

Vụ hành quyết đã gửi đi những làn sóng chấn động trong suốt giới thượng lưu ở Bắc Triều Tiên và có tiềm năng gây đảo lộn quan hệ của chế độ này với nước láng giềng và là một đồng minh lịch sử là Trung Quốc.

Trước khi bất thần bị tuột dốc quyền lực, ông Jang đã đóng một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế của Bắc Triều Tiên, nắm quyền kiểm soát các đặc khu kinh tế nơi các công ty nước ngoài sử dụng công nhân Bắc Triều Tiên trong các nhà máy của họ.

Bài báo với lời lẽ gay gắt đăng trên các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên cáo buộc ông về tội phản quốc cũng nói ông đã thủ lợi cá nhân từ những thương vụ với các nước ngoài trong đặc khu kinh tế Rason. Bài báo cũng tố cáo ông là bị kẻ thù hối lộ.

Bình luận về thông báo, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng quan hệ kinh tế giữa hai nước có ích lợi chung cho hai bên và Trung Quốc hy vọng sẽ tăng cường quan hệ kinh doanh từ nay trở đi.

Bang giao của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên đã căng thẳng kể từ khi Bắc Triều Tiên tiến hành một vụ thử nghiệm hạt nhân dưới đất vào mùa xuân năm ngoái. Nhưng Trung Quốc vẫn là đồng minh quan trọng nhất của Bình Nhưỡng, và liên hệ kinh tế giữa hai bên vẫn mang tính cấp thiết đối với chính phủ Bắc Triều Tiên nghèo khó.

Ông Daniel Pinkston, phó giám đốc đặc trách Ðông Bắc Á của Tổ hợp Khủng hoảng Quốc tế, nói rằng có số liệu chứng tỏ Trung Quốc đã thủ đắc các tài nguyên ở Bắc Triều Tiên dưới giá thị trường.

Phát biểu với đài VOA qua Skype, ông Pinkston nói vụ hành quyết ông Jang Song Thaek có phần chắc sẽ gây rối loạn cho các thỏa thuận kinh doanh của Bắc Triều Tiên với Trung Quốc và các nước khác.

“Người kế tiếp điều hành các hoạt động mà ông Jang đã từng điều hành, tôi nghĩ sẽ được lệnh thương thảo lại các hợp đồng và thương lượng lại giá cả, nhưng dĩ nhiên các doanh gia Trung Quốc mặt khác sẽ muốn hoàn tất các hợp đồng mà họ đã ký rồi, cho nên việc này sẽ gây tổn hại cho thanh danh kém cỏi mà Bắc Triều Tiên vốn đã có, và sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng tiến hành công cuộc kinh doanh quốc tế.”

Trung Quốc lâu nay vẫn cung cấp viện trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên cũng như phần lớn viện trợ lương thực cho nước này. Lượng xuất khẩu từ Trung Quốc qua Bắc Triều Tiên cũng lên tới 590 triệu đôla trong năm ngoái

Gia đình các tù nhân lương tâm vận động quốc tế hỗ trợ

photo-305.jpg
Ông Trần Văn Huỳnh (trái), bà Nguyễn Thị Kim Liên (giữa) cùng phóng viên Hòa Ái tại studio RFA trưa 12/12/2013
RFA photo

Thân phụ và thân mẫu của ba nhân vật trẻ tuổi và trung niên tranh đấu cho tự do dân chủ của Việt Nam đã tìm cách đi sang một nước thứ ba để từ đó vào nước Mỹ, hầu vận động quốc tế cứu giúp con của họ khỏi vòng lao lý, tìm lại tương
lai.
Đó là bà Nguyễn Thị Kim Liên, thân mẫu của anh Đinh Nguyên Kha và anh Đinh Nhật Uy cùng với ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.
Trước tiên, với giọng nói yếu ớt không nên lời của một người cha đã trên 70 phải gắng đi tìm nơi cứu giúp con mình, ông Trần Văn Huỳnh bày tỏ mục đích chuyến đi:
Ông Trần Văn Huỳnh: . Mục đích của tôi trong chuyến đi này đến nước Mỹ vận động tìm sự giúp đỡ của cộng đồng hải ngoại cũng như của nhà nước Hoa Kỳ nhằm giúp vận động tự do cho con tôi, hiện đang thụ án 16 năm tù và 5 năm quản chế.
Bà Nguyễn thị Kim Liên tiếp lời:
Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Mục đích chuyến của tôi là tôi tìm kiếm sự tự do cho bản án 4 năm tù của cháu Đinh Nguyên Kha và bản án 4 tháng rưỡi từ giam và 15 tháng tù treo của cháu Đinh Nhật Uy.
Bà nghẹn ngào nói tiếp, cố nén giọt lệ tràn:
- Tôi rất hy vọng chuyến đi này, tôi được qua đây và cất lên tiếng nói của một người mẹ: Chỉ vì con mình thể hiện lòng yêu nước, quyền công dân của nó mà nó lại áp đặt những năm tù oan khốc như vậy.
Bà chia sẻ thêm tâm tình của một người mẹ về những nỗi ngang trái phủ chụp lên gia đình bà cùng tương lai hạnh phúc của hai người con, vì những áp lực ác nghiệt của Nhà nước Việt Nam tác động lên những gia đình của những người hôn phối tương lai của Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy:
Tôi nghĩ là những người mẹ như tôi rất nhiều ở nước Việt Nam. Tôi rất đau khổ khi con mình bị như vậy. Một gia đình mà có một người bị đi tù như vậy thì rất là khốn khổ mà gia đình tôi lại là hai đứa. Những hệ lụy đến rất nhiều, rất nhiều. Kể cả chị Hai của nó cũng bị chồng li dị vì bên chồng nói là có gia đình phản động. Cháu Uy bây giờ ra tù thì bên nhà vợ cháu cũng từ hôn. Tôi rất mong qua đây để lên tiếng nhờ chính phủ Mỹ, những tổ chức của Liên Hiệp Quốc, nhờ những báo, đài mà mấy ngày nay tôi có đi và cả Bộ Ngoại giao Mỹ  lên tiếng để giúp đỡ những gia đình như tôi bên Việt Nam .
Hỏi về tình cảnh tù đày của ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trần Văn Huỳnh kể rõ chi tiết hoàn cảnh ngày càng khắc nghiệt mà người con phải chịu đựng nơi các trại tù do công an quản lý:
Ông Trần Văn Huỳnh: Khi bắt đầu bị đưa về trại giam Xuân Lộc vào năm 2010 cho đến 30 tháng sáu vừa rồi, 2013 thì bên trại giam Xuân Lộc sinh hoạt có vẻ thoáng hơn cho nên sức khỏe tương đối ổn định; Nhưng từ khi chuyển qua trại Xuyên Mộc đêm 30 tháng sáu sau sự kiện xảy ra tại đó. Khi sang Xuyên Mộc cái quản lý khắt khe hơn, chẳng hạn những tiếp phẩm của gia đình mang đến hàng tháng theo qui định mỗi tháng được thăm một lần. Chúng tôi luôn mang đến những tiếp phẩm theo nhu cầu mà Thức cần dùng mỗi ngày.
Tuy nhiên ở Xuyên Mộc thì đồ tiếp tế của gia đình mặc dầu họ cho nhận nhưng lục soát rất kỹ cho nên thay vì xài được 4 tuần thì một tuần nó đã hư hỏng rồi. Đó là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Thức. Cũng như 4 tù nhân lương tâm khác khi bị chuyển qua Xuyên Mộc, Thức không được nầu nướng như bên trại Xuân Lộc. Họ bị biệt giam mỗi người một chỗ. Do vậy phải mua thức ăn của căn-tin của trại giam. Điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn nên làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôi.
Ông cho biết ông và bà Nguyễn thị Kim Liên đã dự kiến những tình cảnh ác nghiệt mà họ sẽ gặp phải khi trở về sau chuyến đi này:
Ông Trần Văn Huỳnh: Tôi nghĩ điều đó là điều chúng tôi đã dự đoán trước khi ra đi trong chuyến đi này . Qua truyền thông thì họ biết chúng tôi có chuyến đi này thì khi trở về chắc chắn có những khó khăn thì chúng tôi cũng chấp nhận. Tuy nhiên, chúng tôi đi với tấm lòng của người cha, người mẹ vì con cho nên chúng tôi chấp nhận hết mọi tình huống xảy ra.
Ông gắng nhấn mạnh, giọng cứng cỏi:
Chúng tôi cũng chỉ nói với nhà cầm quyền Việt Nam rằng chúng tôi đi vì tình cha con. Tôi với con tôi. Nó bị oan sai. Tôi đi tìm tự do cho nó bằng sự giúp đỡ của bên trong và bên ngoài nước.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên tiếp lời, rằng bà chấp nhận mọi tình cảnh khó khăn để vì các người con, tìm lấy tự do cho các con, bằng sự giúp đỡ của chính quyền Hoa Kỳ và các tổ chức yêu chuộng tự do:
Bà Nguyễn Thị Kim Liên: Tôi rất mong đợi chuyến đi này. Từ lâu rồi rất mơ ước nhưng không ngờ là có những tổ chức phi chính phủ giúp đỡ như chúng tôi qua được đến đất Mỹ này. Đất Mỹ mà lúc nào tôi cũng nghĩ đến sự tự do, dân chủ và công bằng. Bởi vậy tôi chấp nhận sự hiểm nguy. Có thể khi về tôi sẽ bị tù đày, bị câu lưu hoặc là gia đình tôi sẽ bị sách nhiễu. Bằng chứng là từ ngày hai tháng 12 tôi đi qua đây  thì ngày 3 tháng 12, an ninh Long An đã lên đứng đối diện nhà tôi, mỗi ngày hai người. Họ theo dõi, khủng bố tinh thần ông xã tôi đang còn bên nhà nhưng tôi chấp nhận. Tôi đi tìm tự do cho các đứa con tôi vì tụi nó còn rất là trẻ. Nếu chính phủ và các tổ chức Quốc tế bên này mà họ cứu được hai đứa con tôi thì tuổi trẻ bên Việt Nam chúng tôi họ sẽ biết đường đi mà thay đổi theo dân chủ, tự do.

Đại gia nhà đất, bỏ chạy hay bỏ mạng

Cơn bão khủng với tâm chấn rơi vào thị trường BĐS đã vắt kiệt sức của rất nhiều DN. May mắn thì lợi nhuận giảm, không thì thua lỗ, phá sản, vướng vào vòng lao lý…
Họa vô đơn chí Không tệ hại như Vĩnh Hưng, Sỹ Ngàn hay Mai Linh, nhiều DN niêm yết trên TTCK hiện vẫn đang lao đao với cuộc khủng hoảng với tâm chấn là BĐS. Nhiều doanh nhân đau đầu tìm lối thoát trong bối cảnh BĐS liên tục giảm giá nhưng vẫn khó bán.
Cuối tháng 6, Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã thua trong vụ kiện đầu tiền về việc chậm giao nhà. Đại diện QCG cho biết, công ty đã kháng án. Chưa biết kết quả sẽ tới đâu, nhưng nhiều NĐT cho rằng niềm tin vào DN này chắc chắn bị suy giảm và QCG có thể còn đối mặt với hàng loạt vụ kiện tương tự.
Thông tin bất lợi đến với QCG trong bối cảnh DN này trải qua rất nhiều sóng gió với 2 năm gần đây với cú thua lỗ gần 40 tỷ đồng trong năm 2011; doanh thu tụt giảm; tồn kho thuộc tốp đầu trong khối các DN lĩnh vực này; và cổ phiếu cuối 2012 bị đưa vào diện cảnh báo…
BĐS, vỡ nợ, phá sản, nợ xấu, thua lỗ, thoái vốn

Tính tới cuối quý I/2013, QCG vẫn có số nợ gần gấp đôi vốn chủ sở hữu với lãi suất rất cao, mà theo QCG khiến hàng tháng tài sản hao hụt rất nhiều và không thể kiểm soát được.
Không chỉ DN BĐS, nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhảy vào BĐS cũng đau đầu và đang tìm cách thoát khỏi bùn lầy.
Chủ tịch một công ty ngành xây dựng có tiếng, niêm yết trên TTCK, trong phiên họp đại hội cổ đông của công ty này gần đây chia sẻ, ông mất ăn mất ngủ, luôn trong tình trạng lo lắng, bất an do BĐS không có đầu ra, không tìm kiếm được nguồn thu để bù đắp lãi vay, nợ gốc cho cả nghìn tỷ đồng.
Theo nhà lãnh đạo này, mỗi năm DN mất 60-70 tỷ đồng tiền lãi mà nguồn thu chả thấy đâu, dự án chưa ra tiền, vay thêm để hoàn thành dự án cũng khó mà để đấy thì không được. Tương lai DN khá mù mịt.
Rất nhiều DN trong lĩnh vực xây dựng, từ nhỏ như “họ Sông Đà” cho tới các ông lớn như Vinaconex cũng rơi vào tình trạng khó khăn do BĐS trầm lắng, tín dụng ngân hàng thắt chặt. Không ít các DN đã phải thoái vốn khỏi nhiều công ty con, khỏi các dự án để cân bằng lại tài chính.
Gần đây, CTCP Tài Nguyên (TNT) cũng gây sốc cho giới đầu tư khi công bố kết quả kinh doanh quỹ I/2013 không có khoản thu nào. Từ một DN trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, TNT đã nhảy thêm sang BĐS từ 2009 và tăng vốn gấp 5-6 lần để mở rộng hoạt động nhưng cũng đúng lúc BĐS bắt đầu lao dốc và DN nếm trái đắng thua lỗ đầu tiên năm 2012.
Trước đó, giới đầu tư đã biết đến những thất bại của nhiều đại gia tên tuổi khi dính vào BĐS như Kinh Đô (KDC), Cơ điện lạnh (REE), Sacom (SAM), Hoa Sen (HSG), Giấy Vĩnh Tiến…
Rất nhiều DN đã nhanh chân rút khỏi BĐS để quay về với ngành nghề kinh doanh cốt lõi nhưng cũng có không ít đơn vị đang cố theo lao với kỳ vọng thị trường BĐS sớm ấm trở lại.
Rũ bỏ hay theo lao?
Tiếp bước KDC, REE, SAM, HSG…, rất nhiều DN gần đây đã hoặc chủ trương thoái bớt vốn khỏi BĐS.
Báo cáo tài chính quý I/2013 cho thấy, Công ty CP Sông Đà 5 (SD5) đã thoái vốn hoàn toàn khỏi khoảng đầu tư trị giá gần 80 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) sau gần một năm nắm giữ.
Cú thoái vốn này đã khiến SD5 lỗ nặng. Con số chính xác chưa có nhưng theo báo cáo tài chính 2012, SD5 đã trích lập hơn 33 tỷ đồng cho khoản đầu tư này - một con số rất lớn so với quy mô 90 tỷ đồng của DN.
Gần đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG) đã chuyển nhượng 30% trong tổng 48% cổ phần sở hữu tại CTCP Đầu tư phát triển Đô thị Sinh thái Vân Trì (vốn điều lệ 160 tỷ đồng) và 27% trong 45% đang sở hữu tại CTCP Du lịch và Đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Đồng Xương Hà Nội (60 tỷ).
BĐS, vỡ nợ, phá sản, nợ xấu, thua lỗ, thoái vốn

Khoản lỗ 7,5 tỷ đồng trong năm 2011 và lợi nhuận rất thấp năm 2012 cũng như quý I/2013 phần nào cho thấy TIG đang cơ cấu lại hoạt động đầu tư của mình.
Rất nhiều DN khác đang chủ động rút bớt chân khỏi BĐS như: DIG (thoái vốn khỏi DIC Đồng Tiến, chuyển nhượng một phần dự án KĐT du lịch Đại Phước cho công ty con); TH1 (chủ động đề xuất tạm dừng dự án chung cư của Công ty ở đường Hòa Bình, quận Tân Phú và đề nghị được cấp phép làm lại kho bãi)…
Ở chiều ngược lại, nhiều DN gá chân sang BĐS vẫn đang loay hoay với các khoản đầu tư tài chính vào DN BĐS, vào các dự án BĐS.
Tại đại hội cổ đông 2013, QCG đưa ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận khá ấn tượng, tăng tương ứng hơn 42 và hơn 54 lần so với 2012. QCG cho biết năm nay sẽ tiếp tục cơ cấu lại danh mục dự án đầu tư; chuyển đối trái phiếu, phát hành cho các nhà đầu tư lớn, đồng thời vay vốn cá nhân từ HĐQT và các bên liên quan các đối tác để đảm bảo vốn cho các dự án đang xây dựng dở dang.
Cho dù doanh thu quý I/2013 chưa tới 300 triệu đồng nhưng cũng khá tự tin, đại diện TNT cho rằng, DN sẽ sớm ổn định hoạt động trong năm nay.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, DN có thể tự tin quá đà. Với vốn điều lệ vài chục tỷ đồng mà DN ôm rất nhiều dự án, với mỗi cái lên có tổng đầu tư lên tới vài nghìn tỷ đồng thì rủi ro rất lớn trong bối cảnh BĐS trầm lắng, tín dụng khó tiếp cận.
Hy vọng BĐS phục hồi không phải là viễn tưởng bởi nhu cầu còn rất lớn nhưng có lẽ vấn đề là khi nào thị trường sẽ phục hồi?. Tuy nhiên, nền kinh tế có đủ mạnh và thu nhập người dân có đủ cao để nuôi dưỡng thị trường hay không trong bối cảnh tín dụng sẽ khó có cửa dễ dãi như trước đây?
Mạnh Hà
Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/kinh-te